K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 Nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Từ già đến trẻ, tất cả đều sẵn sàng hy sinh vì đất nước Việt Nam. Những cô gái trẻ độ tuổi đôi mươi, cũng chấp nhận từ bỏ lứa tuổi đẹp nhất của đời người để ra trận. Những người mẹ tần tảo đã đau khổ biết mấy khi để những người con mà họ hết lòng yêu thương ra trận. Những người phụ nữ, bất chấp tất cả, cũng cùng các thanh niên trang bị cho cuộc chiến tranh sắp đến... Tất cả những công dân Việt Nam,họ biết họ đang đối mặt với sự sống và cái chết... nhưng họ gạt bỏ tất cả nỗi sợ hãi bị tật nguyền, bị mất đi đôi chân hoặc cánh tay, tệ hơn nữa, họ sẽ chết chìm trong biển lửa tàn khốc của chiến tranh. Nhưng lý do gì đã không ngừng thôi thúc họ không được từ bỏ, rằng dù có bị tật nguyền cũng phải dũng cảm chiến đấu vì tương lai sau này? Đó là vì tinh thần yêu nước của nhân dân ta quá sâu đậm. Dường như trong dòng máu của mỗi công dân Việt Nam đều đã có sẵn tinh thần bất khuất ầy. Nó sẽ không bao giờ chịu khuất phục bởi chiến tranh, luôn sống mãi trong tim mỗi con người, mỗi công dân Việt Nam .

Hok tốt

4 tháng 3 2020

bạn tham khảo nhé

  Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm bể dâu mới có được hòa bình và nền độc lập như hôm nay. Đó là nhờ vào sự nỗ lực cống hiến cũng như tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ. Cho đến ngày nay, lòng yêu nước vẫn luôn là thứ tình cảm thiêng liêng cần được trân trọng và phát triển hơn nữa.

    Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm ấy đơn giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người.

    Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước dành lại độc lập tự do cho nhân dân. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt. Đó là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tương thân tương ái, cùng nhau chống lại kẻ thù. Chiến tranh ác liệt nhưng như Bác Hồ từng nó thì “lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”.

    Lòng yêu nước lúc đó chính là cố gắng không ngừng nghỉ, cố gắng ngày và đêm để giữ lấy độc lập của đất nước. Quân thù hung ác nhưng ý chí chiến đấu của nhân dân càng phải quyết tâm. Tình yêu nước nồng nàn và tha thiết đó là vũ khí để chiến thắng kẻ thù.

    Trong thời bình, lòng yêu nước thể hiện ở việc chung ta xây dựng xã hội chủ nghĩa, mang lại cuộc sống no đủ cho nhân dân và sự vững bền cho đất nước.

    Tình yêu mà chúng ta dành cho làng quên yên bình, cho những dòng sông đổ nặng phù sa, cho bãi mía nương dâu. Nhà văn Ê ren bua từng nói “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương tạo nên lòng yêu Tổ quốc”. Những tình yêu tưởng chừng như bình dị như vậy nhưng lại tạo nên một tình yêu lớn lao và cao cả hơn.

    Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lúc lớn khôn và trưởng thành thì gia đình là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ. Đó là nơi chúng ta cần yêu thương đầu tiên. Mai này chúng ta lớn lên có trường học, xã hội, những người bạn xung quanh. Chúng ta cần phải san sẻ tình yêu thương của mình cho tất cả mọi người nếu có thể. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị như vậy nhưng lại có ý nghĩa rất lớn.

     Đất nước ta đang đi lên chủ nghĩa xã hội, thế hệ trẻ cần phải cống hiến và chung tay xây dựng đất nước phát triển hơn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì cần phải cố gắng chăm học, rèn luyện không ngừng để trở thành người công dân tốt cho xã hội.

    Lòng yêu nước của mỗi công dân sẽ đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Xung quanh chúng ta còn có rất nhiều mảnh đời cần sự sẻ chia và giúp đỡ. có những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ, bị bố mẹ bỏ rơi, những cụ già neo đơn hoặc bị con cái ngó lơ. Họ cần được yêu thương và sẻ chia. Chúng ta hãy dang rộng vòng tay để yêu thương họ, kêu gọi xã hội yêu thương họ bằng những hành động thiết thực nhất.

   Tuy nhiên bên cạnh những người tràn đầy tinh thần yêu nước thì vẫn có những phần tử cố ý chống lại đất nước, chống lại chính quyền. Đó là những kẻ đi theo chủ nghĩa xuyên tạc, nói xấu đảng và chính phủ. Cần phải xử lý thật nghiêm khắc những trường hợp này để mang lại sự yên ổn của xã hội.

    Như vậy lòng yêu nước trong xã hội này là cần thiết đối với mỗi con người. Chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần này thường xuyên để dựng xây và cống hiến cho đất nước.

p/s:ở trên mạng

chúc bạn học tốt!

5 tháng 5 2022

trong bài văn ''sống chết mặc bay '' cảm của em đối với quan phụ mẫu rất phẫn nộ .Người lm quan không có chách nhiệm đối với dân ,vì dân, đờ dân . Có rất nhiều người chết không nơi chôn ,nhiều người sống không chỗ ở  ,khi thấy được bộ mặt thật của tên quan phụ mẫu nhiều người dân không kìm được nỗi tức dân nhưng liên boi to roi quan phụ mẫu sai người cho bat mạng vào nguc.Qua bài sống chết mặc bay em rất oán hận vì tên quan phụ mẫu có một dòng máu với quỷ nên không biết người dân đã có lòng tự hào về hàn thật là bất công cho những kẻ nhục nhã 

26 tháng 10 2016

Ca dao,dân ca là một cây đàn muôn điệu của người dân Việt Nam.Những khúc hát tâm tình của quê hương đất nước,của tình cảm gia đình đã thấm sâu vào tâm hồn em qua lời ru ngọt ngào,êm ái của mẹ.một trong những bài ca dao đã để lại ấn tượng sâu sắc trong long em là bài:
(trích thơ ra nha)
Bài ca dao đã ca ngợi công cha nghĩa mẹ là vô cùng to lớn,không gì đo đếm được,đồng thời nhắc nhở đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu.
Hai câu thơ đầu là lời ru êm ái của mẹ ru con đc nhân dân viết bằng hai câu ca dao theo cấu trúc song hành nói về công cha nghĩa mẹ.đây là một cách nói vừa cụ thể,vừa biểu cảm:công cha đc so sánh với núi ngất trời,ngọn núi cao đến tận tầng mây xanh không thước gì đo đếm được. nghĩa mẹ đc so sanh với nước ở ngoài biển đông.đó là một nguồn nước bao la vô tận,không bao giờ cạn.núi,biển,trời,nước là hình ảnh vĩ đại,vĩnh hằng đc so sánh với công cha nghĩa mẹ nhằm khẳng định và ca ngợi công cha,nghĩa mẹ la vô cùng to lớn không thể nao kể xiết.
hai câu cuối là lời nhắn nhủ ân tình,thiết tha.hai tiếng "con ơi"làm cho lời ru trở nên ngọt ngào,thấm thía.câu ca dao thứ 3 là một hình ảnh ẩn dụ nhắc lại công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn,bao la như núi cao,như biển rộng. câu ca dao thứ 4 tác giả dân gian đã sử dụng bốn chữ hán "cù lao chín chữ"để nói lên công lao sinh thành,nuôi dưỡng,dạy bảo con cái khó khăn,vất vả,nhiều bề của cha mẹ.nó như muốn nhắc nhở chúng ta phận làm con phải ghi lòng tạc dạ công lao của cha mẹ và đó cũng chính là thực hiện đạo lí : có hiếu
bằng những hình ảnh ẩn dụ,so sánh,cách dùng từ hán việt độc đáo,tác giả dân gian đã thể hiện thành công và xúc động công lao trời biển của cha mẹ ,đồng thời giáo dục chúng ta một bài học về đạo lí làm con vô cung thấm thía và có ý nghĩa

26 tháng 10 2016

Từ xưa đến nay, những câu hát ru ngọt ngào mang tên ca dao theo năm tháng cứ đọng lại cứ đọng lại mãi, nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Trong đó, chùm ca dao “Những câu hát về tình cảm gia đình” luôn giữ một vị trí quan trọng. Tình cảm giữa cha mẹ và con cái là thứ tình cảm huyết thống thiêng liêng nhất, nâng đỡ tâm hồn con người, để mỗi chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn được thể hiện rõ trong bài ca dao:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
Bài ca dao là một thông điệp mà những người mẹ muốn nhắn nhủ với đứa con thân yêu qua lời ru, tiếng hát ngọt ngào, sâu lắng. Trong hai cầu đầu của bài ca dao:br /> “Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.”
Bài ca dao đã cụ thể hoá công lao của cha mẹ bằng việc so sánh với núi, với biển. Đó là những hình ảnh to lớn, mênh mông tượng trưng cho sự vĩnh hằng: “Công cha” được ví với chiều cao không cùng của "núi ngất trời", “nghĩa mẹ” được tả với chiều rộng vô bờ bến của "nước ngoài biển Đông", chiều nào cũng tận, như công lao của cha mẹ không gì đo đếm được. Hai câu thơ trên ngụ ý nhắc nhở công lao trời biển của mẹ cha đối với con cái.

Còn trong hai câu cuối:br /> “Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
Hai câu trên là lời khuyên cho những người con phải ý thức đền đáp công ơn sinh thành của cha mẹ. Phận làm con phải đặt chữ hiếu làm đầu, nghĩa là phải kính cha yêu mẹ và sống sao cho xứng đáng với công ơn trời bể của cha mẹ, của chín chữ cù lao. Hình ảnh “núi”, “biển” được miêu tả bổ sung bằng những định ngữ chỉ mức độ: núi - ngất trời, cao; biển - rộng mênh mông, khiến ta cảm nhận thấy công lao cha mẹ to lớn dường nào. Hơn nữa lời nhắc nhở răn dạy được thể hiện qua hình thức bài hát dân gian. Với âm điệu tâm tình, thành kính, sâu lắng, lời răn dạy đó dễ đi vào tâm hồn của người đọc. Đối với tuổi thơ mỗi người Việt Nam, ca dao về tình cảm gia đình là dòng sữa ngọt ngào, vỗ về, an ủi tâm hồn ta. Nhờ lời ru của mẹ trong bài ca dao trên, chúng ta đã lớn dần và trưởng thành, đã hiểu về công lao dưỡng dục to lớn của cha mẹ và bổn phận, trách nhiệm của người làm con. . .



Chữ ''Hiếu'' là một trong những nét đạo đức của nền phong hóa Việt, Hiếu có nghĩa là đức hạnh của một người biết thờ kính, chăm sóc mẹ cha. Khi còn bé thì phải biết tuân theo lời dạy bảo của cha mẹ, khi cha mẹ còn sinh tiền thì phải biết chăm sóc, hầu hạ, phụng dưỡng cho trọn đạo làm con; đến khi cha mẹ mãn phần thì phải để tang, thờ cúng và nguyện cầu cho cha mẹ được vãng sanh; siêu thoát.
Trong đạo Phật, đạo Hiếu đã được đức Phật dạy cho hàng đệ tử phải lấy chữ hiếu làm trọng. Ân cha mẹ là một trong tứ ân cần phải luôn luôn giữ gìn và tu tập. Trong kinh Vu Lan, Đức Phật đã dạy cho chúng ta gương hiếu hạnh của Đức Mục Kiền Liên và từ đó đã khai nguồn cho mùa Vu Lan thắng hội vào dịp rằm tháng bảy âm lịch. Mùa Vu Lan còn được gọi là mùa báo hiếu, lễ tiết Vu Lan rằm tháng bảy là một trong những ngày lễ vía quan trọng của sinh hoạt Phật giáo. Nương theo tinh thần báo hiếu của ngày lễ Vu Lan, căn cứ theo sự tích Đức Mục Kiền Liên cầu xin Đức Phật dạy cho phương cách cúng dường trai tăng và nhờ vào nguyện lực của chư tăng mà đã cứu được mẹ thoát khỏi ngục hình. Do đó ngày Vu Lan còn được xem như là "Ngày của Mẹ". Vì thế trong lãnh vực Đạo Hiếu đã có sự gần gũi, gắn bó giữa sinh hoạt của đạo Phật và nền văn hóa Việt tộc.
Một trong những nét thể hiện cho nền văn hóa phong phú của dân tộc Việt, đó là những nét giáo huấn thuần túy trong dân gian được chất chứa trong những vần điệu ca dao. Trong bài này, chúng tôi xin được đề cập và trích dẫn một số câu ca dao Việt Nam đã được truyền tụng nói về lòng hiếu thảo của con cái đối với mẹ cha, cũng như đề cao đến công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ đã hiếu trọn đời mình cho cuộc sống và hạnh phúc của đàn con.
Nói đến ca dao trong đạo hiếu của dân tộc Việt, hầu hết người Việt chúng ta đều thuộc và thường dạy con cái những câu ca dao sau đây để khuyên dạy chúng ta làm người phải biết nghĩ đến công ơn cao dày của cha mẹ. Hình ảnh để sánh ví với công cha nghĩa mẹ thường được nêu ra như : "Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"
8 tháng 12 2021

Tham khảo:

Biết ơn là đạo lí tốt đẹp của người Việt Nam ta được kế thừa và phát huy qua bao thế hệ. Biết ơn là việc ghi nhớ, trân trọng và tấm lòng tri ân công lao của những người đã giúp đỡ, những người đã đóng góp công sức để mang đến cuộc sống tốt đẹp cho chúng ta. Lòng biết ơn giúp gắn kết giữa con người với con người, phát huy được lối sống đẹp, nhân ái của dân tộc. Học sinh chúng ta cần biết trân trọng, biết ơn công lao nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà, biết tri ân công lao dạy dỗ của thầy cô, ghi nhớ công lao dựng và giữ nước của cha anh đi trước. Cùng với tấm lòng biết ơn chân thành, chúng ta cần thể hiện sự biết ơn ấy thông qua những hành động thiết thực: chăm sóc, hỏi thăm, giúp đỡ….Với những hành động vô ơn, vong ơn bội nghĩa chúng ta cần phê phán, loại trừ. Người sống tình nghĩa, có lòng biết ơn sẽ được mọi người yêu quý, trân trọng, ngược lại nếu không có lòng biết ơn, chúng ta sẽ trở thành những kẻ ích kỉ, sống vô ơn, những mối quan hệ xã hội vì vậy cũng bị rạn nứt. Chúng ta hãy sống tình nghĩa, biết ơn và trân trọng những thành quả, những con người đã mang đến cho chúng ta cuộc sống tốt đẹp như hiện nay.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

Đoạn văn tham khảo:

Vấn đề rối loạn khí hậu toàn cầu là một vấn đề nan giải, đã và vẫn đang diễn ra từng ngày. Ngay ở nơi em sống, cũng có thể nhận thấy điều này. Quê hương em nằm ở dải đất miền Trung, nơi mà mùa đông thì lạnh tái tê, mùa hè thì gió Lào thổi. Năm 2020 mới đây, miền Trung đã phải hứng chịu 13 cơn bão nhiệt đới liên tiếp, gây ra tình trạng lũ lụt và sạt lở đất tồi tệ nhất trong 10 năm trở lại. Các căn nhà bị tàn phá, hoa màu hư hại, những người dân quê em vốn đã dễ chạnh lòng, tổn thương nay lại lâm vào cảnh tay trắng. Thật may vì người Việt tương thân, tương ái. Các cơn bão đi qua, miền Trung lại vực dậy sức sống. Em chỉ mong sao tất cả chúng ta có ý thức bảo vệ môi trường tốt hơn, để ngăn chặn được sự rối loạn khí hậu toàn cầu. Vì khi đó, người dân quê em sẽ bớt đi được những mối lo, vui sống nhiều hơn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 12 2023

Đoạn văn tham khảo

Dũng cảm là một phẩm chất, đức tính đáng quý, cần có ở con người. Nhờ dũng cảm, con người mới có thể làm được những điều to lớn, kì vĩ tưởng chừng không thể. Nhờ dũng cảm, thế giới mới có sự phát triển như ngày nay. Nếu Edison không dũng cảm thừa nhận những sai lầm, thất trước đó và tiếp tục thử nghiệm của ông, không biết bao giờ chúng ta mới có bóng đèn để sử dụng. Nếu con người không dám thừa nhận sai lầm khi cho rằng Trái Đất là trung tâm của vũ trụ, liệu chúng ta có thể phát triển thiên văn học như ngày nay? Dũng cảm tưởng như là phải ở những điều lớn lao, nhưng thực tế nó có thể thực hiện ngay từ những điều nhỏ nhặt. Những con người dám nhận trách nhiệm trước sai lầm, thất bại do chính họ gấy ra chính là những người dũng cảm đáng khen nhất.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 12 2023

Đoạn văn tham khảo:

Bài thơ Bài thơ Hắc Hải của Nguyễn Đình Thi là một bài thơ về chủ đề quê hương, đất nước. Có thể nói vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Nam đã được Nguyễn Đình Thi thể hiện một cách tài tình trong văn bản qua hình thức thơ lục bát - một hình thức thơ đậm chất Việt Nam. Hầu hết, người đọc sẽ nhớ đến bốn câu đầu trong văn bản của Nguyễn Đình Thi: "Việt Nam đất nước ta ơi/ Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn/ Cánh cò bay lả rập rờn/ Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều". Mở đầu bài thơ là một tiếng gọi tha thiết, một tiếng gọi đầy rung cảm trước vẻ đẹp quê hương. Như vậy, tác giả đã vừa tả cảnh, vừa ngụ tình. Phải thế nào đê một nhà thơ thảng thốt lên như vậy? Hẳn quê hương Việt Nam phải đẹp lắm! Cũng tương tự như cảnh, con người Việt Nam kiên trung, bất khuất nhưng cũng rất hiền lành, nghĩa tình và thơ mông: "Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên/ Đạp quân thù xuống bùn đen/ Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa", "Yêu ai yêu trọn tấm tình thủy chung", "Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ". Thể thơ lục bát tưởng như quen thuộc, ít sự sáng tạo, nhưng đã thành công trong việc chuyển tải tâm ý của tác giả. Bài thơ xứng đáng để lại dấu ấn khó phai trong lòng người đọc.