Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án: C
Giải thích: Hoạt động du lịch có tiềm năng nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là du lịch sinh thái. Do vùng có hệ thống sông nước, rừng, miệt vườn, biển đảo nên thích hợp với du lịch sinh thái.
a) Khả năng về mặt tự nhiên
-Đất:
+Diện tích rộng: khoảng 3 triệu ha (trong tổng số hơn 4 triệu ha đất tự nhiên) sử dụng vào mục đích nông nghiệp
+Đất được phù sa bồi đắp, nhìn chung màu mỡ
+Có dải đất phù sa ngọt (1,2 triệu ha) dọc sông Tiền và sông Hậu
-Khí hậu: Cận xích đạo, thích hợp cho cây trồng phát triển quanh năm
-Nguồn nước: phong phú (sông ngòi, kênh rạch chằng chịt)
-Khó khăn: thiếu nước ngọt trong mùa khô; đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn
b) Biểu hiện chứng tỏ vùng này vẫn chưa khai thác hết tiềm năng cho việc săn xuất lương thực
-Hệ số sử dụng đất thấp, phần lớn diện tích mới gieo trồng 1 vụ
-Vẫn còn diện tích đất hoang hóa mà việc khai thác đòi hỏi phải có đầu tư lớn.
Đáp án C
Miền núi có phong cảnh đẹp, mát mẻ => thu hút nhiều khách du lịch nghỉ dưỡng => phát triển du lịch
- Công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng hình thành sớm nhất Việt Nam và phát triển mạnh trong thời kì đất nước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng của vùng tăng, từ 26,6% (năm 1995) lên 36,0%; (năm 2002), tăng 9,4%.
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh, từ 18,3 nghìn tỉ đồng (năm 1995) lên 55,2 nghìn tỉ đồng, chiếm 21%; GDP công nghiệp của cả nước (năm 2002).
- Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp tập trung ở các thành phố: Hà Nội, Hải Phòng.
- Các ngành công nghiệp trọng điểm: công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí.
- Sản phẩm công nghiệp quan trọng của vùng: máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng (vải, sứ dân dụng, quần áo, hàng dệt kim, giấy viết, thuốc chữa bệnh,...).
- Các trung tâm công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng: Hà Nội (quy mô rất lớn), Hải Phòng (lớn), Bắc Ninh, Phúc Yên (trung bình), Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định (nhỏ) (theo Atlat Địa lí Việt Nam, 2007).
Chọn: C.
Nhờ có nguồn thức ăn cho chăn nuôi phong phú (từ ngành trồng trọt), thị trường tiêu thụ rộng lớn (tập trung đông dân cư, gần vùng có nhu cầu cao, nhu cầu nước ngoài).
Đáp án: C
Giải thích: Dân số đông ở vùng Đồng bằng sông Hồng ngày càng tăng nên nhu cầu về nơi ở rất lớn. Đồng thời, cùng với đó là để đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhu cầu xây dựng các nhà máy xí nghiệp, công ty cũng lớn nên đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng trong khi vùng đất trong đê ở nhiều nơi đã đang thoái hóa, bạc màu ⇒ Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.
HƯỚNG DẪN
a) Khả năng về tự nhiên
− Đất
+ Diện tích đất rộng khoảng 3 tiệu ha (trong tổng số hơn 4 triệu ha đất tự nhiên) sử dụng vào mục đích nông nghiệp.
+ Đất được phù sa bồi đắp, nhìn chung màu mỡ.
+ Có dải đất phù sa ngọt (1,2 triệu ha) dọc sông Tiền và sông Hậu.
− Khí hậu: Cận Xích đạo, thích hợp cho cây trồng phát triển quanh năm.
− Nguồn nước phong phú (sông ngòi, kênh rạch chằng chịt).
− Khó khăn: Thiếu nước ngọt trong mùa khô; đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.
b) Biểu hiện chứng tỏ ở vùng này vẫn chưa khai thác hết tiềm năng cho sản xuất lương thực
− Hệ số sử dụng đất thấp, phần lớn diện tích mới gieo trồng một vụ.
− Vẫn còn diện tích đất hoang hóa mà việc khai thác đòi hỏi phải có đầu tư lớn.
a) Thực trạng và các định hướng chính trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng
* Thực trạng
- Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng có sự chuyển dịch theo hướng: giảm nhanh tỉ trọng khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp), tăng tỉ trọng khu vực II (công nghiệp - xây dựng) và tăng tỉ trọng khu vực III (dịch vụ).
- Cơ cấu kinh tế theo ngành đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm.
* Các định hướng chính
- Xu hướng chung là tiếp tục giảm tỉ trọng của khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp), tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp - xây dựng) và khu vực III (dịch vụ) trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao gắn liền với việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường.
- Chuyển dịch trong nội bộ ngành:
+ Phương hướng chung: trọng tâm là phát triển và hiện đại hoá công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp khác và dịch vụ gắn liền với nhu cầu phát triển nông nghiệp hàng hoá.
+ Đối với khu vực I, giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thủy sản. Riêng trong ngành trồng trọt lại giảm tỉ trọng của cây lương thực và tăng tỉ trọng của cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả.
+ Đối với khu vực II, quá trình chuyển dịch gắn liền với việc hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm: chế biến lương thực - thực phẩm, ngành dệt may và da giày, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành cơ khí - kì thuật điện - điện tử.
+ Đối với khu vực III, du lịch là một ngành tiềm năng. Đồng bằng sông Hồng có nhiều thế mạnh về du lịch, đặc biệt ở Hà Nội và vùng phụ cận cũng như ở Hải Phòng. Trong tương lai, du lịch sẽ có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế của vùng. Các ngành dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, giáo dục - dào tạo... cũng phát triển mạnh nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch kinh tế.
b) Ý nghĩa của việc chuyển dịch đối với sự phát triên kinh tế của vùng
- Về kinh tế: cho phép khai thác tốt hơn các lợi thế, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng.
- Về xã hội: tạo điều kiện giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống,...
- Ý nghĩa đối với tài nguyên môi trường: cho phép khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn lực tự nhiên, bảo vệ môi trường tạo sự phát triến bền vững.
Vùng Đồng Bằng Sông Hồng, nằm ở phía Bắc của Việt Nam, là một điểm đến du lịch tiềm năng với vẻ đẹp tự nhiên và di sản văn hóa đa dạng. Với hệ thống sông ngòi phong phú, cảnh quan đồng bằng xanh mướt và những cánh đồng lúa bạt ngàn, vùng này thu hút du khách bằng sự bình dị và thư giãn. Bên cạnh đó, vùng Đồng Bằng Sông Hồng còn là nơi lưu giữ nhiều di sản văn hóa lịch sử quan trọng. Từ các di tích lịch sử như Thành cổ Sơn Tây, chùa Thầy, đến các làng nghề truyền thống như làng gốm Bát Tràng, làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, du khách sẽ được khám phá văn hóa phong phú và sự đa dạng của cộng đồng dân cư nơi đây. Ngoài ra, với việc phát triển các khu du lịch sinh thái, khu nghỉ dưỡng ven sông và các dịch vụ giải trí, vùng Đồng Bằng Sông Hồng đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và du khách trong và ngoài nước. Sự kết hợp giữa thiên nhiên tươi đẹp và văn hóa đặc trưng của vùng này hứa hẹn một tương lai phát triển mạnh mẽ cho ngành du lịch Việt Nam.