Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, sâu sắc trong thế giới hiện đại, không chỉ dừng lại trong lĩnh vực kinh tế, mà còn mở rộng, lan tỏa, thâm nhập các lĩnh vực khác của đời sống, từ xã hội, môi trường đến khoa học, công nghệ, văn hóa, pháp luật, giáo dục,... Chính quá trình tác động và thấm sâu của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế vào toàn bộ các lĩnh vực của một dân tộc, một quốc gia mà nhân loại đang đứng trước nhiều vấn đề hệ trọng đối với sự đứng vững, tồn tại và phát triển của từng quốc gia, dân tộc và của từng khu vực trên thế giới trong quan hệ mang tính toàn cầu đang diễn ra cực kỳ phong phú và phức tạp hiện nay. Toàn cầu hóa vừa là thời cơ cho sự hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng là những thách thức to lớn, nhiều khi hoàn toàn mới mẻ, đối với vấn đề giữ gìn, bảo vệ, phát huy và phát triển các giá trị văn hóa riêng biệt, độc đáo, có tính truyền thống của mỗi dân tộc, quốc gia trong bối cảnh và đặc điểm mới của thế giới hiện đại.
Kết quả của toàn cầu hóa là tạo ra những giá trị chung, là sự xích lại gần nhau, đan xen giữa các quá trình của sự phát triển, đặc biệt trên các lĩnh vực quan trọng như kinh tế, khoa học - công nghệ, thương mại,... Tuy vậy, toàn cầu hóa không có nghĩa là tất cả các quốc gia, các dân tộc sẽ tiến tới một sự đồng nhất về mọi mặt, mà ngược lại, toàn cầu hóa chỉ có thể diễn ra khi đồng thời tạo ra những giá trị phổ quát cho nhiều quốc gia, nhiều dân tộc, mang lại cho các dân tộc những điều kiện và cơ hội tốt để phát huy và phát triển những giá trị riêng, độc đáo, đặc trưng của dân tộc mình. Và điều đó sẽ diễn ra không phải là hệ quả tự nhiên của toàn cầu hóa, mà nhất thiết phải cần một quá trình cùng điều chỉnh, cùng hợp tác và đấu tranh của các quốc gia, dân tộc tham gia toàn cầu hóa. Nêu không làm được điều này, sẽ diễn ra một quá trình mà các thế lực mạnh và đen tối sẽ lái "con tàu" toàn cầu hóa về hướng làm thui chột, làm yếu đi các giá trị văn hóa riêng của từng dân tộc, sẽ thực hiện mưu đồ áp đặt văn hóa, biến các quốc gia khác thành lệ thuộc, tự đánh mất mình trong thế giới hiện đại.
Ở đây, về mặt văn hóa, trong quá trình toàn cầu hóa, mỗi dân tộc phải đứng trước và luôn luôn phải xử lý mâu thuẫn giữa toàn cầu hóa có xu hướng mạnh, tạo ra các giá trị phổ quát chung với bản sắc văn hóa riêng, độc đáo của dân tộc. Và đây cũng chính là một đặc điểm riêng trong quan hệ giữa toàn cầu hóa và văn hóa của các dân tộc.
Xin lưu ý rằng, không đơn thuần chỉ là vấn đề bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa của từng dân tộc trước tác động của toàn cầu hóa, mà còn có những vấn đề lớn hơn, sâu hơn: phát huy bản sắc dân tộc trong chính quá trình giao lưu, hợp tác văn hóa, phát triển và tự làm giàu có mình hơn, phong phú, hiện đại hơn trong quá trình chủ động giao tiếp và tiếp nhận, "cho và nhận" về mặt văn hóa. Không nhận biết sâu và biện chứng quá trình trên sẽ dẫn tới một cách nhìn phiến diện, với khuynh hướng bảo thủ cho rằng, để đối phó với toàn cầu hóa, mỗi dân tộc trong khi mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, phải đóng cửa về văn hóa, "khư khư" giữ gìn, bảo vệ các bản sắc riêng của mình.
Tham khảo!
Hiện nay , bộ môn Văn học vẫn giữ vị trí khá quan trọng trong các phân môn ở nhà trường phổ thông. Học Văn giúp cho chúng ta hiểu sâu hơn về cuộc sống, về tình người; hơn nữa học Văn còn giúp ta có cách diễn đạt, thể hiện tình cảm sâu sắc, hàm súc hơn thông qua các hình tượng nghệ thuật. Tuy nhiên, không ít các học sinh vẫn không thích học Văn, thậm chí sợ học Văn bởi chưa thấy được cái hay, cái đẹp của môn Văn. Vậy, chúng ta cùng tìm hiểu thêm về bộ môn này để thấy được lợi ích của việc học Văn đem lại, để có cách nhìn toan diện hơn về môn Văn.
Ngữ văn không chỉ mở mang cho người học nhiều kiến thức về xã hội mà còn giúp cho chúng ta cải thiện được khả năng giao tiếp hàng ngày.
Bởi các tác phẩm văn học luôn mang hơi thở của xã hội đương thời, nó phản chiếu hiện thực cuộc sống qua lăng kính của người nghệ sĩ. Và để truyền tải tinh tế được các cung bậc cảm xúc của lòng người, các tác giả cần có vốn từ vựng rất phòng phú, lựa chọn ngôn từ thật xác đáng. Vì vậy, học Văn cũng đồng nghĩa với việc ta đã tiếp cận được kho tàng ngôn ngữ rất giàu có. Khi chú ý học hỏi, chúng ta có thể tăng cường được vốn từ ngữ để sử dụng hàng ngày.
Và dần dần, khi giao tiếp hay khi viết, chúng ta sẽ sử dụng các từ mới, từ hay như một phản xạ tự nhiên. Tuy nhiên, cuộc sống hàng ngày cũng chính là nơi chúng ta có thể trải nghiệm lại nhưng kiến thức đã học, tích lũy và làm dồi dào thêm vốn từ của bản thân, nâng cao khả năng giao tiếp của mỗi người
Học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng: “Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích”. Bên cạnh đó còn có những câu: “Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ”. Hoặc: “Bất học bất tri lý” (Không học thì không biết lí lẽ, lẽ phải).
Suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm, nhân loại đã tích lũy được một kho tàng tri thức khổng lồ về tự nhiên và xã hội. Những tri thức ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền miệng và chữ viết (sách). Muốn tiếp thu tinh hoa trí tuệ, con người chỉ có một con đường duy nhất là học, học suốt đời.
Nói đến học là nói đến trí lực, một năng lực suy nghĩ, một trực quan nhạy bén, một tư duy hợp lý. Điều ấy hết sức cần thiết cho tất cả mọi người. Chính vì vậy, ngay từ lúc nhỏ, bất kì ai cũng phải được học hành.
Trong mười hai năm ở trường phổ thông, học sinh được cung cấp những kiến thức sơ đẳng của một số bộ môn cơ bản như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ… Tuy thế, học sinh phải chăm chỉ học hành thì mới hiểu và nắm vững kiến thức một cách có hệ thống. Nếu lơ là, chểnh mảng, thiếu nghiêm túc trong việc học hành thì rốt cuộc là tốn thời gian, tiền bạc mà kết quả thu được chẳng đáng là bao.
Thực tế cho thấy là có học có hơn. Mục đích của việc học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao. Nếu ta đơn thuần làm việc theo thói quen hoặc kinh nghiệm có sẵn thì công việc sẽ tiến triển chậm và chất lượng không tốt. Cách làm như trên chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp liên quan đến khoa học kĩ thuật thì cung cách làm việc ấy là lạc hậu, lỗi thời. Muốn đạt hiệu quả tốt trong mọi lĩnh vực, chúng ta bắt buộc phải học, phải được đào tạo chính quy theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng, bằng mọi hình thức khác nhau.
Tham khảo:
Mở bài: Dẫn dắt vào vấn đề: Giá trị bản thânMỗi con người sinh ra, đến với thế giới này đều có những giá trị đặc biệt. Giá trị đó là ở tự thân của mỗi người, giống như viên ngọc đang đợi được mài sáng vậy. Thân bài: 1. Giải thíchGiá tri bản thân là gì?Giá trị bản thân là những nội lực riêng biệt của mỗi người, được thể hiện qua bản chất năng lực, trí tuệ, hành động… để đem đến thành công trong công việc, học tập, tạo lập vị thế, vai trò trong xã hội.2. Phân tích giá trị của bản thân- Giá trị của bản thân là ưu điểm, điểm mạnh vượt trội của mỗi người, không trộn lẫn, tạo dấu ấn riêng giữa đám đông. Ví dụ: Bạn có năng khiếu bẩm sinh, thích vẽ, hát, múa,… điều đó đã làm bạn trở nên khác biệt giữa những người khác. Hay, hiện tại của bạn đang là một học sinh, sinh viên chăm chỉ, phấn đấu nỗ lực trên giảng đường, tương lai của bạn sẽ có một công việc tốt gặt hái được nhiều thành công…- Là con người, ai cũng có những ưu điểm lẫn khuyết điểm riêng, cũng không có ai có thể hoàn hảo. Bạn có thể có điểm mạnh về mạt này, nhưng cũng có thể có yếu điểm về mặt kia. Giá trị bản thân là của riêng bạn có, không thể sao chép hay vay mượn được từ người khác. Nó cũng không được dùng để so sánh giữa người này và người kia.Giá trị của bản thân không dựa trên công việc, ngành nghề mà bạn đang làm. Bạn là một công nhân, làm việc trong xưởng chế biến thực phẩm, giá trị con người bạn chính là nhân lực cung cấp thực phẩm cho thị trưởng.Đường phố sạch đẹp, xanh tươi và bầu không khí trong lành là công sức, vai trò của những công nhân vệ sinh môi trường. Đó là những giá trị thực, cần được nhìn nhận.Giá trị bản thân là lòng tốt, sự hi sinh và sẵn sàng giúp đỡ những người gặp nạn (Bạn lấy ví dụ cụ thể để chứng minh)- Tạo nên giá trị bản thân là chính là sự cố gắng, nỗ lực của chính bản thân bạn. Có ai đó đã từng nói: “Khi tôi là chính bản thân mình, tôi hạnh phúc và có kết quả tốt”. Có rằng, thành công, quả ngọt và dấu ấn của bản thân bạn chỉ có thể do chính bạn quyết định trong hiện tượng và tương lai. Bên cạnh sự nỗ lực nội tại của bản thân, góp phần tạo nên giá trị của bạn còn có sự đóng góp của bố mẹ, những người xung quanh. Bạn không cần phải là đứa trẻ xuất sắc về mọi mặt, nhưng bạn vẫn là niềm tự hào, là nguồn động lực của bố mẹ. Đây chính là một phần giá trị con người bạn. - Giá trị mỗi con người luôn được soi chiếu trên những trục giá trị chung của nhân loại, mà trong đó, trục giá trị mang ý nghĩa quyết định chính là nhân cách. Nghĩa là điều kiện tiên quyết để khẳng định giá trị là cách bạn nhìn nhận cuộc sống tích cực, biết yêu thương, chia sẻ và kính trọng. - Ý nghĩa của giá trị bản thân+ Biết được giá trị bản thân sẽ biết được điểm mạnh để phát huy, đồng thời, thẳng thắn nhìn nhận điểm yếu để biết cách khắc phục, hạn chế. Có như vậy mới giúp bạn đạt nhiều thành công trong cuộc sống.+ Mỗi con người đều có giá trị của riêng mình, nhiều người trong xã hội cùng hòa vào sẽ tạo nên giá trị của cuộc sống, xã hội ngày càng phát triển. 3. Bình luận và phản đề- Giá trị đó dù có lớn lao hay nhỏ bé cũng cần được tôn trọng.- Nếu bản thân mỗi người không biết cách trau dồi để tự tạo ra giá trị cho bản thân mình thì cuộc sống này không có ý nghĩa, tẻ nhạt.- Có những người vốn có nội lực nhưng không tự nhận thức được giá trị của mình, thiếu tự tin về bản thân, sống không có quan điểm nên đánh mất nhiều cơ hội.- Giá trị bản thân mỗi người không phụ thuộc vào địa vị hay tiền bạc mà học có trong tay mà nó phụ thuộc vào sự nỗ lực của con người trong cuộc sống. 4. Bài học nhận thức- Mỗi con người cần cố gắng bộc lộ hết khả năng của mình để khẳng định mình, nhưng không nên tự tin thái quá về năng lực bản thân để dẫn đến thất bại.- Phát huy năng lực của bản thân đi kèm với sự học hỏi từ những người xung quanh.- Người trẻ cần nỗ lực học tập, rèn luyện để làm tăng giá trị của ben thân, trở thành người có ích cho xã hội.- Không nên “định giá” người khác qua vẻ bề ngoài, công việc hay tiền bạc. Kết bài:Mỗi người hãy sống là chính mình, dám khẳng định mình và sống yêu thương giữa cuộc đời.Trên đây là gợi ý về cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về giá trị bản thân. Hi vọng bài viết này sẽ hữu ích cho các em trong việc vận dụng để làm các dạng văn nghị luận xã hội. Chúc các em thành công!- Đoạn trích nêu lên hiện tượng đổ lỗi trong cuộc sống
- Luận điểm:
+ Đổ lỗi là sự dối trá, thiếu tự trọng và vô nhân đạo.
- Các thao tác
+ Giải thích: “Đó là sự dối trá, thiếu tự trọng và vô nhân đạo”
+ Bác bỏ: “Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thoát khỏi cách xử sự này”
+ Bình luận: “Chúng ta sống trong một nền văn hoá mà việc quy tội cho người khác vì hành động của mình dường như đã ăn sâu vào nếp nghĩ”.
.....
- Quan điểm và thái độ người viết:
+ Quan điểm: Phát huy sức mạnh của bản thân giúp bạn từ bỏ thói quen đổ lỗi lên ai đó vì hành động của mình
+ Thái độ: chân thành, thuyết phục