Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
*Gợi ý:
-Đi bão:chỉ một hiện tượng hay một phong trào đua xe trà lan về đêm trên các tuyến phố hay các thành phố lớn.Hiện nay, phong trào này nổi cộm nhất trong các sự kiện ăn mừng chiến thắng, nó được coi là''nếp văn hóa'' của người dân Việt Nam.
-Bàn luận:Nhưng ''đi bão'' một cách quá đà, nguyên nhân do quá phấn khích khiến tình hình an ninh trở nên khó khăn hơn,đặc biệt là vấn đề giao thông, xuất hiện nhiều''quái xe'' gây cản trở một số tuyến đường quốc lộ.
-Ngoài mặt tích cực còn có một số mặt tiêu cực :Niềm vui chiến thắng là tốt nhưng cách ăn mừng chiến thắng một cách ''thái quá'' sẽ trở thành trò lố đối với thanh niên Việt Nam.Mượn không khí vui mừng đó,không ít thanh niên tụ họp mở những cuộc giao lưu đầy mạo hiểm trên đường, gây ảnh hưởng một phần với mọi người xung quanh và an toàn của bản thân.
(+) Đây là ý kiến riêng của mình, bạn có thể bổ sung một số luận điểm khác cho hoàn chỉnh hơn :D
Hiện nay môi trường của chúng ta đang bị đe dọa bởi sự ô nhiễm nặng nề. Một trong những nguyên nhân gây lên sự ô nhiễm đó là một hiện tượng thiếu văn hoá trong một xã hội văn minh: Vứt rác bừa bãi ra đường hoặc những nơi công cộng. Đây là một hiện tượng phổ biến trong xã hội đáng để quan tâm suy nghĩ. Đặc biệt, tầng lớp học sinh cũng đóng góp không nhỏ vào sự ô nhiễm môi trường này.Hiện tượng này có thể bắt gặp ở khắp mọi nơi: Trên đường hoặc những nơi công cộng. Học sinh trong nhiều trường ăn quà vặt vứt rác thải trong nhà trường lớp học ngăn bàn. Đây là hiện tượng thiếu văn hoá, một hiện tượng xấu đáng lên án phê phán. Việc vứt rác bừa bãi tuỳ tiện như trên đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà con người khó có thể lường hết: Làm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, gây dịch bệnh, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cộng đồng, làm cản trở giao thông, có thể gây tai nạn bất ngờ cho người đi đường, ảnh hưởng đến mĩ quan đô thị, gây tốn kém cho nhà nước về mặt kinh phí cho việc dọn dẹp rác thải, khơi thông dòng chảy... và tạo ra một thói quen xấu rất có hại trong xã hội của chúng ta. Khi đi bộ trên đường về, học sinh ăn quà vặt rồi bứt bừa ra đường đây chính là hành động gây ảnh hưởng đến giao thông.Việc vứt rác bừa bãi là một hiện tượng xấu cần lên án và phê phán. Mọi người không được vứt rác bừa bãi ra đường, ra nơi công cộng và cần ý thức được việc bảo vệ môi trường bởi môi trường là ngôi nhà chung của chúng ta. Chúng ta là tầng lớp học sinh, sau này sẽ là tầng lớp trí thức của xã hội, chúng ta cần phải chấn chỉnh ngay hành động của chúng ta bây giờ.
Nói tục chửi bậy là việc học sinh sử dụng những ngôn ngữ thiếu văn hóa trong giao tiếp thường ngày. Đó thường là những từ ngữ thô tục để lăng mạ, xúc phạm người khác nhưng đôi khi cũng chỉ là lời nói quen mồm nhưng lại mang lại cảm giác phản cảm.Nói tục chửi bậy có nhiều ảnh hưởng xấu tới học sinh. Thứ nhất, việc nói tục chửi bậy làm ảnh hưởng tới đạo đức của học sinh, làm các em trở thành người bị coi là vô văn hóa, thiếu giáo dục. Người nghe, người giao tiếp cùng nhiều lúc cảm giác khó chịu và dần xa lánh. Họ cho rằng đó là biểu hiện của việc thiếu lịch sự. Thứ hai, việc nói tục chửi bậy với mục đích lăng mạ người khác, nhiều khi gây ra những cuộc ẩu đả không đáng có. Hơn thế nữa, khi nói tục chửi bậy trở thành thói quen của một người, nó có thể là thói quen của nhiều người khác. Lúc đó, ta không chỉ có một học sinh, mà là một nhóm, một lớp … nói tục chửi bậy, tạo một nếp văn hóa rất xấu trong nhà trường.Nguyên nhân hình thành những câu nói tục chửi bậy nhiều khi do chính gia đình, đặc biệt là bố mẹ các em. Lời nói, khẩu ngữ của bố mẹ tác động trực tiếp và liên tục đến các em, ảnh hưởng lớn đến tư duy ngôn ngữ của con trẻ. Hoặc cũng có thể, thông qua các bộ phim truyền hình, các chương trình trên ti vi hay chính những người các em giao tiếp thường ngày như bạn bè, hàng xóm , … cũng tác động đến lời ăn tiếng nói của các em.Giải pháp: Trường học cần xây dựng những nội quy về chuẩn mực, phép tắc trong giao tiếp giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên. Về phía gia đình, các bậc cha mẹ cần có ý thức trong lời ăn tiếng nói hàng ngày.Và bản thân mỗi một học sinh phải luôn có ý thức tự giác tránh xa những thói hư tật xấu trên. Không nói tục chửi bậy không chỉ tạo nên một nét đẹp văn hóa, mà còn giúp cho cuộc sống thêm tươi đẹp, lành mạnh.
Nói tục chửi thề làm đạo đức và nhân cách của người học sinh bị suy đồi. Biến con người mình thành kẻ thiếu học thức ,bị đánh giá là vô văn hóa, bị mọi người xa lánh, ghê tởm như căn bệnh. Việc nói tục chửi thề làm cho kĩ năng giao tiếp của học sinh trở nên yếu kém vì những phát ngôn lệch chuẩn. Từ đó khiến cho các cuộc giao tiếp trở nên thiếu lịch sự, đôi khi trở thành “thảm hoạ ".
Không chỉ vậy, việc nói tục, chửi thề còn ảnh hưởng rất lớn đến người khác. Nhất là trong các trường hợp nói tục chửi thề với mục đích lăng mạ ,sỉ nhục người đối diện. Hành động đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự ,lòng tự trọng của người lăng mạ. Nếu việc này lặp đi lặp lại xảy ra nhiều lần, có thể gây ra tâm lý bức bối, ức chế, không kiểm soát được bản thân ,có những hành động có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Thực sự đã có nhiều vụ bạo lực học đường đau lòng xảy ra cũng chỉ vì một lời nói tục ,một cái nhìn đểu.
Nguy hiểm hơn nữa là việc, nếu không ngăn chặn thói xấu này dần dần sẽ tạo nên một hệ luỵ khôn lường. Một người nói tục, một bàn nói tục, cả lớp nói tục, cả trường nói tục,... lan ra cả ngoài xã hội. Khi đó xã hội văn minh sẽ biến mất mà thay vào đó là một xã hội thiếu văn hóa trầm trọng.
I. Mở bài: giới thiệu hiện tượng lười học của học sinh
Dân tộc Việt Nam ta có tinh thần hiếu học và ham học qua bao đời, đến nay vẫn được lưu truyề. Thế nhưng trong xã hội vẫn còn một thành phần học sinh rất lười học, dung mọi cách để trốn học hay thậm chí bỏ học. để hiểu rõ hơn về vấn đề này ta cùng đi tìm hiểu về hiện tượng lười học của học sinh.
II. Thân bài: nghị luận về hiện tượng lười học của học sinh hiện nay
1. Giải thích hiện tượng lười học ở học sinh:
- Không có tinh thần học tập
- Chán nản trong học tập
- Mơ màng đến những thứ khác khi đến trường
- Đến trường thì không tập trung
- Về nhà không chịu học
2. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lười học ở học sinh hiện nay:
- Do cá nhân học sinh: lười nhác học tập, bị lôi kéo, nghiện game, học tập đua đòi theo bạn bè, không có mục dích phấn đấu, không có ước mơ,….
- Gai đình: cha mẹ không yêu thương chăm sóc con cái, tạo áp lực cho con trong học tập làm con chán nản, chưa có sự quan tâm đến con cái,….
- Nhà trường: thầy cô giáo chưa tạo được sự hứng thú trong học tập đối với học sinh, có nhiều cách dạy bảo thủ, chương trình học nặng nề, áp lực thành tích,….
- Xã hội: hòa nhịp với sự phát triển của xã hôi tiếp thu nền văn hóa không tốt của thế hệ học sinh, mê thế giới ảo,….
3. Thực trạng của học sinh lười học hiện nay:
- Tỷ lệ học sinh bỏ học, trốn tiết ngày càng nhiều
- Có nhiều học sinh bỏ học, bị dụ dỗ vào tệ nạn xã hội ngày càng phổ biến
- Thành tích học tập ngày càng giảm
4. Biện pháp tránh hiện tượng lười học ở học sinh:
- Cá nhân học sinh phải hiểu rõ trách nhiệm của mình, có niềm say mê học tập, không bị dụ dỗ bởi các trò chơi vô bổ
- Gia đình quan tâm và chăm sóc con em nhiều lơn
- Nhà trường chú ý tới học sinh, đưa các chương trình giảng dạy độc đáo và thú vị để gây hứng thú cho học sinh
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về hiện tượng lười học của học sinh hiện nay
- Tự hiểu rõ mình là tương lai của đất nước
- Ra sức học tập và làm việc
Hiện nay, đất nước ta đang cố gắng phấn đấu vươn lên cùng với các nước trên thế giới. Nhiệm vụ của ngành giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng là đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xã hội.
Như vậy, để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài góp phần ổn định và phát triển đất nước thì tôi thiết nghĩ trách nhiệm này không chỉ của riêng ai mà trách nhiệm thuộc về Đảng, Nhà nước, Nhà trường, Gia đình và toàn xã hội.
Giáo dục toàn diện cho học sinh là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của mọi nhà trường. Nhưng đạo đức, lễ giáo trong mỗi người, đặc biệt là thế hệ học sinh người chủ tương lai của đất nước là vô cùng quan trọng. Bác từng nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng”...
Xem thêm: https://toploigiai.vn/module-gvpt-12-phoi-hop-giua-nha-truong-gia-dinh-va-xa-hoi-de-thuc-hien-hoat-dong-day-hoc-cho-hoc-sinh-trong-cac-co-so-giao-duc-pho-thong
Gợi ý
-Những loại hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không ghi hạn sử dụng, lạm dụng phẩm màu chế biến cho bắt mắt, bảo quản không đúng quy trình, không hợp vệ sinh là đặc điểm chung của hầu hết các loại hàng rong bày bán trước các cổng trường học. Và như thế, nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của học sinh vẫn rình rập hàng ngày, nhất là vào mùa nóng bức.
-Nắm bắt được tâm lý tò mò, hiếu kỳ và đặc tính thích ăn quà vặt của tuổi học trò, nhiều người đã chọn cổng trường học để bán hàng. Tại đây, vào mọi lúc, nhất là thời điểm đầu và cuối giờ học, số người bán hàng rong luôn túc trực để sẵn sàng phục vụ các “thượng đế” nhỏ tuổi.
-Các mặt hàng được bày bán khá phong phú. Từ các loại thức ăn, đồ uống như: xôi, chè, bánh, kẹo, nước uống, các loại hoa quả dầm đến các loại đồ chơi mang tính bạo lực như: dao, súng, kiếm bằng nhựa. Tất cả đều có một điểm chung là không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Giá của các mặt hàng đó cũng rất phải chăng và phù hợp với túi tiền của phần lớn học sinh hiện nay. Tuỳ thuộc vào loại đồ ăn, thức uống, đồ chơi, mỗi thứ dao động từ 2000đ - 10.000đ
-Việc học sinh ăn quà vặt không chỉ gây ra những ca ngộ độc cấp tính mà các loại thức ăn nhanh không rõ nguồn gốc, bụi bẩn… nếu sử dụng lâu dài còn có thể gây ra những căn bệnh mãn tính khó lường.
-Các bậc phụ huynh không nên dễ dàng chiều theo sở thích ăn quà vặt của trẻ. Bố mẹ phải giải thích những thói quen có hại từ việc ăn quà vặt không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Dạy trẻ cách sử dụng đồng tiền một cách thật hữu ích. Thay vì ăn quà vặt, trẻ có thể dùng tiền để mua dụng cụ học tập, đóng quỹ lớp ủng hộ các phong trào của nhà trường, giúp bạn nghèo vượt khó hoặc bỏ ống heo để có dịp thể hiện những việc làm thật ý nghĩa… Biết “làm bạn” với trẻ, lý giải cặn kẽ để trẻ hiểu sức hút vô hình và những tác hại từ hàng rong để trẻ sẵn sàng từ bỏ thói quen xấu của mình.