K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 4 2017

Ru-xô là nhà văn tiến bộ người Pháp. Cuộc đời lao động đầy gian truân của ông đã đào luyện ông thành nhà văn có tư tưởng tiến bộ đấu tranh cho tự do và bình đẳng giữa con người với con người trong xã hội phong kiến Pháp thế kỉ XVIII. Tác phẩm Ê-min hạy về giáo dục được Ru-xô viết vào năm 1762 là đỉnh cao triết học của ông, gồm có năm cuốn. Ê-min là một nhân vật tượng trưng được nuôi dưỡng từ thuở bé trong cuộc sống tự nhiên, trong môi trường dân chủ và tự do nên nhân cách, trí tuệ và thể lực ngày một phát triển tốt đẹp. Trích đoạn Đi bộ ngao du rút trong cuốn 5, khi Ê-min đã khôn lớn, trưởng thành. Qua đoạn trích, Ru-xô khẳng định đi bộ ngao du thật có ích và vô cùng thú vị.

Đi bộ ngao du là một bài văn nghị luận. Luận đề chính tác giả đưa ra là: đi bộ ngao du thú vị hơn đi ngựa, vấn đề này được Ru-xô làm sáng tỏ bằng ba lập luận chính. Đó là đi bộ ngao du ta hoàn toàn được tự do, thoải mái; đi bộ ngao du làm cho con người có dịp trau dồi kiến thức của mình; đi bộ ngao du còn làm cho ta tăng cường sức khỏe, tinh thần sảng khoái. Ta hãy xem nhà văn đã trình bày ba luận điểm này như thế nào.

Mở đầu đoạn trích, Ru-xô viết: Tôi chỉ quan niệm được một cách đi ngao du thú vị hơn đi ngựa: đó là đi bộ. Như vậy là luận đề chính đã được đưa ra. Mới nghe, ta ngỡ là nói chơi. Nhưng ởvào thời điểm của thế kỉthứ XVIII, đây làmột nhật hiện bất ngờ. Cách đi (đi bộ) của người chân đất, cách đi hành xác nhọc nhằn lại trở thành một thú chơi hơn hẳn các phương tiện văn minh (đi ngựa) hay bất kỳ thành tựu khoa học nào (ô tô, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay...) thế thì còn phải là nói chơi nữa hay không?.

Thuyết phục người đọc phải tin vào quan niệm Đi bộ ngao du thú hơn đi ngựa, nhà văn đã đưa ra luận điểm thứ nhất: đi bộ ngao du rất tự do thoải mái và chủ động. Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiêu ít thếnào là tùy... ta quay sang phải, sang trái... Như vậy, chẳng phải là đi bộ ngao du là cách mà con người được giải phóng, được tự do hay sao? Đại từ ta được dùng liên tiếp trong các câu của đoạn văn đã có sức thuyết phục cao, nhấn mạnh kinh nghiệm của bản thân trong việc đi bộ ngao du, củng cốlòng tin của người đọc. Đoạn văn đã diễn tả được cái hứng khởi tràn đây trong bối cảnh tự do khi con người được cởi trói với những ràng buộcxung quanh. Cái tôi vang lên tiếp sau từ ta nghe như là cả một thế giới tự do, nó được tháo cũi xổ lồng, tiếp xúc với cả thế giới bao la hùng vĩ mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Này nhé, Tôi đi bất cứ đâu tôi ưa thích, tôi lưu lại đấy...Tôi chẳng phụ thuộc vào con ngựa hay gã phu trạm... Tôi hưởng thụ tất cảsự tự do mà con người có thểhưởng thụ... Câu văn, dòng văn cứ lôi cuốn người đọc đến say người chính là ởtư thế tự do mà con người ta có được. Tự do đã chắp cánh tâm hồn bay bổng. Cách lập luận của đoạn văn vừa song hành vừa móc xích. Song hành trong cách bộc lộ chủ thểtự do (đại từ ta). Móc xích dưới hình thức câu hỏi và tự mình giải đáp (đại từ tôi). Vừa trần thuật giả định trong một câu chưa trọn ý: Nếu tôi mệt... đã lập tức có một cái tôi khác trả lời trong quan hệ hô ứng vang lên: Nhưng Ê-min cómệt gì lắm đâu; em to khỏe; và sao em lại mệt được cơ chứ? Sự tách mình ra làm hai con người khác kết hợp với sự hỏi đáp cũng chỉ là một con người mà thôi! Nó đã làm đoạn văn như một lời đàm đạo, nghĩa là đối thoại với người nghe một cách từ tốn, hồn nhiên, không có gì nặng nề, áp đặt. Không rơi vào tình thế phát ngôn một chiều, đơn điệu, nhưng lại sâu lắng trong lòng người đọc: đi bộ ngao du đem lại cảm giác tự do thưởng ngoạn cho con người!.

Con người tự do, tư tưởng thoải mái thì ắt nhận thức sẽ hiệu quả hơn. Đó chính là luận điểm thứ hai màRu-xô đã chứng minh bằng thực tiễn cuộc sống. Quả thật, đi bộ ngao du làđể quan sát, tìm tòi, phát hiện như Ta-lét, Pla-tông và Pi-ta-go, những nhà triết học, toán học vĩ đại của Hy Lạp thời cổ. Đi bộ ngao du là để xem xét những tài nguyên, là đểbiết các đặc sản nông nghiệp và cách thức trồng trọt những đặc sản ấy, là để phát triển hứng thú với tự nhiên học: xem xét một khoảng đất mà mình đã qua, ghè một mẫu quả lên đá, sưu tập hoa lá, những hòn sỏi, các hóa thạch của những quả núi. Ru-xô so sánh một cách hóm hỉnh nhưng chính xác vô cùng để làm nỗi bật lí lẽ của mình: phòng sưu tập của những triết gia thì có đủ các thứ linh tinh vì họ chỉ biết gọi tên nhưng chẳng có một ý niệm gì về tự nhiên cả. Trái lại, phòng sưu tập của Êmin là phòng sưu tập cả trái đất, còn phong phú hơn các phòng sưu tập của vua chúa. Bởi cái mà họ tưởng là đủ nhưng chỉ là một nửa, thậm chí còn khác xa sự thật. Còn sự thật của thiên nhiên hùng vĩ phải có linh hồn của nó, nghĩa là nơi mọi vật đều ở đúng chỗ như trái đất đã an bài tạo nên một tổng thể hài hoà và sinh động, mọi sự sắp xếp mà không một nhà khoa học tài giòi nào có thểsắp xếp tốt hơn. Một phép so sánh đầy sức thuyết phục: nhà tự nhiên học Đô-băng-tông chắc cũng không thể nào làm tốt hơn phòng sưu tập của Ê-min.

Phải chăng qua luận điểm này, nhà văn đã đề cao con người tự nhiên, ông chỉ rõ phải đưa con người vào trong môi trường tự nhiên đểmởmang kiến thức, phát triển nhân cách. Giáo dục không được thoát li tự nhiên, nêu không sẽ trở thành viển vông, vô nghĩa. Tư tưởng ấy, quan niệm ấy rất tiến bộ, đến nay vẫn còn nhiều ý nghĩa.

Đi bộ ngao du là cách tốt nhất để tăng cường sức khoẻ. Đây chính là luận điểm thứ ba. Cách trình bày luận điểm này độc đáo ởchỗ: tác giả đặt nó trong ý nghĩa kép của cuộc đi bộ ngao du. Việc tăng cường sức khoẻ, do cách đặt vấn đề ấy như một tác dụng phụ, một tác dụng bổsung, một công đôi việc. Câu văn vừa như một sự chuyển ý vừa như nêu vấn đề: Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khoẻ tăng cường, tính khí trởnên vui vẻ. Kẻ xa hoa sống trong tiện nghi sang trọng ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm thi tâm hồn bệnh hoạn: mơ màng, buồn bã, cáukỉnh hoặc đau khổ. Trái lại, Ê-min vì đi bộ nhiều nên lạc quan yêu đời, luôn luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. Đó là hai thái cực trái ngược nhau. Cách so sánh mới khách quan làm sao? Bởi tác giả không tự thể nghiệm mình trong các cuộc đi bộ ngao du, mà đứng ở một góc nhìn quan sát. Chỉ một hình ảnh đắt giá đã làm nổi bật luận điểm, sức thuyết phục lên càng cao.

Từ khách quan, nhà văn lại trở về với ý tưởng chủ quan.Từ ta đã phát huy tác dụng đến tối đa, giọng văn trở nên hân hoan có khả năng chia sẻ, đồng cảm. Điều kiện ăn ngủ tuy thật thô sơ, thậm chí còn thiếu thốn của đời sống vật chất bình thường không đủ ngăn được những cảm giác khoan khoái của cơ thể và tâm hồn sau những cuộc đi bộ ngao du đem lại: Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc sao mà có vẻ ngon lành thế! Ta thíchthú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn! Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn. Thú vị của việc đi bộ ngao du là làm cho con người trở nên giản dị hơn, biết sống, yêu cuộc sống hơn.

Tuy đề cao lợi ích của đi bộ ngao du nhưng bài văn không phải là bài quảng cáo, lời hô khẩu hiệu. Người đi bộ đã có điểm dừng đúng chỗ: Khi ta muôn đến một nơi nào, ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du, thì cần phải đi bộ. Đi bộ ngao du chỉ có giới hạn ởmục đích, có chừng mực của nó mà thôi!.

Cách viết của Ru-xô thâm trầm, giản dị, giọng văn thay đổi, lúc thì tranh biện, lúc thì tâm sự, lúc thì hân hoan sung sướng. Lí lẽ, dẫn chứng đưa ra là sự thực hiển nhiên, là chân lí đầysức thuyết phục đã khẳng định một chân lí: đi bộ ngao du là thoải mái, tự do, rất bổích và thú vị. Ai cũng cần biết, nên biết đi bộ ngao du là để mởmang kiến thức. Mở rộng tầm mắt, phát triển nhân cách, thể lực, làm cho cuộc sống có sắc màu ý vị. Đằng sau một bài văn nghị luận được viết theo lối văn nhật dụng đời thường, ta thấy hiện lên một con người có văn hoá - Ấy là một Ru-xô giản dị, quý trọng tự do và yêu quý thiên nhiên.


banhquabanhqua
27 tháng 3 2019

Trong trích đoạn “Đi bộ ngao du”, nhà văn Ru- xô đã chỉ ra lợi ích của việc đi bộ, cũng như những lợi thế của việc đi bộ so với đi ngựa cũng như dùng các phương tiện khác. Trước hết, đi bộ có thể đi mọi nơi mà ta mong muốn, không phải lệ thuộc vào ai, vào phương tiện gì: “ Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều hay ít thế nào là tùy”. Như vậy, việc đi bộ khiến cho ta được tự do về con người, được làm theo những ý muốn của mình, đây chính là lợi ích lớn nhất của việc đi bộ ngao du. Và đã là ngao du thì yếu tố chủ động phải được đặt lên hàng đầu, đi ngựa sẽ phải phụ thuộc nhiều vào các yếu tố đường xá, sức khỏe của ngựa, không phải phụ thuộc vào những gã phu trạm.

Đi bộ ngao du thì ta không bị phụ thuộc vào bất cứ thứ gì, bất kì cái gì, ta được tự do về con người, tự do về tâm hồn, làm toàn bộ những việc theo ý thích: “ Ta quan sát khắp nơi; ta quay sang phải, sang trái; ta xem xét tất cả những gì thấy hay hay; ta dừng lại ở tất cả các khía cạnh….” . Và quan trọng nhất là không bị lệ thuộc: “Tôi chẳng phải phụ thuộc vào những con ngựa hay những gã phu trạm. Đi bộ ngao du ta sẽ có cơ hôi khám phá những điều mới mẻ, có thể tự tìm cho mình những con đường riêng biệt, điều này rất phù hợp với những con người ưa tìm tòi, thử thách: “Tôi chẳng cần chọn những lối đi có sẵn hay những con đường thuận tiện; tôi đi qua bất cứ nơi nào con người có thể đi qua; tôi xem tất cả những gì con người có thể xem….”

TK#

Thật vậy, đi bộ là một môn thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho con người. Khi đi bộ, ta hoàn toàn được tự do, tuỳ theo ‎ thích của mình, không hề bị lệ thuộc vào bất cứ ai, bất cứ cái gì. Điều chủ động nhất là ta thích đi đâu thì đi, dừng lúc nào thì dừng hay hoạt động nhiều ít thế nào là tuỳ ở ta. Không những thế, ta có thể quan sát khắp nơi, có thể ngắm những gì mà ta yêu thích: “Quay sang phải, sang trái, ta xem tất cả những gì ta thấy hay hay. Bất cứ đâu ta thích, ta lưu lại đấy, lúc nào chán, ta bỏ đi luôn.” Chính bởi ta hoàn toàn không bị bất cứ thứ gì ràng buộc như con đường, phương tiện hay bất cứ ai.

Đối với Ru-xô, lợi ích quý giá nhất của việc đi bộ đó chính là được trau dồi vốn kiến thức về tất cả các lĩnh vực như nông nghiệp, địa lí, tự nhiên. Nếu ta là một người yêu nông nghiệp thì chắc hẳn sẽ phải tìm hiểu cách trồng  trọt những sản vật mà nơi ta đi qua. Còn nếu ta là một người đam mê môn Địa lí thì điều tất yếu đó là ta nhất định sẽ tìm hiểu khí hậu của những nơi mà ta đi qua. Hay ta sưu tập những mẩu đá, hoa, quả, những thứ ta yêu thích thì chắc hẳn ta là một người có hứng thú với tự nhiên học. Thật không thể tin được nếu ta có cơ hội được đi bộ ngao du mà lại không xem xét những tài nguyên mà ta giẫm chân lên, bỏ qua những gì mà trái đất đang phô bày trước mắt một cách phong phú. Một điều chắc chắn là những người có vốn tri thức được trau dồi qua những chuyến ngao du sẽ có cái nhìn gần gũi, sâu rộng hơn về vạn vật xung quanh, hiểu sâu rộng hơn, tường tận hơn về thiên nhiên bao la rộng lớn.

Không những thế, đi bộ còn mang lại một lợi ích không kém phần quan trọng và qu‎ giá cho những ai tham gia môn thể thao này đó chính là tăng cường sức khoẻ, tính khí trở nên hoà đồng, vui vẻ hơn. Và đi bộ cũng rất tốt cho những ai có những căn bệnh như tim, mạch, cao huyết áp,… Ngoài ra, đối với phái đẹp, đi bộ còn làm cho dáng vẻ cân đối, thon thả,. Đặc biệt, đi bộ còn giúp ta có cảm giác khoan khoái, hài lòng với tất cả, không còn thấy buồn bã, cáu kỉnh. Sau mỗi lần đi bộ, ta ăn cảm thấy ngon miệng hơn, ngủ ngon hơn và sâu giấc hơn. Bên cạnh đó, đi bộ không gây tốn kém lại rất dễ thực hiện, thế nên mọi lứa tuổi đều có thể dễ dàng tham gia môn thể thao này. Cũng chính vì vậy, mặc dù ngày nay có rất nhiều môn thể thao mới xuất hiện, hay và hấp dẫn nhưng đi bộ vẫn được mọi người lựa chọn và yêu thích nhất.

Đi bộ với những lợi ích kể trên thì không ai trong chúng ta có thể phủ nhận đi bộ rất có lợi đối với đời sống sức khoẻ , tinh thần của con người. Ru-xô quả là một thiên tài của nước Pháp, ông đã hiểu được cái lợi, cái tốt sẽ có được từ việc đi bộ cách đây hàng trăm năm. Qua bài “Đi bộ ngao du”, em đã hiểu được thêm rằng đi bộ là rất có ích đối với con  người. Nó làm cho đời sống sức khoẻ cũng như đời sống tinh thần mỗi người được cải thiện. Do đó em nhất định sẽ cố gắng tham gia vào môn thể thao này để có được sức khoẻ tốt hơn, học tập tốt hơn.

28 tháng 4 2021

bn chép mạng ak

11 tháng 5 2021

"Muốn ngao du thì cần phải đi bộ"_ đó chính là quan điểm của Ru-xô thể hiện trong văn bản "Đi bộ ngao du của ông". Và để chứng minh cho quan điểm đó của mình, ông đã đưa ra hàng loạt dẫn chứng cụ thể, bao gồm các lợi ích của việc đi bộ.

Đi bộ có lợi ích trong nhiều khía cạnh:

+ Đi bộ thì ta được tự do và không lệ thuộc vào bất cứ thứ gì: không lệ thuộc vào gã phu trạm; không lệ thuộc vào các con đường sẵn có, ta có thể thoải mái đi bất cứ con đường nào mà ta muốn;ta được tự do tự tại với con đường ta đã chọn, thoải mái với thời gian ta có.

+ Đi bộ ngao du ta có thể học hỏi được nhiều điều,trau dồi thêm tri thức:xem xét tất cả những thứ ta đi ngang qua, sưu tập và tìm hiểu những thứ ta tìm được.

+ Đi bộ ngao du giúp ta khoẻ mạnh cả về tinh thần lẫn thể chất: sự vận động giúp khoẻ cơ, tinh thần thoải mái ==> ăn ngon, ngủ yên==>tăng cường sức khoẻ.

Vậy là, đi bộ ngao du có biết bao nhiêu là lợi ích.Đúng như Ru-xô đã nói "Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào,ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du, thì cần phải đi bộ". Có đi bộ,thưởng thức thiên nhiên, ta mới có thể nhận ra được lợi ích từ việc đi bộ. Tóm lại, việc đi bộ đem lại cho ta nhiều lợi ích,hãy đi bộ ngao du và tận hưởng lợi ích từ nó!

25 tháng 9 2017

Qua bài văn nghị luận, người đọc có thể tìm thấy bóng dáng nhà văn Ru-xô. Ông là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu mến thiên nhiên.

21 tháng 2 2016

 

I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

1. Tác giả

Ru-xô (1712 - 1778) là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động xã hội Pháp. Ông là tác giả của những tiểu thuyết nổi tiếng: Giuy-li hay Nàng Hê-lô-i-dơ mới, Ê-min hay Về giáo dục.

 

2. Tác phẩm

Ê-min hay về giáo dục là tác phẩm của nhà văn Pháp G.-G. Ru-xô, một thiên "luận văn - tiểu thuyết" nội dung đề cập đến việc giáo dục một em bé từ khi mới ra đời cho đến lúc khôn lớn. Tác phẩm chia thành năm quyển tương ứng với năm giai đoạn liên tiếp của quá trình giáo dục. Giai đoạn thứ nhất bắt đầu từ khi em bé mới sinh đến khoảng hai, ba tuổi. Nhiệm vụ giáo dục chủ yếu là làm sao cho cơ thể em được phát triển theo tự nhiên. Theo tác giả, thông thường không gì bằng cha mẹ nuôi dạy con cái, nhưng để cho thuận tiện, ông giả thiết Ê-min mồ côi được giao phó cho một gia sư chỉ đạo việc dạy dỗ ngay từ buổi ban đầu, và chính ông tạm đảm nhiệm vai trò quan trọng ấy. Ê-min được nuôi nấng ở nông thôn không khí trong lành, xa các đô thị. Đừng quấn tã lót chặt quá cho em và hãy tập cho em quen tắm bằng nước lạnh, thậm chí giá buốt. Chớ để cho em nhiễm phải bất cứ thói quen nào, nó chỉ có tác dụng tai hại sinh ra những nhu cầu giả tạo ngoài các nhu cầu của tự nhiên. Cần mau chóng giúp đỡ em nếu em khóc vì trong người khó chịu. Nhưng nếu khóc để làm nũng người lớn ư? em cứ việc khóc (Quyển I).

Khoảng từ bốn, năm tuổi đến mười hai tuổi là giai đoạn giáo dục cho Ê-min một số nhận thức bước đầu, nhưng giáo dục một cách nhẹ nhàng, không gò bó, không thuyết lí, không ngại bỏ phí thời gian. "Nguyên tắc lớn nhất, quan trọng nhất và hữu ích nhất... không phải là giành lấy thời gian mà là để mất nó đi". Ê-min đương ở lứa tuổi vui vẻ, vô tư lự; ta đừng nên hi sinh cái hiện tại ấy cho một tương lai bấp bênh, hãy cứ để em dần dần qua kinh nghiệm mà tự học. Đừng nhắc Ê-min nếu em nghịch ngợm đập vỡ cửa kính. Cứ để mai kia gió lạnh tràn vào phòng, em sẽ hiểu việc mình làm là sai. Ê-min sẽ học đọc, học viết khi nào em thấy cần thiết mà cũng chỉ cần biết đọc, biết viết là đủ. Thật sai lầm nếu muốn dạy cho trẻ em ngoại ngữ, địa lí, lịch sử. Ngay đến cả ngụ ngôn của La Phông-ten cũng chỉ gây tác hại. Đây cũng là giai đoạn Ê-min tiếp tục rèn luyện cơ thể, rèn luyện các giác quan, làm quen với gian khổ để cho tâm hồn được cứng rắn (Quyển II). Từ 12 - 15 tuổi là giai đoạn Ê-min được trang bị một số kiến thức khoa học. Công việc cần tiến hành khẩn trương vì ở lứa tuổi này các đam mê sắp bắt đầu xuất hiện, và "khi chúng đã gõ cửa rồi thì học trò của các bạn sẽ chỉ còn lưu ý đến chúng mà thôi". Tuy nhiên, Ê-min chỉ học những cái gì hữu ích; hơn nữa không phải học tập trong sách vở trừu tượng mà trong thực tiễn sinh động của cuộc đời và thiên nhiên. Chẳng hạn, hai thầy trò bị lạc trong rừng bàn bạc với nhau về phương hướng để tìm được lối ra là một bài học địa lí thực sự; Ê-min đến hội chợ xem gã làm trò điều khiển con vịt bằng sáp đuổi theo đớp mồi trong chậu nước mà hiểu thế nào là nam châm hút sắt... Rô-bin-xơn Cru-xô là quyển sách đầu tiên Ê-min đọc và trong thời gian lâu dài đó là quyển duy nhất trong tủ sách của em. Để đề phòng mọi bất trắc xảy ra trong cuộc đời, Ê-min sẽ học một nghề lao động chân tay; gia sư hướng cho em chọn nghề thợ mộc. Qua các kiến thức thu thập được, khả năng lập luận, phán đoán của em sẽ dần dần phát triển (Quyển III). Từ 16 - 20 tuổi là giai đoạn giáo dục về đạo đức và tôn giáo. Lứa tuổi này có nhiều đam mê. Không nên bóp nghẹt những đam mê ấy mà nên hướng chúng vào những tình cảm tự nhiên, tốt đẹp, biết yêu mến người nghèo, biết thương xót những nỗi đau khổ của đồng loại. Đến 18 tuổi, Ê-min mới tiếp xúc với vấn đề tôn giáo. Em không bị bắt buộc theo tôn giáo nào mà ông thầy chỉ giảng giải cho em thấy sự có mặt của Thượng đế qua bức tranh hài hoà tuyệt diệu của tự nhiên. Tác giả trình bầy quan điểm tín ngưỡng tự nhiên thần trọng mục Phát biểu tín ngưỡng của một cha xứ miền Xa-voa (Quyển IV). Cuối cùng, Ru-xô bố trí cho Ê-min "tình cờ" gặp gỡ Xô-phi, một cô gái nết na được giáo dục từ tấm bé theo những nguyên tắc tương tự như đối với Ê-min. Hai người yêu nhau. Trước khi cưới, Ê-min đi du lịch hai năm để cho đạo đức và nghị lực được thử thách và cũng là để có dịp được hiểu biết thêm về cách tổ chức chính trị ở một số quốc gia châu Âu. Khi hai vợ chồng đã có con bấy giờ mới là lúc người gia sư hết nhiệm vụ (Quyển V).

Theo quan niệm của Ru-xô, con người vốn tốt lành khi từ bàn tay tạo hoá đi ra, nhưng xã hội làm cho con người trở thành hư hỏng. Đầu óc thơ ngây của trẻ em giống như tờ giấy trắng. Nhiệm vụ ông thầy không phải là nhồi nhét cho học sinh thật nhiều kiến thức, mà là giữ cho khối óc của em được trong trắng mãi như lúc ban đầu, không bị lôi cuốn vào những rác rưởi của cuộc đời. Phương pháp giáo dục "phủ định" của Ru-xô rõ ràng có tính chất phong kiến. Quan điểm giáo dục của Ru-xô còn thấm nhuần tinh thần dân chủ và tự do. Nhà văn chủ trương giáo dục trẻ em "theo phương châm tự do, vì mục đích của tự do", không bắt em lệ thuộc vào ai nhưng cũng không để cho em bắt ai lệ thuộc vào mình. Ông phê phán tình trạng "con người ta sinh ra đời, khi sống và khi chết đều ở trong vòng nô lệ: khi mới đẻ thì bị tã lót trói buộc, khi chết thì bị nhốt trong quan tài, thời gian sống làm người thì bị các chế thiết xã hội xiềng xích". Ông cho rằng mục đích của giáo dục không phải là đào tạo những con người có quyền cao chức trọng mà là đào tạo những con người biết sống và biết lẽ sống. Tuy quan điểm giáo dục của Ru-xô có nhiều nét cực đoan và ảo tưởng, nhưng các khía cạnh tiến bộ như lí luận kết hợp với thực tiễn, học văn hoá kết hợp với học lao động... nhằm đào tạo những con người hữu ích cho xã hội cho đến nay vẫn còn giá trị. Ê-min hay về Giáo dục là một luận văn giàu tính chất tiểu thuyết. Đó là hình thức trung gian, là cái gạch nối giữa hai thể loại ấy nếu như chưa muốn nói rằng tác phẩm này là một dạng tiểu thuyết ở Pháp trong thế kỉ XVIII bên cạnh Những bức thư Ba-tư, Cháu ông Ra-mô hay Giắc, người theo thuyết định mệnh. Văn Ru-xô nhẹ nhàng, giàu hình ảnh, có sức lôi cuốn độc giả.

Phùng Văn Tửu

(Từ điển văn học, tập một, NXB Khoa học xã hội, tập I, 1983)

Văn bản bài học được trích từ quyển V - quyển cuối cùng của tác phẩm Ê-min hay Về giáo dục (1762), trong đó nhà văn bàn luận về chuyện giáo dục.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Ba luận điểm ứng với 3 đoạn của văn bản:

- Người ta sẽ cảm nhận được ý nghĩa của tự do, thoát khỏi những ràng buộc khi đi bộ ngao du. (đoạn 1 : từ "Tôi chỉ quan niệm.." đến " cho đôi bàn chân nghỉ ngơi.").

- Bằng hình thức đi bộ ngao du, người ta có thể tuỳ thích lựa chọn, thu lượm những tri thức mà mình quan tâm. (Đoạn 2 : " Đi bộ ngao du là đi như" đến "không thể làm tốt hơn.").

- Đi bộ ngao du là một hình thức giúp cho người ta khoẻ mạnh cả về tinh thần và thể chất. (Đoạn 3 : từ "biết bao hứng thú" đến hết).

2. Trật tự các luận điểm ở đây được sắp xếp hợp lí. Hợp lí trong sự thể hiện tư tưởng của tác giả : lòng khao khát tự do. Suốt đời Rut-xô theo điểm đấu tranh cho tự do. Cho nên chủ đề về tự do được đề cập đến trước tiên. Tuổi thơ Rut-xô lại không được học hành, trong tình yêu tự do còn bao gồm cả khát khao tìm hiểu, học hỏi tri thức. Cho nên, chủ đề về thu lượm, trau dồi hiểu biết, tri thức về cuộc sống được ông đề cập đến tiếp sau chủ đề về tự do.

3. Nhà văn dùng đại từ nhân xưng "ta" khi đưa ra những khái quát, nhận định chung, dùng "tôi" khi bộc lộ những thể nghiệm sinh động của riêng mình. Những nhận định chung, khái quát đi được bổ sung bằng những thể nghiệm của cá nhân nhà văn khiến cho chất nghị luận của bài văn không xơ cứng. Có khi nhà văn mượn vai Ê-min để thể hiện, thì thực chất cũng là một sự hoá thân từ cái "tôi" của tác giả để trình bày vấn đề sinh động hơn, hấp dẫn thuyết phục hơn.

Qua bài văn, chúng ta thấy một Ru-xô giản dị, gần gũi với tự nhiên, yêu tự do và luôn theo đuổi, khám phá những chân trời tri thức mới lạ.

III. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

1. Tóm tắt

Từ kinh nghiệm thực tế của mình, tác giả bàn luận về sự hứng thú và ích lợi của việc ngao du bằng cách đi bộ.

2. Cách đọc

 

Đọc bài luận bằng tiết tấu chậm, rõ ràng, khúc chiết.

 

15 tháng 3 2017

Trước hết là đi bộ thú hơn đi ngựa vì đi bộ rất thoải mái và chỏ động: có thể đi hay dừng lại. Người đi bộ ngao du có thể quay phải, quay trái, quan sát khắp nơi, tùy thích tìm đến một phong cảnh, cảnh vật nào đó.

Người đi bộ có thể dừng lại ngắm nhìn, cảm nhận những cảnh lạ. Một dòng sông, một khu rừng rậm, một hang động hay một mô đá lớn.

Điều đặc biệt là ‘đi bộ ngao du’ chẳng phụ thuộc vào phương tiện vận chuyển như: ngựa, phu trạm, xe kéo v. v... lại có thể đi con đường nào mà ta tra thích, đi nhanh đi chậm là tùy ý thích của mình.

Chẳng hề vội vã, Ê-min to khỏe, không mệt mỏi, em tìm được nhiều thứ để giải trí, làm việc hay vận động chân tay.

Tác giả còn nêu ra ‘đi bộ ngao du’ rất có ích.

Ta đã thấy nhiều nhà hiền triết khoa học thời cổ đại nhưTa-lét, Pla-tông và Pi-ta-go đã tìm tòi quan sát nhiều điều bổ ích cho công trình nghiên cứu của mình.

Họ đã đi bộ ngao du để xem xét những tài nguyên, để nắm bắt được các đặc sản nông nghiệp và cách thức trồng trọt.

Họ tìm thấy sự hứng thú trong lúc quan sát gần gũi thiên nhiên: xem một khoảnh đất mình đã đi qua, ghè một hòn đá, làm bộ sưu tập hoa lá. Ru-xô đã hóm hỉnh so sánh để làm bật lên lí lẽ của mình, ông nói: phòng sưu tập của ‘những triết gia phòng khách’’thì có đủ các thứ linh tinh chỉ để gọi tên nhưng chẳng có khái niệm gì về tự nhiên cả.Trái lại, phòng sưu tập của Ê-min thì như ‘cả trái đất‘ ‘phong phú hơn nhiều các phòng sưu tập của vua chúa‘

Cuối cùng Ru-xô cho rằng ‘đi bộ ngao du’ vô cùng thú vị: sức khỏe được tăng cường,tinh thần trở nên vui vẻ.Ông nói để châm biếm: ‘kẻ xa hoa sống trong tiện nghi sang trọng ‘ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm, thì tâm hổn bệnh hoạn mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ.

Trái lại, Ê-min vì đi bộ nhiều nên lạc quan, yêu đời: ‘luôn luôn vui vẻ, khoan khoái, và hài lòng với tất cả’.Ê-min ăn ngon miệng hơn dù chỉ là ‘bữa cơm đạm bạc’ngủ ngon giấc hơn, dù ngủ ‘ở cái giường tồi tàn’

Như vậy, thú vị của đi bộ ngao du là làm cho con người trở nên giản dị hơn, biết sống, yêu sống và yêu đời hơn.

Cảm nghĩ của em về bài ‘đi bộ ngao du’ là lời nói có vẻ giản dị nhưng lại rất thâm trầm.

Qua ngôn từ ‘tôi, ta, Ê-min’ Ru-xô đã làm cho giọng văn thay đổi, lúc thì như đối thoại tranh luận, lúc thì như tâm sự. Nhưng dù cách nói như thế nào thì bài viết vẫn thể hiện một sự thật hiển nhiên, có chân lí đầy tính thuyết phục.

Có lúc tác giả đưa ra những ví dụ so sánh một cách hóm hỉnh để khẳng định lí lẽ và quan điểm của mình.

Cách lập luận của Ru-xô rất mạch lạc, khúc triết sáng tỏ và sâu sắc khi khẳng định chân lí ‘đi bộ ngao du’ rất tự do, thoải mái, rất bổ ích và rất thú vị nữa.

Điều làm cho em suy nghĩ là ‘đi bộ’ có thể mở mang kiến thức, tăng thể lực, làm cho cuộc sống yêu đời, đầy thú vị.

Em nhận thấy việc sống gần gũi thiên nhiên là một trong những cách học tập tích cực và có giá trị thực tiễn.