Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Quê hương, đất nước con người luôn là đề tài không bao giờ tắt trong lòng mỗi nhà văn nhà thơ, những bài ca dao cũng từ đề tài đó mà ra đời rồi lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đặc biệt trong số đó là bài ca dao “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng”, bài ca dao nói về quê hương, cuộc sống của con người trên dải đất Miền Trung, nơi có những con người nhẹ nhàng, thùy mị nết na ấm áp vô cùng.
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông
Thân em như chén lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
Bài ca dao chứa đựng những từ ngữ, hình ảnh quen thuộc của con người nơi đây, nơi những từ ni, tê đã trở thành thân thuộc, gắn liền với tuổi thơ, gắn liền với những năm tháng lớn lên, những từ xây dựng vun đắp tuổi thơ của họ.
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông
Một không gian rộng lớn hiện ra trước mặt người đọc, thật êm đêm và mát mẻ, những cánh đồng rộng lớn mênh mông, bát ngát đã ôm ấp cuộc sống của con người nơi dải đất Miền Trung, hai câu như giống nhau hoàn toàn nhưng kì thực không phải như vậy, việc lặp lại càng làm cho sự mênh mông, trải dài đó được đẩy lên cao hơn, bên canh đó nếu chỉ đọc thoáng qua hai câu đầu người đọc sẽ tưởng chừng nội chỉ thể hiện hình ảnh cánh đồng đẹp đẽ, rộng lớn đó, nhưng ý nghĩa sâu xa là hình ảnh của cô gái cũng đã hiện ra, đối lập giữa hai địa điểm ni đồng, tê đồng, cảnh gặp người con gái rất vô tình, hai người cùng ra thăm đồng, cùng nhìn về nhau thật đẹp. Sau hai câu đầu tiếp đến hai câu sau hình ảnh cô gái hiện ra rõ nét hơn, hồn câu ca dao cũng từ đó mà hiện ra.
Thân em như chén lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
Cô thôn nữ đã không còn mờ ảo nữa, hình ảnh hiện lên thật thiết tha, cô gái được ví von với chén lùa đòng, hình ảnh bông lúa trổ bông đầy sức sống, thơm mát vô cùng cũng giống như cô gái lứa tuổi đuôi mươi, trẻ trung xinh xắn, hình ảnh cô gái nổi bật giữa cánh đồng thơm bát ngát. Nhưng người con gái xuất hiện thật đẹp đó lại đang suy nghĩ về số phận của mình trong xã hội thời đó, một người con gái hồng nhan bạc phận, người con gái thật đẹp giữa cánh đồng lúa đang bâng khuâng, lo lắng, từ “Thân em” luôn được dùng trong rất nhiều câu ca dao dân ca, hay những bài thơ để bày tỏ cái nhìn về hình ảnh người con gái.
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
…
Mà em vẫn giữa tấm lòng son”.
“Thân em làm lẽ chẳng nề
Có như chính thất, ngồi lê giữa đường”.
Tất cả những hình ảnh đó đều ví von người con gái với những hình ảnh mượt mà, đẹp đẽ thiết tha nhưng không mấy em đềm, cũng giống như cô thôn nữ trong câu ca dao, cuộc đời phất phơ như bông lúa giữa đồng.
Bài ca dao nhẹ nhàng, thiết tha mà đầy ý nghĩa nhân văn cao cả, vừa thể hiện vẻ đẹp bình dị của thôn quê, vừa bày tỏ thương thay cho thân phận những người con gái trong xã hội cũ, chịu nhiều tủi nhục, không có tiếng nói trong xã hội.
Quê hương, đất nước con người luôn là đề tài không bao giờ tắt trong lòng mỗi nhà văn nhà thơ, những bài ca dao cũng từ đề tài đó mà ra đời rồi lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đặc biệt trong số đó là bài ca dao “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng”, bài ca dao nói về quê hương, cuộc sống của con người trên dải đất Miền Trung, nơi có những con người nhẹ nhàng, thùy mị nết na ấm áp vô cùng.
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông
Thân em như chén lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
Bài ca dao chứa đựng những từ ngữ, hình ảnh quen thuộc của con người nơi đây, nơi những từ ni, tê đã trở thành thân thuộc, gắn liền với tuổi thơ, gắn liền với những năm tháng lớn lên, những từ xây dựng vun đắp tuổi thơ của họ.
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông
Một không gian rộng lớn hiện ra trước mặt người đọc, thật êm đêm và mát mẻ, những cánh đồng rộng lớn mênh mông, bát ngát đã ôm ấp cuộc sống của con người nơi dải đất Miền Trung, hai câu như giống nhau hoàn toàn nhưng kì thực không phải như vậy, việc lặp lại càng làm cho sự mênh mông, trải dài đó được đẩy lên cao hơn, bên canh đó nếu chỉ đọc thoáng qua hai câu đầu người đọc sẽ tưởng chừng nội chỉ thể hiện hình ảnh cánh đồng đẹp đẽ, rộng lớn đó, nhưng ý nghĩa sâu xa là hình ảnh của cô gái cũng đã hiện ra, đối lập giữa hai địa điểm ni đồng, tê đồng, cảnh gặp người con gái rất vô tình, hai người cùng ra thăm đồng, cùng nhìn về nhau thật đẹp. Sau hai câu đầu tiếp đến hai câu sau hình ảnh cô gái hiện ra rõ nét hơn, hồn câu ca dao cũng từ đó mà hiện ra.
Thân em như chén lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
Cô thôn nữ đã không còn mờ ảo nữa, hình ảnh hiện lên thật thiết tha, cô gái được ví von với chén lùa đòng, hình ảnh bông lúa trổ bông đầy sức sống, thơm mát vô cùng cũng giống như cô gái lứa tuổi đuôi mươi, trẻ trung xinh xắn, hình ảnh cô gái nổi bật giữa cánh đồng thơm bát ngát. Nhưng người con gái xuất hiện thật đẹp đó lại đang suy nghĩ về số phận của mình trong xã hội thời đó, một người con gái hồng nhan bạc phận, người con gái thật đẹp giữa cánh đồng lúa đang bâng khuâng, lo lắng, từ “Thân em” luôn được dùng trong rất nhiều câu ca dao dân ca, hay những bài thơ để bày tỏ cái nhìn về hình ảnh người con gái.
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
…
Mà em vẫn giữa tấm lòng son”.
“Thân em làm lẽ chẳng nề
Có như chính thất, ngồi lê giữa đường”.
Tất cả những hình ảnh đó đều ví von người con gái với những hình ảnh mượt mà, đẹp đẽ thiết tha nhưng không mấy em đềm, cũng giống như cô thôn nữ trong câu ca dao, cuộc đời phất phơ như bông lúa giữa đồng.
Bài ca dao nhẹ nhàng, thiết tha mà đầy ý nghĩa nhân văn cao cả, vừa thể hiện vẻ đẹp bình dị của thôn quê, vừa bày tỏ thương thay cho thân phận những người con gái trong xã hội cũ, chịu nhiều tủi nhục, không có tiếng nói trong xã hội.
Thi sĩ Trần Hữu Thung đã tận dụng thành công đặc điểm ấy của thơ bốn chữ trong năm khổ thơ đầu để kể lại về quá trình lớn lên của hạt mầm. Khi đang là hạt nằm trong tay người, hạt nằm lặng thinh dường như chưa có bất cứ dấu hiệu nào của sự sống. Nhưng ngay khi được gieo trồng xuống đất, hạt mầm ấy ngay lập tức nảy mầm “nhú lên giọt sữa”. Biện pháp ẩn dụ được tác giả sử dụng một cách khéo léo đặc tả rõ nét bước trưởng thành đầu tiên của mầm cây khi tự mình nhú ra khỏi sự bao bọc và khoác lên mình tấm áo mới trắng đục như màu sữa. Dường như hạt mầm ấy đã trở thành một sinh linh sống “thì thầm” cùng nhân vật “tôi”. Và nhân vật “tôi” đón nhận điều đó bằng thính giác “ghé tai nghe rõ”. Hạt mầm dần phát triển “mầm tròn nằm giữa” được nằm trong “nôi vỏ hạt” nghe những bàn tay vỗ và lời ru tha thiết của con người. Mầm ủ mình để vượt qua gió bấc, mưa giông - sự khắc nghiệt của tự nhiên để chờ được những tia nắng hồng đánh thức. Hình ảnh nhân hóa “mầm mở mắt” mang đến cho người đọc cảm giác hạt mầm đang như những cô bé, cậu bé tinh nghịch thì thầm, tâm sự với mọi người về quá trình trưởng thành mỗi ngày của mình. Từ hạt mầm nằm lặng thinh trong tay người khi nào giờ đây cây đã kết lá mang màu xanh đến thế giới này. Năm khổ thơ trên được viết chủ yếu là gieo vần chân cùng cách ngắt nhịp 2/2 đã góp phần tạo nên sự nhịp nhàng cho đoạn thơ đồng thời gợi tả thật sinh động rõ nét từng ngày lớn lên của hạt mầm. Thể thơ bốn chữ khiến bài thơ giống như một câu chuyện giản dị, gần gũi dễ dàng đọng lại trong tiềm thức của người đọc những ấn tượng khó quên. Đoạn thơ cuối cùng ẩn chứa thông điệp quý giá mà tác giả muốn truyền tải đến với bạn đọc. Vì cây gần gũi và có ích cho cuộc sống của chúng ta nên mỗi người cần xây dựng cho mình ý thức gây trồng và bảo vệ những mầm cây ấy làm nên nhiều “mùa xuân xanh cho đất nước”.
Hình tượng người lính Việt Nam ta đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các sáng tác thi ca nhạc họa. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng không ngoại lệ khi đưa hình tượng ấy vào trong thơ của mình một cách tự nhiên và đầy cảm xúc với bài thơ “Đồng dao mùa xuân”. Bài thơ chủ yếu viết về người lính dưới góc nhìn đầy chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó chính là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, họ chưa một lần yêu, còn mê thả diều, nhưng họ đã phải hi sinh tuổi xuân và máu xương của mình cho Đất nước. Họ đã nằm lại nơi chiến trường để đất nước được vẹn tròn, để nhân dân được độc lập. Trong cảm nhận của nhà thơ nói riêng, người đọc nói chung, dù họ đã mãi gửi thân xác nơi núi rừng Trường Sơn xa xôi, nhưng anh linh của họ thì vẫn còn mãi. Bởi chính họ - những người lính quật cường đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước ngày hôm nay.
CA HUẾ SÂU SẮC THẤM THÍA VỀ TÌNH CẢM , PHONG PHÚ VỀ NÀN ĐIỆU MANG ĐẬM BẢN SẮC TÂM HỒN .NÓ LÀ CÁI NÔI CỦA DÂN CA VIỆT NAM . CA HUẾ ĐƯỢC HÌNH THÀNH TỪ DÒNG CA NHẠC DÂN GIAN VÀ CA NHẠC CUNG ĐÌNH NHÃ NHẶN TRANG TRỌNG VÀ UY NGHI LÀ SỰ KẾT HỢP HÀI HÒA .