K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 12 2017
Phan Bội Châu là một nhà yêu nước lớn, một chí sĩ cách mạng Việt Nam có ý chí tranh đấu, nghĩa khí và hết lòng tận tụy đóng góp cực kỳ lớn lao cho sự nghiệp cách mạng dành độc lập của Việt Nam từ tay thực dân Pháp. Ông đã thành lập phong trào Duy Tân Hội (1904) - chủ trương tôn quân và bạo động đánh đổ đô hộ Pháp để khôi phục nền độc lập, tôn Kỳ Ngoại Hầu Cường Để làm minh chủ và khởi xướng phong trào Đông Du (1905) - vận động người trong nước xuất dương qua Trung Hoa, Nhật Bản du học để thâu nhận kiến thức mới của nước ngoài về giúp nước nhà.

Ông là một tác giả lớn về thơ và tiểu thuyết, với những bút danh Hải Thu, Sào Nam, Thị Hán, Độc Tỉnh Tử,… Năm sinh: 1867 Quê quán: Làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Nước: Việt Nam Lĩnh vực: Cách mạng, văn hóa BẠN TỰ TRIỂN KHAI NHÉ!!!
8 tháng 12 2017

Phan Bội Châu là một nhà văn,nhà thơ lớn có sự nghiệp sáng tác khá đồ sộ. Phan Bội Châu (1867-1940), tên thuở nhỏ là Phan Văn San tên hiệu chính là Sào Nam, người làng Đan Nhiệm(có tài liệu ghi là Đan Nhiễm), nay là xã Nam Hòa,huyện Nam Đàn,tỉnh Nghệ An. Năm 33 tuổi Phan Bội Châu Đỗ giải Nguyên (Đỗ đầu kì thi Hương). Ông là một nhà yêu nước,nhà cách mạng lớn nhất của dân tộc ta trong vòng 25 năm đầu thế kỷ XX, từng xuất dương sang Nhật Bản,Trung Quốc,Thái Lan để mưu đồ sự nghiệp cứu nước. Tác phẩm của ông bao gồm rất nhiều thể loại,tất cả đều thể hiện lòng yêu nước,thương dân tha thiết,khát vọng độc lập tự do và ý chí chiến đấu bền bỉ,kiên cường: Hải ngoại huyết thư(thơ chữ Hán),Sào Nam thi tập(thơ chữ Hán và chữ Nôm),Trùng Quang tâm sử(tiểu thuyết chữ Hán),Văn tế Phan Châu Trinh (chữ Nôm),Phan Bội Châu niên biểu(hồi kí chữ Hán),...

Chúc bạn học tốt.banh

17 tháng 2 2020

Thế Lữ là một trong những nhà thơ hàng đầu của phong trào Thơ mới. Nhà thơ sinh năm 1907 mất năm 1989, tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, sinh tại ấp Thái Hà, Hà Nội. Quê quán: làng Phù Đổng, huyện Tiên Du (nay là Tiên Sơn), tỉnh Bắc Ninh. Thuở nhỏ, Thế Lữ học ở Hải Phòng. Năm 1929, học xong bậc Thành chung, ông vào học Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương, sau đó một năm (1930), ông bỏ học. Năm 1932, Thế Lữ bắt đầu tham gia Tự lực văn đoàn và là một trong những cây bút chủ lực của báo Phong hoá, Ngày nay. Năm 1937, ông bắt đầu hoạt động sân khấu, làm diễn viên, đạo diễn, lưu diễn tại các tỉnh miền Trung... và có hoài bão xây dựng nền sân khâu dân tộc. Cách mạng tháng Tám, ông hào hứng chào đón cách mạng, và lên Việt Bắc tham gia kháng chiến. Tác giả đã xuất bản: Mấy vần thơ (thơ, 1935); Vàng và máu (truyện, 1934); Bên đường Thiên lôi (truyện, 1936),... Ngoài ra Thế Lữ viết nhiều kịch bản: Cụ Đạo sư ông (kịch, 1946); Đoàn biệt động (1947); Đợi chờ (1949); Tin chiến thắng Nghĩa Lộ (1952); Thế Lữ cũng là dịch giả của nhiều vở kịch của sếch-xpia, Gơ-tơ, Sin-le và Pô-gô-đin,... Nói đến Thế Lữ không thể không nói đến Nhớ rừng. Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho trào lưu mới này.

5 tháng 1 2018

Viết một đoạn văn thuyết minh khoảng 7-10 câu theo

+, Cách diễn dịch giới thiệu về bố cục của bài thơ Ông đồ

Trong những ngày Tết đến xuân về náo nức trên mọi nẻo đường, người yêu thơ lại khẽ lắng mình trong một nhịp thơ giản dị đầy nhân văn của nhà thơ Vũ Đình Liên: bài thơ "Ông đồ". Bài thơ ra đời khi ông đồ đã trở thành cái di tích của một thời tàn. Nho học đã bị thất sủNgười xưa đã từng nói: “ Thi trung hữu hoạ”. Đọc Ông đồ của Vũ Đình Liên thấy quả không sai. Ngày Tết, trong các gia đình thường treo tranh tứ bình. Riêng Vũ Đình Liên lại trang trí cho phòng của mình bằng những bức tranh thật là độc đáo. Buổi sớm xuân, nhà thơ ra phố. Khắp nơi rực rỡ hoa đào.Về nhà ông lập tức cầm lấy cọ. Đương nhiên không thể thiếu một sắc hoa đào.Nhưng trong các bức tranh của Vũ Đình Liên, hoa đào không phải là biểu tượng mà chỉ là nền phong cảnh để ông đồ xuất hiện:
“ Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua... "

5 tháng 1 2018

Viết một đoạn văn thuyết minh khoảng 7-10 câu theo

+, Cách quy nạp giới thiệu về bố cục của sách Hướng dẫn học Ngữ văn 8, tập một

Sách ngữ văn 8 tập một bao gồm 17 bài tất cả. Trong mỗi bài đều có bố cục như nhau, được chia ra các phần có: phần Văn, phần Tiếng Việt và phần làm Văn và mỗi phần lại có các dạng khác nhau. Phần Văn gồm: nội dung văn bản và tìm hiểu văn bản. Phần Tiếng Việt được chia thành hai có: lý thuyết và luyện tập, còn lại phần làm Văn có cấu trúc tương tự với phần Tiếng Việt. Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn nhé.

18 tháng 12 2018

Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh ngày 27 tháng 9 năm 1920 ở thôn Cát Động, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông – mất ngày 6 tháng 7 năm 2014. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội).

Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,... nhưng có những lúc thất nghiệp. Khi đến với văn chương, ông nhanh chóng được người đọc chú ý, nhất là qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký. Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc. Trong chiến tranh Đông Dương, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số thành tựu quan trọng như Truyện Tây Bắc.

Từ năm 1954 trở đi, ông có điều kiện tập trung vào sáng tác. Tính đến nay, sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác.

Ông viết văn từ trước năm 1945, với các thể loại truyện phong phú, đa dạng. Các tác phẩm chính của ông là:

Dế Mèn phiêu lưu kí (1941)
O chuột (1942)
Nhà nghèo (1944)
Truyện Tây Bắc (1953)
Miền Tây (1967)
Cát bụi chân ai (1992)
Ba người khác (2006)

18 tháng 12 2018

lên google mà xem

Môn văn là môn học mà mình yêu thích nhất. Trong các môn học như : môn toán, địa lý, lịch sử,.... thì môn văn là môn học đem lại cho mình nhiều hứng thú nhất. Cô Lan (cô giáo chủ nhiệm lớp 8A) là một cô giáo dạy văn rất giỏi. Cô chính là người đã kèm cặp và dạy dỗ mình. Ngày từ những ngày đầu bước chân vào lớp học mình đã cô chỉ bảo rất nhiều. Hằng ngày học bài trên lớp, cô chỉ bảo từng nét chữ, từng dấu chấm câu. Cách truyền đạt của cô thật hập dẫn, mỗi giờ học mình như được lạc vào một thế giới khác. Môn văn giúp mình có nhiều cảm nhận về thiên nhiên về con người, giúp mình biết yêu thương mọi người hơn, yêu quê hương hơn. Lớn lên mình có mơ ước trở thành một nhà văn thật vĩ đại.