Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một môi trường giáo dục tốt sẽ là nơi học sinh phát triển nhân cách tốt. Các em thấy được mỗi ngày đến trường là một ngày vui, thêm yêu trường, yêu lớp, gắn bó với “ngôi nhà thứ hai” của mình. Từ đó, các hoạt động trong trường học đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, học sinh tích cực sẽ góp phần tạo nên môi trường học thân thiện – học sinh tích cực.
Vậy làm thế nào để xây dựng trường học thân thiện hiệu quả? Học sinh cần có trách nhiệm như thế nào trong việc xây dựng đó? Việc tạo nên một môi trường giáo dục cả về vật chất lẫn tinh thần an toàn, bình đẳng, tạo hứng thú cho học sinh học tập, đảm bảo quyền được đi học, nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nỗ lực của nhà trường. Xây dựng trường học thân thiện là cơ hội huy động các nguồn lực xã hội vào quá trình thực hiện giáo dục toàn diện học sinh, hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh, tập trung các nguồn lực để giải quyết những yếu kém về cơ sở vật chất, thiết bị trường học, tạo điều kiện cho học sinh đến trường thân thiện, vui vẻ.
Trong môi trường trường học thân thiện, học sinh sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự thâm nhập, trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động ngoại khóa, trong các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui mà học. Như thế, mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực của học sinh. Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của người thầy, gắn chặt giữa học và hành, biết thư giãn khoa học, rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập, trong đó những yếu tố hết sức quan trọng là khả năng tự tìm hiểu, khám phá, sáng tạo.
Qua đó, các em học sinh được giáo dục, nâng cao nhận thức, khắc phục được những khó khăn của bản thân và rèn luyện kỹ năng ứng xử, giải quyết các vấn đề liên quan như: phòng chống xâm hại, kỳ thị; chăm sóc, bảo vệ, rèn luyện sức khỏe bản thân; xây dựng mối quan hệ đoàn kết, nhân ái, thân thiện, bình đẳng.
Bên cạnh đó, để góp phần vào việc xây dựng trường học, học sinh cũng cần tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập. Cần xây dựng, nâng cao và khuyến khích dần thói quen tự học, tìm tòi, đề xuất và giải quyết vấn đè nhằm đạt kết quả học tập cao nhất. Ngoài ra, học sinh cần có tinh thần trách nhiệm,tham gia vào việc bảo vệ và làm sạch đẹp thêm cảnh quan nhà trường, giữ gìn vệ sinh cá nhân và trường lớp, nhiệt tình tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao và tích cực cho các hoạt động tập thể.
Như vậy, song song với việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực tham gia và ủng hộ sẽ tạo nên sự thành công trong việc hình thành và phát triển môi trường giáo dục, đây cũng là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước.
Tham khảo nha em:
Nguồn: Hoidap247
Vị lãnh tụ vĩ đại Lê-nin đã từng nói rằng " học , học nữa , học mãi". Qua đó ta đã thấy rõ tầm quan trọng của việc học đối với mỗi người chúng ta . Vậy học được hiểu như thế nào ? Học được hiểu là một quá trình tích lũy . Là một quá trình học hỏi những kinh nghiệm từ những người đi trước. Học tập vốn là một quá trình khó khăn , đầy chông gai, mỗi học sinh cần vượt qua nó. Học tập ở đây không phải là sự ép buộc từ gia đình . Mà nó phải là dự đam mê , sự chân thành khi học tập . Chỉ có như vây học mới thành công . Khi học ta phải biết cách tìm tòi và khám phá ra những phương pháp mới mẻ để tránh trường hợp chán nản và học vẹt. Vậy học có vai trò quan trọng như thế nào ? Chính việc học sẽ khiến ta tự tin bước lên cơn đường thành công mà ít bị vấp ngã . Trong một xã hội phát triển thì học sẽ khiến ta không bị lạc hậu và không thụt lùi so với người khác . Học tập khiến ta trở thành người trí thức và là một nhân tài cho đất nước .Giúp cho đất nước ngày càng một văn mình và phát triển . Qua đó , ta thấy học tập có vai trò rất quan trọng đối với mỗi người cũng như toàn xã hội . Là một người học sinh, tôi cảm thấy học tập và một phương pháp rất đúng đắn để đi lên con đường thành công . Qua đó , tôi sẽ phát huy tinh thần học tập bằng cách : tích cực và chủ động trong học tập, không học vẹt , lắng nghe bài giảng , tìm ra phương pháp học phù hợp với bản thân,...
Trợ từ+ câu ghép: In đậm nghiêng
I. YÊU CẦU CHUNG
* Về kĩ năng:
- Học sinh biết cách làm bài nghị luận xã hội.
* Kiến thức:
- Trình bày quan điểm của bản thân về vấn đề giao tiếp TLVM ngoài xã hội của người Hà Nội nói riêng và con người nói chung.
- Vận dụng kiến thức về giao tiếp ứng xử TLVM ngoài xã hội để nhận xét, rút ra được ý nghĩa, bài học và cách rèn luyện của bản thân về ứng xử TLVM của người Hà Nội.
II. YÊU CẦU CỤ THỂ
* Hình thức: trình bày sạch đẹp, bố cục rõ ràng, luận điểm sâu sắc, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, văn phong trong sáng.
* Nội dung:
1. Đặt vấn đề: Dẫn dắt từ câu ca dao vào vấn đề cần bình luận.
2. Giải quyết vấn đề:
a. Giải thích các từ ngữ " hoa nhài thơm" "người Tràng An", "văn minh thanh lịch" (người có hành vi giao tiếp, ứng xử lịch sự, nhã nhặn ở mọi hoàn cảnh. Người thanh lịch, văn minh là người biết kế thừa có chọn lọc những nét đẹp của truyền thống, biết tiếp thu những cái hay, cái mới và thể hiện trong đời sống hàng ngày), giao tiếp ngoài xã hội (mối quan hệ của con người với các đối tượng giao tiếp của xã hội)...
Phân tích vẻ đẹp nghệ thuật của câu ca dao: hình ảnh biểu cảm, cách nói phủ định của phủ định tạo sắc thái khẳng định mạnh mẽ, âm điệu ca dao...gói chiều sâu truyền thống văn minh thanh lịch của người Tràng An - Hà Nội, như khẳng định một chân lý: người Hà Nội tất yếu ứng xử văn minh thanh lịch!
b. Giải thích vấn đề:
Ý nghĩa của giao tiếp, ứng xử TLVM trong đời sống xã hội:
- Con người sống trong các mối quan hệ xã hội đa dạng và phức tạp. Dù ở bất kỳ hoàn cảnh, tình huống nào thì một lời nói hay, một cử chỉ đẹp, một thái độ lễ phép, cách ứng xử thanh lịch cũng sẽ tạo được ấn tượng tốt và sự quý mến của mọi người.
- Văn hóa giao tiếp, ứng xử thể hiện sự hiểu biết, năng lực, nhân cách, bản chất của mỗi con người, giúp cho con người trưởng thành, năng động và dễ thích ứng trong mọi thời đại.
- Giao tiếp ứng xử thanh lịch, văn minh chứng tỏ trình độ, mức độ phát triển dân trí của mỗi địa phương và của cả quốc gia.
- Giao tiếp ứng xử thanh lịch, văn minh giúp cho xã hội trở nên tốt đẹp, ổn định, tiến bộ và phát triển phồn thịnh.
- Việc giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh thể hiện nét đẹp về cốt cách của con người, nó góp phần làm nên nét đẹp của người Hà Nội. Là người Hà Nội – công dân của Thủ đô càng cần gìn giữ nếp sống TLVM.
Một số yêu cầu cơ bản khi giao tiếp, ứng xử ngoài xã hội
- Trang phục lịch sự, phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.
- Tác phong đĩnh đạc, nói năng rõ ràng, tế nhị, khiêm nhường.
- Thái độ nhẹ nhàng, lịch thiệp, ân cần, nhiệt tình trong giao tiếp.
c. Thực trạng văn hoá ứng xử trong cuộc sống xã hội.
* Nêu các ứng xử có văn hoá, TLVM:
- Cách giao tiếp, ứng xử khi tham gia các hoạt động văn hóa. Trong xã hội văn minh, việc đến những nơi biểu diễn, nhà hát, rạp chiếu phim, thư viện để thưởng thức nghệ thuật và tìm tòi cho mình kiến thức là nhu cầu tất yếu trong đời sống văn hóa của con người. Chính vì thế, khi đến những nơi này mỗi người càng cần tỏ rõ mình là người có văn hóa (nêu biểu hiện cụ thể...).
- Cách giao tiếp khi tham gia các hoạt động tập thể và đến những nơi vui chơi giải trí: Tham gia các hoạt động tập thể, đi tham quan, dã ngoại, khi đến công viên, vườn hoa...là những hoạt động mang tính cộng đồng, có nhiều người tham gia, đó là môi trường tốt để học sinh có thể học hỏi, giao lưu, thư giãn...Chính vì vậy, chúng ta càng cần phải ứng xử có văn hóa. Điều đó được thể hiện từ trang phục, thái độ, cử chỉ, lời ăn tiếng nói sao cho xứng đáng là người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
- Cách giao tiếp, ứng xử khi đến siêu thị, bến tàu xe: Khi đến những nơi công cộng như siêu thị, bến tàu xe, chúng ta cần lưu ý chấp hành vệ sinh công cộng, không chạy nhảy, đùa nghịch, la hét, cần thể hiện thái độ, cử chỉ văn minh, lịch sự...
- Cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh trong một số hoàn cảnh đặc biệt : dự đám cưới, đám tang, thăm người ốm, gặp khách nước ngoài...
* Các biểu hiện về ứng xử thiếu văn hoá:
- Là cách ứng xử lỗ mãng, bất lịch sự, thiếu tế nhị, gây khó chịu cho người khác. Cách ứng xử này thường gây hậu quả không tốt với người tham gia giao tiếp. (Học sinh lấy ví dụ để làm sáng rõ vấn đề, đặc biệt là các dẫn chứng trong học đường, thói vô cảm, tính đố kỵ... trong xã hội; dẫn chứng cần cụ thể, sinh động, tiêu biểu...).
d. Suy nghĩ của bản thân:
- Mong muốn mọi người ứng xử với nhau một cách tế nhị, có văn hoá. Đẩy lùi, lên án mạnh mẽ cách ứng xử thiếu văn hoá đang tồn tại trong cuộc sống.
Rèn luyện ứng xử TLVM
- Tác phong đĩnh đạc, nói năng rõ ràng, tế nhị, khiêm nhường khi giao tiếp.
- Có thái độ, cử chỉ ân cần, nhiệt tình. Biết thể hiện cảm xúc của mình đúng lúc, đúng chỗ. Biết bày tỏ sự quan tâm và tôn trọng đối tượng giao tiếp, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi cần thiết.
- Biết chào hỏi.
- Biết tự trọng và tôn trọng người khác.
- Biết lắng nghe và bày tỏ quan điểm:
- Biết nói lời cảm ơn xin lỗi.
- Biết thích ứng.
- Biết hợp tác...
3. Kết thúc vấn đề:
Khắng định lại tầm quan trọng của việc ứng xử có văn hoá trong đời sống hiện nay.
Đó chính là gợi ý của mk, chúc bn có 1 bài văn hay
Trong bài thơ Ngắm Trăng, ta thấy được tình cảm và tinh thần của Bác Hồ thật tuyệt vời. Mặc dù, trong hoàn cảnh tù đày nhưng tâm hồn của tác giả vẫn vô cùng tự do, phóng khoáng thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời của tác giả.
“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà? ”
(Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ).
Câu thơ thể hiện tình cảnh thực tại nhiều khó khăn, khắc nghiệt, khi người chiến sĩ bị cầm tù. Hình ảnh không rượu, không hoa, không có gì để lãng mạn trữ tình như những nhà thơ xưa thường dùng rượu và hoa để mà ngâm thơ. Nhưng tác giả Hồ Chí Minh thì đang trong hoàn cảnh bị ngược đãi về thể xác, chịu cảnh tù đày thì làm sao phong lưu uống rượu, ngắm hoa, thưởng trăng như người xưa được. Tuy nhiên dù thân thể có chịu giam cầm, không có những chất xúc tác để có thể phong hoa bướm nguyệt nhưng tác giả vẫn cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên hoang dã. Cảnh buổi đẹp với ánh trăng soi sáng, vằng vặc, chung thủy vẹn nguyên khiến cho tác giả không thể nào bỏ qua được. “Khó hững hờ” thể hiện cái đẹp của ánh trăng của thiên nhiên đã làm tác giả động lòng không thể nào làm ngơ.
“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia
( Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ).
hai câu thơ này, thể hiện sự hòa hợp về tâm hồn của tác giả và ánh trăng. Họ như hai người bạn thân lâu ngày gặp lại nhìn thấy nhau vui mừng khôn xiết, trong đôi mắt như đang rưng rưng nhạt nhòa xúc động. Trăng đã được tác giả sử dụng biện pháp nhân cách hóa để trở thành một con người. Một người bạn thân, đang nhìn ngắm người thân thương của mình một cách say đắm. Tác giả nhìn ánh trăng ngây thơ, hồn nhiên, trong veo thánh thiện như thuở nào. Lòng tác giả chợt trào dâng niềm xúc động mạnh mẽ, ước muốn tự do được trở về quê hương đất nước dâng lên mãnh liệt. Bài thơ không ồn ào. Mà xuyên suốt nó là sự im lặng của con người và thiên nhiên. Trong cái mênh mông bao la đó chỉ có con người và ánh trăng đang ngắm nhìn nhau. Tuy cả hai không nói điều gì những trái tim đã nói hộ ngàn lời muốn nói.
Câu in đậm là câu phủ định ha!
Sống trong môi trường xã hội với những phân hóa đa dạng về đạo đức , hàng ngày các bạn học sinh cũng như bao con nguời bình thường khác tiếp xúc , giao tiếp và gặp gỡ khá nhiều người. Song, khác với những lao động khác, lao động dưới hình thức học tập của học sinh diễn ra trong môi trường học đường, môi trường mang tính giáo dục cao. Được sống, được giáo dục từ nhỏ qua các cấp học, bậc học vì thế lời ăn tiếng nói cũng được nuôi dưỡng để ngày một hoàn thiện, đúng mực hơn. Đánh giá một con người, trước hết người ta dựa vào căn cứ ban đầu là lời ăn, tiếng nói của người đó. Vậy lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh , thanh lịch được đánh giá qua những chuẩn mực nào . Truớc hết , đó là những lời nói không bậy bạ , sai trái , không văng tục chửi thề . "Văn minh" là hội nhập theo cái mới, cái đúng đắn hiện có mà hàng ngày con người, xã hội đang từng bước hoàn thiện. Để lời ăn, tiếng nói thực sự là của một học sinh văn minh, thanh lịch thì chính bản thân học sinh đó trước tiên phải tự ý thức về suy nghĩ về lời nói của bản thân mình. Suy nghĩ dẫn dắt lời nói vì thế phải nghĩ sao cho đúng để xưng hô , nói năng cho phù hợp .Nếu như khi giao tiếp với thầy cô, giáo sẽ khác như khi giao tiếp với gia đình, bạn bè; mỗi giao tiếp sẽ có những chuẩn mực riêng. Bằng nhận thức của bản thân cùng với lợi thế là hàng ngày sống, học tập trong môi trường, chúng ta hãy cùng nhau giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt bằng những lời nói văn minh , thanh lịch hàng ngày.