K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 3 2020

1. Nội dung: Bài thơ có 2 lớp nghĩa:

- Nghĩa đen: nói về việc đi đường núi.

- Nghĩa bóng: ngụ ý nói về con đường cách mạng, đường đời. Bác Hồ muốn nêu lên một chân lí, nêu bài học rút ra từ cuộc sống hằng ngày của Bác: con đường cách mạng là lâu dài, là vô vàn gian khổ nhưng nếu kiên trì, bền bỉ để vượt qua gian lao, thử thách thì nhất định sẽ thắng lợi rực rỡ.

2. Nghệ thuật:

- Bài thơ Đi đường chủ yếu thiên về suy nghĩ và triết lí. Song triết lí mà không hề có giọng triết lí, nêu bài học đường đời mà không hề lên lớp dạy đời. Chỉ là những vần thơ giống như lời kể chuyện, tâm sự của Bác. Nhưng đã nói lên thật sâu sắc thuyết phục một chân lí, một đạo lí lớn.

- Bốn câu thơ bình dị mà cô đọng, kiệm ngôn từ, ý và lời chặt chẽ, logic vừa tự nhiên vừa chân thực lại vừa chứa đựng tư tưởng sâu xa.

28 tháng 3 2020

Nếu con đường đó là con đường cách mạng thì chân lí tất yếu nêu trên lại càng sáng tỏ. Cuộc đời phấn đấu, hi sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương chói lọi. Trên con đường cách mạng đầy chông gai, sóng gió, với trí tuệ sáng suốt, ý chí và nghị lực tuyệt vời, Người đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam vượt qua mọi gian lao, thử thách để lên đến đỉnh cao vinh quang của thời đại. Từ chuyện đi đường tưởng như rất đỗi bình thường, người chiến sĩ cộng sản lão thành Hồ Chí Minh đã dạy chúng ta một bài học nhân sinh thiết thực và bổ ích.

29 tháng 1 2021

Nhà thơ Thế Lữ sinh năm 1907 mất năm 1989, tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, sinh tại ấp Thái Hà, Hà Nội. Quê quán: làng Phù Đổng, huyện Tiên Du (nay là Tiên Sơn), tỉnh Bắc Ninh.Thuở nhỏ, Thế Lữ học ở Hải Phòng. Năm 1929, học xong bậc Thành chung, ông vào học Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương, sau đó một năm (1930), ông bỏ học. Năm 1932, Thế Lữ bắt đầu tham gia Tựlực văn đoàn và là một trong những cây bút chủ lực của báo Phong hoá, Ngày nay. Năm 1937, ông bắt đầu hoạt động sân khấu, làm diễn viên, đạo diễn, lưu diễn tại các tỉnh miền Trung... và có hoài bão xây dựng nền sân khâu dân tộc. Cách mạng tháng Tám, ông hào hứng chào đón cách mạng, và lên Việt Bắc tham gia kháng chiến.Tác giả đã xuất bản: Mấy vần thơ (thơ, 1935); Vàng và máu (truyện, 1934); Bên đường Thiên lôi (truyện, 1936),... Ngoài ra Thế Lữ viết nhiều kịch bản: Cụ Đạo sư ông (kịch, 1946); Đoàn biệt động (1947); Đợi chờ (1949); Tin chiến thắng Nghĩa Lộ (1952); Thế Lữ cũng là dịch giả của nhiều vở kịch của sếch-xpia, Gơ-tơ, Sin-le và Pô-gô-đin,...Thế Lữ là một trong những nhà thơ hàng đầu của phong trào Thơ mới. Bài Nhớ rừng đă gắn liền với tên tuổi của ông. Nói đến Thế Lữ không thể không nói đến Nhớ rừng.Sự xuất hiện của phong trào Thơ mới những năm đầu thế kỉ XX đã tạo ra sự bùng nổ mãnh liệt, một cuộc cách mạng thật sự trong địa hạt văn chương, nhất là thơ. Những thể thơ cũ (tiêu biểu từ thơ Đường luật) với khuôn khổ cứng nhắc, niêm luật gò bó đã không dung chứa nổi, không còn phù hợp với những tư tưởng, cảm xúc dào dạt, mới mẻ, lúc nào cũng chỉ chực tung phá. Đổi mới thể thơ, đổi mới hình thức câu thơ, các nhà thơ mới đồng thời đưa vào đó những dòng cảm xúc dạt dào, mạnh mẽ, tựa như những dòng nham thạnh bỏng đang tuôn chảy tràn trề. Nhớ rừng là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho trào lưu mới này.

Em tham khảo :

Nhớ Rừng không thể thoát ra khỏi nỗi buồn, "tâm bệnh của thời đại" bấy giờ. Nhưng bài thơ đặc sắc chính bởi vì tạo nên điểm gặp gỡ giữa sự u uất của người dân mất nước và tâm trạng bất hoà bất lực trước thực tại của thế hệ thanh niên trí thức tiểu tư sản. Qua đó khơi lên niềm khát khao tự do chính đáng.Giàu cảm hứng lãng mạn và cảm xúc mãnh liệt, Nhớ Rừng đã lan toả một hồn thơ hối thúc và nhiều hình ảnh thơ đầy ấn tượng miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng. Thành công của Thế Lữ là đã thể hiện một trí tuởng tượng phong phú khi mượn hình ảnh con hổ trong vườn bách thú để nói hộ cho những tâm sự kín đáo sâu sắc của mình. Qua đó diễn tả nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, đồng thời khơi lên tình cảm yêu nước của người dân thuở ấy.

 

3 tháng 1 2018



Nhà thơ Thế Lữ sinh năm 1907 mất năm 1989, tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, sinh tại ấp Thái Hà, Hà Nội. Quê quán: làng Phù Đổng, huyện Tiên Du (nay là Tiên Sơn), tỉnh Bắc Ninh.Thuở nhỏ, Thế Lữ học ở Hải Phòng. Năm 1929, học xong bậc Thành chung, ông vào học Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương, sau đó một năm (1930), ông bỏ học. Năm 1932, Thế Lữ bắt đầu tham gia Tựlực văn đoàn và là một trong những cây bút chủ lực của báo Phong hoá, Ngày nay. Năm 1937, ông bắt đầu hoạt động sân khấu, làm diễn viên, đạo diễn, lưu diễn tại các tỉnh miền Trung... và có hoài bão xây dựng nền sân khâu dân tộc. Cách mạng tháng Tám, ông hào hứng chào đón cách mạng, và lên Việt Bắc tham gia kháng chiến.Tác giả đã xuất bản: Mấy vần thơ (thơ, 1935); Vàng và máu (truyện, 1934); Bên đường Thiên lôi (truyện, 1936),... Ngoài ra Thế Lữ viết nhiều kịch bản: Cụ Đạo sư ông (kịch, 1946); Đoàn biệt động (1947); Đợi chờ (1949); Tin chiến thắng Nghĩa Lộ (1952); Thế Lữ cũng là dịch giả của nhiều vở kịch của sếch-xpia, Gơ-tơ, Sin-le và Pô-gô-đin,...Thế Lữ là một trong những nhà thơ hàng đầu của phong trào Thơ mới. Bài Nhớ rừng đă gắn liền với tên tuổi của ông. Nói đến Thế Lữ không thể không nói đến Nhớ rừng.Sự xuất hiện của phong trào Thơ mới những năm đầu thế kỉ XX đã tạo ra sự bùng nổ mãnh liệt, một cuộc cách mạng thật sự trong địa hạt văn chương, nhất là thơ. Những thể thơ cũ (tiêu biểu từ thơ Đường luật) với khuôn khổ cứng nhắc, niêm luật gò bó đã không dung chứa nổi, không còn phù hợp với những tư tưởng, cảm xúc dào dạt, mới mẻ, lúc nào cũng chỉ chực tung phá. Đổi mới thể thơ, đổi mới hình thức câu thơ, các nhà thơ mới đồng thời đưa vào đó những dòng cảm xúc dạt dào, mạnh mẽ, tựa như những dòng nham thạnh bỏng đang tuôn chảy tràn trề. Nhớ rừng là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho trào lưu mới này.

4 tháng 1 2018

Nhớ Rừng không thể thoát ra khỏi nỗi buồn, "tâm bệnh của thời đại" bấy giờ. Nhưng bài thơ đặc sắc chính bởi vì tạo nên điểm gặp gỡ giữa sự u uất của người dân mất nước và tâm trạng bất hoà bất lực trước thực tại của thế hệ thanh niên trí thức tiểu tư sản. Qua đó khơi lên niềm khát khao tự do chính đáng.Giàu cảm hứng lãng mạn và cảm xúc mãnh liệt, Nhớ Rừng đã lan toả một hồn thơ hối thúc và nhiều hình ảnh thơ đầy ấn tượng miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng. Thành công của Thế Lữ là đã thể hiện một trí tuởng tượng phong phú khi mượn hình ảnh con hổ trong vườn bách thú để nói hộ cho những tâm sự kín đáo sâu sắc của mình. Qua đó diễn tả nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, đồng thời khơi lên tình cảm yêu nước của người dân thuở ấy.

24 tháng 12 2018
Nhớ Rừng không thể thoát ra khỏi nỗi buồn, "tâm bệnh của thời đại" bấy giờ. Nhưng bài thơ đặc sắc chính bởi vì tạo nên điểm gặp gỡ giữa sự u uất của người dân mất nước và tâm trạng bất hoà bất lực trước thực tại của thế hệ thanh niên trí thức tiểu tư sản. Qua đó khơi lên niềm khát khao tự do chính đáng.Giàu cảm hứng lãng mạn và cảm xúc mãnh liệt, Nhớ Rừng đã lan toả một hồn thơ hối thúc và nhiều hình ảnh thơ đầy ấn tượng miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng. Thành công của Thế Lữ là đã thể hiện một trí tuởng tượng phong phú khi mượn hình ảnh con hổ trong vườn bách thú để nói hộ cho những tâm sự kín đáo sâu sắc của mình. Qua đó diễn tả nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, đồng thời khơi lên tình cảm yêu nước của người dân thuở ấy.
15 tháng 1 2019

Nhớ Rừng không thể thoát ra khỏi nỗi buồn, "tâm bệnh của thời đại" bấy giờ. Nhưng bài thơ đặc sắc chính bởi vì tạo nên điểm gặp gỡ giữa sự u uất của người dân mất nước và tâm trạng bất hoà bất lực trước thực tại của thế hệ thanh niên trí thức tiểu tư sản. Qua đó khơi lên niềm khát khao tự do chính đáng.Giàu cảm hứng lãng mạn và cảm xúc mãnh liệt, Nhớ Rừng đã lan toả một hồn thơ hối thúc và nhiều hình ảnh thơ đầy ấn tượng miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng. Thành công của Thế Lữ là đã thể hiện một trí tuởng tượng phong phú khi mượn hình ảnh con hổ trong vườn bách thú để nói hộ cho những tâm sự kín đáo sâu sắc của mình. Qua đó diễn tả nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, đồng thời khơi lên tình cảm yêu nước của người dân thuở ấy.

11 tháng 4 2019

Trăng - người bạn tâm tình, trăng - nguồn cảm hứng dạt dào, bất tận của thi sĩ muôn đời. Trong thơ văn đông tây kim cổ, đã có biết bao bài thơ hay viết về trăng, để lại ấn tượng không phai mờ trong trái tim người đọc. Một trong những tác giả viết nhiều về trăng là Hồ Chí Minh. Suốt cuộc đời cách mạng gian truân và vẻ vang của Bác, Bác luôn coi trăng là tri âm, tri kỉ.

Bài thơ "Ngắm trăng" ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt: giữa chốn lao tù tăm tối của chế độ Tưởng Giới Thạch, thi sĩ - người tù tay bị xích, chân bị cùm. thân thể đọa đày nơi ngục lạnh mà lòng thanh thản thưởng thức vẻ đẹp của một đêm trăng sáng:

"Ngục trung vô tửu diệc vô hoa

Đối thử lương tiêu nại nhược hà? ”

(Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ).

Câu thơ mở đầu tả thực cảnh lao tù khắc nghiệt: "không rượu cũng không hoa". Trong tù làm gì có rượu và hoa là những thứ vốn để tạo thi hứng cho tâm hồn thi sĩ? Xưa nay, uống rượu ngắm trăng, uống rượu thưởng hoa là chuyện thường tình. Nhưng ở đây, trong hoàn cảnh lao tù này, cái "không rượu" chồng lên cái "không hoa"... Hiện thực xám ngắt và lạnh lẽo phủ định tất cả.

Ấy thế nhưng trong huyết mạch Bác, trong trái tim yêu đời bao la của Người cảm hứng vẫn dạt dào, nồng đượm khiến Người phải thốt lên: "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ". Ánh trăng thanh khiết vời vợi kia như thúc giục, như mời gọi thi nhân hãy ra giữa chốn tự do mà giao hòa, chia sẻ. Thế nhưng nghiệt nỗi hoàn cảnh trói buộc con người. Con người đang bị giam hãm, cho nên việc thưởng ngoạn chỉ thu gọn trong một cử chỉ âm thầm, lặng lẽ:

"Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia

( Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ).

Bác lặng lẽ, say mê ngắm ánh trăng sáng ngoài cửa sổ. Bốn bức tường giam chật hẹp không ngăn được cảm xúc mênh mông, Bác thả hồn theo ánh trăng và gửi gắm vào đó khát vọng tự do khôn cùng của mình. Thoảng đâu đây lời thì thầm tâm sự: "Trăng ơi, trăng có hiểu cho lòng ta yêu trăng đến độ nào?". Sự thổ lộ giãi bày chấn thành tự trong sâu thẳm hồn người đã được trăng cảm động và chia sẻ. Ánh trăng lung linh bỗng chốc sống động, linh hoạt hản lên: "Trăng nhòm khe cửa ngắm
nhà thơ". Trước sự hiện diện của trăng đẹp, cái hiện thực tối tăm u ám của nhà tù dường như bị xoá tan, nhường chỗ cho mối giao hòa thiêng liêng giữa nhà thơ tự do và thiên nhiên vĩnh cửu. Bác hướng cái nhìn vào ánh trăng sáng trong đêm lao ngục cũng như bao lần khác; trong hoàn cảnh sống gian nan, Người luôn hướng tới cái đẹp của cuộc dời.

Suốt bài thơ, không có một âm thanh, một tiếng động nào dù là nhỏ. Sự im lặng tuyệt đối ấy tôn lên cái sâu thẳm của hồn người, hồn tạo vật. Người ngắm trăng, trăng ngắm người trong lặng lẽ. Không nói mà nói bao điều. Giữa bao bài thơ trăng, bài "Ngắm trăng" của Hồ Chí Minh mang vẻ đẹp giản dị mà khác lạ. Bốn câu, hai mươi tám chữ, ngắn gọn là vậy mà hàm chứa tuyệt vời sâu sắc về đạo đức, phẩm giá và phong cách của một con người chân chính.

1) giới thiệu tập thơ" nhật ký trong tù" của chủ tịch HCM2) em hãy so sánh đối chiếu giữa nguyên tác với bản dịch nghĩa và bản dịch thơ của bài thơ " đi đường"3) tìm và phân tích giá trị của phép điệp ngữ đc sử dụng nhiều lần trong bài thơ " đi đường" khoảng 12-15 câu4) trong tập thơ " nhật ký trong tù" có những câu thơ- sống ở trên đời người cũng vậygian nan rèn luyện mới thành...
Đọc tiếp

1) giới thiệu tập thơ" nhật ký trong tù" của chủ tịch HCM

2) em hãy so sánh đối chiếu giữa nguyên tác với bản dịch nghĩa và bản dịch thơ của bài thơ " đi đường"

3) tìm và phân tích giá trị của phép điệp ngữ đc sử dụng nhiều lần trong bài thơ " đi đường" khoảng 12-15 câu

4) trong tập thơ " nhật ký trong tù" có những câu thơ

- sống ở trên đời người cũng vậy

gian nan rèn luyện mới thành công

- nghĩ mình trong bước gian truân

tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng 

a) những ý thơ trên giống với Ý thơ nào trong bài thơ " đi đường"

b) có thể rút ra bài học gì từ những câu thơ này

c) từ các câu thơ trên hãy viết thành một đoạn văn. Trong đoạn văn có sử dụng câu trần thuật để bộc lộ cảm xúc, câu trần thuật để thể hiện nghi vấn

0
23 tháng 3 2023

 

‘’Ngắm trăng’’ là một trong những tác phẩm của Hồ Chủ Tịch, ngài là một nhà văn nhà thơ lỗi lạc. Một chiến sĩ cách mạng một doanh nhân văn hóa thế giới. tác phẩm ngắm trăng  trích Nhật Kí Trong Tù sáng tác vào tháng 8 năm 1942 vào Bác bị bắt giam ở Quảng Tây. bài thơ nói về tinh thần lạc quan của Bác trong cảnh tù đầy,tình yêu mãnh liệt của mình đối với áng trăng.

 

23 tháng 3 2023

Hồ Chí Minh một người anh hùng vĩ đại vì ham muốn giải phóng đất nước nên đã không ngại tìm đường cứu nước. Sau bao nhiêu năm bôn ba nơi đất người xa lạ Bác đã hết mình cống hiến cho cách mạng Việt Nam. Năm 1941 tại Pác Pó Bác làm công vụ dịch Sử Đảng ở chiến khu Việt Bắc đã sáng tác ra bài thơ Tức Cảnh Pác Bó. Tác phẩm đã toát lên tinh thần vũng chắc phong thái ung dung của Bác trong hoàn cảnh khó khăn và đầy gian khổ nhưng vẫn luôn hòa mình với thiên nhiên

1 tháng 4 2019

Tố Hữu là nhà thơ có nhiều cống hiến cho cách mạng và thơ ca Việt Nam. Ở ông có sựthống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ ca. Ông được xem là lá cờ đầu, cánh chim đầu đàn của thơ ca cách mạng với những vần thơlàm rung động trái tim của nhiều thế hệ người đọc khi ông viết về lí tưởng, Tổ quốc, BácHồ, người lính, người mẹ.Bài thơ “Khi con tu hú” là một trong số những tác phẩm tiêu biểu của tập thơ “Từ ấy”.Đó là tiếng lòng của chàng thanh niên 19 tuổi say mê lí tưởng, tha thiết yêu đời, hăng háihoạt động, bị giam cầm, tách biệt với cuộc sống bên ngoài. Khổ thơ đầu của bài thơ đã khắc họa vẻ đẹp một bức tranh mùa hè trong tâm tưởngngười chiến sĩ cách mạng khi bị trói buộc trong nhà tù đế quốc; bốn dòng cuối là tâmtrạng bất bình trong cảnh ngục tù.

1 tháng 4 2019

Nguyễn Doãn Hải Linh ko có j

13 tháng 8 2019

A. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả tác phẩm: “Ngắm trăng” là bài thơ nổi tiếng của chủ tịch Hồ Chí Minh, được viết khi Người đang bị giam giữ ở nhà tù Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc.

- Khái quát nội dung tác phẩm: Bài thơ đã thể hiện tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan của Bác trong cảnh ngục tù tối tăm.

B. Thân bài:

Luận điểm 1: Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác

- Xưa nay, thi nhân khi gặp cảnh trăng đẹp sẽ mang rượu ra, ngồi dưới ánh trăng thư thái uống rượu, thưởng hoa, ngắm trăng, làm thơ. Đây được coi là thú vui tao nhã, đầy lãng mạn và thi vị.

- Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác:

+ Thời gian: nửa đêm

+ Không gian: trong tù, nơi chỉ có 4 bức tường tối tăm và xiềng xich.

+ Điều kiện: “vô tửu diệc vô hoa” (không rượu cũng không hoa)

⇒ Hoàn cảnh đặc biệt thiếu thốn, gian khổ, ở cái nơi mà người ta chỉ có thể nghĩ đến cái chết, sự tra tấn, đau khổ nhưng dường như Bác đã quên đi hoàn cảnh và thân phận tù nhân của mình mà thoải mái đứng ngắm trăng, làm thơ.

- Tâm trạng của Bác trước cảnh trăng “khó hững hờ”:

+ Câu thơ thứ 2 là một câu hỏi tu từ, thể hiện tâm trạng bối rối, xao xuyến trước cảnh đẹp ngoài song sắt.

+ Trước cảnh trăng đẹp như vậy nhưng Bác lại không có rượu để đáp lại tình tứ của ánh trăng, điều này lại càng làm thi nhân bối rối hơn.

Luận điểm 2: Tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác

- Tình yêu thiên nhiên đến say mê của Bác:

+ Qua song sắt nhà tù, Bác vẫn cảm nhận được vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên, của ánh trăng. Xiềng xích nhà tù chỉ có thể trói được thân thể Bác chứ không thể ngăn được tâm hồn thi nhân bay đến với thiên nhiên rộng lớn.

+ Hai câu thơ 3, 4 đối nhau: Mỗi câu thơ chia làm 3, 1 bên là “nhân” (chỉ thi nhân), 1 bên là “nguyệt” (trăng), và ở giữa là song sắt nhà tù. Cấu trúc đối này đã vẽ ra hoàn cảnh thực tại (song sắt nhà tù chia rẽ người và trăng), nhưng chính từ đó, người đọc lại thấy nổi bật lên đó là sự giao thoa, sự hòa quyện giữa thi nhân với ánh trăng, với thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh, Qua đó thể hiện tình bạn tri âm tri kỉ đầy xúc động giữa nhà thơ với trăng.

- Phong thái ung dung, ý chí, nghị lực kiên cường của người chiến sĩ cách mạng

+ Trong cảnh ngục tù tối tắm, Bác Hồ vẫn thể hiện được ý chí, nghị lực phi thường. phong thái ung dung, tự tại, không vướng bận vật chất. bác vẫn ngắm trăng, vẫn hòa mình vào thiên nhiên dù tay chân đang bị kìm kẹp bởi xiềng bởi xích

+ Hình ảnh Bác hướng về ánh trăng qua song sắt nhà tù đã cho thấy dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, Bác vẫn luôn đau đáu hướng về bầu trời tự do, về tương lai tươi sáng của đất nước. Ánh trăng ấy hay chính là ánh sáng hi vọng mãnh liệt của một người chiến sĩ cách mạng một long muốn giải phóng dân tộc.

Luận điểm 3: Nghệ thuật

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị, ngắn gọn mà hàm súc.

- Nghệ thuật đối, nhân hóa trăng như người bạn tri âm tri kỉ

C. Kết bài:

- Khái quát lại giá trị của bài thơ: Bài thơ là sự thành công về cả nỗi dung lẫn nghệ thuật, giúp người đọc hiểu thêm về Bác với những phẩm chất, lối sống cao đẹp.

- Liên hệ, đánh giá: Liên hệ đến các bài thơ “Tức cảnh Pác Pó”, “Đi đường” để thấy được dù trong hoàn cảnh nào, những phẩm chát của Bác vẫn luôn sáng ngời.

14 tháng 8 2019

Tham khảo:

A. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Từ xưa đến nay, trăng luôn là nguồn đề tài vô tận, là nguồn cảm hứng mãnh liệt cho các nhà văn, nhà thơ. Đặc biệt, đối với Hồ Chí Minh, trăng như một người bạn tâm tình, tri kỉ, luôn đồng hành cùng Người trên suốt chặng đường cứu nước gian khổ.

- Khái quát giá trị: Bài thơ “Ngắm trăng” đã thể hiện tình cảm đặc biệt giữa thi nhân với trăng, thông qua đó bộc lộ phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng.

B. Thân bài:

1. Luận điểm 1: Nguồn gốc xuất xứ

- Trích trong tập “Nhật kí trong tù” được sáng tác vào năm 1942, khi Bác đang bị giam giữ ở nhà tù Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc.

- Tập “Nhật kí trong tù” nói chung và bài thơ “Ngắm trăng” nói riêng đã thể hiện tâm hồn thi nhân cao đẹp, ý chí kiên cường của một chiến sĩ cách mạng, cùng nghệ thuật thi ca đặc sắc.

2. Luận điểm 2: Cảm nhận về nội dung

* Bài thơ “Ngắm trăng” thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu trăng, và tâm hồn thi nhân lãng mạn, cao đẹp của Hồ Chí Minh

- Hoàn cảnh ngắm trăng đặc biệt: “Ngục trung vô tửu diệc vô hoa” (Trong tù không rượu cũng không hoa)

+ Người xưa uống rượu, thưởng hoa, ngắm trăng, đối thơ, còn Bác ngắm trăng trong ngục tù, nơi ấy không có “tửu”, không có “hoa”, mà chỉ có xiềng xích và bóng tối.

- Tình yêu thiên nhiên, cái “cảm” đối với vẻ đẹp của thiên nhiên:

+ Qua song sắt nhà tù, Bác vẫn cảm nhận được vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên, của ánh trăng. Xiềng xích nhà tù chỉ có thể trói được thân thể Bác chứ không thể ngăn được tâm hồn thi nhân bay đến với thiên nhiên rộng lớn.

+ Hai câu thơ 3, 4 đối nhau: Mỗi câu thơ chia làm 3, 1 bên là “nhân” (chỉ thi nhân), 1 bên là “nguyệt” (trăng), và ở giữa là song sắt nhà tù. Cấu trúc đối này đã vẽ ra hoàn cảnh thực tại (song sắt nhà tù chia rẽ người và trăng), nhưng chính từ đó, người đọc lại thấy nổi bật lên đó là sự giao thoa, sự hòa quyện giữa thi nhân với ánh trăng, với thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh, Qua đó thể hiện tình bạn tri âm tri kỉ đầy xúc động giữa nhà thơ với trăng.

* Bài thơ “Ngắm trăng” còn thể hiện ý chí, nghị lực kiên cường của người chiến sĩ cách mạng.

- Trong cảnh ngục tù tối tắm, Bác Hồ vẫn thể hiện được ý chí, nghị lực phi thường. phong thái ung dung, tự tại, không vướng bận vật chất. bác vẫn ngắm trăng, vẫn hòa mình vào thiên nhiên dù tay chân đang bị kìm kẹp bởi xiềng bởi xích

- Hình ảnh Bác hướng về ánh trăng qua song sắt nhà tù đã cho thấy dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, Bác vẫn luôn đau đáu hướng về bầu trời tự do, về tương lai tươi sáng của đất nước. Ánh trăng ấy hay chính là ánh sáng hi vọng mãnh liệt của một người chiến sĩ cách mạng một long muốn giải phóng dân tộc.

3. Luận điểm 3: Cảm nhận về nghê thuật

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích, bộc lộ trực tiếp tâm trạng của nhận vật trữ tình.

- Nghệ thuật đối được sử dụng tinh tế, thể hiện giá trị tư tưởng của bài thơ.

C. Kết bài:

- Cảm nhận chung: bài thơ “Ngắm trăng” đã thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn thi nhân cao đẹp cùng phong thái ung dung, tự tại và ý chí kiên cương, không chịu khuất phục trước số phận của Hồ Chí Minh.

- Liên hệ: Nhà phê bình Hoài Thanh đã có nhận xét vô cùng chính xác: “Thơ Bác đầy trăng”.