Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài thơ "Nắng mới" là minh chứng cho tài năng nghệ thuật của Lưu Trọng Lư. Tác phẩm đã để lại nhiều suy tư, cảm nhận trong lòng độc giả về tình yêu thương, nỗi nhớ mà một người con dành cho mẹ mình. Ấn tượng nhất phải kể đến mạch cảm xúc đan xen giữa quá khứ và hiện tại. Nếu ở hiện tại, không gian được tác giả nhìn với vẻ xơ xác, tiêu điều thì trong quá khứ, nó lại vui tươi, tràn ngập màu sắc. Ánh nắng xuất hiện xuyên suốt tác phẩm dường như tượng trưng cho chính tâm hồn nhà thơ. "Nắng mới" reo vui khi có mẹ bên cạnh, rượi buồn "hắt bên song" khi bà vắng bóng. Điều này thể hiện nỗi nhớ mãnh liệt, tình yêu thương da diết nhà thơ muốn gửi đến người mẹ ở thế giới bên kia. Bên cạnh giá trị nội dung sâu sắc, tác phẩm còn thành công cả về khía cạnh nghệ thuật. Lời thơ bình dị, nhẹ nhàng kết hợp với ngôn ngữ giàu sức gợi hình đã giúp bài thơ để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả. Chẳng cần sự đột phá, chẳng cần những điển tích, điển cố, "Nắng mới" vẫn mang vẻ đẹp rất riêng. Nó gần gũi, thân thuộc như chính làng quê Việt Nam, như người mẹ tảo tần, hiền dịu. Nhưng cũng chính điều này đã làm nên cái nổi bật cho tác phẩm, thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật của Lưu Trọng Lư. Đồng thời, giúp bài thơ có được sức sống trường tồn trong lòng bao thế hệ bạn đọc.
- Đoạn thơ đầu:
+ Nhà thơ đã khẳng định hạt gạo thấm đẫm hương vị phù sa của dòng sông quê hương.
+ Hạt gạo kết tinh của đất trời, từ những gì tinh túy nhất của thiên nhiên. + Hạt gạo còn mang hương thơm của những bông sen trong hồ nước đầy
+ Trong những hạt gạo thơm dẻo ấy còn có cả lời hát ngọt bùi đắng cay - kết tinh của quá trình lao động chăm chỉ của người nông dân
=> Tác giả nhắn nhủ chúng ta biết các trân trọng từng hạt gạo được làm ra bởi nó không chỉ là kết tinh từ những gì tinh túy nhất của đất trời mà còn là của người nông dân "chân lấm tay bùn"
- Đoạn thơ thứ hai:
+ Một lần nữa nhà thơ nhấn mạnh để có được hạt gạo dẻo thơm trong mỗi bữa ăn khong phải điều dễ dàng mà phải trải qua "bão tháng bảy", "mưa tháng ba" - những hiện tượng thiên tai gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người.
+ Hơn nữa người nông dân còn phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt: trưa tháng sáu
+ Biện pháp so sánh "Nước như ai nấu chết cả cá cờ" - khắc họa sự khắc nghiệt của thời tiết nhưng "mẹ"-người nông dân vẫn xuống đồng cấy lúa
=> Gợi sự thương cảm cho những người nông dân trong quá trình lao động phải đối diện với biết bao khó khăn của thời tiết.
- Đoạn thơ thứ ba: hạt gạo làng ta gắn với những năm chống Mỹ đồng thời nói lên tình trạng nước ta lúc bấy giờ
+ Hạt gạo gắn với lịch sử dân tộc dường như chính bản thân hạt gạo ấy đã đóng góp giúp thế hệ trẻ lên đường đánh giặc
+ Nghệ thuật so sánh "Những năm băng đạn/ Vàng như lúa đồng" -> Hạt gạo làng ta đã cùng đồng hành với con người xuyên suốt thời gian lịch sử trợ giúp con người bảo vệ độc lập Tổ quốc
- Nghệ thuật: lối thơ hiện đại với ngôn từ phóng khoáng không hề gò bó, tứ thơ kiểu mới giàu cảm xúc, dễ thể hiện tình cảm; hình ảnh thơ gần gũi các biện pháp tu từ được kết hợp nhuần nhuyễn
- Nội dung: Cho thấy sự vất vả của người nông dân khi làm ra hạt gạo nuôi sống con người và tầm quan trọng của hạt gạo xuyên suốt chiều dài lịch sử --> biết trân quý hơn về ý nghĩa của sự lao động sớm nắng chiều mưa của người dân chân lấm tay bùn để tạo ra hạt vàng đáng quý không chỉ sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá.
Thamk hảo
Ai đã từng đọc những truyện ngắn của nhà văn người Mỹ O’Hen-ri (1862 –1910) hẳn sẽ cảm nhận một điều: từ hiện thực cuộc sống đầy rẫy những bất công vô lý, đem đến bao bất hạnh cho những cuộc đời nghèo khổ, nhà văn luôn khơi dậy được vẻ đẹp tâm hồn những con người qua những tình huống truyện bất ngờ, cảm động. “Chiếc lá cuối cùng” là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn đầy ắp tình thương yêu và niềm tin với con người, một bức thông điệp “tình đời trong chiếc lá “khẳng định sứ mạng và sức mạnh của nghệ thuật chân chính. Tình người ấy trước hết biểu hiện ở nhân vật cụ Bơ-men, rồi đến nhân vật Xiu.
Khi đọc "Chiếc lá đầu tiên" - Hoàng Nhuận Cầm, em không khỏi xúc động trước những kỉ niệm đẹp đẽ đã qua của nhân vật trữ tình. Trong hai khổ thơ đầu, nhân vật trực tiếp bày tỏ nỗi niềm tiếc nuối bởi thời gian trôi chảy nhanh "Em thấy không, tất cả đã xa rồi/ Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ". Theo dòng hồi tưởng, con người nhớ về kỉ niệm thuở ấu thơ với "hoa súng, tiếng ve, chùm phượng hồng". Đây chính là những hình ảnh đẹp đẽ, gắn bó cùng tuổi học trò hồn nhiên, trong sáng. Ở các khổ thơ tiếp theo, chủ thể trữ tình tiếp tục bộc lộ tình cảm nhớ thương, hoài niệm về trường lớp, thầy cô và bạn bè. Bằng việc sử dụng điệp cấu trúc "Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu" tác giả đã nhấn mạnh dòng cảm xúc mãnh liệt, đậm sâu như dâng trào trong lòng người. Thời gian trôi đi, mang theo những kỉ niệm tươi đẹp, hồn nhiên nhất. Với ngôn ngữ thơ giản dị, giàu sức gợi, hình ảnh quen thuộc, Hoàng Nhuận Cầm thật thành công khi tái hiện một cách chân thực và sâu sắc những khoảnh khắc ngồi trên ghế nhà trường. Qua đây, ta cũng cảm nhận được tâm hồn lãng mạn, trái tim chân thành của tác giả.