K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bạn tham khảo ;

Trong suốt những năm hoc, em đã được học rất nhiều bài thơ do Bác Hồ sáng tác. Nhưng trong số đó em thích nhất là bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Nguyển Ái Quốc. Bài thơ đã nói lên những khó khăn của Bác Hồ khi Bác sống và làm việc ở Pác Bó. Dù có khó khăn gian khổ nhưng Bác Hồ vẩn vượt qua được chính điều đó đã làm cho tôi suy nghĩ rất nhiều về bài thơ này. “Sáng ra bờ suối tối vào hang Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cách mạng thiệt là sang” Ngay từ tiêu đề của bài thơ đã thấy một cái gì đó như bột phát lam nhà thơ phải sáng tác “Tức cảnh” có lẽ là nơi hang cùng, rừng rận, tức cảnh vật nơi đây nhà thơ đã bột phát ra ý thơ và sáng tác ra bài thơ này. Mờ đầu bài thơ Bác Hồ đã cho ta thấy những khó khăn gian nan của Bác Hồ khi sống ở Pác Bó: “Sáng ra bờ suối tối vào hang Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng” Khi ở Pác Bó chĩ có một mình Bác nên Bác rất lá cô đơn nên Bác chỉ còn biết “ sáng ra suối” để làm những việc gì đó còn vào buổi tối Bác chĩ còn biết la “ tối vào hang”. Khi ban ngày Bác đã ra suối thì ban đêm Bác chĩ còn biết trở về lại hang của mình để nghĩ ngơi sau một ngày ra suối. cảnh sinh hoạt hằng ngày của Bác ở Pác Bó chĩ đơn giản như vậy thui. Chĩ những điều đó cũng chứng tỏ Bác là một người đơn giản không thích sự cầu kì trong cuộc sống. Ở đây thức ăn của Bác cũng rất là đơn giản. Hằng ngày, thức ăn của Bác chĩ có “cháo bẹ rau măng” rất là đơn giản. Vì nơi rừng sâu nên thức ăn của Bác cũng không được sang trọng lắm. Bác đã tận dụng những gì có được ở Pác Bó chế biến thành thức ăn của mình. “Cháo bẹ rau măng” là nhửng gì có trong thiên nhiên nhất là ở rừng. Chĩ hai câu thơ đầu Bác Hồ đã nêu lên những khó khăn của mình khi ở Pác Bó. Nhưng có khó khăn đấn mấy thì Bác Hồ vẫn trải qua và có một cuộc sống rất là đơn giản ở Pác Bó Đến hai câu thơ tiếp theo Bác Hồ đã cho chúng ta thấy dù ở Pác Bó điều kiện làm việc không được thuận tiện cho lắm nhưng Bác vẩn làm việc được và cho đó là một cái sang của mình “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cách mạng thiệt là sang” Đến hai câu thơ tiêp theo Bác Hồ cho ta thấy công việc cách mạng của Bác Hồ khi ở Pác Bó. Dù ở Pác Bó bàn làm việc của bác chĩ la một cục đá bằng phẳng để Bác có thể làm việc. Mặc dù ở Pác Bó thiếu thốn về điều kiện làm việc nhu thế nhưng Bác vẫn làm tốt công tác cách mạng của mình. Dù có khó khăn Bác vẫn cho công việc cách mạng của mình thiệt là sang . Điều đó chứng tỏ Bác vẫn lạc quan trong công việc dù có khó khăn đến mấy. Sự khó khăn gian khổ thiếu thốn về vật chất không làm nao núng tinh thần người chiến sĩ cách mạng trái lại Bác còn cảm thấy thế là đủ, là sang. Qua bài thơ em thấy Bác Hồ là một người có cuộc sống giản dị và lạc quan trong cuộc sống. Chính sự gian khổ ấy đã tôi luyện cho Bác một tinh thần thép và luôn lạc quan tinh tưởng vào tiền đồ của nước nhà. Chúng ta phải biết học hỏi tính cách sống giản dị của Bác Hồ để hoàn thiện bản thân mình hơn.

7 tháng 12 2021
Hỏi cô Quyên í

→ Kiểu câu cảm thán. 

→ Hành động bộc lộ cảm xúc. 

21 tháng 6 2021

Trả lời:

Xác định kiểu câu và hành động nói được sử dụng trong câu sau:

   - Khốn nạn… Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu!

→ Kiểu câu cảm thán

→ Hành động bộc lộ cảm xúc

1.Đọc kĩ các phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, chú thích để hiểu rõ nghĩa các câu thơ. 2.Tìm hiểu kết cấu bài thơ.(Gợi ý: dựa vào mô hình kết cấu bài tứ tuyệt Đương luật- khai, thừa, chuyển, hợp- đã được biết ở lớp dưới; chú ý mối liên hệ logic giữa các câu thơ và vị trí của câu thứ ba) 3. Việc sử dụng các điệp ngữ trong bài thơ ( cả ở bản chữ Hán và bản dịch...
Đọc tiếp

1.Đọc kĩ các phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, chú thích để hiểu rõ nghĩa các câu thơ.

2.Tìm hiểu kết cấu bài thơ.(Gợi ý: dựa vào mô hình kết cấu bài tứ tuyệt Đương luật- khai, thừa, chuyển, hợp- đã được biết ở lớp dưới; chú ý mối liên hệ logic giữa các câu thơ và vị trí của câu thứ ba)

3. Việc sử dụng các điệp ngữ trong bài thơ ( cả ở bản chữ Hán và bản dịch thơ) có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?

4. Phân tích câu 2 và câu 4 để làm rõ nỗi gian lao của người đi đường núi và niềm vui sướng của người trên cao ngắm cảnh. Hai câu thơ này, ngoài ý nghĩ miêu tả còn có ngụ ý gì nữa không?

5.Theo em, đây có phải là bài thơ tả cảnh, kể chuyện không?Vì sao?Hãy nêu vắn tắt nội dung y nghãi bài thơ?

 

 

3
30 tháng 4 2017

2. Đây là một bài thơ tứ tuyệt. Thơ tứ tuyệt có kết cấu như sau:

Câu đầu là khai ( mở ra), câu thứ hai là thừa (triển khai ý của câu đầu), câu thứ ba là chuyển (chuyển ý), câu thứ tư là hợp (tổng hợp vấn đề lại)

Trong bài này, câu khai nêu ra vấn đề: cái khó của sự đi đường. Cái khó này chỉ có thể nhận biết được qua thực tế "tẩu lộ"

Câu thừa triển khai mở rộng ý thơ: Cái khó đó chính là phải vượt hết lớp núi này đến lớp núi khác. Điệp ngữ trùng san cho ta cảm thấy như việc vượt qua đèo núi là vô cùng tận, cái khó của việc đi đường là vô cùng tận

Câu chuyển đã phát triển sang một ý mới: Khi đã vượt các lớp núi lên đến đỉnh cao chót, cái khó của việc đi đường dường như đã tiêu tan hết, người đi đường có thể dừng bước nghỉ ngơi mà ngắm cảnh thiên nhiên hùng vĩ bao la.

Câu hợp mở ra một không gian mênh mông "muôn trùng nước non". Không gian đó được thu cả vào tầm mắt của người đi đường. Đó cũng là cái kết quả thắng lợi chỉ có được sau những ngày đi đường gian lao vất vả

3. Trong bản chữ Hán có các điệp ngữ: tẩu lộ, trùng san; trong bản dịch có điệp ngữ: núi cao. Các điệp ngữ này góp phần miêu tả cái gian khổ chồng chất tưởng chừng như không bao giờ chấm dứt của việc vượt qua hết lớp núi này đến lớp núi khác vô cùng, vô tận

4.Câu 2: Trùng san chi ngoại hựu trùng san

- Điệp từ: trùng san\(\rightarrow\)Nói về những khó khăn chồng chất mà người đi đường phải vượt qua tưởng chừng vô tận

Câu 4: Vạn lí dư đồ cố miện gian

\(\rightarrow\)Muôn dặm nước non thu vào trong tầm mắt

\(\rightarrow\)Ngụ ý về đường đời, đường cách mạng

Hai câu này ngoài ý nghĩa miêu tả còn có một ý nghĩa triết lí: Con đường cách mạng quả là lâu dài, gian khổ nhưng sẽ có ngày tới được đỉnh cao của chiến thắng vinh quang

5. Bài thơ này là bài thơ kể chuyện đi đường và qua đó nêu lên một chân lí về con đường đấu tranh cách mạng: Cố gắng vượt qua thử thách sẽ đạt được mục đích cao đẹp

15 tháng 1 2019

Trả lời:

Nếu như câu 2 tập trung vẽ ra cảnh núi non trùng điệp kéo dài bao la qua thủ pháp điệp ngữ thì câu 4 vẽ ra tư thế đĩnh đạc, đường hoàng cũng như tâm thế sảng khoái bay bổng của thi nhân. Dường như ta bắt gặp nhà thơ đang dang rộng bàn tay như muốn ôm cả non sông đất trời, đón nhận cảnh sắc thiên nhiên bao la, khoáng đạt trong niềm sung sướng của một con người vừa vượt qua một chẳng đường đi vất vả. Hình tượng nhân vật trữ tình trong câu 4 vững chãi và kì vĩ giữa cái bao la của đất trời.

Song hai câu thơ không chỉ có ý nghĩa miêu tả mà còn là một bài học thấm thía, sâu sắc mà ngắn gọn về đường đời: nếu kiên trì, chịu khó vượt qua gian lao chồng chất, nhất định sẽ tới thắng lợi vẻ vang.

Có khi nào trên đường đời bất chợt, bạn vô tình nhớ về thầy cô của mình không? Nhớ về những người đã dìu dắt ta trong suốt quãng đời đi học?

Thầy cô! Hai tiếng thiêng liêng ấy vang lên tự trong sâu thẳm tâm hồn ta một cách tha thiết không nguôi! Làm sao có thể kể xiết những công ơn cùng những nỗi vất vả của thầy cô. Xin kính dâng lên thầy cô ngàn lời kính yêu nhất.

“Muốn sang thì bắt cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”

Nghề giáo viên là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, và người giáo viên là người âm thầm mà vĩ đại nhất. Công việc của họ thầm lặng mà ý nghĩa biết bao, thầm lặng trên bục giảng và giản dị giữa đời thường, họ giống như những con ong thầm lặng giữa ngàn hoa để chắt chiu cho đời những giọt mật tinh túy và thơm ngọt nhất.

Từ khi còn là những cô cậu bé còn bỡ ngỡ đến trường tới khi trưởng thành đâu đâu ta cũng thấy có bóng dáng của thầy cô. Thầy cô uốn nắn ta từng bước đi, từng nét chữ đầu đời, đến những trang văn, những dòng thơ đầy xúc cảm. Có những đêm thầy thức trắng để:

“Bên trang vở chúng em

Miệt mài ghi chăm chú

Bao khó nhọc dưới đèn”

Ôi! Thật bao la tình thầy! Dưới ngọn đèn leo lét, ánh mắt của con người phải tập trung cao độ lắm mới có thể làm việc tốt được. Vậy mà thầy đã hy sinh giấc ngủ và sức khỏe của mình để chấm bài cho lũ học trò, để rồi sáng mai lên lớp, trong giấy trả bài kiểm tra của đứa nào cũng có những lời phê bằng mực đỏ của thầy, những lời phê đầy tâm huyết, thầy sửa từng câu chữ, từng lỗi chính tả cho học sinh. Nhìn những đứa học trò đọc chăm chú từng lời phê và khoe nhau điểm lòng thầy rộn lên một niềm hạnh phúc vô biên. Cũng có những đêm thầy thức để soạn bài, sáng mai lên lớp cho chúng em có bài học mới.

Trên bục giảng với giọng nói ấm áp, trầm bổng, thầy cô mang đến cho chúng em những điều lý thú của cuộc sống, thầy dạy cho chúng em về đạo lý làm người, về lòng yêu thương, lòng bao dung,… Thầy cô hun đúc cho chúng em lòng vị tha đức hy sinh.

Người ta nói “Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”, làm sao tránh khỏi sự nghịch ngợm của lũ “thứ ba” ấy. Những lúc đó thầy khẽ chau mày, nét mặt khẽ nghiêm nghị. Nhưng với lòng vị tha và đức hy sinh thầy đã biến buổi trừng phạt thành những buổi dạy dỗ với những lời dạy đầy thuyết phục. Ấy vậy mà sau những lần như thế, mắt đứa nào cũng đỏ hoe, lòng rưng rưng lòng kính yêu thầy vô hạn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường là vậy! Đến khi ra trường thầy vẫn âm thầm, lặng lẽ dõi theo từng bước đi của lũ học sinh.

Thầy sẵn sàng giúp đỡ khi chúng cần. Trên bước đường đời có đứa theo đuổi sự nghiệp công danh, cũng có đứa rẽ sang hướng khác vì kế mưu sinh, có ai biết rằng thầy vẫn luôn dõi mắt theo ta! Thầy hạnh phúc khi thấy ta vinh hiển và quặn lòng xót xa khi ta gặp trắc trở khó khăn.

Thời gian vẫn cứ trôi đi như những cỗ xe vô hình lăn bánh, thầy cô vẫn lặng lẽ là người lái đò, chở hết lớp học sinh này tới lớp học sinh khác đến bến bờ tương lai. Mấy ai qua sông còn trở lại thăm con đò xưa?

Một sự thật nghiệt ngã! Nhưng những người lái đò ấy vẫn kiên trì làm công việc thầm lặng của mình. Ôi! Cao quý thay người thầy, người cô! Thật vĩ đại biết bao! Rồi mai đây những đàn chim bé nhỏ ngày nào sẽ tung đôi cánh trên bầu trời tri thức với hành trang trên vai là những kiến thức quý báu và những lời dạy bảo của thầy cô. Những lời dạy bảo ấy mãi theo ta cùng năm tháng, khi khó khăn nó mãi là điểm tựa để ta dựa vào và cố gắng sống tốt.

xã luận ngày 20-11

Xã luận 20/11 hay cho báo tường: Bài học đầu tiên

Người Thầy vẫn lặng lẽ ươm mầm cho cuộc sống, để rồi khi cây non xanh lá thì người ươm đã già. Mái tóc pha sương còn vươn màu bụi phấn, nhịp thời gian hằn trên manh áo đã sờn vai.

Trong cuộc sống bộn bề hôm nay, tất cả như bị cuốn tít vào dòng chảy của thời gian, và những lần về thăm cô cứ ít dần, ít dần. Cô đã quên đi hạnh phúc của bản thân, hi sinh cả đời cho những mầm non thơ dạy. Và giờ đây khi tuổi đã xế chiều, cô vẫn khát khao được cống hiến, được hòa mình vào cuộc sống của trẻ thơ. Bởi lẽ cô yêu lắm những ánh mắt ngây thơ, cô hạnh phúc khi nhìn thấy nụ cười em nhỏ. Cô dành dụm đồng lương hưu ít ỏi mua một gánh hàng để bán quà sáng cho các em.

Lặng đứng nhìn cô xoa đầu lũ trẻ, ánh mắt hiền và nụ cười móm mém trên môi, lòng tôi xốn xang vô hạn. Cô ơi! Con đã về, đứa học trò nhỏ luôn được cô ân cần khuyên dạy đã về đây.

Trong phút giây bùi ngùi cả tôi và cô đều khóc, cô ôm lấy tôi không nói nên lời, mái tóc xanh hòa vào màu tóc trắng, và cảm giác ấm áp của ngày nào ùa về như mới hôm qua. Cô kể cho tôi nghe thật nhiều, cuộc đời giáo viên đầy niềm vui và cũng lắm nỗi buồn.

Và tôi cảm nhận một điều, trái tim cô vẫn tràn đầy nhiêt huyết, chính bầu nhiệt huyết ấy đã nuôi lớn tâm hồn và thắp sáng ươc mơ tôi. Ngày hôm ấy trôi qua nhanh quá, tôi ra về, cô dõi mắt nhìn theo, ánh mắt trìu mến thân thương nhưng làm lòng tôi khắc khoải. Thương cô nhiều nhưng biết phải làm sao?

Thầy cô là vậy đó! Có những lớp học trò lớn lên mà chưa từng trở lại thăm cô, nhưng ở nơi đây cô vẫn mong chờ. Đời giáo viên duy nhất một niềm vui nhưng mãi đến lúc xa rồi con mới hiểu, những khó khăn, nghiêm khắc ngày nào, giờ đây đã trở thành bài học quý đời thường là hành trang cho con vững bước vào cuộc sống.

Cầu chúc cho cô thật nhiều sức khỏe, để con được hạnh phúc trong vòng tay ấm áp của cô.

Thầy tôi tóc đã điểm sương

Nói sao cho hết tình thương của thầy

Tuổi thơ muôn vạn tháng ngày

Lắng trong kí ức dáng thầy năm xưa

Mồ hôi đổ giữa ban trưa

Vì đàn em nhỏ, nắng mưa không rời

Bao năm bao tuổi thầy ơi

Vắt từng nhịp sống cho đời nở hoa

Xã luận về ngày Nhà giáo: Ơn thầy cô

Tiết trời trở lạnh sang đông, ngày Nhà giáo Việt Nam sắp đến. Những kỷ niệm về công ơn Thầy Cô giáo bỗng trỗi dậy trong tiềm thức khiến mỗi chúng ta lại nao nao xúc động.

Nhanh thật! Mới đó mà gần mười năm đã trôi qua kể từ ngày đầu tiên em cắp sách đi học. Gần mười năm em đến trường được thầy Cô giảng dạy, mười năm mà tình nghĩa của thầy Cô ngọt ngào quyện theo mỗi bước tiến của em. Và bây giờ đây chúng em đang ở ngôi trường ........ thân yêu, học lớp 10 với thầy cô mới nhưng 2 tháng qua cũng đã là quá đủ để chúng em cảm nhận được tình yêu thương mà các thầy các cô đã dành cho chúng em. Và chúng em cảm thấy chúng em đã lớp 10 rồi mà vẫn như là học sinh lớp 1, mới bẽn lẽn bước vào lớp.

Điều mà em đón nhận được ở tất cả các vị thầy cô ấy là tình thương bao la vô bờ bến. Đã bao lần em bắt gặp ở thầy cô nét phiền muộn ưu tư khi chúng em chưa ngoan. Và cũng bao lần em nhìn thấy những nụ cười rạng rỡ làm thầy cô trẻ hẳn lại mỗi lúc chúng em cố gắng trong học tập. Cao cả thay những kỹ sư tâm hồn!

Thầy cô đã vì chúng em mà có quản ngại chi. Vậy mà đôi lúc chúng em nào có hiểu ra điều đó làm cho thầy cô phiền lòng. Chúng em đã từng không chuẩn bị bài khi đến lớp, và viện lý là bài khó học. Nhưng tại sao chúng em không hiểu rằng để giảng dạy cho dễ hiểu, thầy cô đã tốn bao công sức chuẩn bị giáo án hằng đêm.

Tại sao chúng em không biết rằng có những đêm mất điện, trong lúc chúng em ngủ say thì thầy cô còn thức bên ngọn đèn chấm bài, sửa từng câu, từng chữ... Còn biết bao câu hỏi tại sao, chúng em thật nông nổi và đáng trách. Nhưng thầy cô bao giờ cũng sẵn sàng tha thứ bằng tình thương yêu học trò nồng thắm. Ôi thầy cô của chúng em!

Rồi khi em được công nhận là học sinh giỏi, cha mẹ, bạn bè và người xung quanh đều khen ngợi. Nhưng em hiểu rằng, đằng sau thành tích đó là những giọt mồ hôi và hơi ấm tình thương của cô. Em như một bông hoa, còn cô là lòng đất. Hoa phải nhờ đất nuôi sống, nhờ đất lớn lên và xinh đẹp tô điểm cho đời. Thế nhưng người ta chỉ khen hoa đẹp, mấy ai nhớ đến nguồn gốc đã nuôi sống bông hoa.

Song, đất không bao giờ phiền lòng về điều đó, vẫn tháng tháng ngày ngày nuôi sống vẻ đẹp cho đời. Cô cũng vậy, như dòng nước chảy xuôi, dạy dỗ chúng em mà không hề toan tính. Cho nên chúng em - những bông hoa phải biết cội nguồn cho mình sức sống, mà tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô. Dù biết là nhớ ơn thế nào cho đủ, nhưng cũng phải tỏ chút gì để thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn. Lòng biết ơn đôi khi chỉ là việc đến thăm viếng thầy cô mỗi dịp Tết, lễ... nhưng nó sẽ động viên thầy cô rất nhiều trong việc giảng dạy.

...Một mùa Xuân mới lại sắp về. Chúng em thêm một tuổi, và tóc thầy cô cũng thêm nhiều sợi bạc. Tóc thầy cô đã bạc đi cho mùa Xuân quê hương mãi mãi tươi xanh. Thầy cô, đó là tấm gương sáng tuyệt vời, là ngọn đuốc thiêng liêng soi đường cho chúng em bước tới. Rồi mai kia khi chúng em đã rời xa quê hương. Em đã vào đại học, tiếp tục con đường học vấn của mình.

Bước đường tương lai rộng mở trước mắt em. Con đường ấy chính thầy cô là người khai mở. Vì thế, cho dù đã trưởng thành đến mấy, dù giữ vị trí nào trong xã hội, thì những hình bóng kính yêu của thầy cô mãi mãi ở bên em như nhắc nhở, động viên em trong suốt cuộc đời.

Hôm nay đây, với sự họp mặt đầy đủ của các thành viên trong lớp, chúng em xin được kính tặng cô những bông hoa tươi thắm nhất, không chỉ là tấm lòng mà chúng em giành cho cô mà còn là một lời hứa chân thực nhất chúng em muốn nói với cô: Chúng em sẽ cố gắng chăm ngoan hơn để không phụ lòng cô đã mong mỏi ở chúng em.

Ngoài mẹ cha, thầy cô là tất cả ,

Đã cho em đôi cánh bước vào đời

Trong lòng em mãi luôn thầm nhủ:

"Nhớ ơn thầy cô đến trọn đời!"

Trên đây là một số mẫu bài xã luận ngắn về ngày 20-11 các bạn có thể tham khảo đưa lên báo tường, ngoài ra các bạn còn có thể tham khảo thêm những lời ngỏ báo tường hay nhất hay những bài thơ hay đăng lên báo tường để cho báo tường lớp mình thêm phần sinh động và ý nghĩa nhé.

3 tháng 11 2019

:v tự đăng , tự trả lời