Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo
Khổ thơ cuối Bài thơ về tiểu đội xe khong kính là một ý chí, một quyết tâm cao độ chiến đấu vì quê hương, bảo vệ tổ quốc. Khổ thơ đầu sử dụng biện pháp liệt kê, điệp ngữ “không có” nhấn mạnh sự trần trụi, biến dạng của những chiếc xe bị bom đạn chiến trường, những khó khăn trên các nẻo đường làm hư hại. Càng vào sâu trong chiến trường, chiếc xe càng trở nên méo mó, biến dạng. Một lần nữa, thông qua hình ảnh những chiếc xe, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã gián tiếp miêu tả sự ác liệt của chiến trường. Điều kì lạ là những chiếc xe không kính, không đèn, không mui ấy vẫn băng băng ra chiến trường. Ở đây có sự đối lập giữa vẻ bên ngoài và khả năng của chiếc xe, giữa điều kiện vật chất và sức mạnh tinh thần của người lính lái xe. Để cân bằng ba cái không có ở trên chỉ cần một cái có đó trái tim người lính. đến đây, ta càng thấy được sự ngang tàng, hóm hỉnh nhưng cũng thật sâu sắc trong thơ Phạm Tiến Duật . Sau khi đọc xong , chắc hẳn ai cũng thốt lên " Ôi , sao mà họ dũng cảm thế !". Những chiếc xe dường như không chỉ chạy bằng nhiên liệu mà thật độc đáo khi có một trái tim cầm lái, Trái tim là 1 hình ảnh hoán dụ nhưng đồng thời cũng là hình ản ẩn dụ, nó hội tụ vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ lái xe giàu nhiệt huyết, sắt son tình yêu tổ quốc, sục sôi căm thù giặc và ý chí quyết tâm chiến đáu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Em tham khảo:
1.
Những câu thơ trên tả vẻ đẹp của Thuý Kiều sau khi ngợi ca vẻ đẹp của Thuý Vân. Từ “càng” nhấn mạnh vẻ “sắc sảo mặn mà” ở Thuý Kiều hơn hẳn Thuý Vân. Vân là em nhưng được nói đến trước thì ra bởi tác giả muốn lấy Vân làm nền cho vẻ đẹp nổi bật của nàng. “Sắc sảo” và “mặn mà” đều có tác dụng vừa gợi tả nhan sắc, vừa gợi tả tính cách, tài trí. Nhắc đến nét đẹp của mĩ nhân xưa, ta thường nghĩ đến vẻ liễu yếu đào tơ tha thướt. Bởi vậy, sự "sắc sảo mặn mà" của nàng hẳn là điều đặc biệt. Sử dụng hai từ láy đầy sức gợi "sắc sảo", "mặn mà" tác giả như muốn khắc sâu vào tâm trí người đọc vẻ đẹp nổi bật "khác thường" này của người con gái Vương Thuý Kiều. Nàng là người con gái sắc sảo, mặn mà bán mình để chuộc cha và em, nàng rơi vào thế đường cùng không lối thoát. Bên cạnh đó, nhan sắc của nàng được gợi tả bằng các hình ảnh mang tính ước lệ: thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu. Việc gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt “làn thu thuỷ" ý chỉ đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, gợi vẻ lanh lợi, sắc sảo hơn người. Nhưng làn nước mùa thu cũng gợi những thoáng buồn u ẩn nên điều đó còn thể hiện một tâm hồn tinh tế, có phần đa mang. Trong câu thơ “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”, khác với Thuý Vân, chúng lại báo trước một cuộc đời dông bão bị ghen ghét, đố kị, vùi giập.
- Câu bị động: Nàng bán mình để chuộc cha với em và rơi vào thế đường cùng không lối thoát
Từ láy: lanh lợi, sắc sảo
Em tham khảo:
Bài thơ Đồng Chí được nhà thơ Chính Hữu viết vào những năm tháng của cuộc kháng chiến chống Pháp. Là một trong những tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội nơi chiến trận hay nhất. Điều đặc biệt nhất có lẽ là khúc nhạc cuối cùng của bài thơ: "Đêm nay rừng hoang sương muối/ Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới/Đầu súng trăng treo". Chiến trường ác liệt bởi quân thù, bởi rừng hoang lạnh buốt. Những khó khăn chọn rừng sâu hoang vu, sương muối đêm về không cản được bước chân người lính. Họ vẫn đứng đó, sát cánh bên nhau, vượt muôn ngàn gian khó. Họ vẫn vững vàng đôi chân mình, trong tư thế sẵn sàng quyết đấu, trái tim những người lính ấy thật dũng cảm, can trường biết bao. "Đầu súng, trăng treo" câu thơ chỉ với 4 chữ mà hiện lên khung cảnh vừa hiện thực vừa lãng mạn. Trong tư thế chiến đấu, người lính đứng hiên ngang, dưới ánh trăng dịu dàng của thiên nhiên, có lúc nhìn lên, trăng như treo đầu ngọn súng. Ôi!(Câu cảm thán) Trăng và người lính trở thành tri kỉ, tỏa sáng vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội. Súng là đại diện của chiến tranh, trăng là đại diện của hoà bình, của những ước vọng, khát khao ngày đất nước thống nhất. Những hình ảnh cuối bài hiện lên thật đẹp đẽ biết bao.