">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 3 2019

Các tác phẩm văn chương có nhiệm vụ phản ánh mọi mặt đời sống, bồi đắp thêm tình cảm cho con người, làm cho đời sống tinh thần phong phú đa dạng hơn như lời nhận xét của nhà văn Hoài Thanh : " văn chương luyện cho ta những tỉnh cảm ta sẵn có ". Mỗi tác phẩm văn chương khơi dậy cho người đọc những tình cảm luôn chứa đựng tinh thần nhân văn như tình cảm gia đình; tình yêu quê hương, đất nước; tình bạn bè như bài ca dao: "Công cha như núi ngất trời / Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông / Núi cao, biển rộng mênh mông /  Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi " đã bồi đắp thêm cho mỗi người chúng ta phải biết kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ đã có công nuôi dưỡng chúng ta trưởng thành. Không chỉ vậy, văn chương còn bồi đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước qua các bài ca dao hay văn bản tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Từ đó, mỗi người chúng ta tự hào về vẻ đẹp quê hương, đất nước và yêu quê hương, đất nước sâu nặng. Cũng từ các tác phẩm văn chương cho chúng ta hiểu biết về lòng vị tha, lòng nhân hậu, độ lượng, tình yêu thương, sự quan tâm lẫn nhau của anh chị em trong gia đình. Vì vậy, văn chương đã bồi đắp cho con người những tình cảm sẵn có, làm cho cuộc đời thêm phong phú và tươi đẹp.

11 tháng 3 2019

Các tác phẩm văn chương có nhiệm vụ phản ánh mọi mặt đời sống, bồi đắp thêm tình cảm cho con người, làm cho đời sống tinh thần phong phú đa dạng hơn như lời nhận xét của nhà văn Hoài Thanh : " văn chương luyện cho ta những tỉnh cảm ta sẵn có ". Mỗi tác phẩm văn chương khơi dậy cho người đọc những tình cảm luôn chứa đựng tinh thần nhân văn như tình cảm gia đình; tình yêu quê hương, đất nước; tình bạn bè như bài ca dao: "Công cha như núi ngất trời / Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông / Núi cao, biển rộng mênh mông /  Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi " đã bồi đắp thêm cho mỗi người chúng ta phải biết kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ đã có công nuôi dưỡng chúng ta trưởng thành. Không chỉ vậy, văn chương còn bồi đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước qua các bài ca dao hay văn bản tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Từ đó, mỗi người chúng ta tự hào về vẻ đẹp quê hương, đất nước và yêu quê hương, đất nước sâu nặng. Cũng từ các tác phẩm văn chương cho chúng ta hiểu biết về lòng vị tha, lòng nhân hậu, độ lượng, tình yêu thương, sự quan tâm lẫn nhau của anh chị em trong gia đình. Vì vậy, văn chương đã bồi đắp cho con người những tình cảm sẵn có, làm cho cuộc đời thêm phong phú và tươi đẹp.

4 tháng 3 2022

https://hoidap247.com/cau-hoi/1715085 bạn vào đường link này tham khảo nhé

4 tháng 3 2022

Sức mạnh của văn chương là điều mà chúng ta không thể đong đếm hết ,đặc biệt là khả năng khơi gợi tình cảm của nó! Nhắc đến ý nghĩa văn chương có người cho rằng: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có" . Thật vậy, cuộc sống muôn màu , muôn vẻ với sự vận động trôi chảy của văn chương sẽ cho ta những rung cảm trước mọi sự vật, hiện tượng.Sống trong thời kì hiện đại nam nữa bình đẳng, chúng ta đâu biết được thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Thế nhưng đến với Truyện Kiều của Nguyễn Da, Bánh Trôi Nước của Hồ Xuân Hương ; chúng ta cũng phải khóc than cho số phận của những người " tài sắc vẹn toàn" nhưng số phận hẩm hiu. Văn chương thật tuyệt vời , nó đem đến cho chúng ta những thứ tình cảm chỉ thoáng qua mọt lát rồi lại đi nhưng để lại cho ta hồi ức thật đẹp, vì vậy hãy luôn trân trọng và yêu quý nó.

2 tháng 5 2020

 1.Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có : Văn chương khơi gợi tình cảm cho con người,giúp ta tiếp thu những tình cảm cao đẹp, những nét ứng xử tinh tế, những bài học về cuộc đời để chúng ta làm giàu thêm tâm hồn. 

 2.Văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có, đồng thời nó cũng luyện những tình cảm ta sẵn có. Bạn có nghĩ vậy không ? Văn chương dạy, giúp ta hiểu thêm ý nghĩa, giá trị của tình cảm gia đình là to lớn, là quan trọng nhường nào. Giúp mỗi học sinh chúng ta thấm thía hơn nỗi vất vả, tình thương vô bờ của bậc làm cha làm mẹ. Nhờ văn chương, chúng ta biết trân trọng tình cảm bạn bè thiêng liêng, biết nuôi dưỡng và phát triển lòng yêu nước trong tim mỗi người. Những tình cảm ấy, có phải chúng ta chưa có đâu. Nhưng nhờ có văn chương và thông qua văn chương mà mỗi người thấm thía hơn, tôi rèn những tình cảm ấy trở nên sâu đậm hơn.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
22 tháng 2 2019

HS cần giải thích và chứng minh thành 2 vế.

* Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có:

- Văn chương bắt nguồn từ đời sống và là lăng kính muôn màu của đời sống. Văn chương vì thế mà phong phú, muôn màu, nêu ra những tình cảm ta không có hoặc chưa từng trải qua. => Văn chương bồi đắp cho tình cảm của ta thêm phong phú.

- Ví dụ: Đọc một tác phẩm văn chương ta biết vui, buồn, mừng, giận

* Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có:

- Văn chương khơi gợi, thức dậy những tình cảm trong ta: tình cảm gia đình, tình mẫu tử, tình bạn, tình anh em,....

3 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé !!

 

a.   Mở bài: Nêu vấn đề và xuất xứ của vấn đề cần bàn luận (ý kiến của Hoài Thanh trong bài Ý nghĩa văn chương: văn chương “luyện những tình cảm ta sẵn có.”).

b.   Thân bài: Dùng lý lẽ và dẫn chứng lấy từ văn học để làm rõ ý kiến văn chương “luyện những tình cảm ta sẵn có”.

–   Giải thích ý kiến của Hoài Thanh:

+ Văn chương là những sáng tạo của nhà văn, nhà thơ thành tác phẩm văn học cho mọi người dọc, thưởng thức và suy ngẫm.

+ Văn chương tác động kì diệu đến tình cảm của người đọc: luyện những tình cảm ta sẵn có. Những tình cảm ta sẵn có là những cảm xúc vui, buồn, mừng, giận,… ta đã từng trải qua, nhưng còn hạn hẹp. Nói văn chương làm giàu thêm, sâu sắc thêm những tình cảm vốn có của người đọc.

–   Chứng minh sức mạnh “luyện những tình cảm ta có sẵn” của văn chương.

+ Văn chương khi phản ánh niềm vui, nỗi buồn của con người, đã làm giàu thêm, sâu sắc thêm năng lực chia sẻ buồn vui với mọi người: Ca dao mở rộng tình yêu quê hương, đất nước; làm sâu sắc thêm tình quê sâu nặng:Cảm nghĩ trong đèm thanh tĩnh, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê); mở rộng tình yêu thiên nhiên và người yêu nước (Rằm tháng giêng, Cảnh khuya); tình bạn (Bạn đến chơi nhà); thương cảm thân phận người phụ nữ (Những câu hát than thân, Truyện Kiều); chia sẻ nỗi buồn (Cuộc chia tay của những con búp bê), và sự bất hạnh (Cô bé bán diêm); căm ghét thói tham lam (Ông lão đánh cá và con cá vàng); sự bội bạc (Thạch Sanh),…

+ Văn chương phản ánh quan điểm, tư tưởng tốt đẹp của con người, mở rộng tình yêu và nhiệt tình của người đọc đối với nhân dân, lịch sử như tình yêu nưởc, (Lòng yêu nước của nhân dân ta)\ yêu tiếng mẹ đẻ (Tiếng Việt giàu và đẹp); quý trọng nhân tài đất nước (Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Đại cáo Bình Ngô,…).

+ Văn chương nâng cao sự thích thú tiếp xúc với vẻ đẹp của lời nói: Ngôn từ đẹp, hình ảnh đẹp, vần điệu nhịp nhàng (lục bát, tứ tuyệt, văn biền ngẫu,…)

c.   Kết bài:

–   Khẳng định ý nghĩa của văn chương trong việc làm giàu, làm sâu sắc thêm tình cảm tốt đẹp của con người.

–   Nêu nhận thức của bản thân về việc đọc văn, học văn.

BÀI LÀM VĂN MẪU SỐ 1 CHỨNG MINH RẰNG VĂN CHƯƠNG LUYỆN CHO TA NHỮNG TÌNH CẢM TA SẴNCÓ.

Một nhà văn nổi tiếng đã từng nói “Trong tâm hồn con người đều có cái van mà chỉ có thơ ca mới mở được”. Qủa đúng như thế, nói chuyện văn chương chính là nói chuyện tâm tình, tình cảm, nó không chỉ dạy cho ta những tình cảm ta chưa có và luyệ cho ta những tình cảm ta sẵn có. Vậy tại sao nó lại có khả năng đặc biệt ấy?

Trước hết chúng ta cần phải hiểu, “văn chương” là những tác phẩm nghệ thuật do nhà văn tạo ra, nó có thể thuộc nhiều thể loại như thơ, văn xuối,...nhưng tất cả đều có thể đánh thức những tình cảm đang ngủ yên trong lòng người đọc. Từ “luyện” ở đây hiểu là đào sâu, khai thác  vào những cỗi thâm sâu nhất trong lòng người, đưa những tình cảm còn náu mình bung nở mạnh mẽ nhất. Như đã nói trên, những tình cảm đó không phải là ta không có, chỉ là nó còn đang trú ẩn đâu đây, nén chặt lại trong một cái van tâm khảm, chưa có cơ hội bộc lộ ra, và văn chương sẽ thực hiện sứ mệnh hóa giải “cái van”. Qua nhận đinh ta có thể thấy rõ được sức mạnh tác động mạnh mẽ của văn chương lên đời sống tình cảm của con người.

Văn chương vốn là nơi để tác giả kí hác đủ loại tâm tư, tình cảm của mình với cuộc đời vào trong, giống như Chế Lan Viên đã từng viết

“Sau câu thơ hồi hộp tâm tìnhNhững vui buồn đời kí thác cho anh”

Những cảm xúc, rung động của nhà văn là vô cùng chân thành và mãnh liệt, nó đạt đến độ bão hòa và có sức lan tỏa, truyền cảm lớn đối với người tiếp nhận. Vì vậy mà văn chương có thể khơi gợi trong ta những tình cảm tự nhiên trong ta, phát triển nuôi dưỡng nó ngày một phong phú sâu sắc hơn. Ta bỗng nhận ra, tình cảm ruột thịt anh em đáng quý đến nhường nào khi chứng kiến cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy trong “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Có lẽ không phải tận đến khi đọc câu chuyện, ta mới thấy yêu quý những người anh người chị trong gia đình, nào có ai không yêu thương người thân của mình! Nhưng điều Khánh Hoài làm được chính là khiến ta trân trọng những tình cảm đó, tình cảm tưởng chừng nhỏ bé mà đôi khi ta vô tình không chú ý đến, ta biết nâng niu và hiểu được những điều đơn giản đôi với ta lại trở thành niềm hạnh phúc, khát khao lớn nhất của những đứa trẻ ngoài kia.

Tình cảm gia đình,hướng về quê hương vốn là bản năng tự nhiên của cả con người lẫn con vật. Những con rùa sống trên bờ sau một thười gian xuống nước còn tìm lại đúng nơi mình sống để sinh sản, huống chi là con người, sinh vật cao cấp nhất của tự nhiên! Con người gắn bó với quê hương khi đi xa sẽ không tránh khỏi nỗi nhớ, lưu luyến không thôi

“Nhớ nước đau lòng con quốc quốcThương nhà mỏi miệng cái gia gia”(Bà Huyện Thanh Quan)“Nghe xao động nắng trưaNghe bàn chân đỡ mỏiNghe gọi về tuổi thơ...”(Xuân  Quỳnh)

Đọc những vần thơ của Bà Huyện Thanh Quan, ta liền nhận ra một quy luật tự nhiên vốn có của tình cảm con người: cứ xa là sẽ nhớ, có ai mà không yêu quê hương, yêu quý nơi mình đã gắn bó suốt quãng đời tuổi thơ. Nhưng Bà Huyện Thanh Quan, Xuân Quỳnh đã giúp ta ý thức được vị trí thiêng liêng của quê hương, nguồn cội trong tim mình khi dẫn dắt chúng ta vào những hoàn cảnh đặc biệt: phải rời xa quê hương. Phải thấm thía nỗi niềm của con người xa quê, ta mới hiểu được quê hương là hai tiếng giản đơn mà quý giá biết bao! Những tình cảm đó, nếu không có văn chương, nó vẫn sẽ tồn tại âm ỉ trong lòng ta thôi bởi nó là tự nhiên, là vốn có, thế nhưng nó sẽ không bao giờ có thể sáng bừng lên mãnh liệt, nó sẽ mãi chìm trong giấc ngủ của riêng nó và ta sẽ để nó rơi vào quên lãng...

Nhận định trên là vô cùng đúng đắn và xác đáng, nó đã nêu lên chức năng của kì diệu của văn chương và khẳng định những giá trị vô hình mà văn chương gây dựng trong lòng ta.

trang-wikivui.com

van chuong luyen cho ta nhung tinh cam ta san co nghi luan

BÀI 2 CHỨNG MNH VĂN CHƯƠNG LUYỆN CHO TA NHỮNG TÌNH CẢM TA SẴN CÓ

M. Goki đã viết “ Văn học là nhân học, học văn là học cách làm người”. Tại sao lại nới văn dạy ta cách làm người ? Hoài Thanh trong “ thi nhân Việt Nam” đã viết “ Văn chương luyenj cho ta những tình cảm ta sẵn có”

“ VĂn chương” là khái niệm chỉ những tác phẩm thơ văn nói riêng, văn học nói chung . Văn chương là đứa con tinh thần người nghệ sĩ bởi vậy văn chương xuất phát từ những cảm xúc chân thành nhất trong tâm hồn người nghệ sĩ. Như vậy nó mới đủ sức tác động đến những tráu tim bạn đọc cùng rung lên những nhịp đập của xúc động bồi hồi tiếp xúc với văn chương. Chính vì nó vừa mang gía trị thẩm mĩ vừa mang giá trị giáo dục nên nó có khả năng tôi luyện cho tâm hồn con người biết cảm biết nghĩ biết thấu hiểu. Những điều tốt đẹp mà văn chương mang lại làm giàu đẹp hơn tâm hồn con người khiến mỗi chúng ta biết sống chậm lại, nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn.

Văn chương viết về tình cảm gia đình, thày cô bạn bè và cả những người xung quanh. “ Cuộc chia tay của những con búp bê” đã lấy mất bao giọt nước mắt thương cảm của các thế hệ bạn đọc. Câu chuyện xúc động không không chỉ ở cách khai thác tâm lí nhân vật mới mẻ mà còn là sự sáng tạo trong cách lựa chọn hình ảnh làm nổi bật lên toàn câu chuyện, hình ảnh những con búp bê được lấy làm tựa đề của câu chuyện. Tình cảm của Thành và Thủy là tình anh em không xa rời, hai giọt máu đào sinh ra yêu thương lẫn nhau đâu phải là dễ mà chính người lớn nhũng người coi mình là trưởng thành hiểu đời lại nỡ lòng chia cắt tình cảm ấy khiến anh em xa nhau chia lìa không gặp lại. Hình ảnh hai con búp be ở cuối câu chuyện khẳng định cho chúng ta hiểu rằng dù hai anh em có xa nhau nhưng tình cảm vẫn khăng khít gắn bó như chưa bao giờ rời xa.

Không chỉ dùng lại ở tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước cũng là tình cảm khiến người ta phải bồi hồi day dứt. Có rất nhiều cách để bày tỏ lòng yêu quê hương đất nước non sông không phải chỉ là cầm gậy vác súng đấu tranh mà còn là làm thơ viết văn... Bác Hồ - Người viết lên tác phẩm “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” đã chỉ ra tinh thần nồng nàn yêu nước của nhân dân ta truyền từ đời này sang đời khác, từ cổ chí kim và ngày càng có chiều hướng được củng cố phát huy. Thứ tình cảm ấy có sâu trong mỗi người chúng ta chỉ cần có mọt thứ tác động nhỏ tiến đến là có thể làm bùng lên ngọn lửa nhiệt huyết sôi trào hừng hục vì nươc vì dân mà quên mình chiến đấu. Đáy chẳng phải là những tình cảm mà ta sẵn có hay sao?

Quả thật, đúng như Hoài Thanh đã nói rằng “ Văn chương có khả năng luyện cho con người những tình cảm ta sẵn có”. Văn chương là cái nôi của ngôn từ, tình cảm trong văn chương lại dồi dào mãnh liệt rực sáng như tâm hồn người nghệ sĩ. Viết văn, người viết phải có khả năng tìm tòi khám phá những tình cảm sâu trong con người đánh thưc nó bằng văn chương và làm thứ tình cảm ấy nở hoa trong cuộc đời.

BÀI VĂN MẪU SỐ 3 CHỨNG MINH VĂN CHƯƠNG LUYỆN CHO TA NHỮNG TÌNH CẢM TA SẴN CÓ LỚP 7 NGẮN GỌN

Từ bao giờ cho đến bây giờ, từ Homere đến Kinh Thi, đến những câu văn hiện đại ngày nay, xã hội đã có bao lần thay sơn đổi vận, nhưng văn học đã và vẫn là người bạn đồng hành cùng với lịch sử và cả con người. Đó là bởi chức năng không thể thay thế được: văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.

Là một người luôn tâm huyết và có nhiều đóng góp trong lĩnh vực văn học, Hoài Thanh đã khẳng định về chức năng của loại hình nghệ thuật này: Văn Chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện những tình cảm ta sẵn có. Chưa có một định nghĩa nào về “văn chương” có thể làm hài lòng được tất cả những người yêu thơ, mê đắm văn. Với mỗi người, văn chương lại có một dáng hình khác nhau. Nhưng dù có thế nào, nó vẫn cần hoàn thành thiên chức của mình: là “luyện” cho con người những tình cảm họ đã “sẵn có”. Nghĩa là văn chương giúp cho đời sống tình cảm con người, không chỉ phong phú mà còn sâu sắc, ý nghĩa hơn.

Văn chương luyện cho ta những giá trị đẹp đẽ của tình cảm gia đình. Tình cảm gia đình là thứ tình cảm nguyên sơ và đầu tiên của mỗi người. Chúng ta có mặt trên đời là sự kết hợp kì diệu của tạo hóa, là thành quả của tình yêu của bố và mẹ. Dòng máu của tình mẫu tử, phụ tử, tình cảm gia đình đã luôn thường trực trong mỗi người. Nhưng không phải ai lớn lên cũng gìn giữ được những tình cảm ấy, để nó từ hạt mầm có thể phát triển và ra trái trả ơn người trồng. Đôi khi, có những lúc ta quên mất đi những tấm lòng đang nặng nhọc phía sau lo cho từng giấc ngủ của con, quên đi những mái tóc càng thêm bạc, gương mặt càng thêm nếp nhăn. Để rồi một lần ta lại sực tỉnh khi nghe:

“Ơn cha nặng lắm ai ơiNghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”

Hay

“Ngó lên nuộc lạt mái nhàNhà bao nhiêu ngói nhớ ông bà bấy nhiêu”

Đó là tình anh em “như thể tay chân” mà mỗi khi xa cách lại không nỡ, lại luôn hướng về nhau. “Cuộc chia tay của những con búp bê” đã giúp ta hiểu được điều đó. Để mỗi khi gặp khó khăn, thấy bơ vơ trong cuộc sống, ta luôn biết rằng luôn có một nơi để ta tìm về. Nơi ấy chỉ có tình yêu, sự bao dung và yêu thương vô điều kiện, vô bến bờ.

Văn chương còn luyện cho ta tình yêu quê hương, tình cảm quê hương đất nước. Mỗi con người, mỗi gia đình đều thuộc về một vùng đất, một đất nước nào đó. Tình cảm quê hương đất nước cũng là một trong những tình cảm nguyên sơ của con người. Nó lặng lẽ chảy trong dòng máu “Con rồng cháu tiên” mà ít ai nhận ra điều đó. Đối với mỗi người, hai từ “Đất nước” hay “Quốc gia” thật là cao cả và vĩ đại. Nhưng văn chương, bằng cách của mình đã hữu hình hóa, để tình cảm ấy đến gần với mọi người. Quê hương, đơn giản chỉ là con đường mà ta vẫn đến trường, là cánh đồng phía sau nhà, là nơi có gia đình, có bạn bè và có tuổi thơ ta ở đó:

“Quê hương là đường đi họcCon về rợp bướm vàng bayQuê hương là con diều biếcTuổi thơ con thả trên đồng...”(“Quê hương” – Trung Quân)

Văn chương bồi dưỡng tình yêu quê hương ở mỗi người, trước hết là yêu những sự vật xung quanh, là yêu cảnh đẹp mà chỉ ở quê hương hình chữ S này mới có được:

“Cánh cò bay lả bay laBay từ cửa phủ bay ra cánh đồng”

Hay vẻ đẹp của phố cổ 36 phố phường, của Sài Gòn hiện đại hay của Huế mộng mơ,... Lớn hơn một chút, đó là ý thức giữ gìn văn hóa dân tộc để “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” như giữ gìn tinh hoa văn hóa tâm hồn mình, là nghe theo tiếng gọi đất nước mà sẵn sàng lên đường khi Người cần. Khúc tráng ca hào sảng của Lý Thường Kiệt từ ngàn năm trước vẫn vang lên đâu đây trong mỗi thế hệ trẻ chúng ta:

“Nam quốc sơn hà Nam Đế cưTiệt nhiên định phận tại thiên thưNhư hà nghịch lỗ lai xâm phạmNhư đẳng hành khan thủ bại hư”(“Nam quốc sơn hà”)

Mỗi khi đọc bại bản tuyên ngôn của chủ tịch Hồ Chí Minh hay “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”,.... Từ những áng thơ văn ấy, tình cảm quê hương, đất nước chẳng biết tự bao giờ lại lớn lên và sâu sắc đến như thế.

Văn chương, không luyện cho con người bằng thứ “đồ rèn” cứng nhắc mà đó là cả quá trình len vào hồn người, đồng điệu cùng người và để đốt trong lòng người ta những tình cảm, những nhận thức để tự họ bước lên con đường mà họ cần đi. Văn chương giúp con người tự hiểu ra vấn đề và hành động.

Đó là lí do dù trong sự phát triển chóng mặt của thiết bị thông tin, nhiều hình thức đã bị thay bằng máy móc nhưng văn học vẫn ở đó, ngày càng khẳng định được giá trị của mình.

-Bingan-

12 tháng 8 2018

Gợi ý:

Văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có, đồng thời nó cũng luyện những tình cảm ta sẵn có. Bạn có nghĩ vậy không ? Văn chương dạy, giúp ta hiểu thêm ý nghĩa, giá trị của tình cảm gia đình là to lớn, là quan trọng nhường nào. Giúp mỗi học sinh chúng ta thấm thía hơn nỗi vất vả, tình thương vô bờ của bậc làm cha làm mẹ. Nhờ văn chương, chúng ta biết trân trọng tình cảm bạn bè thiêng liêng, biết nuôi dưỡng và phát triển lòng yêu nước trong tim mỗi người. Những tình cảm ấy, có phải chúng ta chưa có đâu. Nhưng nhờ có văn chương và thông qua văn chương mà mỗi người thấm thía hơn, tôi rèn những tình cảm ấy trở nên sâu đậm hơn.

15 tháng 3 2021

Tham khảo:

Văn chương chính là bức tranh đời sống sinh hoạt hàng ngày. Văn chương "gây cho ta những tình cảm ta không có" như: sự mất mát khi thiếu tình thương cha mẹ, sự cực khổ khi bị người đời chèn ép,... Ngoài ra, văn chương còn "luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có". Thật vậy, qua văn bản "Bức tranh của em gái tôi", ta cảm nhận được tình yêu thương, tấm lòng bao dung của người em gái đối với anh trai của mình. Đối với những người yêu thiên nhiên, yêu môi trường, khi đọc văn bản "Bức thư của thủ lĩnh da đỏ", chúng ta có thể hiểu và cảm thông với họ. Họ gắn liền với thiên nhiên nhưng chính cái mà họ yêu quý lại bị những người da trắng phá hủy. Ngoài ra, tác phẩm "Cổng trường mở ra" của luyện cho ta những thứ tình cảm mà ta đã có sẵn. Tâm trạng của người mẹ và sự khấp khởi, hào hứng của đứa con vào đêm trước ngày khai trường vào lớp 1 của con. Quả thật, văn chương luyện cho ta những thứ tình cảm ta sẵn có.

17 tháng 3 2021

Mik cảm ơn ạ=)

 

11 tháng 3 2019

Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy. Văn chương đưa ta đến những tình huống, những hoàn cảnh, những số phận ta chưa từng gặp trong đòi. Qua các nhân vật, các cảm xúc, thái độ... của nhân vật, văn chương gây ra cho ta những tình cảm, cảm xúc mới mẻ, tạo ra sự đồng cảm giữa bạn đọc và tác giả. Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác giả Khánh Hoài làm rung động lòng trắc ẩn của mồi chúng ta trước số phận những đứa trẻ tội nghiệp có bố mẹ li dị nhau. Không chỉ thế, người đọc còn thấy đồng cảm với tâm trạng, cảm xúc của những đứa trẻ sắp phải lìa xa người thân. Điều đó cũng xảy ra khi ta đọc nhũng bài Ca dao than thân, “Sài Gòn tôi yêu”, “Xa ngắm thác núi Lư”... Nhò' đó, mỗi chúng ta rút ra cho mình một bài học, gây dựng cho mình một tình cảm đúng đắn đối với nhừng biếu hiện của cái đẹp, cái tốt cũng như cái xấu, cái ác trong cuộc đời này. Bên cạnh đó, văn chương còn “luyện” những tình cảm ta sẵn có. Từ thuở lọt lòng, ai ai cũng đã có những tình cảm nhất định đối với gia đình, bạn bè, thầy cô, quê hương... Văn chương thực hiện nhiệm vụ hình dung sự sống và sáng tạo sự sống chang những phản ánh đầy đủ về những tình cảm ấy mà còn làm đẹp hon, sâu sắc hơn những hiện thực vốn có tồn tại trong đời sống của con người. Nhò' vậy, chúng ta cảm nhận đầy đủ và sâu sắc hon những tình cảm của lòng mình. Đọc ca dao về tình cảm gia đình với những hình ảnh như “núi Thái Sơn, nước trong nguồn”, “Anh em như thể chân tay”... Đọc nhũng bài thơ như “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, những bài ca dao về quê hương đất nước... Ta thêm yêu, thêm trân trọng hạnh phúc gia đình mình đang có, thêm yêu quê hương đất nước tươi đẹp của mình... Chính những công dụng tuyệt vòi đó khiến văn chương trở thành một loại hình nghệ thuật không thể thiếu trong đời sống con người.