Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo
Thân bài: Luận điểm: Đúng như vậy! Vì...lần đầu tiên bạn tập viết, bạn có viết được đẹp không? Lần đầu tiên bn tập bơi, bạn uống nước rồi suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên đi xe đạp, bạn bị ngã phải không?....Tất cả những "lần đầu tiên" ấy, bạn có thất bại không? - "Có!" Nhưng bạn có bỏ cuộc không? Câu trả lời sẽ là: "Không!" Đó, chính là nó đấy! Chính là cái "chí" trong mỗi con người. Chính là cái lí tưởng, hoài bão tốt đẹp. Ai có các điều kiện ấy thì sẽ "nên" (sẽ thành công). Các bn biết vì sao tôi khẳng định như thế chứ? Vậy thì hãy cùng tôi quay ngược thời gian về mốc lịch sử của nước ta nhé! Dẫn chứng: Những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, Mỹ tiềm lực kinh tế, quân sự chưa mạnh nhưng nhờ tinh thần trường kì kháng chiến, không sợ gian khổ, sau 30 năm, ta đã thắng lợi vẻ vang. Trong lĩnh vực học tập, rèn luyện cũng có nhiều tấm gương kiên trì, phấn đấu. Xưa có bậc danh nho Nguyễn Siêu, văn hay chữ tốt đến mức người đời tôn làm "Thần Siêu". Nhưng mấy ai biết rằng, thuở đi học, ông viết chữ rất xấu, mấy lần ông đỗ chưa cao chỉ vì chữ xấu hại đến văn hay.Khi làm quan, điều khiến ông đau khổ nhất là viết chữ xấu. Lúc phê án vì chữ quá xấu khiến kẻ dưới luận sai làm người đàn bà vô tội thua kiện. Từ đó , ông quyết chí rèn chữ. Ông kiên trì tập vạch từng nét chữ. Nét nào ông cũng phải viết đến hàng nghìn lần, Có hôm, tập viết nhiều, tay ông cứng đờ, tê buốt. Sau nhiều tháng năm khổ luyện, chữ ông viết tuyệt đẹp, còn được giữ lại không ít lưu bút ở đền Ngọc Sơn. Ngày nay, học sinh lớp hai nào mà không biết đến thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí qua bài tập đọc. Ngay từ nhỏ, căn bệnh bại liệt đã cướp đi đôi tay của thầy. Nhưng Nguyễn Ngọc Kí vẫn đến lớp như bao đứa trẻ khác. Ngồi một góc lớp, thầy dùng chân kẹp cây bút tập đưa những nét chữ nguệch ngoạc. Nhưng thầy không nản chí, cứ tập mãi dù chân đau nhức vẫn không thôi. Cuối cùng, không chỉ viết chữ đẹp mà Nguyễn Ngọc Kí còn vẽ rất chính xác các hình vẽ phức tạp. Giờ đây, Nguyễn Ngọc Kí đã trở thành một thầy giáo nổi tiếng. Thầy không chỉ truyền cho học trò tri thức mà cả tinh thần nhẫn nại tuyệt vời. Những công trình khoa học ra đời đâu chỉ nhờ tài năng, phần lớn là nhờ lòng nhẫn nại. Giáo sư tiến sĩ Lương Định Của từ những hạt giống quý báu ở Nhật đem về, mất hàng chục năm, trải qua hàng ngàn thí nghiệm, ông đã đem lại những giống lúa phù hợp với thổ nhưỡng Việt Nam cho năng suất cao. Hai vợ chồng nhà bác học Pi-e Quy-ri đã kì công lọc đi lọc lại tám tấn quặng để tìm ra một phần mười gam chất phóng xạ, khai phá ra một nền khoa học có sức mạnh to lớn khi đem phục vụ lợi ích hòa bình nhân loại. Câu chuyện ngụ ngôn của La-phông-ten cũng cho chúng ta bài học thú vị khi chú rùa chậm chạp tha cái mai nặng trên lưng chạy đua. Cuối cùng đã thắng chú thỏ lười biếng. Việc bình thường đã vậy, cuộc đời bôn ba bốn biển năm châu hoạt động cứu nước của Bác cũng được viết lên trong bài thơ Đường:"Đi đường mới biết gian laoNúi cao rồi lại núi cao trập trùngNúi cao lên đến tận cùngThu vào tầm mắt muôn trùng nước non."Đó quả là một bài học thấm thía về lòng kiên trì sắt đá của người chiến sĩ cách mạng.Tham khảo :
-Câu tục ngữ “Có chí thì nên” là một câu tục ngữ hay nói về tầm quan trọng của ý chí con người đối với sự thành bại trong cuộc sống.
Ý chí là một dạng quyết tâm, nghị lực vững mạnh và cứng cáp. Nó là một nguồn sức mạnh tinh thần vô cùng to lớn. Mỗi khi ta gặp thử thách, khó khăn sẽ dễ bị chán nản, muốn bỏ cuộc. Khi đó, nguồn sức mạnh kia sẽ sáng lên, thúc đẩy ta đứng lên, tiếp tục chiến đấu. Có thể nói, chính ý chí là bệ đỡ vững chãi cho những bước chân tiến lên đỉnh vinh quang
HỌC TỐT!!!
Tham khảo :
-Câu tục ngữ “Có chí thì nên” là một câu tục ngữ hay nói về tầm quan trọng của ý chí con người đối với sự thành bại trong cuộc sống.
Ý chí là một dạng quyết tâm, nghị lực vững mạnh và cứng cáp. Nó là một nguồn sức mạnh tinh thần vô cùng to lớn. Mỗi khi ta gặp thử thách, khó khăn sẽ dễ bị chán nản, muốn bỏ cuộc. Khi đó, nguồn sức mạnh kia sẽ sáng lên, thúc đẩy ta đứng lên, tiếp tục chiến đấu. Có thể nói, chính ý chí là bệ đỡ vững chãi cho những bước chân tiến lên đỉnh vinh quang
TK:
Cuộc sống là một hành trình vô tận. Trong hành trình đó, chúng ta sẽ gặp phải vô vàn khó khăn, thử thách. Bởi vậy mà ông cha ta đã gửi gắm một lời khuyên vô cùng quý giá qua câu “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
Câu tục ngữ đã khuyên nhủ con người nếu có lòng kiên trì, nghị lực vượt qua những khó khăn nhất định sẽ đạt được thành công. Cũng giống như t ừ những khối sắt to lớn, thô sơ, nhờ có quá trình rèn rũa sẽ trở thành một chiếc kim nhỏ bé, sắc nhọn và sáng bóng.
Mạc Đĩnh Chi vốn là một cậu bé hiếu học nhưng nhà nghèo. Khi bạn bè được đi học, cậu phải vào rừng kiếm củi để phụ giúp gia đình. Nhờ đến sự giúp đỡ của thầy đồ, cậu bé Mạc Đĩnh Chi khi ấy đã được vào lớp học. Kể từ đó, ban ngày cậu đi kiếm củi, ban đêm cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng cho sáng để học bài. Ngày qua ngày nhờ sự kiên trì và nghị lực phi thường, vào khoa thi năm Giáp Thìn (1304), Mạc Đĩnh Chi thi đỗ trạng nguyên.
Hay như người nông dân Việt Nam để có thể tạo ra những hạt gạo dẻo thơm cần cần phải đổ biết bao mồ hôi, công sức:
“Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng trông ngày trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng”
Dù mệt nhọc, vất vả là vậy nhưng họ vẫn luôn cần cù và kiên trì từng ngày trên cánh đồng. Họ không ngại nắng mưa khổ cực mà vẫn hăng say lao động.
Trong cuộc sống hiện đại, con đường đến với thành công trở nên khó khăn hơn. Điều đó đòi hỏi mỗi người chỉ có không ngừng nỗ lực, kiên trì mới có thể đạt được ước mơ của mình.
Qua chứng minh trên, câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là hoàn toàn đúng đắn. Chúng ta hãy ghi nhớ câu tục ngữ này để trên hành trình tìm đến đích thành công luôn nhắc nhở bản thân phải cố gắng nỗ lực không ngừng nghỉ.
Tham khảo nha em:
Có chí thì nên - đó là điều mà ông cha ta vẫn thường hay răn dạy con cháu. Chí chính là ý chí, nghị lực, sự quyết tâm vượt qua khó khăn, cản trở. Chỉ cần vững chí, kiên trì, thì chắc chắn sẽ thành công. Tựa như chúng ta đang leo một ngọn núi cao, dốc, khúc khủy, trơn trượt. Chỉ cần có đủ sự kiên định, có nghị lực, có quyết tâm, ta sẽ leo lên đến cùng. Còn những người thiếu đi nghị lực, ý chí thì sẽ bị khó khăn khuất phục, lùi trở về điểm xuất phát mà không đạt được gì. Giá trị to lớn nhất của ý chí, nghị lực chính là thôi thúc, dẫn lối ta cố gắng không ngừng để tiến về vạch đích. Tuy nhiên, chúng ta cần phải có ý chí, nghị lực và vận dụng nó đúng lúc. Một số người quyết tâm một cách mù quáng, vốn là chuyện không thể, nhưng không chịu nghe khuyên can, liều mình làm tất cả để chuốc lấy đau khổ. Bản thân em là một người học sinh, em đặt ra mục tiêu cho mình là trở thành học sinh giỏi toàn diện. Vì thế, em vẫn luôn kiên trì, cố gắng đến cùng, dù có khó khăn, vất vả đến thế nào. Tất cả là nhờ lời dạy ngắn gọn nhưng thấm thía của cha ông ta “Có chí thì nên”.
TK#
Sống phải có bản lĩnh. Nhờ có bản lĩnh mà ta có thể vượt qua mọi thử thách trên đường đời và đi tới thành công. Nói về bản lĩnh sống, dân gian có câu tục ngữ thật là chí lí: "Có chí thì nên" đúng trong mọi hoàn cảnh.
"Chí" là lòng quyết tâm, sự kiên trì nhẫn nại. Chí cũng là tự mình phấn đấu, vươn lên, không ỷ vào người khác. Chí là chí khí, sự bền bỉ. "nên" có nghĩa là thắng lợi, thành công, sự tốt đẹp mà ta thu được. "Có chí" là điều kiện, là nguyên nhân; "nên" là hệ quả, kết quả. Câu tục ngữ thật cô đúc, ngắn gọn chỉ có 4 từ mà nêu lên một bài học sâu sắc, nhắc nhở mọi người hãy rèn luyện ý chí, tinh thần bền bỉ, lòng quyết tâm để vượt qua mọi thử thách, khó khăn, vươn lên giành nhiều thắng lợi và gặt hái được nhiều thành công.
Có chí tức là đã có bản lĩnh sống rất đẹp. Không được nhầm lẫn "chí" với "trí", "trí" là trí tuệ, lí trí, trí khôn, sự hiểu biết, trí thông minh. Nhờ học hỏi mà ta có trí. Nhờ rèn luyện trong thử thách và gian khổ mà ta có chí. Trí và chí là hai phẩm chất tốt đẹp nhất của con người. Mọi tài năng lỗi lạc xưa nay đều có chí và có trí hơn người. "Có chí" thì mới có thể chịu đựng được, đứng vững được trước mọi thử thách khó khăn, không bị gục ngã trước thất bại tạm thời.
Đi học, đi làm, sản xuất, kinh doanh,… đều cần có chí. Chí càng cao sức càng bền mới đi tới thành công. Đường đời khó khăn (thế lộ nan) nên ta phải có chí. Đường xa, núi cao, dốc thẳm, sông sâu, tuyết dày…phải có chí mới vượt qua được. Đi thi là phải có chí "cá vượt Vũ Môn". Kéo pháo vào đánh Pháp ở Điện Biên, bộ đội ta đã thể hiện quyết tâm: "Dốc núi cao cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi". "Nước chảy đá mòn", "Kiến tha lâu cũng đầy tổ", "Có công mài sắt có ngày
nên kim".
Tất cả đều nói lên tuổi trẻ chúng ta trên đường học tập, tiến quân vào mặt trận khoa học kĩ thuật cũng phải có chí mới có thể thực hiện được ước mơ hoài bão của mình, mới có thể đem tài sức góp phần xứng đáng vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Học tập câu tục ngữ "Có chí thì nên" ta càng thêm thấm thía lời dạy của Bác Hồ:
"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển,
Quyết chí ắt làm nên".
Vậy bài này là 6 điểm mà nếu thiếu như vậy thì sẽ bị trừ mấy điểm ạ?(Nếu bạn biết rất mong câu trả lời của bạn)
Tham khảo:
Tục ngữ luôn gửi gắm đến con người những bài học trân quý. Trong đó, câu “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là lời khuyên nhủ của ông cha ta về lòng kiên trì vượt khó khăn trong cuộc sống.
Từ câu tục ngữ, chúng ta thấy được hình ảnh quen thuộc. Từ thanh sắt to lớn, người thợ có thể rèn thành cây kim nhỏ bé, sắc bén. Chúng ta vận dụng điều đó để nói về con người biết kiên trì, nỗ lực không ngừng sẽ hoàn thành mục tiêu, đạt được thành công.
Lời khuyên từ câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng đắn. Nhân vật Paven trong cuốn tiểu thuyết “Thép đã tôi thế đấy” của nhà văn Nikolai A. Ostrovsky là m ột thanh niên giàu lý tưởng, được tôi luyện trong “lò lửa” của cách mạng. Dù trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách thậm chí có lúc phải đối mặt với căn bệnh sốt thương hàn và bị bại liệt, phải ngồi xe lăn. Nhưng anh vẫn không lùi bước trước khó khăn, tin tưởng vào lí tưởng mà mình vẫn luôn theo đuổi. Ở cuộc đời thực, chúng ta chắc hẳn đều biết đến Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Cuộc đời của Người đã cống hiến trọn vẹn cho đất nước, nhân dân. Khi còn là một chàng trai trẻ tuổi, Bác đã ra đi tìm đường cứu nước với một trái tim yêu nước nồng nàn và lòng căm thù giặc sâu sắc. Hành trình hơn ba mươi năm bôn ba nước ngoài của Bác trải qua mọi khó khăn, nhưng vẫn không đánh bại được ý chí kiên cường. Để rồi cuối cùng, Bác đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc. Và ngày hôm nay, nhân dân Việt Nam mới được sống trong nền độc lập, tự do . Dù trong bất cứ lĩnh vực nào, kiên trì cũng là một đức tính rất quan trọng, đặc biệt là thể thao. Những vận động viên, họ không chỉ cần có tài năng, mà còn phải trải qua quá trình luyện tập bền bỉ hằng ngày. Những cái tên như Quang Hải, Công Phượng hay Hùng Dũng chắc hẳn đã quá quen thuộc với những người yêu mến bóng đá. Để có được thành công, những cầu thủ của chúng ta cũng đã từng trải qua thất bại, từng bị chỉ trích khi không giữ được phong độ. Nhưng không vì vậy mà họ từ bỏ đam mê, mà vẫn tiếp tục rèn luyện để vượt qua mọi giới hạn của bản thân. Họ cũng chỉ một trong số những cầu thủ, vận động viên đang trên hành trình nỗ lực vươn tới thành công.
Tham khảo!
I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim
Ví dụ:
Việt Nam ta có một kho tàng ca dao, tục ngữ vô cùng phong phú và quý giá. Những câu tục ngữ, ca dao tuy ngắn gọn nhưng hàm ý một ý nghĩa vô cùng sâu sắc và đáng học hỏi. Một trong những câu tục ngữ đó, có câu tục ngữ khuyên chúng ta về sự kiên nhẫn, kiên trì đó là câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
II. Thân bài: chứng minh Có công mài sắt có ngày nên kim
1. Giải thích câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim
- Nghĩa đen: một một sắc có thể mài thành một cây kim
- Nghĩa bóng: thể hiện lòng kiên trì, kiên nhẫn, vượt qua thử thách của con người
2. Ý nghĩa câu tực ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim:
- Khuyên chúng ta có lòng kiên trì và phấn đấu nỗ lực
- Khuyên nhủ chúng ta việc gì cũng thành công nếu có sự kiên trì
- Nhẫn mạnh ý chí của con người
3. Dẫn chứng chứng minh Có công mài sắt có ngày nên kim
- Nguyễn Ái Quốc đã kiên trì học tập, nghiên cứu và đóng góp sức mình để đem lại độc lập cho dân tôc
- Ngô Quyền nỗ lực chiến đấu để đánh đuổi quân Nam Hán
- Lương Định Của đã kiên nhẫn trong việc chế tạo trong sản xuất
- Như nhà bác học trên thế giới như: Claudius, A-ma-jet, Lô- mô-nô-xốp,….
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim
TK:
I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim
II. Thân bài: chứng minh Có công mài sắt có ngày nên kim
1. Giải thích câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim- Nghĩa đen: một một sắc có thể mài thành một cây kim- Nghĩa bóng: thể hiện lòng kiên trì, kiên nhẫn, vượt qua thử thách của con người
2. Ý nghĩa câu tực ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim:
- Khuyên chúng ta có lòng kiên trì và phấn đấu nỗ lực
- Khuyên nhủ chúng ta việc gì cũng thành công nếu có sự kiên trì
- Nhẫn mạnh ý chí của con người
3. Dẫn chứng chứng minh Có công mài sắt có ngày nên kim
- Nguyễn Ái Quốc đã kiên trì học tập, nghiên cứu và đóng góp sức mình để đem lại độc lập cho dân tôc
- Ngô Quyền nỗ lực chiến đấu để đánh đuổi quân Nam Hán- Lương Định Của đã kiên nhẫn trong việc chế tạo trong sản xuất- Như nhà bác học trên thế giới như: Claudius, A-ma-jet, Lô- mô-nô-xốp,….
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim
refer
Ông bà ta có câu: Có chí thì nên. “Chí” chính là chí hướng, là hoài bão, là nghị lực. Chỉ cần có đủ những thứ ấy, ắt sẽ làm nên chuyện. Thực vậy, trong cuộc sống này, để đạt được thành công, hoàn thành được ước mơ, thì ta buộc phải đối mặt với những cam go, thử thách, khó nhọc.
tham khảo
Ông bà ta có câu: Có chí thì nên. “Chí” chính là chí hướng, là hoài bão, là nghị lực. Chỉ cần có đủ những thứ ấy, ắt sẽ làm nên chuyện. Thực vậy, trong cuộc sống này, để đạt được thành công, hoàn thành được ước mơ, thì ta buộc phải đối mặt với những cam go, thử thách, khó nhọc.