K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 4 2021

Tham khảo nha em:

Mở đầu tác phẩm, tác giả đã xây dựng một tình huống độc đáo được đặt trong sự đối lập gay gắt. Một bên là tình cảnh vô cùng nguy khốn của dân chúng: "Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đê thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất". Tính mạng "con dân" cả vùng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Con đê bị vỡ được cả trăm người ra sức cứu. "Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, người đội đất, kẻ vác tre", "người nào người nấy lướt thướt như chuột lột". Một bên là cảnh quan huyện "kẻ cha mẹ của dân" có trách nhiệm đốc thúc dân chúng bảo vệ đê thì lại đang chễm chệ trong đình "cách đó chừng bốn năm trăm thước. Đình ấy cũng ở trong mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng chẳng việc gì". Ngoài kia con dân đang chân lấm tay bùn, đem thân hèn yếu để chống chọi lại với sức nước thì trong đình "đèn thắp sáng trưng", "nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn rịp". Dường như ngoài kia và trong này là cả hai thế giới khác biệt hoàn toàn. Nếu ngoài kia là thảm cảnh thì trong này là thú vui. Ngoài kia gấp gáp khẩn trương, trong này thong dong nhàn nhã. Cái náo loạn đặt bên cạnh cái yên ả. Trái với "con dân" đang "trăm lo ngàn sợ", quan phụ mẫu "uy nghi chễm chện ngồi" như không hề hay biết đến tình trạng thảm thương của dân chúng. Dựng lên hai cảnh đối lập gay gắt đó, tác giả vạch trần thói vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời. Trong tình cảnh ấy, vô trách nhiệm chính là một tội ác.

Sống chết mặc bay là tác phẩm đi đầu trong phong trào truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Để đạt được thành công đó không thể thiếu đi linh hồn của truyện ngắn - nhân vật. Và trong tác phẩm này, nhân vật được tác giả khắc họa rõ nét nhất chính là quan phụ mẫu. Quan phụ mẫu - kẻ ăn bổng lộc triều đình để phụ trách việc đê điều, vậy mà khi nước dâng cuồn cuộn, mưa tầm mưa tã lại bỏ mặc con dân mà tận hưởng cuộc sống xa hoa, an nhàn. Đối lập với hình ảnh đó, là cảnh tượng người dân cơ cực, khốn đốn vật lộn với cơn lũ. Mà đâu phải các vị "phụ mẫu" ấy không biết, mà rõ rằng đình vững chãi vậy, đê có sập cũng chẳng hề gì nên mới mải mê cờ bạc từ khi đê "thẩm lậu" tới khi nước cuốn thành vực sâu. Qua nghệ thuật tăng cấp và tương phản, Phạm Duy Tốn đã khắc họa rõ nét bản chất xấu xa; không chỉ hách dịch mà còn vô trách nhiệm, vô nhân tính của tên quan phụ mẫu. Quan phụ mẫu chính là nhân vật đại diện cho tầng lớp quan lại trong xã hội phong kiến đương thời.

(chữ in đậm đóa)

14 tháng 3 2022

Gấp thì sao bạn không tự làm mà phải nhờ người khác làm hộ!Bạn nên nghĩ ko có ai rảnh mà viết hộ một đoạn văn lên đây đâu!

Và nếu muốn bạn có thể lên GG tham khảo bài của người khác.

 

13 tháng 5 2021

Sống chết mặc bay là tác phẩm đi đầu trong phong trào truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Để đạt được thành công đó không thể thiếu đi linh hồn của truyện ngắn - nhân vật. Và trong tác phẩm này, nhân vật được tác giả khắc họa rõ nét nhất chính là quan phụ mẫu. Quan phụ mẫu - kẻ ăn bổng lộc triều đình để phụ trách việc đê điều, vậy mà khi nước dâng cuồn cuộn, mưa tầm mưa tã lại bỏ mặc con dân mà tận hưởng cuộc sống xa hoa, an nhàn. Đối lập với hình ảnh đó, là cảnh tượng người dân cơ cực, khốn đốn vật lộn với cơn lũ. Mà đâu phải các vị "phụ mẫu" ấy không biết, mà rõ rằng đình vững chãi vậy, đê có sập cũng chẳng hề gì nên mới mải mê cờ bạc từ khi đê "thẩm lậu" tới khi nước cuốn thành vực sâu. Qua nghệ thuật tăng cấp và tương phản, Phạm Duy Tốn đã khắc họa rõ nét bản chất xấu xa; không chỉ hách dịch mà còn vô trách nhiệm, vô nhân tính của tên quan phụ mẫu. Quan phụ mẫu chính là nhân vật đại diện cho tầng lớp quan lại trong xã hội phong kiến đương thời.

5 tháng 7 2021

THAM KHẢO

Văn bản này vào đề bằng một hình ảnh hết sức căng thẳng, gay cấn, khó khăn. Đó là vào một giờ đêm, trời mưa tầm tã. Nước sông dâng cao đe doạ vỡ đê. Với công cụ thô sơ, những người dân chân lấm tay bùn với hàng nghìn tư thế khác nhau: người vác cuốc, người vác tre, kẻ bì bõm ướt như chuột lột cùng nhau gắng sức chống lại thiên tai, bão lụt. Hình ảnh muôn sầu nghìn thảm ấy làm bất cứ ai được đọc, được nghe đều không khỏi xót thương. Sự vất vả của người dân kéo dài tới mãi đêm khuya vẫn chưa chấm dứt. Tiếng hò, tiếng gọi, í ới, gấp gấp, sự căng thẳng ấy được bộc lộ qua nét mặt của từng người. Trước tình cảnh như vậy thì bất kì ai cũng đặt ra câu hỏi: Vậy trước thế cùng sức kiệt như vậy thì quan phụ mẫu, những người có chức quyền ở đâu.

5 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

Trong đêm mưa gió tầm tã, nước sông dâng lên dữ tợn như cuốn trôi tất cả, những người nông dân vẫn phải dầm mưa, khẩn trương làm các công việc hộ đê. Họ dường như đã bị sức trời làm cho mệt, sức người chẳng thể địch lại sức trời, tình cảnh ngày càng trở nên nguy cấp. Vậy nhưng biết kêu ai, than ai? Bởi quan phụ mẫu ở cách đó chẳng bao xa, nhưng ngài còn đang dở cuộc vui, chơi nốt ván tổ tôm với các vị quan khác. Người đứng đầu ấy chẳng mảy may lo cho dân cho nước mà còn đang bận hưởng thụ những thú vui bài bạc, ăn uống xa hoa. Tác giả đã diễn tả sự đối lập ngày càng tăng lên làm nổi bật nỗi thống khổ của người nông dân: một bên là cảnh náo loạn, gấp gáp, khẩn trương còn ở trong đình làng là thú vui, thong dong, nhàn nhã. Và khi nỗi lo của người dân đã thành sự thật, đê vỡ, họ như tuyệt vọng kêu cứu thì quan vẫn mắng và dọa sẽ bỏ tù. Nhà tù là nơi để giam giữ những kẻ hại dân nhưng ở đây là là giam giữ những kẻ cắt ngang cuộc vui của quan. Những người dân vô tội còn biết bám víu, trông cậy vào đâu. Truyện đã phê phán hiện thực xã hội phong kiến thối nát, quan lại mải mê ăn chơi sa đọa và đẩy người nông dân vào tình cảnh khốn cùng, đau thương và mất mát. Qua đó, ta thêm xót thương và cảm thông với cuộc sống lầm than cơ cực của người nông dân.

Câu bị động: in đậm nghiêng

11 tháng 10 2021

Tham khảo:

Ca dao là thể loại được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Để nói về công ơn của cha mẹ (tg) thù không thể không kể đến câu ca dao trên. Để thể hiện rõ nét được công lao lớn lao của cha mẹ tác giả (tg) đã sử dụng biênh pháp tu từ so sánh. Tác giả so sánh công cha như núi Thái Sơn, một trong năm ngọn núi cao nhất ở TQ. Ví công cha như núi Thái Sơn là ví công lao cao cả không thể đo đếm được của cha. Còn (tlk) ví nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, giọt nước đó luôn luôn chảy quanh năm, dù nhỏ giọt nhưng không bao giờ ngừng. Ví nghĩa mẹ như nước trong nguồn là ví tình mẹ bao la, không giới hạn. Vậy (tlk) chúng ta với trách nhiệm là những người con phải làm tròn chữ hiếu để đền đáp công lao của cha mẹ.  Đạo làm con là con đường đúng nhất mà người làm con phải tuân theo cho đúng luân lý đạo đức xã hội. Con đường ấy là "thờ Mẹ, kính Cha".  Để đền đáp công lao to lớn đó, mỗi chúng ta không phải chỉ cần thờ Mẹ, kính Cha khi cha mẹ đã mất. Chúng ta phải báo hiếu ngay khi cha mẹ còn sống. Phải luôn vâng lời cha mẹ, sống đúng đạo nghĩa làm tốt những bổn phận người con. Trải qua bao thế kỉ, lời khuyên nhủ của câu ca dao vẫn còn nguyên giá trị giáo huấn quý báu của nó.