K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 12 2017

ko bik

Ai cũng biết rằng tình cảm bạn bè đối với mỗi người không thể nào thiếu được. Đó là thứ tình cảm thật trong sáng và cao cả. Tình bạn đồng hành với chúng ta ngay từ khi chúng tamới bước chân vào ngôi trường mần non, rồi nó lại đồng hành với chúng ta trong suốt cả cuộc đời. Tình bạn luôn là tình cảm vững chắc, nơi ta có thể tin tưởng chia sẻ những niềm vui hay nỗi buồn trong cuộc sống. Những tháng ngày bên bạn bè chắc sẽ là những tháng ngày đẹp nhất của mỗi người và ta sẽ mãi mãi ko thể quên được. Có những lúc ta cảm thấy buồn vì tình bạn ko suôn sẻ, rồi có giận hờn nhau nhưng đó là những thử thách giúp tình bạn của chúng ta trở nên vững chắc hơn. Ta sẽ hiểu được nhau hơn, thông cảm vs nhau hơn. Một tình bạn thực sự đẹp khi nó được xuất phát từ tận trái tim mỗi người.Xin hãy trân trọng những tình bạn trong sáng mà mỗi người đag giữ, hãy biết quan tâm, chia sẻ vs nhau và hãy làm những điều chưa làm được cho bạn bè ngay bây h để có dc những kỉ niệm đẹp trong tuổi học trò của mình.

k mình nha 

những từ đó là : AI ; CHÚNG TA ; NÓ ; MÌNH ; TA . 

26 tháng 3 2022

Tham khảo :

- Có thể sử dụng các thành ngữ như: chân lấm tay bùn, đầu tắt mặt tối, sớm nắng chiều mưa, một nắng hai sương, bán mặt cho đất bán lưng cho trời…

Có thể lựa chọn bài ca dao:

Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

Ai làm cho bể kia đầy

Cho ao kia cạn cho gầy cò con?

+ Người nông dân là người chịu nhiều khó khăn, cực khổ nhất, họ phải một nắng hai sương trồng cấy, chăm bón. Nhưng số phận của họ hết sức khó khăn, cực khổ.

+ Con cò trong câu ca dao là hình ảnh của người nông dân, cuộc đời vất vả của con cò được diễn tả bằng hình ảnh đối lập: một mình lận đận giữa nước non, lên thác xuống ghềnh, vượt qua những nơi khó khăn, nguy hiểm. Một mình thân cò bé nhỏ mà phải đương đầu với những khó khăn quá lớn.

+ Sử dụng đại từ phiếm chỉ "Ai", bài ca dao đã hướng mũi tên công kích đến xã hội phong kiến suy tàn đã đày đọa thân phận bé nhỏ của những người nông dân. Câu hỏi tu từ đã gián tiếp tố cáo xã hội phong kiến bất công đó.

26 tháng 3 2022

cảm ơn ạ

9 tháng 11 2021

ghê dữ v bạnbucminh

9 tháng 11 2021

có gì dâu

3 tháng 10 2016

Có một con mèo mới lớn, muốn tập tành võ vẽ. Nó nhảy nhót một lúc rồi bám vào cây cau trèo lên. Có bộ móng vuốt sắc nhọn, lại đươc cái gien trèo giỏi của tổ tiên truyền cho, chú mèo trèo một loáng đã lên tới ngọn cây cau.
Bi Bi bảo Mặt Đen:
- Nó đi tìm chú chuột đấy.
Mặt Đen hỏi:
- Tại sao chị biết như vậy?
- Thế em không biết câu ca dao “Con mèo mà trèo cây cau” à?
Ngẩn mặt ra một lúc, rồi Mặt Đen gật gù:
- Đúng rồi, em nghe bà em ru từ hồi em còn bé cơ.
Y như rằng, chú mèo trèo đến ngọn cau, lục lọi bẹ cau không thấy chuột đâu liền hỏi: “Chú chuột đi đâu vắng nhà”?
Lát sau, không biết từ đâu vẳng tới câu trả lời:
- Chú chuột đi chợ đường xa
Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo!
Mèo giận giữ gào lên:
- Đứa nào hỗn láo thế? Cha tao đang sống mà dám nói giỗ cha tao?
Nhìn quanh không thấy con vật nào, mèo đổ riệt cho chuột:
- Đúng là con chuột láo toét nói bậy rồi! Từ nay tao sẽ ăn thịt cả họ nhà mày!
Lúc này, con chuột vừa đi đâu về, lóp nga lóp ngóp tha theo một con cá. Nó vừa thở vừa thanh minh:
- Không phải đâu ạ. Con không nói gì đâu. Con vừa đi bắt cá về đấy chứ!
Thấy mèo vẫn gầm gừ dữ tợn, chuột rụt rè tha con cá lại dâng cho mèo:
- Con có đi chợ mua mắm mua muối đâu ạ. Con đi mua cá về mời ông đây ạ!
Mèo vồ ngay lấy con cá, nhai ngấu nghiến. Xong, nó vẫn khăng khăng:
- Còn ai nữa? Chỉ có mày với tao, mày nói chứ còn ai?
- Oan con quá!
- Vậy thì ai nói?
- Hay là cây cau nó nói!
- Mày nói bừa quá, cây cau làm sao mà nói được? Mồm nó đâu? Thôi, đích thị là mày nói láo rồi! Lại đây tao ăn thịt nào...
Mặt Đen bảo:
- Chị ơi, chúng nó cãi nhau điếc cả tai. Chị làm cho chúng nó im đi.
Bi Bi nói với mèo:
- Mèo ơi, đừng đổ oan cho chuột. Đúng là nó đi chợ đường xa, mua được con cá thì mày tha mất rồi!
- Thế tại sao nó lại đổ cho cây cau nói? Cây cau có nói được đâu!
- Mèo nhìn kĩ chưa? Có con chim chích nó đậu cành chanh, nó nói đấy.
Vừa lúc ấy thì chim chích kêu lên mấy tiếng “chích... chích..”. Bi Bi bảo:
- Nhận ra cái giọng chinh chích của nó chưa?
Thế nhưng, với uy thế của kẻ mạnh, mèo ta không chịu nhận sai lầm của mình, nó gạt đi:
- Thôi, chị đừng can thiệp vào chuyện của loài vật chúng tôi! Tôi bảo chuột nói láo thì đúng là chuột nói láo. Mà chim bay nhanh, bay cao, tôi không bắt được, thì thây kệ nhà chim. Từ nay, tôi sẽ săn lùng cả họ nhà chuột...
Thấy đến người bênh mà vẫn không xong, chuột vội chạy tọt vào bụi cây, nói bừa:
- Thế thì từ nay họ nhà chuột sẽ hát mãi câu “Chú chuột đi chợ đường xa/Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo!”.
Chuột vừa nói xong thì rộ lên một giọng đồng thanh của không biết bao nhiêu là chuột: “Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo! Giỗ cha con mèo!”.
Mèo tức giận gầm gào, nhảy lung tung nhưng chẳng vồ được con chuột nào.

Tham khảo em nhé

3 tháng 10 2016

Câu 1:

Dưới chế độ phong kiến, nhân dân ta bị áp bức rất nặng nề. Người nông dân nói chung và người phụ nữ nói riêng tuy lao động cực nhọc mà vẫn cơ hàn đói rách. Có bao cảnh đời, bao bi kịch thương tâm, ca dao dân ca cũng có biết bao khúc hát ai oán thương tâm xúc động. Có thể than chính cho số phận hoặc than vàn cho số phận đồng loại.Cuộc đời là cái vòng luẩn quẩn, họ hoàn toàn không làm chủ được bản thân, cuộc đời. Ai làm cho họ khổ, thật bi đát họ chỉ biết than thân trách phận kêu trời. Niềm cay đắng, bị áp bức bóc lột biết bao giờ cho hết nỗi oan khiên. Đời cái cò gian lao điêu đứng rồi đời cò con cũng điêu đứng lao đao. Trong họ niềm khao khát cháy bỏng được sống hạnh phúc, được thoát khỏi nghèo nàn cho chính họ và kiếp sau của họ. Bài ca dao chứa chan tình nhân đạo và giá trị tố cáo phản kháng sâu sắc. Đây cũng chính tiếng nói tập thể của những người dân lao động trong xã hội áp bức bất công. Đọc bài ca dao chúng ta càng đồng cảm hơn với những con người khốn khổ một thời trong xã hội ấy.

Câu 2:Có một con mèo mới lớn, muốn tập tành võ vẽ. Nó nhảy nhót một lúc rồi bám vào cây cau trèo lên. Có bộ móng vuốt sắc nhọn, lại đươc cái gien trèo giỏi của tổ tiên truyền cho, chú mèo trèo một loáng đã lên tới ngọn cây cau.
Bi Bi bảo Mặt Đen:
- Nó đi tìm chú chuột đấy.
Mặt Đen hỏi:
- Tại sao chị biết như vậy?
- Thế em không biết câu ca dao “Con mèo mà trèo cây cau” à?
Ngẩn mặt ra một lúc, rồi Mặt Đen gật gù:
- Đúng rồi, em nghe bà em ru từ hồi em còn bé cơ.
Y như rằng, chú mèo trèo đến ngọn cau, lục lọi bẹ cau không thấy chuột đâu liền hỏi: “Chú chuột đi đâu vắng nhà”?
Lát sau, không biết từ đâu vẳng tới câu trả lời:
- Chú chuột đi chợ đường xa
Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo!
Mèo giận giữ gào lên:
- Đứa nào hỗn láo thế? Cha tao đang sống mà dám nói giỗ cha tao?
Nhìn quanh không thấy con vật nào, mèo đổ riệt cho chuột:
- Đúng là con chuột láo toét nói bậy rồi! Từ nay tao sẽ ăn thịt cả họ nhà mày!
Lúc này, con chuột vừa đi đâu về, lóp nga lóp ngóp tha theo một con cá. Nó vừa thở vừa thanh minh:
- Không phải đâu ạ. Con không nói gì đâu. Con vừa đi bắt cá về đấy chứ!
Thấy mèo vẫn gầm gừ dữ tợn, chuột rụt rè tha con cá lại dâng cho mèo:
- Con có đi chợ mua mắm mua muối đâu ạ. Con đi mua cá về mời ông đây ạ!
Mèo vồ ngay lấy con cá, nhai ngấu nghiến. Xong, nó vẫn khăng khăng:
- Còn ai nữa? Chỉ có mày với tao, mày nói chứ còn ai?
- Oan con quá!
- Vậy thì ai nói?
- Hay là cây cau nó nói!
- Mày nói bừa quá, cây cau làm sao mà nói được? Mồm nó đâu? Thôi, đích thị là mày nói láo rồi! Lại đây tao ăn thịt nào...
Mặt Đen bảo:
- Chị ơi, chúng nó cãi nhau điếc cả tai. Chị làm cho chúng nó im đi.
Bi Bi nói với mèo:
- Mèo ơi, đừng đổ oan cho chuột. Đúng là nó đi chợ đường xa, mua được con cá thì mày tha mất rồi!
- Thế tại sao nó lại đổ cho cây cau nói? Cây cau có nói được đâu!
- Mèo nhìn kĩ chưa? Có con chim chích nó đậu cành chanh, nó nói đấy.
Vừa lúc ấy thì chim chích kêu lên mấy tiếng “chích... chích..”. Bi Bi bảo:
- Nhận ra cái giọng chinh chích của nó chưa?
Thế nhưng, với uy thế của kẻ mạnh, mèo ta không chịu nhận sai lầm của mình, nó gạt đi:
- Thôi, chị đừng can thiệp vào chuyện của loài vật chúng tôi! Tôi bảo chuột nói láo thì đúng là chuột nói láo. Mà chim bay nhanh, bay cao, tôi không bắt được, thì thây kệ nhà chim. Từ nay, tôi sẽ săn lùng cả họ nhà chuột...
Thấy đến người bênh mà vẫn không xong, chuột vội chạy tọt vào bụi cây, nói bừa:
- Thế thì từ nay họ nhà chuột sẽ hát mãi câu “Chú chuột đi chợ đường xa/Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo!”.
Chuột vừa nói xong thì rộ lên một giọng đồng thanh của không biết bao nhiêu là chuột: “Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo! Giỗ cha con mèo!”.
Mèo tức giận gầm gào, nhảy lung tung nhưng chẳng vồ được con chuột nào.

Câu 3:Trong ca dao – dân ca, ngoài những câu hát yêu thương, tình nghĩa, những câu hát than thân… còn nhiều câu hát mang nội dung hài hước, châm biếm nhằm phơi bày các hiện tượng ngược đời, phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người và hiện tượng đáng cười trong xã hội. Dưới đây là những bài được phổ biến rộng rãi trong dân gian.Những câu hát châm biếm đã thể hiện khá tập trung nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam. Những câu hát châm biếm ấy đã phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội.Có thể nói những câu hát châm biếm dân gian là những nụ cười dí dỏm. Nó không nhằm vùi dập đối tượng nhưng nó làm cho đối tượng phải xấu hổ mà tự thay đổi bản chất đi. Chính vì thế mà những câu hát châm biếm dân gian đã góp phần làm trong sạch xã hội con người.

 

9 tháng 8 2016

0OIL

9 tháng 10 2021

Tham khảo:

Ca dao là thể loại được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Để nói về công ơn của cha mẹ thù không thể không kể đến câu ca dao trên. Để thể hiện rõ nét được công lao lớn lao của cha mẹ tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Tác giả so sánh công cha như núi Thái Sơn, một trong năm ngọn núi cao nhất ở TQ. Ví công cha như núi Thái Sơn là ví công lao cao cả không thể đo đếm được của cha. Còn ví nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, giọt nước đó luôn luôn chảy quanh năm, dù nhỏ giọt nhưng không bao giờ ngừng. Ví nghĩa mẹ như nước trong nguồn là ví tình mẹ bao la, không giới hạn. Vậy chúng ta với trách nhiệm là những người con phải làm tròn chữ hiếu để đền đáp công lao của cha mẹ.  Đạo làm con là con đường đúng nhất mà người làm con phải tuân theo cho đúng luân lý đạo đức xã hội. Con đường ấy là "thờ Mẹ, kính Cha".  Để đền đáp công lao to lớn đó, mỗi chúng ta không phải chỉ cần thờ Mẹ, kính Cha khi cha mẹ đã mất. Chúng ta phải báo hiếu ngay khi cha mẹ còn sống. Phải luôn vâng lời cha mẹ, sống đúng đạo nghĩa làm tốt những bổn phận người con. Trải qua bao thế kỉ, lời khuyên nhủ của câu ca dao vẫn còn nguyên giá trị giáo huấn quý báu của nó.

1 tháng 10 2021

Tham khảo!!!

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

   Hai câu đầu có hai hình ảnh so sánh. Công cha với núi ngất trời, "núi cao ngất trời" không đo được, chiều cao vô tận. Người cha là trụ cột của gia đình, là chỗ dựa vững chắc cho con bước vào tương lai. Nghĩa mẹ với nước ở ngoài biển đông, "nước ngoài biển đông" rộng lớn mênh mông ko đong đến được. Tình mẹ ấm áp, dịu dàng, bao la. Ẩn dụ câu sau "núi cao", "biển rộng" lại một lần nữa khẳng định công lao to lớn của cha mẹ. Và câu cuối cùng nhắc nhở chúng ta về công lao sinh thànhdưỡng dục của cha mẹ, cha mẹ không quản bao vất vả nuôi chúng ta nên người. Hãy sống có hiếu với cha mẹ.

6 tháng 12 2021

cho mik hỏi là đâu là từ láy và đâu là từ mượn có được không, mink đang cần gấp, please!!