K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 9 2019

Tôi yêu một Paris cổ kính với Nhà Thờ Đức Bà, rực rỡ với ánh đèn của tháp Eiffel, lãng mạn với dòng sông Seine và hàng trăm cây cầu lớn nhỏ. Một Paris thơm mùi café và ngọt ngào vị maccaron. (Đỗ Thị Thanh Hương, Hà Nội)

Trước khi đến Paris, tôi đã tự nhủ rằng mình nên làm điều gì đó để lưu lại những kỉ niệm về một thành phố mà tôi luôn mơ ước được đặt chân đến từ những tháng ngày còn miệt mài học tiếng Pháp trên giảng đường trung học… Một người bạn đã nói với tôi rằng "Hãy viết đi, vẽ đi, làm một điều gì đó" để sau này, mỗi khi nhìn vào tôi sẽ có lại những tháng ngày tươi đẹp ở nơi đây. Và khi bạn bè thấy một Paris tươi đẹp trong những bức ảnh của tôi, mơ về thành phố này như tôi từng mơ nhiều năm trước…tôi biết tôi đã làm được điều gì đó.

Biểu tượng của Paris, nơi đầu tiên tôi đến thăm khi đặt chân đến thành phố này và quay lại vài lần chỉ để ngắm nhìn vào những thời khắc khác nhau, một ngày mùa đông lạnh giá, một chiều mùa xuân ấm áp với hoa nở khắp nơi, một tối đẹp trời với Eiffel lên đèn lộng lẫy.

montmartre1-1372501861_500x0.jpg
 

Tôi may mắn khi đến Paris vào năm Nhà Thờ Đức Bà kỉ niệm 850 năm tôi đã thấy qua tivi, sách báo nhiều lần, đọc truyện Victor Hugo và tưởng tượng một ngày được ngắm nhìn nhà thờ cổ kính, đẹp cổ kính bên bờ sông Seine. Mùa đông Paris ảm đạm, càng làm tăng sự cổ kính của nơi này khi tôi đến thăm, và tôi đã quay lại vào một chiều mùa xuân, để thấy một nhà thờ Đức Bà dưới trời xanh và muôn hoa đua nở.

Đến Paris, bên cạnh tháp Eiffel, bên cạnh Nhà thờ Đức Bà, không thể không nhắc đến  nhà thờ Vương cung thánh đường Sacré-Coeur (nhà thờ Sacré-Coeur), nằm trên đồi  Montmartre. Tôi không theo đạo, cũng không biết về kiến trúc, chỉ biết tôi yêu mái vòm màu trắng của nhà thờ dưới trời xanh nắng vàng, ngồi bệt xuống bậc cầu thang và ngắm nhìn toàn Paris với cảm giác vô cùng thích thú.

Tôi yêu truyện của Dan Brown, yêu tranh Leonardo Da Vinci và muốn một lần được đặt chân đến Louvre, bước từng bước thăm những bức họa nổi tiếng, những câu truyện và lịch sử đằng sau hàng nghìn hiện vật đang được lưu giữ, và thăm nàng Mona Lisa với nụ cười trứ danh. Tôi may mắn được mẹ của bạn tôi, đã làm việc 10 năm tại bảo tàng và là một giáo viên nghệ thuật, đưa đi thăm Loure.

louvre2-1372501861_500x0.jpg
 
louvre3-1372501861_500x0.jpg
Bức ảnh này là một khoảnh khắc tuyệt vời, tôi chọn một ngày Louvre mở muộn để có nhiều thời gian. là một ngày mùa đông ảm đạm, lạnh giá, qua  khung cửa sổ, tôi bỗng thấy ánh hoàng hôn hắt lên một bức tường ngoài bảo tàngf. Anh sáng hoàng hôn yếu ớt của ngày mùa đông nhưng cũng đủ làm bừng sang một góc Louvre cổ kính. Đây là một trong những tấm ảnh tôi thích nhất trong suốt chuyến đi của mình.

Chờ đợi suốt một tháng cuối đông dài lạnh giá,đến một ngày ấm áp với trời xanh nắng vàng,và tôi thấy một Paris mùa xuân với muôn hoa đua nở ,với từng hàng cây xanh rì trong nắng.

flower1-1372501861_500x0.jpg
 

Những con phố “rất Paris”, những quán café thơm lừng nơi góc phố, kiếm cho mình một bàn nhỏ, thưởng thức chút café, đọc một quyển sách bên cạnh người yêu tại thành phố mơ ước, tôi thật chẳng còn mong muốn gì hơn.

Và tôi yêu, một Paris cổ kính với Nhà Thờ Đức Bà, rực rỡ với ánh đèn của tháp Eiffel, lãng mạn với dòng sông Seine và hàng trăm cây cầu lớn nhỏ,một Paris thơm mùi café và ngọt ngào vị maccaron.

#Châu's ngốc

15 tháng 5 2018

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan đối với mọi nước xây ... Nói cách khác, kết thúc thời kỳ quá độ khi đã xây dựng xong cả về lực lượng sản ... mất tính năng động của nền kinh tế vốn dĩ mới bước vào giai đoạn phát triển. ... chế độ tư bản chủ nghĩa, thì lại càng phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài.

15 tháng 5 2018

Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Việt Nam đã quyết định đổi tên nước là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khi đất nước ta được hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc hoàn toàn thống nhất, cả nước bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

16 tháng 11 2021

Một trong những biểu tượng của làng quê Việt Nam chính là cây tre. Hình ảnh lũy tre xanh đã đi vào biết bao lời thơ, câu hát với những tình cảm thật tuyệt vời.

Từ bao đời nay, tre đã trở thành người bạn của nông dân Việt Nam. Tre sống ở đây cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Khi lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre mang vẻ đẹp thanh cao, giản dị, chí khí giống như con người Việt Nam,

Không chỉ vậy, tre còn xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày và trong công việc lao động. Tre giống như cánh tay của người nông dân. Cây tre vất vả mãi với người cối xay tre nặng nề quay. Tre là người nhà, khăng khít với đời sống hằng ngày. Tre buộc chặt những tình cảm chân quê. Tre là niềm vui của tuổi thơ, của người già. Trong hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, tre cũng đã trở thành đồng chí, đồng đội. Nhân dân ta đã dùng tre làm vũ khí đánh giặc. Trong quá khứ, chúng ta không thể quên được hình ảnh Thánh Gióng đã nhổ bụi tre để đánh đuổi giặc Ân. Ở hiện tại, tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre đã giúp nhân dân ta giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh. Thậm chí tre còn “hy sinh để bảo vệ con người”. Sự gắn bó đó đã trở nên thiêng liêng hơn bao giờ hết khi phải trải qua hi sinh, mất mát.

Ngay cả trong cuộc sống hiện đại, chúng ta cũng không thể phủ nhận được tầm quan trọng của tre. Khi mà sắt, thép và xi măng cốt sắt sẽ dần dần trở nên quen thuộc, sẽ thay thế một phần cho tre nứa. Nhưng nứa tre vẫn làm bóng mát, in dấu trong những câu ca dao, những lời hát… Tre sẽ trở thành một dấu ấn tinh thần không thể thiếu.

Có thể thấy rằng, cây tre có một tầm quan trọng với con người Việt Nam. Mỗi người hãy trân trọng những giá trị mà cây tre đem lại.

16 tháng 11 2021

mik sắp thi rồi nhanh giúp mik thank you

3 tháng 10 2016
Việt Nam, ngày ... tháng ... năm ....

Cô Ê- mi-li kính mến !

Hôm nay trong giờ học lịch sử, khi nói về thắng lợi của cuộc kháng chiến của dân tộc cháu, cháu hiểu ra rằng để giành lại độc lập cho dân tộc mình, không phải chỉ có sự hy sinh xương máu của biết bao thế hệ người Việt Nam mà còn của biết bao người yêu chuộng hoà bình trên thế giới mà người cha của cô là No-man Mơ-ri-xơn là một chiến sĩ vô cùng anh dũng và tiêu biểu.

Thưa cô Ê-mi-li !

Nơi ở của cháu và cô cách nhau nửa vòng trái đất. Cháu muốn nhờ cánh thư nhỏ này gửi tới cô lời biết ơn chân thành nhất của cháu cũng như của cả dân tộc cháu.

Cô ơi ! Thế hệ chúng cháu là thế hệ được sinh ra trong hoà bình, được sống trong bầu không khí trong lành, được hạnh phúc trong vòng tay âu yếm đầy đủ của cha mẹ, của thầy cô giáo và của tất cả mọi người. Có thể chúng cháu sẽ không hiểu được những cái giá mà dân tộc cháu và những người như cha cô phải trả - nếu không có được những giờ học lịch sử như hôm nay và những câu chuyện cảm động và chân thực mà chúng cháu được đọc qua báo chí.

Cô ạ ! Khi đọc câu chuyện "Ngọn lửa Mo-ri-xơn", cháu không khỏi bùi ngùi xúc động về tấm gương hy sinh anh dũng của cha cô - người mà cô hằng yêu kính. Cái ngày mà cha cô ra đi và quyết định làm một nghĩa cử cao đẹp: Ông tẩm xăng vào mình và châm lửa tự đốt cháy cơ thể của mình để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam. Đó là ngày 2 tháng 11 năm 1965. Lúc ấy, cô vẫn còn bé lắm nhỉ ? Mới có 18 tuổi thôi phải không cô ? Ôi, 18 tháng tuổi, cái tuổi hãy còn non nớt và hết sức ngây thơ. Nét thơ ngây ấy như đọng lại ở đôi mắt tròn xoe nhìn người cha không chớp như muốn ghi nhớ hình bóng người cha thương yêu vào trong tâm khảm. Và có người cha nào lại không thương con, không muốn sống cùng con, che chở cho con trong bước đường đời đầy thử thách và nghiệt ngã ? Thế nhưng, cha của cô trong niềm yêu thương con vô hạn, hôn con lần cuối, để quyết định hy sinh thân mình vì nghĩa lớn. Đọc đến đây, cháu đã khóc, khóc rất nhiều vì cháu thương mến và cảm phục ông đã hy sinh một cách anh dũng đến thế ! Thương cho cô mới 18 tháng tuổi đã phải mất cha ! Nhưng cháu đã khâm phục ông rất nhiều và cháu lại càng cảm thấy tự hào khi biết rằng lực lượng yêu chuộng hoà bình trên thế giới có một chiến sỹ quả cảm như ông. Cháu cũng như nhân dân cháu vô cùng biết ơn ông, một chiến sỹ yêu chuộng hoà bình của dân tộc Mỹ. Là một người Mỹ, ông đã dám đứng lên đấu tranh để phản đối sự tham gia quân sự ngày càng sâu của chính phủ Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Phải chăng, ông là một người có trái tim nhân ái bao la, có tinh thần quốc tế cao cả, có tấm lòng yêu chuộng hoà bình sâu sắc ? Ngọn lửa từ thân thể ông đã lay động và thức tỉnh bao con tim trên khắp hành tinh, đã thổi bùng lên phong trào yêu chuộng hoà bình trên toàn thế giới. Và nó đã góp phần rất quan trọng giúp đỡ cuộc cách mạng vinh quang của dân tộc Việt Nam mau chóng đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Nhà thơ Tố Hữu, một nhà thơ lớn của dân tộc cháu ngày ấy viết bài thơ: "Ê-mi-li con" để ca ngợi ông - một con người quả cảm anh dũng - dám hy sinh thân mình vì nền hoà bình của dân tộc khác:

Ê-mi-li con ơi!
Trời sắp sáng rồi...
Cha không bế con về được nữa!
Khi đã sáng bùng lên ngọn lửa
Đêm nay mẹ đến tìm con...
Hôm nay, chúng cháu được sống trong một đất nước hoà bình tự do, thành quả mà cha ông chúng cháu đã đổ bao máu xương để giành lại cho tuổi thơ chúng cháu hôm nay. Chúng cháu luôn tự nhắc mình phải sống sao cho xứng đáng trong sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam mạnh giàu hôm nay. Phải sống sao để không phụ lòng người cha của cô - người con của chiến sỹ hoà bình vĩ đại No-man Mo-rĩon. Dân tộc Việt Nam chúng cháu và các thế hệ thiếu nhi Việt Nam mãi mãi biết ơn và không bao giờ quên "ngọn lửa Mo-ri-xon".

Cô ạ ! Hôm nay trên đất nước Việt Nam chúng cháu vẫn còn rất nhiều những bạn nhỏ bị tật nguyền do di chứng của chất độc màu da cam để lại trong mỗi người cha, người mẹ của họ trong cuộc kháng chiến vừa qua. Nhìn các bạn ấy sao lòng cháu thấy đau đơn và xót xa. Chiến tranh và những di chứng của nó để lại sao mà tàn khốc thế. Chứng kiến hậu quả của nó hôm nay, cháu càng thấm thía giá trị của sự hy sinh của cha cô đối với hoà bình.

Hàng ngày, qua màn hình ti vi, cháu vẫn thấy nhiều nơi trên thế giới còn diễn ra những cuộc chiến tranh sắc tộc. Và tuổi thơ của nhiều dân tộc vẫn đang đói rách cơ cực, phải hứng chịu những mất mát đau thương từ những cuộc chiến tranh ấy. Làm thế nào để tuổi thơ trên khắp hành tinh này được sống vui vẻ hồn nhiên mãi mãi trong hạnh phúc hoà bình ? Cháu mong sao trên cõi đời này tất cả mọi người hãy là những người yêu chuộng hoà bình tha thiết như cha cô để một thế giới không có chiến tranh, để không còn đói nghèo, để tuổi thơ chúng cháu ở đâu trên trái đất này cũng được sống êm đềm và hạnh phúc.

Thưa cô, cháu tin chắc rằng nếu như không có mạng lưới bưu chính đang ngày một hiện đại toả khắp hành tinh nay thì hôm nay có lẽ cháu không thể nào bày tỏ và chia sẻ tình cảm của cháu đối với cô được. Bưu chính mãi mãi là nhịp cầu nối liền tình cảm của biết bao người, biết bao dân tộc trong một thế giới hoà bình và hữu nghị. Cháu nghĩ đó cũng là ước vọng lớn lao của cha cô khi tự mình đốt lên "ngọn lửa Mo-ri-xon" ngày nào ?

Cô ơi ! Một lần nữa từ trái tim mình, cháu xin gửi đến cô tình cảm trân trọng và biết ơn. Cháu hy vọng rằng một ngày nào đó, cô có dịp sang Việt Nam thăm đất nước và con người của dân tộc cháu, một dân tộc đã gắn chặt số phận của cha cô và cô cùng biết bao người dân nước Mỹ.

Cháu mong chờ thư của cô.

Cháu vô vàn yêu quý của cô.  
15 tháng 2 2016

1.MB:Lời dẫn dắt

Nêu ý kiến

2.TB

Luận điểm 1:Ca dao gợi vẻ đẹp thiên nhiên

Luận điểm 2:Ca dao gợi vẻ đẹp quê hương

Luận điểm 3:Ca dao gợi vẻ đẹp đất nước

 

Dẫn chứng

-Đất nước VN có vẻ đẹp bình dị với những nét thanh mảnh uyển chuyển:

Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Mịt mù khói tỏa ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

-Vẻ đẹp sơn thủy hữu tình:

Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc nhu tranh họa đồ.
Ai vô xứ Huế thì vô.....

3.KB:khẳng định lời nhận xét đúng đắn về ca dao

17 tháng 2 2016

đọc ca dao tục ngữ rồi biết liền

29 tháng 2 2016

nh yêu thiên nhiên, trong đó có tình yêu cái đẹp của thiên nhiên, phong cảnh là một nét nổi bật trong tính cách người Việt. Qua ca dao chúng ta thấy đối với người dân quê, cảnh đẹp là cảnh có núi có sông, có sơn có thủy , sơn thủy hài hòa, núi sông uốn lượn mềm mại, cảnh vật luân chuyển, hoạt động, tràn đầy sinh khí và sức sống nhưng cũng đầy tình tứ, gắn bó tương thông với con người. Cảnh đẹp ấy bên cạnh hình dáng uyển chuyển và tươi tắn, hữu tình, còn là tượng trưng của ấm no, hạnh phúc. Trong thẩm mỹ của người dân quê, cái đẹp và cái có ích không loại bỏ nhau mà gắn chặt với nhau.

Rung động trước vẻ đẹp thiên nhiên là một bộ phận trong kinh nghiệm thẩm mỹ của con người. Tìm hiểu những rung động ấy qua ca dao truyền thống cũng là một cách tiếp cận bản sắc văn hóa của người Việt.

Mỗi dân tộc tồn tại đều có diện mạo riêng của mình. Diện mạo ấy thường bộc lộ rõ rệt nhất trong văn hóa, tức là trong cách sinh hoạt, cách ứng xử của con người trong quan hệ với chính mình, với tự nhiên và với xã hội. “Văn hóa là hệ thống ứng xử của con người với thiên nhiên và xã hội, trong hoạt động sinh tồn và phát triển của mình”(Hà Văn Tấn) (1). Trong diện mạo ấy có những nét độc đáo, chỉ riêng dân tộc có, nhưng cũng có những nét giống hoặc gần gũi với các dân tộc khác. Nghiên cứu diện mạo hay bản sắc văn hóa dân tộc trước hết không phải đi tìm cho được nét khác biệt của dân tộc mình với dân tộc khác, vì điều này đòi hỏi sự hiểu biết rất lớn, mà chính là nhận diện cho được chân dung văn hóa của dân tộc mình, xác định cho được những nét nổi bật đã tạo nên diện mạo văn hóa của dân tộc.

Bản sắc văn hóa của dân tộc được cấu thành từ nhiều yếu tố, trong đó có thị hiếu thẩm mỹ, quan niệm về cái đẹp. Sáng tác dân gian là một căn cứ đáng tin cậy, dựa vào đó có thể nhận ra phần nào đặc điểm ý thức thẩm mỹ của người Việt. Tìm hiểu cái đẹp trong ca dao là một cách tiếp cận, một con đường nhằm đến mục tiêu nhận thức đầy đủ hơn tính cách của người Việt và xa hơn là diện mạo của văn hóa dân tộc.

Trong ca dao truyền thống, chúng ta bắt gặp rất nhiều câu có chữ “Đẹp”:

 

Mặn nồng một vẻ thiên nhiên

Đất ta cảnh đẹp càng nhìn càng say. (2)

*        *

*

Gia Lâm có đất Cổ Bi

Muôn đời cảnh đẹp còn ghi rành rành.

*        *

*

Tương truyền đây đất đế kinh

Bao nhiêu cảnh đẹp lừng danh trong ngoài.

*        *

*

Chẳng vui cũng thể hội Thầy

Chẳng đẹp cũng thể Hồ Tây xứ Đoài.

*        *

*

Giao Tự lắm bãi nhiều doi

Lắm con gái đẹp nhiều nơi phải lòng.

*        *

*

Nhất đẹp con gái Bù Nâu

Cứng cỏi Đanh Xá, cơ cầu Quyển Sơn.

*        *

*

Gái Dự Quần đẹp như hoa lí

Trai thanh tân có ý mà theo.

 

Nếu coi chữ “Đẹp” đồng nghĩa với chữ “Xinh” thì số lượng những câu ca dao dạng này còn tăng lên rất lớn:

 

Trúc xinh trúc mọc đầu đình

Em xinh em đứng một mình cũng xinh.

*        *

    *

Nhất quế nhị lan

Nhất xinh, nhất lịch khôn ngoan trăm chiều.

*        *

*

Gặp em thấy khéo miệng cười

Thấy xinh con mắt, thấy tươi má hồng.

 

Có thể nói cái Đẹp là một cảm hứng lớn trong thơ ca trữ tình dân gian người Việt. Cuộc sống lao động cực nhọc, vất vả không làm thui chột cảm xúc thẩm mỹ của người dân quê, không làm mất đi những rung động về vẻ đẹp của cảnh vật và con người bắt gặp hằng ngày. Rung động ấy có khi bột phát thành tiếng kêu vui:

 

Do Xuyên đẹp lắm ai ơi

Có về chỗ đó cho tôi về cùng.

 

Nhưng nhiều khi chỉ thể hiện trong cái nhìn trìu mến, yêu thương với cảnh vật:

 

Làng tôi có lũy tre xanh

Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng.

*        *

*

Nhác trông phong cảnh vui thay

Báo Bồng có phải chốn này hay không.

 

Trong hoàn cảnh đất nước nông nghiệp lạc hậu, thiên tai đe dọa, làm không đủ ăn, đói no thất thường, đời sống lao động một nắng hai sương, giữ cho được cái nhìn yêu đời và những rung động vô tư như vậy quả thật đáng quý. Đó phải chăng cũng là một nét tính cách của người Việt? Phải chăng tình yêu cái đẹp ấy là một trong những cội nguồn của sự mến mộ văn chương của người Việt, nhất là đối với thơ ca, sự mến mộ mà Nguyễn Bỉnh Khiêm thì gọi là “bệnh yêu thơ” không chữa được, còn Ngô Thì Sĩ thì gọi là bệnh “nghiện thơ” và chính điều đó đã làm cho nước ta thành “một nước thơ” như lời Ngô Thì Nhậm nói khi bàn thơ với Phan Huy Ích (3). Phải chăng tình yêu cái đẹp ấy có khi đã dẫn đến việc tạo ra nét “văn chương phù hoa” trong tính cách người Việt, như nhận xét của Đào Duy Anh?(4).

Trong ca dao, những cảm xúc về cái đẹp bắt nguồn trước hết từ bức tranh thiên nhiên và phong cảnh. Có rất nhiều câu chữ “Đẹp” đi liền với “Cảnh”:

 

Vọng Phu cảnh đẹp núi Nhồi

Có người chinh phụ phương trời đăm đăm.

*        *

*

Đường nào vui bằng đường Thượng Tứ

Cảnh mô đẹp bằng núi Ngự, sông Hương.

 

Cảnh ở đây có thể là cảnh thiên nhiên như hòn Vọng Phu, núi Nhồi, như sông Hương núi Ngự, nhưng cũng có thể là cánh đồng, làng quê, bến nước, con đò, tức là cảnh ở đó tự nhiên và con người gắn với nhau thân thiết, gần gũi:

 

Thanh Trì cảnh đẹp người đông

Có cây sáo trúc bên đồng lúa xanh.

*        *

*

Đại Hoàng phong cảnh hữu tình

Của nhiều, đất rộng, gái xinh trai tài.

 

Cảnh hay phong cảnh đi vào ca dao phổ biến nhất trong bốn trường hợp. Thứ nhất là trong những câu mở đầu (5):

Nước sông Gianh vừa trong vừa mát

Truông Quảng Bình nhỏ cát dễ đi.

Dang tay ngứt đọt từ bi

Cho lòng bên nớ bên ni kết nguyền.

hay:

Trăng lên đỉnh núi trăng mờ

Mình yêu ta thực hay là ghét chơi ?

 

Thứ hai là trong những câu kể chuyện tâm tình, ở đó cảnh là môi trường gặp gỡ, là nơi tình tự, chờ đợi, nhớ nhung, nơi diễn ra câu chuyện yêu đương:

 

Nước sông Tô vừa trong vừa mát

Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh

Dừng chèo muốn tỏ tâm tình

Sông bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêu

*        *

*

Đêm khuya trăng lệch trời trong

Muốn trao duyên với bạn sợ lòng mẹ cha

Thứ ba, trong những câu ca giới thiệu về quê hương xứ sở:

Ai về đến huyện Đông Anh

Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương…

*        *

*

Dạo xem phong cảnh trời mây

Lô, Đà, Tam Đảo cũng quay đầu về.

 

Thứ tư, cảnh như đối tượng của sự thưởng thức thẩm mỹ:

 

Gió đưa, đưa lướt chòm thông

Gió bay thông cỗi như lồng bóng ngân

Suối trong leo lẻo trên ngàn

   Kìa con chim Phượng soi làm suối trong.

 

hay:

                                               Ai đi qua phố khoa Trường

Dừng chân ngắm cảnh núi rừng xanh xanh

Dòng sông uốn khúc chảy quanh

Trên đường cái lớn bộ hành ngược xuôi.

Rõ ràng trong trường hợp thứ tư này, thiên nhiên và cảnh vật hiện ra không phải như những đối tượng sở chỉ(reference), ám chỉ hay đưa đẩy, mà là đối tượng của sự chiêm ngưỡng thuần túy. Điều này rất đáng chú ý, nó chứng tỏ ca dao truyền thống không chỉ chứa đựng tâm tư và kinh nghiệm sống ủa người dân quê mà còn thể hiện những rung động thẩm mỹ, tình yêu của họ với cái đẹp của thiên nhiên và cảnh vật xung quanh.

Đặc điểm cơ bản của cảm xúc thẩm mỹ là tính vô tư. Đứng trước một cảnh vật người ta có thể có nhiều cảm xúc khác nhau, nhưng chỉ khi nào cảm xúc thoát khỏi những quan tâm về ý nghĩa hay giá trị thực tế của đối tượng và chỉ tập trung vào hình dáng, màu sắc và sự chuyển động của nó thì cảm xúc đó mới được coi là cảm xúc thẩm mỹ. Trong ca dao chúng ta bắt gặp rất nhiều lần những rung động thẩm mỹ như vậy:

Chiều chiều ra đứng gốc cây

Trong chim bay liệng, trông mây ngang trời

Trông xa xa tít xa vời

Những non cùng nước, những đồi cùng cây.

*        *

*

Trời xanh dưới nước cũng xanh

Trên non gió thổi dưới gành sóng xao.

 

Có điều cần lưu ý là trong ca dao như đã nói ở trên, đối tượng gây nên cảm xúc thẩm mỹ không chì là thiên nhiên mà nhiều khi còn là những cảnh vật do con người tạo nên, gắn bó với đời sống của họ:

Mênh mông biển lúa xanh rờn

Tháp cao sừng sững trăng vờn bóng cau

Một vùng phong cảnh trước sau

Bức tranh thiên cổ đượm màu giang san.

*        *

*

 

Thanh Trì cảnh đẹp người đông

Có cây sáo trúc bên đồng lúa xanh.

Điều này hoàn toàn dễ hiểu. Cuộc sống của người nông dân vốn gắn chặt với thiên nhiên, vì vậy vẻ đẹp của thiên nhiên cũng gắn chặt với sinh hoạt của con người. Cái đẹp của phong cảnh có khi là vẻ đẹp của núi, sông, suối khe thuần túy, nhưng nhiều khi là cánh đồng, là bến sông, là con đường người qua lại đông vui. Trong ý thức của người nông dân, cảm xúc thẩm mỹ không phải lúc nào cũng tồn tại độc lập mà thường pha trộn, xen lẫn với những cảm xúc khác, nhất là cảm xúc về cái có ích. Điều này phản ánh rất rõ trong những câu ca dao có chữ “Đẹp” liên quan đến phong cảnh:

Đường về Đông Việt loanh quanh

Đồng xanh làng đẹp như tranh họa đồ.

 

Vẻ đẹp của quê hương ở đây gắn với cánh đồng lúa xanh hứa hẹn một mùa gặt no ấm, tức là gắn với cảm giác về sự sung túc, với cái có ích.

Sự pha trộn giữa cảm xúc thẩm mỹ và cảm giác về cái có lợi bộc lộ đặc biệt rõ rệt trong những câu thơ về con sông ở làng quê. Một mặt người dân quê rất yêu mến vẻ đẹp của dòng sông với hình dáng uốn cong mềm mại của nó:

Làng tôi có lũy tre xanh

Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng…

Hỡi cô thắt bao lưng xanh

Có về Vạn Phúc với anh thì về

Vạn Phúc có cội bờ đề

Có sông uốn khúc có nghề quay tơ.

 

Trong thị hiếu thẩm mỹ của người Việt, đường cong uyển chuyển này in dấu rất đậm nét:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ…

Sông Tô một dải lượn vòng

Ấy nơi liệt nữ anh hùng giáng sinh

Sông Hồng uốn khúc chảy quanh

Giai nhân tài tử lừng danh trong ngoài.

Mặt khác, vẻ đẹp của con sông có được không chỉ do hình dáng của nó mà còn nhờ chỗ nó có giá trị “tắm mát”.

 

Làng Chợ đẹp lắm ai ơi

Sông sâu tắm mát trên đồi nương ngô

Vùng Bưởi có lịch, có lề

 sông tắm mát có nghề seo can

Cô kia thắt bao lưng xanh

Có về Yên Mĩ với anh thì về

Yên Mĩ anh có nhiều tre

Có sông tắm mát có nghề trồng ngô.

 

Long tự hào của người dân quê về vẻ đẹp của con sông với những đường nét uốn lượn tự nhiên cùng với công dụng tắm mát của nó cũng tương tự như lời khen ngợi cô thôn nữ vừa đẹp người vừa đẹp nết:

 

Thấy em đẹp nói đẹp cười

Đẹp người đẹp nết, lại tươi răng vàng

Nhất đẹp là gái làng Cầu

Khéo ăn khéo mặc, khéo hầu mẹ cha.

 

Thẩm mỹ của người Việt xưa là vậy. Cái đẹp vừa có tính độc lập nhưng cũng vừa gắn với cái Lợi, cái Đức. Con sông uốn khúc cũng đẹp, sông tắm mát cũng đẹp, cả hai đều đẹp. Người có làn da trắng cũng đẹp, người nết na cũng đẹp, cả hai đều được khen là Đẹp. Cái đẹp vừa có cái riêng (như là phẩm chất về hình thức) vừa có cái chung (như tổng hợp của cả hình thức và ý nghĩa) – đó là quan niệm về cái đẹp rất phổ biến trong ca dao truyền thống và có lẽ cũng cả trong dân gian nói chung.

Bức tranh thiên nhiên và phong cảnh làng quê là cội nguồn của những rung động thẩm mỹ trong ca dao. Khảo sát sự lắp đi lắp lại của những cảnh vật trực tiếp khơi dậy những cảm xúc ấy, chúng ta thấy có những điểm đáng chú ý sau đây.

Vẻ đẹp của cảnh núi – sông. Trong ca dao, “nước”, “non”, “sông”, “núi” là những từ có tần số xuất hiện rất cao. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì nước ta có địa hình phức tạp, nhiều núi, nhiều sông, núi và sông gắn chặt với đời sống con người, nên núi sông đi vào ca dao nhiều cũng không có gì đặc biệt. Đáng chú ý là ở chỗ, trong nhiều câu ca dao, núi – sông thường đi liền với nhau, tạo nên một phong cảnh gợi cảm xúc thẩm mỹ:

 

Sông Tuần một dãy nông sờ

Hàm Rồng một dãy lờ mờ núi cao

Vui thay núi thẳm nông sâu

Thuyền đi hai dãy như sao hôm rằm

*         *

*

Đường mô vui bằng đường Thượng Tứ

Cảnh mô đẹp bằng cảnh núi Ngự, sông Hương

 

Có rất nhiều câu ca dao trong đó núi – sông đi với nhau tạo nên một hình ảnh thống nhất về vẻ đẹp của thiên nhiên:

 

Núi Truồi ai đắp mà cao

Sông Gianh ai bới ai đào mà sâu.

*         *

*

Ai ơi đứng lại mà trông

Kìa núi Tam Đảo, kìa sông Tam Kì.

 

Dường như trong cảm thức dân gian, núi chỉ đẹp khi có sông và sông chỉ đẹp khi đi với núi. Sông với núi kết hợp thành một đôi SƠN THỦY như một nguồn cảm hứng của tình yêu hay của lòng tự hào về quê hương:

 

Sáng trăng dạo cẳng đi chơi

Dạo miền sơn thủy là nơi hữu tình.

*         *

*

Nhìn xem phong cảnh làng ta

Có sơn có thủy bao la hữu tình.

 

Từ cặp đôi núi sông, sơn thủy này đã hình thành nên biểu tượng nước non phổ biến trong ca dao:

 

Non kia ai đắp mà cao

Sông kia ai bới ai đào mà sâu

Nước non là nước non trời

Ai phân được nước ai dời được non.

 

Nước biếc non xanh trở thành dấu hiệu của vẻ đẹp phong cảnh, thành niềm tự hào về nét đẹp của mỗi vùng quê:

 

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

*         *

*

Đền Sòng thiêng nhất tỉnh Thanh

Đền Hùng Phú Thọ nước biếc non xanh hữu tình.

 

Vì sao trong ca dao cái đẹp của phong cảnh thường gắn với hình tượng “núi sông”, “sơn thủy”, “nước non”, “non xanh nước biếc”? Ở đây có thể có nhiều cách giải thích khác nhau. Trước hết chúng ta thấy trong sâu thẳm ý thức con người, những gì hài hòa thường là cơ sở tạo nên cảm giác đẹp, dễ chịu, ưa thích. Trong tư duy phương Đông, hài hòa lớn nhất là hài hòa giữa Âm và Dương. Từ cặp hài hòa Âm – Dương sẽ đẻ ra vô số cặp hài hòa khác, phổ biến nhất là những cặp hài hòa mang tính cân đối, đối xứng như kiểu: ngày – đêm, trên – dưới, trong – ngoài, lên – xuống, trưa - tối v.v... Trong ca dao có rất nhiều câu thơ thể hiện nét tư duy ấy:

 

Thương em như lá đài bi

Ngày thì dãi nắng, đêm thì dầm sương.

*         *

*

Một người trên núi non Bồng

Một người dưới biển dốc lòng chờ nhau.

*         *

*

Ngược xuôi lên thác xuống ghềnh

Chim kêu bên nọ, vượn trèo bên kia.

 

Núi - sông sở dĩ trở thành biểu tượng của vẻ đẹp phong cảnh bởi vì nó là cặp hài hòa lớn nhất, rõ rệt nhất, huống chi ngoài điều đó ra, ở nước ta núi - sông vốn gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của con người, mọi công việc làm ăn, đói no, mọi sinh hoạt vui buồn đều gắn với sông, với núi; sông núi rất gần gũi, thân thiết với con người. Tất cả điều đó làm cho sông núi dễ trở thành biểu tượng tiêu biểu của cái đẹp phong cảnh thường được nhắc đến trong ca dao.

Ngoài ra, ở đây cũng còn một lí do nữa. Sở dĩ ca dao tả phong cảnh thường nói đến sơn - thủy, nước - non có lẽ một phần vì theo quan niệm cổ xưa của phương Đông, núi sông là cốt tủy của sự sống, núi không thể thiếu sông, sông cần phải có núi, thiếu một trong hai cái đó, sự sống không tồn tại, như dương thiếu âm, âm không có dương. Hình ảnh sông núi bên nhau bởi vậy trở thành tượng trưng cho vẻ đẹp của vũ trụ, của đất trời. Để giải thích vì sao tranh sơn thủy Trung Hoa thường vẽ cảnh núi sông, danh họa đời Bắc Tống Quách Hy đã viết: “…núi có sông thì sinh động, có cây cỏ thì đẹp tươi, có khói mây thì mỹ lệ. Sông lấy núi làm khuôn mặt, lấy đình, tạ làm vui mắt, lấy người câu cá làm tinh thần. Cho nên sông có núi thì đẹp… Đó là sự bố trí của núi sông”(6). Trong ý nghĩa ấy có thể nói những câu ca dao về thiên nhiên là những bức tranh sơn thủy.

Bên cạnh “sơn thủy”,”nước non” khi nói đến phong cảnh, trong ca dao còn thường gặp hai chữ “hữu tình”:

Nhìn xem phong cảnh làng ta

Có sơn, có thủy bao la hữu tình.

*         *

*

Sáng trăng dạo cẳng đi chơi

Dạo miền sơn thủy là nơi hữu tình.

 

Ở đây vẻ đẹp của sơn thủy không chỉ còn là vẻ đẹp của sự hài hòa như bản chất của sự sống mà còn mang một sắc thái khác – sắc thái của tình yêu. Cảnh đẹp là cảnh phải có tình. Tình ở đây trước hết là tình yêu lứa đôi, có sơn có thủy, có mình có ta. Sơn thủy sở dĩ đẹp vì nó tượng trưng cho tình yêu, tượng trưng cho hình ảnh người con trai và người con gái cho sự sống có cặp có đôi:

Nước non, non nước khơi chừng

Ái ân đôi chữ, xin đừng xa nhau.

 

Chính từ cảm hứng về vẻ đẹp của nước non như biểu tượng của tình yêu trong ca dao, Tản Đà đã viết nên bài “Thề non nước” nổi tiếng:

 

Nước non nặng một lời thề

Nước đi đi mãi không về cùng non…

 

Như chúng ta thấy cảnh đẹp là cảnh “hữu tình”. Nhưng “hữu tình” không phải chỉ là đẹp. “Hữu tình” cũng không phải chỉ gắn với tình yêu:

 

Ở đây sơn thủy hữu tình

Có thuyền, có bến, có mình có ta.

*         *

*

Đại Hoàng phong cảnh hữu tình

Của nhiều đất rộng, gái xinh, trai tài.

*         *

*

Kim Liên phong cảnh hữu tình

Dương cơ cũng lịch, địa hình cũng vui.

 

“Hữu tình” còn gắn với hạnh phúc, no ấm, với độ phì nhiêu của đất đai, với cuộc sống tấp nập và với chính sự hiện diện đẹp đẽ của con người. Rõ ràng cả ở đây thẩm mỹ của dân gian rất nhất quán: cái đẹp luôn gắn với cái có ích. Nhưng ở đây cũng cho thấy một nét tính cách nữa của người Việt, đó là coi trọng chữ tình. Cảnh quí không phải chỉ đẹp mà còn phải hữu tình, hay nói cách khác, đẹp là phải hữu tình, khen một phong cảnh “hữu tình” thì không chỉ là khen nó mỹ miều mà còn khen nó vì nó gợi ra những liên tưởng về tình yêu hoặc cuộc sống no ấm. Chữ tình này là một đặc điểm nổi bật trong tính cách người Việt, thể hiện cả trong thị hiếu thẩm mỹ, trong tình yêu, trong cuộc sống và do đó cả trong văn học, trong ca dao:

 

Yêu nhau căn dặn đủ điều

Càng say về nết, càng yêu vì tình

*        *

*

Sống mà chẳng có chữ tình

Thì em cũng quyết liều mình cho xong.

 

Tìm hiểu đặc điểm của thiên nhiên và phong cảnh như ngọn nguồn của cảm xúc về cái đẹp trong ca dao, chúng ta thấy những cảnh “hữu tình” thường là những cảnh động:

Ở đây phong cảnh vui thay

Trên chợ dưới bến lại có gốc cây hữu tình.

*        *

*

Trên trời có đám mây vàng

Bên sông nước chảy có nàng quay tơ.

 

Người dân quê tuy cuộc sống vất vả, làm lụng cực nhọc, hứng chịu đủ hậu quả thiên tai và bất công xã hội, nhưng nhìn chung cái nhìn của họ về cuộc sống vẫn trong sáng, thấm đượm lòng yêu thiên nhiên, yêu đời. Không có cái nhìn ấy không thể ngắm và vui với phong cảnh quê hương. Niềm vui ấy làm cho cảnh vật trở nên sống động, linh hoạt, tràn đầy sinh khí:

 

Trời xanh dưới nước cũng xanh

Trên non gió thổi dưới gành sóng xao.

*       *

*

Vì mây cho núi lên trời

Vì cơn gió thổi hoa cười với trăng…

*    *

                                                                              *

Làng tôi có lũy tre xanh

Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng

Bên bờ vải nhãn hai làng

Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.

 

Thị hiếu thẩm mỹ dân gian bộc lộ ở đây không chỉ thể hiện cái nhìn lạc quan về cuộc sống. Trong gốc rễ sâu xa, nó gắn liền với vũ trụ quan của người dân quê, với ý niệm thô sơ về tự nhiên, xem sự sinh trưởng và vận động của vạn vật là sự sống và bản thân sự sống đã là đẹp. Đối với người dân quê, quả thực “cái đẹp là cuộc sống”.“Trên một mức độ nào đó, cây xào xạc, cành cây đu đưa, lá cây run rẩn cũng làm ta nghĩ đến cuộc sống của con người… Một phong cảnh đẹp là khi nó có hoạt khí”(7). Cái “hoạt khí” toát lên từ cảnh gió thổi, sóng xao, hoa cười, cá lội tung tăng chứng tỏ phong cảnh trong những câu ca dao trên tràn đầy sự sống và do đó theo thểm mỹ của những người dân quê, nó cũng tràn đầy cái đẹp.

Điều này cho phép chúng ta giải thích thêm một đặc điểm nữa của thiên nhiên và phong cảnh trong ca dao – đó là vì sao trong ca dao thường bắt gặp rất nhiều màu xanh:

Làng tôi có lũy tre xanh

Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng.

*      *

*

Cát Chính có cây đa xanh

Có đường cái lớn chạy quanh trong làng.

*      *

*

Dừa xanh trên bến hai hang

Dừa bao nhiêu trái thương chàng bấy nhiêu.

 

Không chỉ “rau xanh” (con cò lội bãi rau xanh/ Đắng cay chịu vậy than rằng cùng ai) mà còn có “sen xanh” (Xuống đầm ngắt lá sen xanh/ Thấy chim loan phượng đỗ cành xoan nâu), “nải chuối xanh” (Lọng vàng che nải chuối xanh/ Tiếc con chim phượng đậu nhành tre khô), rồi đến “đồng xanh” (Đường về Đông Việt loanh quanh/ Đồng xanh làng đẹp như tranh họa đồ), “rừng xanh” (Muốn tắm mát xuống ngọn sông Đào/ Muốn ăn sim chin thì vào rừng xanh), “núi xanh” (Chim  khôn bay lượn ngang trời/ Trong non non biếc, trông người người xa).

Đáng chú ý là không chỉ đồng xanh, rừng xanh, mà cả biển cũng xanh, trời cũng xanh, mây xanh, sông xanh, nước xanh, hồ xanh, đến chim cũng xanh:

Rừng xanh cả biển cũng xanh

Để xem cây quế ngả cành về đâu.

*    *

*

Trên trời có đám mây xanh

Có bông hoa lí, có nhành mẫu đơn.

*    *

*

Sông xanh phẳng lặng nước đầy

Tình chung hai chữ nghĩa này giao hoan.

*     *

*

Ai đi qua đò có biết

Dòng nước trong xanh biết là bao.

*   *

*

Con chim nhạn xanh xếp cánh bay chuyền

Phận em là gái thuyền quyên má đào.

 

Sự đậm đặc của màu xanh trong ca dao rõ ràng là sự phản ánh màu sắc của thiên nhiên nước ta, một vùng đất nhiệt đới có nhiều cây xanh, nhiều rừng, nhiều cánh đồng trồng lúa và có bờ biển dài từ Bắc đến Nam. Nhưng không phải chỉ như vậy. Cây xanh, đồng xanh, rừng xanh luôn luôn là biểu tượng của sự sinh trưởng, tốt tươi, trù phú. Màu xanh ở đây không chỉ là màu của thiên nhiên mà còn là màu của sự sống. Màu xanh trở thành tượng trưng cho vẻ đẹp của tự nhiên tràn đầy sức sống. Màu xanh cũng thể hiện cái nhìn tươi mới, yêu đời của người dân quê đối với phong cảnh thiên nhiên, thể hiện một nét đáng yêu trong thẩm mỹ dân gian. Chính cái màu xanh ấy và cùng với nó là những rung động thẩm mỹ chứa đầy tình yêu sự sống đã đi vào sáng tác của văn chương bác học làm cho câu thơ mang đậm chất thẩm mỹ dân gian:

Cỏ xanh như khói bến Xuân tươi

Lại có mưa Xuân vỗ nước trời.

                                                                 (Nguyễn Trãi)

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

                                                                (Nguyễn Du)

 

Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.

                                                                        (Hàn Mặc Tử)

 

 

Cái đẹp thiên nhiên là nguồn cảm hứng lớn của ca dao. Nó là cái đẹp đầu tiên, cái đẹp có trước. Người có đẹp thì người cũng chỉ là một bộ phận của tự nhiên: “Người ta hoa đất”. Trong thẩm mỹ dân gian vẻ đẹp của con người và thiên nhiên hòa với nhau, tô điểm cho nhau, nhưng dường như cái đẹp của thiên nhiên vẫn cao hơn, như là thước đo, như là chuẩn mực:

 

Thấy em mắt phượng môi son

Mày ngài da tuyết đào non trên cành.

 

Điều này giải thích vì sao trong ca dao vẻ đẹp của con người thường được ví với cây, với lá, với hoa:

 

 

Em như cái búp hoa hồng

Anh giơ tay muốn bẻ về bồng nâng niu.

*        *

*

Gái Dự Quần đẹp như hoa lí

Trai thanh tân có ý mà theo.

*        *

*

Nhác trông thấy một bóng người

Răng đen nhưng nhức, miệng cười như hoa.

 

 

Vẻ đẹp của thiên nhiên tràn ngập trong ca dao, hiện lên trên phong cảnh, trên hình dáng và khuôn mặt con người. Thái độ đối với cái đẹp của thiên nhiên ấy vừa phản ánh vũ trụ quan thô sơ của người dân quê coi con người và thiên nhiên như là một, vừa nói lên tình yêu của họ đối với thiên nhiên, một tình yêu vừa có ý nghĩa mỹ học sâu sắc, vừa chứa đựng trong nó một nhãn quan về môi trường rất nhân văn và hiện đại.

 

Tìm hiểu cái đẹp của thiên nhiên và phong cảnh trong ca dao chính là tìm hiểu cách con người cảm nhận vẻ đẹp của thế giới xung quanh, tìm hiểu đặc điểm của những rung động thẩm mỹ đã để lại dấu vết trong cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, trong cách đề cao, khen ngợi những cảnh vật được ưa thích. Từ những khảo sát bước đầu trên đây, chúng ta thấy tình yêu thiên nhiên, trong đó có yêu cái đẹp của thiên nhiên, phong cảnh là một nét nổi bật trong tính cách người Việt. Đối với người dân quê, cảnh đẹp là cảnh có sơn có thủy, sông núi hài hòa, núi sông uốn lượng mềm mại, cảnh vật luân chuyển, hoạt động, tràn đầy sinh khí và sức sống (“xanh tươi”) nhưng cũng đầy tình tứ, gắn bó, tương thông với con người (“hữu tình”). Cảnh đẹp ấy bên cạnh hình dáng uyển chuyển và màu sắc tươi tắn còn là hình ảnh của ấm no, hạnh phúc. Trong thẩm mỹ của người dân quê, cái đẹp và cái có ích không loại bỏ nhau mà gắn chặt với nhau.

 

Nghệ thuật là nơi tập trung cao nhất quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực, nhưng cái đẹp không chỉ có trong nghệ thuật. Cái đẹp có cả trong thiên nhiên trong phong cảnh. Rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên là một bộ phận trong kinh nghiệm thẩm mỹ của con người. Tìm hiểu những rung động thẩm mỹ thể hiện qua ca dao truyền thống cũng là một cách tiếp cận bản sắc văn hóa của người Việt và tìm hiểu cái đẹp của nghệ thuật. “Mỹ học tự nhiên sẽ cho chúng ta những cơ sở cần thiết để xây dựng triết học nghệ thuật”

24 tháng 11 2016

Tham khảo nhé!!!

Quê hương em rất thanh bình và yên tĩnh,có những cánh đồng thẳng cánh cò bay chạy theo những con đường làng quanh co. Những buổi sáng mùa xuân đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi sóng lúa nhấp nhô từng đợt đuổi nhau ra xa tít. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Đầu làng có con sông nước xanh ngắt, trong lành. Vào những buổi dân làng đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên những câu hò, câu hát vang trời. Gần cánh đồng có cây đa to để mọi người ngồi nghỉ sau những buổi lao động mệt nhọc. Mùa lúa chín, trong biển lúa vàng ánh lên màu đen nhánh của những cái liềm của người dân đi gặt. Rải rác khắp cánh đồng là những chiếc nón trắng của người đi gặt nhấp nhô lên xuống.

- Những từ trái nghĩa là: thẳng >< quanh co; đứng >< ngồi; trắng >< đen; gần >< xa; lên >< xuống.

26 tháng 11 2016

Câu 1:hãy viết 1 đoạn văn (8-10 câu) tả về tình cảm đối với cô, thầy giáo trong đo có 5 quan hệ từ

Câu 2:viết 1 đoạn văn (8-10) tả về tinh yêu quê hương trong đó có chứa 5 từ hán việt văn lớp

giúp mình vs, mk đang cần gấp

Đọc kỹ đoạn trích sau và hoàn thành các yêu cầu sau: "... Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ của quý kín đáo ấy được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên...
Đọc tiếp

Đọc kỹ đoạn trích sau và hoàn thành các yêu cầu sau:

"... Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ của quý kín đáo ấy được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến."

1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Thuộc thể loại gì?

2. Tìm câu rút gọn trong đoạn trích trên và cho biết câu bị rút gọn thành phần nào?

3. Em hãy viết đoạn văn ngắn (6-8 câu) nêu nhiêm vụ của mỗi học sinh là phải làm cho tinh thần yêu nước được phát huy mạnh mẽ có sử dụng phép liệt kê.

0