Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Qua đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang- một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, “Qua đèo Ngang” không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi.
Bài thơ “Qua đèo Ngang” được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mở đầu là hai câu đề:
Bước đến đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Chỉ với câu thơ đầu tiên tác giả đã khái quát lên toàn bộ về hoàn cảnh, không gian, thời gian khi viết bài thơ. Cách mở đầu rất tự nhiên, không hề gượng ép, tưởng như tác giả chỉ thuận chân “bước đến” rồi tức cảnh sinh tình trước khung cảnh đèo Ngang trong buổi chiều hoàng hôn “bóng xế tà”. Hình ảnh “bóng xế tà” lấy ý từ thành ngữ “chiều ta bóng xế” gợi cho ta một nét gì đó buồn man mác, mênh mang, có chút nuối tiếc về một ngày đang sắp qua. Trong khung cảnh hoàng hôn đẹp mà buồn ấy, tác giả chú ý đến một vài hình ảnh độc đáo của đèo Ngang “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Với việc nhân quá các loại cảnh vật qua động từ “chen” cùng với phép liệt kê hoàng loạt cho ta thấy nét sống động trong bức tranh khung cảnh này. Cỏ cây cùng với đá núi, lá và hoa đua nhau vươn lên đầy sức sống. Những hình ảnh nhỏ bé nhưng sức sống thật mãnh liệt. Trong ánh chiều ta lụi tàn mà còn bắt gặp được những hình ảnh này để lại cho ta thật nhiều suy nghĩ.
Hai câu thực là khi tác giả đang ở trên đèo cao, phóng mắt nhìn về xung quanh, xa hơn những đá núi, cây cỏ để tìm đến bóng dáng con người:
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Hình ảnh con người đã hiện ra nhưng dường như chỉ làm bức tranh thêm hiu hắt. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ cũng với từ láy gợi tả để thể hiện lên điều này. Con người ở đây chỉ có “tiều vài chú” kết hợp với từ láy “lom khom” dưới núi. Cảnh vật thì “lác đác” “chợ mấy nhà”. Tất cả quá nhỏ bé so với cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đèo Ngang. Dường như không khí vắng vẻ, hiu quạnh bao trùm lên toàn cảnh vật.
Hai câu luận là nỗi buồn được khắc họa rõ nét qua những âm thanh thê lương:
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả. “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc” là câu thơ từ điển tích xưa về vua thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu “cuốc cuốc”. Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều thêm tĩnh lặng. Còn tiếng “gia gia” là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi “thương nhà”. Ở đây cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp nhân hóa cùng chuyển đổi cảm giác gây ấn tượng mạnh đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.
Hai câu kết, khép lại những cảm xúc cũng như khung cảnh thiên nhiên của bài thơ :
Dừng chân đứng lại: trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.
“Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đên người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.
Hải Hậu xưa là đất Quần Anh có lịch sử hình thành gắn liền với công lao các vị “tứ tổ cửu tộc” khai hoang mở đất. Hiện nay, huyện Hải Hậu là địa phương có số lượng từ đường được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa nhiều nhất tỉnh (13 từ đường). Tiêu biểu là 3 từ đường thờ thủy tổ Vũ Chi, thủy tổ Phạm Cập, tổ Nguyễn Đại Tông (Hải Anh), 3 từ đường thờ thuỷ tổ Trần Vu, thuỷ tổ Hoàng Gia, tổ họ Lại (Hải Trung), từ đường họ Nguyễn (Hải Sơn), từ đường họ Lâm (Hải Lộc)… Các di tích từ đường này đều lưu giữ được khối kiến trúc cổ và các lễ nghi truyền thống, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh và niềm tự hào truyền thống của con cháu trong dòng họ.
Thủy tổ Trần Vu là người đứng đầu Tứ tổ khai sáng đất Quần Anh. Năm Giáp Dần niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 2 (1794), con cháu dòng họ xây dựng từ đường nhằm tưởng nhớ công lao của thủy tổ Trần Vu (nay ở xã Hải Trung). Từ đường thuỷ tổ Trần Vu là công trình kiến trúc văn hoá còn bảo lưu được kiến trúc gỗ với nhiều mảng chạm khắc đẹp, mặc dù trải qua nhiều lần xây dựng, tu sửa tôn tạo nhưng vẫn bảo lưu được đường nét cùng phong cách nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Từ đường với kiến trúc “nội công ngoại quốc” với tiền đường thiết kế 3 gian, 2 chái, bốn vì, cột lim, xà bảy chạm khắc kênh bong hoa lá tinh xảo. Hậu cung xây cuốn, bên trong là lâu các, phía ngoài, trên có cổ lâu đắp nổi 3 chữ “Trần Khai Sáng”... Từ đường hiện đang lưu giữ được nhiều tư liệu quý như: câu đối, đại tự ghi lại công lao, sự nghiệp của thuỷ tổ Trần Vu. Từ đường thủy tổ Vũ Chi (xã Hải Anh) là một trong những công trình có quy mô lớn so với các từ đường khác (với diện tích trên 1.400m2). Thủy tổ Vũ Chi là một trong bốn thuỷ tổ có công khai sáng đất Quần Anh xưa đảm nhiệm công việc đắp đê khai thông sông ngòi, cải tạo đồng cho lúa khoai tươi tốt, đời sống cư dân ngày càng sung túc. Để tri ân công đức của thuỷ tổ Vũ Chi, con cháu trong dòng họ lập từ đường vào năm Đinh Tỵ niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 5 (1797) (nay ở xóm 3, xã Hải Anh). Năm 1943, con cháu trong dòng họ Vũ Chi tiến hành đại tu toàn bộ các hạng mục công trình gồm: Tiền đường, trung đường, cung cấm, nhà tả vũ. Từ đó đến nay, trải qua 6 lần trùng tu, tôn tạo nhưng công trình vẫn giữ được nguyên trạng kiến trúc nghệ thuật thời Nguyễn. Trong đó đặc trưng là kiến trúc 5 gian tiền đường, 3 gian trung đường và 5 gian hậu chẩm. Tại di tích hiện lưu giữ được nhiều di vật, cổ vật có giá trị về lịch sử và nghệ thuật như: Sắc phong, văn bia, câu đối, đại tự.
Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh từ đường thờ thủy tổ Vũ Chi, xã Hải Anh (Hải Hậu). |
Từ đường họ Nguyễn, xã Hải Sơn thờ thủy tổ Nguyễn Kim, tổ Nguyễn Khắc Cần và các vị tổ trong dòng họ. Theo thế phả Nguyễn Đại Tông Hải Hậu - Trực Ninh, dưới triều Vua Lê Huy Tông (1516-1522) Nguyễn Kim giữ chức Hữu vệ Điện tiền Chỉ huy sứ, tước An Tĩnh Hầu. Năm 1527 đời Vua Lê Trang Tông, ông được phong làm Thượng phụ Thái sư Hưng công thống lĩnh toàn bộ quân đội. Năm 1545, ông qua đời, được Vua Lê chiếu tặng “Chiêu huân tĩnh công”. Theo gia phả dòng họ Nguyễn, Nguyễn Khắc Cần là người đóng góp công sức cùng nhân dân đắp đê, trị thủy, lập làng với các địa danh như Nhất Trùng, Nhị Trùng, Tam Trùng, Tứ Trùng. Để ghi nhớ công ơn các vị tổ trong dòng họ đã có công với dân, với nước, năm 1830, con cháu họ Nguyễn đã xây dựng một am nhỏ thờ tự. Năm 1875, từ đường được dựng lại kiểu chữ “Nhất”. Đến năm 1912, từ đường được xây theo kiểu chữ “Đinh” gồm 2 tòa tiền đường và hậu đường. Từ năm 1912 đến nay, từ đường được trùng tu, tôn tạo 9 lần nhưng vẫn đảm bảo giữ kiến trúc cổ. Từ đường gồm 3 tòa: Tiền đường, trung đường, hậu đường. Ngoài giá trị kiến trúc, từ đường họ Nguyễn còn lưu giữ được nhiều hiện vật tiêu biểu như: Tượng thủy tổ Nguyễn Kim, ngai và bài vị các tổ kế thành, sắc phong niên hiệu Khải Định (1924)…
Để bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa từ đường ở Hải Hậu, con cháu ở các dòng họ đã tự nguyện chung tay góp công, góp của để tu bổ, tôn tạo đảm bảo chất lượng và giữ được nguyên vẹn kiến trúc di tích gốc. Từ năm 2009 đến nay, con cháu họ Nguyễn (xã Hải Sơn) đã đóng góp hàng trăm triệu đồng tu sửa tiền đường, xây mới trung đường, hậu đường và lâu các, nhà táo… Năm 2014 con cháu dòng họ Vũ Chi (Hải Anh) tự nguyện đóng góp xây mới tường bao, lát sân gạch, nhà bia với kinh phí trên 100 triệu đồng. Cùng với việc huy động con cháu trong các dòng họ chung tay bảo tồn, tôn tạo, Ban quản lý di tích các từ đường dòng họ đã thực hiện có hiệu quả nếp sống văn minh trong dịp giỗ tổ. Tại từ đường họ Nguyễn, hằng năm, vào 14-15 tháng Giêng con cháu dòng họ tập trung ở từ đường làm lễ dâng hương, tế tổ. Vào các ngày 16 và 17 tháng 11 âm lịch là ngày giỗ thủy tổ Nguyễn Kim, dòng họ tiến hành phát thưởng khuyến học khuyến tài động viên con cháu học tập tiến bộ. Tại từ đường Vũ Chi con cháu dòng họ gồm 53 ngành sinh sống khắp mọi miền đất nước. Hằng năm, vào ngày 16 tháng Giêng; ngày 13 đến 15-3 âm lịch và ngày Đông chí, con cháu trong dòng họ lại về dâng hương báo công tiên tổ.
Các di tích từ đường ở Hải Hậu hiện nay ngoài việc là nơi thờ tự các vị thủy tổ, còn là những “bảo tàng” nhỏ để giáo dục truyền thống cho thế hệ con cháu tiếp tục góp sức xây dựng quê hương giàu đẹp. Hằng năm, con cháu các dòng họ có di tích từ đường thường xuyên đóng góp để trùng tu, tôn tạo di tích theo đúng quy định của Nhà nước. Các di tích lịch sử - văn hóa từ đường đều có Ban trị sự dòng họ trông coi, bảo vệ, hoạt động dưới sự giám sát của Ban quản lý di tích lịch sử - văn hóa địa phương; chính quyền các cấp và con cháu các dòng họ luôn thực hiện các quy định về bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích từ đường nhằm gìn giữ và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống./.
Gia đình được mệnh danh là một tế bào của xã hội. Nếu một gia đình cuộc sống yên ấm, có đầy đủ cha mẹ, con cái được nhận nhiều tình thương yêu thì gia đình đó sẽ tạo ra những chiếc nôi đầu tiên, êm ấm cho con cái khi trưởng thành.
Một gia đình đoàn kết yêu thương, đầm ấm thì sẽ tạo ra những thành viên tích cực, những thành viên sống trong gia đình đó sẽ biết đoàn kết, nâng nui, chia sẻ những buồn vui với nhau, giúp đỡ cùng nhau vượt qua những khó khăn của cuộc sống.
Nguồn gốc, nền tảng gia đình đối với mỗi con người chúng ta là vô cùng quan trọng bởi gia đình chính là chiếc nôi đầu tiên dạy cho chúng ta những bài học làm người, những thói quen nếp sinh hoạt, đều là do gia đình tạo cho mỗi cá nhân con người
Một gia đình có nề nếp, sinh hoạt tốt sẽ tạo cho con cái những thói quen suy nghĩ, học tập, sinh hoạt tốt
Khi những người con trưởng thành ra ngoài xã hội, cuộc sống có nhiều khó khăn, chông gai, nhưng nếu có gia đình luôn đứng phía sau động viên, khích lệ thì người con đó sẽ nỗ lực gấp trăm lần, nếu chẳng may vấp ngã họ cũng đứng lên được vì sau lưng họ đã có gia đình luôn thương yêu, che chở
Tình cảm gia đình là thứ thiêng liêng nhất không gì có thể sánh được. Tiền tài, sự nghiệp có thể nỗ lực cố gắng thì mua được nhưng những tình cảm gia đình thì thật sự là vô giá.
Mái ấm gia đình
Chỉ có cha mẹ mới không quản ngại nắng mưa, gian sinh thành nuôi lớn chúng ta, hy sinh cho chúng ta biết bao nhiêu tuổi xuân, sức khỏe của họ để đổi lấy niềm vui cho ta. Sự hy sinh của cha mẹ là vô bờ bến, mái ấm gia đình mà cha mẹ dành cho chúng ta là món quà vô giá
Có một mái ấm gia đình bình yên, ấm áp, hạnh phúc được ăn những bữa cơm do chính bàn tay hiền hậu của mẹ nấu mỗi ngày, được mẹ nâng niu chăm sóc từng miếng ăn giấc ngủ, chính niềm hạnh phúc của mỗi người con. Những bữa cơm gia đình là những giờ phút vô cùng thiêng liêng, là khoảnh khắc hạnh phúc mà không giá trị vật chất nào có thể mua được
Để có một gia đình bình yên, hạnh phúc không chỉ có sự cố gắng của những người lớn mà còn có sự đóng góp của những người con, những thiên thần bé nhỏ. Mỗi thành viên phải tự biết rèn luyện mình sống đúng vai trò, bổn phận
Cùng nhau cố gắng để xây dựng một mái ấm gia đình mà trong đó bố mẹ làm gương cho con cái, còn con cái thì phải vâng lời, lễ phép với cha mẹ như thế mới tạo nên một gia đình trọn vẹn, hạnh phúc có văn hóa.
Trong xã hội hiện nay có nhiều mảnh đời bất hạnh, những trẻ em lang thang cơ nhỡ luôn mong muốn có một mái ấm gia đình bình dị, nhưng không thể có được. Những mảnh đời bất hạnh này thật sự rất thiệt thòi các em cần phải có sự giúp đỡ của toàn xã hội cùng nhau chung ta cứu giúp những mảnh đời bất hạnh này, cho các em một mái ấm gia đình mới.
Bên cạnh những gia đình hạnh phúc, yên ấm thì cũng có những gia đình cha mẹ luôn bất hòa, thường xuyên tranh chấp cãi vã hoặc gia đình mà người cha tối ngày say xỉn, rồi về nhà bạo hành vợ con tạo nên những thảm kịch đen tối cho trí óc trẻ thơ non nớt.
Có những gia đình cha mẹ sống không đúng đạo đức làm những công việc phi pháp khiến con cái cũng hư hỏng, đua đòi theo cha mẹ. Những gia đình như vậy thật sự không thể nào là một mái ấm gia đình của trẻ thơ. Gia đình đó không thể nào là một chiếc nôi êm đềm hình thành những nhân cách tốt cho con trẻ.
Gia đình là món quà thiêng liêng, là tình cảm gắn bó không thể tách rời để có một gia đình là nơi sẽ luôn che chở yêu thương chúng ta, nơi tạo ra những tiếng cười thì mỗi thành viên trong gia đình phải ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình. Chỉ cần làm tốt các vai trò trách nhiệm của mình thì bạn sẽ tạo ra một gia đình đúng nghĩa.
Tình yêu thương giữa những người thân yêu là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trên đời. Văn học bao đời nay đã có rất nhiều tác phẩm phản ánh, ngợi ca những tình cảm mẫu tử, phụ tử, tình cảm bạn bè... Ta có thể kể đến như Mẹ tôi, Những câu hát về tình cảm gia đình, Bạn đến chơi nhà.... Có thể nói, hạnh phúc được sống giữa tình yêu thương của mọi người là niềm hạnh phúc lớn lao cần được nâng niu, trân trọng.
Sinh ra và lớn lên trong gia đình, mỗi chúng ta được đón nhận bao tình cảm tốt đẹp nhất từ nơi ấy. Không chỉ là sự bao dung của người mẹ hay sự chỉ bảo ân cần của người cha trong văn bản “Mẹ tôi”, gia đình còn cho ta nhưng yêu thương thiêng liêng như “Chị ngã em nâng”, như tình mẹ dạt dào sóng nước, như công cha núi lớn ngất trời... Có ai đó đã nói rằng: tình cảm giữa những người thân trong gia đình là thứ tình cảm thiêng liêng, tự nhiên và chân thành nhất. Điều đó được mỗi người cảm nhận bằng chính nhưng yêu thương mà chúng ta nhận được từ gia đình. Đó là đôi mắt lo lắng của mẹ khi ta bị ốm. Là lời động viên đầy sức mạnh của cha. Là nụ cười móm mém hiền từ của bà. Hay đơn giản chỉ là đôi mắt trong veo nhìn anh chị của đứa em nhỏ... Hạnh phúc mà gia đình mang đến bình yên và xúc động xiết bao!
Rời tổ ấm gia đình có người sẽ lo lắng bởi sợ rằng sẽ chẳng còn yêu thương và sự quan tâm chia sẻ. Nhưng nếu biết sống đủ đầy với mọi người thì ắt hẳn ta cũng nhận lại được những thương yêu. Tôi không thể nào quên hình ảnh đứa bạn cùng lớp bỏ hết nhưng giờ ra chơi để miệt mài ngồi chép bài cho người bạn cùng bàn bị ốm. Tôi cũng không quên những tấm thiếp “hand-made” xinh xắn đám bạn cùng tổ đã kì công làm tặng tôi ngày sinh nhật. Và càng không thể nào quên hình ảnh người thầy gượng dậy sau cơn ốm nặng đội mưa đến trường để tiếp tục dạy lớp tôi...
Tình cảm của những người bạn bè, những người thầy cô khiến mỗi chúng ta cảm thấy sung sướng vì được yêu thương một cách vô tư, chân thành.
Biết bao xúc động khi được sống giữa những người thân yêu của mình. Mọi người biết sống cho nhau, sống vì nhau và tặng nhau những điều tốt đẹp nhất. Tôi hiểu rằng mình cần trân trọng tất cả những điều đó và cũng cần biết cho yêu thương để cuộc đời này luôn luôn là những sự trao - nhận ngọt ngào.
Mẹ là người đã sinh ra ta, dành trọn tình yêu, tình thương, niềm hi vọng vào chúng ta.
Mẹ tôi cũng là một người mẹ như thế. mỗi buổi sáng mẹ thường phải dạy sớm chuẩn bị đồ ăn sáng và tranh thủ quét lại nhà cửa,.. Vào những ngày đông lạnh giá mẹ phải đi dạy học rất sớm ở dưới xã. Đôi khi đôi bàn tay sạm nắng của mẹ đỏ dần lên trong tiết trời lạnh giá, đến buổi chiều, khi mẹ đi làm về cũng là lúc mẹ tất tưởi nấu cơm tối để cả nhà được sum họp và cũng là lúc mẹ được nói chuyện với tôi và anh tôi, mẹ thường dạy anh em tôi cách sống và cách làm người,vv...
Tôi nhớ trước đây khi tôi ốm mẹ thường phải thức suốt đêm để trông tôi và tranh thủ soạn giáo án để ngày mai còn lên lớp. Nhìn vẻ mặt mẹ lo lắng tôi thấy thương mẹ nhiều hơn. Hay có những lúc mẹ ốm, trong lòng lo lắng nhưng không thể thức suốt đêm như mẹ được. Nhưng lúc đó tôi nghĩ: mình chỉ muốn mẹ được khỏi ốm và có thể làm bất cứ thứ gì như một "Siêu nhân" để mẹ được khỏi ốm.
Đến bây giờ tôi nghĩ lại những suy nghĩ đó thật là hồn nhiên và ngây thơ.Đối với mọi người tuổi tác không thể cưỡng lại được. Mẹ cũng thế có đôi khi tôi đã nhìn thấy lớt phớt có sợi tóc bạc trên đầu mẹ. Mẹ cũng nói rằng: Chắc mẹ đã già rồi, mẹ chỉ muốn con phải chăm ngoan, học giỏi thì mẹ mới yên lòng "con vịt" con của mẹ à.
Những lúc đó lời nói của mẹ như thôi thúc, là động lực để tôi để tôi cố gắng hơn. Có đôi lúc mẹ la mắng tôi vì tôi có lỗi gì đó. Trong cơn tức tôi tức mẹ lắm, nhưng lúc nghĩ lại tôi thấy mẹ làm thế là đúng, mẹ cũng chỉ muốn mình ngoan hơn thôi mà.
Tôi thỉnh thoảng vẫn nghĩ: Ước gì có ông tiên hiện lên và cho tôi một điều ước tôi sẽ không ước tôi được giàu có, không ước học giỏi mà chỉ ước mẹ được khỏe mạnh và và sống với tôi mãi thôi.Chỉ cần như thế tôi sẽ có một niềm động lực để học giỏi hơn và cố gắng hơn đi trên con đường dài phía trước.
Mẹ là người đã sinh ra ta, dành trọn tình yêu, tình thương, niềm hi vọng vào chúng ta.
Mẹ tôi cũng là một người mẹ như thế. mỗi buổi sáng mẹ thường phải dạy sớm chuẩn bị đồ ăn sáng và tranh thủ quét lại nhà cửa,.. Vào những ngày đông lạnh giá mẹ phải đi dạy học rất sớm ở dưới xã. Đôi khi đôi bàn tay sạm nắng của mẹ đỏ dần lên trong tiết trời lạnh giá, đến buổi chiều, khi mẹ đi làm về cũng là lúc mẹ tất tưởi nấu cơm tối để cả nhà được sum họp và cũng là lúc mẹ được nói chuyện với tôi và anh tôi, mẹ thường dạy anh em tôi cách sống và cách làm người,vv...
Tôi nhớ trước đây khi tôi ốm mẹ thường phải thức suốt đêm để trông tôi và tranh thủ soạn giáo án để ngày mai còn lên lớp. Nhìn vẻ mặt mẹ lo lắng tôi thấy thương mẹ nhiều hơn. Hay có những lúc mẹ ốm, trong lòng lo lắng nhưng không thể thức suốt đêm như mẹ được. Nhưng lúc đó tôi nghĩ: mình chỉ muốn mẹ được khỏi ốm và có thể làm bất cứ thứ gì như một "Siêu nhân" để mẹ được khỏi ốm.
Đến bây giờ tôi nghĩ lại những suy nghĩ đó thật là hồn nhiên và ngây thơ.Đối với mọi người tuổi tác không thể cưỡng lại được. Mẹ cũng thế có đôi khi tôi đã nhìn thấy lớt phớt có sợi tóc bạc trên đầu mẹ. Mẹ cũng nói rằng: Chắc mẹ đã già rồi, mẹ chỉ muốn con phải chăm ngoan, học giỏi thì mẹ mới yên lòng "con vịt" con của mẹ à.
Những lúc đó lời nói của mẹ như thôi thúc, là động lực để tôi để tôi cố gắng hơn. Có đôi lúc mẹ la mắng tôi vì tôi có lỗi gì đó. Trong cơn tức tôi tức mẹ lắm, nhưng lúc nghĩ lại tôi thấy mẹ làm thế là đúng, mẹ cũng chỉ muốn mình ngoan hơn thôi mà.
Tôi thỉnh thoảng vẫn nghĩ: Ước gì có ông tiên hiện lên và cho tôi một điều ước tôi sẽ không ước tôi được giàu có, không ước học giỏi mà chỉ ước mẹ được khỏe mạnh và và sống với tôi mãi thôi.Chỉ cần như thế tôi sẽ có một niềm động lực để học giỏi hơn và cố gắng hơn đi trên con đường dài phía trước.
Mỗi người chúng ta ai cũng có những kỉ niệm về thời thơ ấu, lần đầu tiên được cắp sách đi tới trường với biết bao nhiêu sự ngỡ ngàng và rụt rè. Có lẽ, ai cũng có một thời như vậy. Là khi lần đầu tiên được mặc bộ đồng phục đẹp, tóc được tết gọn gàng để đi cùng mẹ tới trường- nơi đầu tiên dạy chúng ta cách trưởng thành và làm những người công dân tốt. Và “ Cổng trường mở ra” cũng chính là những kỉ niệm của tác giả Lí Lan viết về những kỉ niệm của chị về tuổi thơ, lần đầu tiên được cắp sách tới trường của mình qua lời kể với đứa con cũng sắp đi học của mình.
Bài văn không hề có cốt truyện cùng những chi tiết mang hành động kịch tính thắt mở nút nhưng lại khiến cho người đọc cảm thấy thích thú và say mê bởi chính những tình cảm trong bài viết. Đây chính là những lời chia sẻ với biết bào những tâm sự mang rất nhiều tình cảm của tác giả, có tình mẹ dành cho đứa con bé bỏng của mình. Đọc bài văn, trong mỗi chúng ta đều cảm nhận được những tình cảm và kí ức dâng trào trên trong lòng mình.
Trong bài viết có xuất hiện hình ảnh của hai nhân vật với những đặc điểm về tính cách và hành động trái ngược nhau. Hình ảnh của người con hiện lên trong mắt người đọc mang vẻ đẹp vô cùng trong sáng, thơ ngây. “ Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thình thoảng con chúm lại như đang mút kẹo”. Đó chính là những hình ảnh đẹp nhất cho những mầm non tương lai của đất nước. Ngày mai chính là ngày khai trường, là ngày mà con chính thức đi học, được nhận sự dậy dỗ ân cần của những người thầy, người cô luôn yêu thương con. Với đứa con, bé vẫn còn nhỏ, những gì bé suy nghĩ chỉ là háo hức cho ngày mai, lo bị đi muộn mà thôi. Đó chính là những suy nghĩ non nớt của con trẻ. Còn người mẹ thì khác, người mẹ lo lắng cho con của mình. Tuy con là người đi học, nhưng mẹ lại nghĩ cho tương lai của con, nghĩ tới chính những kỉ niệm của mình khi mình cũng nhỏ như vậy và đi học. “ Bà đã dẫn mẹ qua cánh cổng của thế giới kì diệu, cánh cổng mang nét đẹp tuổi thơ”. Thế nên mẹ hiểu những cảm giác háo hức và lo lắng của đứa con thân yêu. Mẹ cảm thấy vui và hạnh phúc vì biết rằng, trường là nơi sẽ dạy cho con những điều hay, lẽ phải, cho con cách bước đi và tự lập bằng chính đôi chân của mình. Và mẹ cũng luôn tin tưởng vào đứa con của mình, rồi đây, bé sẽ trưởng thành và mạnh mẽ vượt qua hết những chông gai trong cuộc đời này. Người mẹ nghĩ tới những cảm xúc của mình vào những ngày khai trường của cuộc đời mẹ. Thế nhưng, có lẽ, không có lần khai trường nào lại làm cho mẹ suy nghĩ và bận lòng như ngày khai trường đầu tiên của con. Đến đây, chung sta mới cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ dành cho những đứa con của mình, luôn bao bọc và che chở, yêu thương, chăm lo cho từng bước đường đời của người con.
Mẹ như cánh chim trời theo sát con trong những chặng đường dài và luôn ở bên cạnh con mãi mãi. Mẹ biết rằng, chỉ từ ngày mai thôi, con sẽ được học cách để làm quen và tiếp xúc nhiều hơn với thế giới ở xung quanh mình. Con sẽ học cách lắng nghe thầy cô, chia sẻ với những người thầy cua mình, sẽ biết cách nắm giữ tình bạn, sau này là tình yêu. Mẹ cũng biết những ý nghĩa to lớn của giáo dục đối với con. Mẹ nhớ tới ngày khai giảng ở nước Nhật, cả nước cùng được nghỉ lễ vì học cho rằng, đưa con tới trường khai giảng là điều rất quan trọng và cũng không có gì quan trọng hơn giáo dục con người cả. Trong bài viết, người mẹ không nói với con hay nói với bất kì một người nào mà người mẹ chỉ đang nói với chính bản thân mình. Đó chính là những kỉ niệm của người mẹ về một thời đã qua với những kí ức thuộc về tuổi thơ. Mỗi lúc như vậy, mẹ lại nao lòng nhớ lại về những kỉ niệm của mình và mỉm cười khi nghĩ tới những ngày tháng sau này mà người con sẽ được như vậy.
Tóm lại, bài viết với những lời nhẹ nhàng, tình cảm mang những tình cảm sâu sắc của người mẹ dành cho đứa con của mình. Những tình cảm ấy của mẹ luôn mang theo và dõi theo cuộc sống của người con. Qua đây, chúng ta cũng thấy được tầm quan trọng của giáo dục đối với tương lai của trẻ thơ.
Cuộc chia tay của 2 anh em thành và thủy là một cuộc chia tay đầy nước mắt. Thành và Thủy còn quá nhỏ để chịu 1 sự mất mát lớn như thế: xa bố/mẹ, anh/em, thiếu thốn tình thương và thủy còn không được đi học nữa. Nhưng thực ra cuộc chiay tay ấy thật vô lí, nó không đáng có.Nhưng thực tế thật nghiệt ngã, sự vô tâm của bố mẹ Thành và Thủy đã để lại hậu quả to lớn cho 2 bạn.
Đôi bàn tay mẹ đã chăm sóc và nuôi nấng tôi từ thuở tôi vừa lọt lòng. Đôi bàn tay ấy đối với tôi như lòng mẹ. Nó đã bị chai sần vì công việc đồng áng. Đôi bàn tay mẹ giờ không còn búp măng mà thay vào là một màu nâu sẫm, gầy gầy xương xương. Chính đôi bàn tay ấy đã nuôi nấng tôi không kể những ngày nắng nóng hay mùa đông giá lạnh. Đôi bàn tay mẹ chính là ngọn lửa ấm áp, cơn gió dịu dàng của lòng tôi. Những ngày tôi vừa lọt lòng là những ngày mẹ mệt nhọc nhất. Mẹ bế ẵm tôi ru tôi ngủ, chăm sóc cho tôi. Mẹ lúc nào cũng lo cho tôi không được ăn ngon không được mặc đẹp. Những đêm mẹ thức trắng để ru tôi ngủ là những đêm tôi không thể nào quên được. Tôi yêu đôi bàn tây mẹ nhất - đôi bàn tay gầy gầy xương xương đã chăm sóc cho tôi từ thuở lọt lòng
Đối với con mẹ là tình yêu thương bao la từ giọng nói cho đến ánh mắt, từ hơi ấm cho đến những cử chỉ nhẹ nhàng nhưng con yêu nhất là đôi bàn tay mẹ vì đôi tay ấy đã dìu dắt con khôn lớn,đôi tay mẹ không mềm mại mà nó khô ráp và chai sần vì con.
Mẹ còn nhớ không mẹ? mỗi lần ba đi công tác xa, con đã khóc, lúc ấy đôi tay mẹ đã đã ôm lấy con mẹ dỗ dành và bảo con đừng khóc rồi ba sẽ về và mua quà cho con. Trong vòng tay mẹ con hiểu con đang được chở che. Thế rồi ba đi mãi, ba ra đi để tìm hạnh phúc cho riêng mình. Lúc ba đưa tờ giấy gì đó con thấy được trong đôi mắt mẹ là một nỗi buồn và trong đó còn cả niềm vui nữa, bàn tay mẹ nắm chặt run run khi kí vào tờ giấy đó.
Khi ấy con còn quá nhỏ để hiểu hết chuyện gì đang xảy ra, sau này khi đã trưởng thành con mới hiểu. Mẹ vẫn thường bảo con rằng con không được trách ba vì ba luôn rất yêu thương con. Sau khi ba đi một mình mẹ nuôi con thật vất vả, mẹ phải đi làm kiếm tiền để con ăn học nên người, mẹ không muốn con phải sống cực khổ như mẹ, những đêm khuya mẹ cặm cụi bên ánh đèn tính toán chi phí cho những bữa cơm hằng ngày, tay mẹ vì thế mà cũng xấu hơn, chai sần hơn nhưng mẹ ơi, trong lòng con đôi bàn tay mẹ vẫn là đẹp nhất những vết chai sần càng làm con thêm yêu mẹ nhiều hơn.
Có thể nếu một ngày các bạn nhìn thấy đôi bàn tay của mẹ tôi, các bạn sẽ thấy nó vô cùng xấu xí nhưng với tôi đôi bàn tay ấy đã đem đến cho tôi một niềm hạnh phúc vô bờ bến và tình thương yêu bao la của người mẹ đối với con.