Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Việc nhà vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La quả thực là một quyết định sáng suốt!. Xét thấy mảnh đất cũ không còn phù hợp , nhà vua đã quyết định tìm đến một mảnh đất khác tốt hơn, phù hợp hơn để xây dựng kinh đô và là nơi phát triển cuộc sống ấm lo muôn đời cho nhân dân . Đại La là thắng địa, xứng đáng là kinh đô của đế vương muôn đời. Xét về mặt lịch sử thì Đại La là kinh đô cũ của Cao Vương , là vùng đất thắng địa đã từng được chọn làm kinh đô . Hơn nữa, xét về mặt địa lí thì Đại La nằm ở khu vực trung tâm của trời đất , được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây , lại tiện hướng nhìn sông dựa núi . Mảnh đất này cao mà rộng , bằng phẳng mà thoáng đãng , muôn vật rất mực phong phú , tốt tươi . Người dân cũng từ đó mà khỏi chịu cảnh ngập lụt . Đây quả thực là những yếu tố thuận lợi để mảnh đất ấy trở thành kinh đô muôn đời. Và sự thực lịch sử đã cho thấy việc Lý Công Uẩn dời đô hoàn toàn là hợp lí . Sau khi chuyển đô về Đại La, nhân dân ta đã thoát khỏi cuộc sống lụt lội của vùng đất cũ trước đây , thay vào đó là một cuộc sống ấm no, đủ đầy hơn. Điều này đã được ghi lại trong những câu ca dao và đó là minh chứng rõ nhất về quyết định sáng suốt của một vị vua yêu nước , thương dân như Lý Thái Tổ :
"Đời vua Thái Tổ , Thái Tông
Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn."
Câu 1:
"Trăm hay không bằng tay quen”. Người lao động xưa đã dạy lí thuyết hay không bằng thực hành giỏi. Vấn đề này luôn đúng trong mọi thời đại và được đúc kết trong câu nói: “Học đi đôi với hành”. “Học” là quá trình tiếp thu kiến thức được tích lũy trong sách vở, là trau dồi tri thức, mở mang trí tuệ, không để tụt lùi, lạc hậu. “Hành”là ứng dụng lí thuyết đã học vào thực tiễn đời sống. Trong thời đại của khoa học phát triển như vũ bão, việc “học đi đôi với hành” càng được đạt ra một cách nghiêm túc. Học ở đây không chỉ là học trong sách vở, bó hẹp trong phạm vi nhà trường mà còn phải học trong đời sống. Ở lứa tuổi nào cũng phải không ngừng học tập, học mọi lúc mọi nơi. “Học không hành” là lối học hình thức với mục đích là hòng cầu danh lợi. Đó là lối học định hướng đến những mục đích tầm thường. Bác Hồ từng khuyên thiếu niên: “Học tập tốt, lao động tốt” cũng là muốn gắn học với hành. Nếu học những điều nhảm nhí, vô bổ thì chẳng đem đến một ý nghĩa gì cho cuộc sống này. Những người biết kết hợp giữa học với hành sẽ đóng góp tài năng và đạo đức của mình để xây dựng, giữ gìn và phát triển đất nước. Qua đó ta thấy học với hành sẽ tạo nên những tri thức chân chính, tạo nên sự hòa hợp giữa nhân cách và chuyên môn. Thật đáng trách những học sinh được đi học chỉ lo quậy phá, đua đòi trong khi còn rất nhiều viên ngọc sáng ngoài kia không được mài giũa mà mỗi ngày mỗi tối đi. “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Là học sinh chúng ta phải có ý thức đúng đắn trong việc học và hành, phải có thái độ nghiêm túc, phải biết vận dụng sáng tạo vào thực hành. Có như vậy hiệu quả học tập mới được nâng cao. “Học đi đôi với hành” đã trở thành phương châm giáo dục của nhà nước và cũng là phương pháp học tập của mỗi chúng ta. Hãy cố gắng thực hiện phương pháp “học” phải “hành” để việc học tập ngày một tiến bộ hơn.
Từ xa xưa, để động viên con cháu chăm chỉ học tập góp phần xây dựng, bảo về và phát triển đất nước; ông bà ta có câu “Học đi đôi với hành”. Nhưng học và hành có mối quan hệ như thế nào? Học và hành thì việc nào quan trọng hơn?
Học và hành có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau.Vậy, mối quan hệ của chúng là gì? Chúng ta hãy cùng làm rõ. Nhưng trước tiên phãi làm làm rõ về học và hành. Học là tiếp thu kiến thức, lí thuyết từ ghế nhà trường, sách vỡ, phương tiện thông tin đại chúng và những người xung quanh. Học từ thấp đến cao, học từ dễ đến khó, học từ hẹp đến rộng. Học phải hiếu, phải suy ngẫm, mài mò. Hõ rộng, hiểu sâu và phải biết tóm gọn những gì đã học. Hành là quá trình vận chuyển, áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Nhiều người ôm cả đống kiến thức mà không thực hành thì chỉ thành công trên nền tảng lí thuyết. Và có nhiều người chỉ thực hành mà chẳng có một chút gì gọi là kiến thức thì kết quả cũng chẳng được gì. Bên cạnh đó, có nhiều người đã thực hiện cả hai việc học và hành: Các kiến trúc sư sử dụng kiến thức đã học vào việc thiết kế bản vẽ. Các nhà bác học đã áp dụng lí thuyết vào việc tạo ra sản phẩm nghiên cứu. Các bác nông dân đã vận đụng vốn hiểu biết vào đồng ruộng, trang trại của mình. Và kết quả luôn luôn lúc đầu không được hoàn thiện nhưng những lần sau họ đã được như ý muốn.Vì việc học và hành luôn đi đôi với nhau. Như ông bà đã nói, học mà không hành thì không làm được gì, hành mà không học thì cũng chẳng làm được gì cả. Học và hành luôn là hai đường thẳng song song để đi đến con đường thành công và không thể tách rời. Học và hành cũng không thể so sánh với nhau, vì học tạo nền tảng cho việc thực hành, áp dụng; còn hành thì bổ sung kinh nghiệm, kĩ năng cho việc học. Vì thế chúng ta càng thấy rõ mối quan hệ giữa học và hành. Bạn hãy thử áp dụng câu “Học đi đôi với hành” cho mình nếu bạn chưa thử; những người đã áp dụng rồi thì hãy tuyên truyền cho những người xung quanh và tin chắc một điều: chúng ta đều đạt được thành công nếu chúng ta kiên nhẫn, chịu tìm hiểu, mài mò. Giả sử, tất cả mọi người đều thông suốt việc học và hành luôn đi đôi với nhau thì mội thời gian không xa, nước ta sẽ trở thành nước công nghiệp hóa hiện đại hóa của khu vực.
2,
"Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta"Tinh thần yêu nước Việt Nam được bắt nguồn từ những tình cảm bình dị, đơn sơ của mỗi người dân. Tình cảm đó, mới đầu, chỉ là sự quan tâm đến những người thân yêu ruột. thịt, rồi đến xóm làng, sau đó phát triển cao thành tình yêu Tổ quốc. Tình yêu đất nước không phải là tình cảm bẩm sinh, mà là sản phẩm của sự phát triển lịch sử, gắn liền với một đất nước nhất định.
Tình yêu đất nước không chỉ gắn liền với quá trình xây dựng đất nước, nó còn được thể hiện rõ hơn trong quá trình bảo vệ đất nước. Trên thế giới, hầu như dân tộc nào cũng phải trải qua quá trình bảo vệ đất nước, chống xâm lăng. Nhưng có lẽ không dân tộc nào lại phải trải qua quá trình giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc nhiều và đặc biệt như ở Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ thế kỷ III TCN đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, dân tộc ta đã dành hơn nửa thời gian cho các cuộc kháng chiến giữ nước và đấu tranh chống ngoại xâm, các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc. Chính tinh thần yêu nước nồng nàn đã giúp dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi thế lực xâm lược. Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sứ mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nan là lịch sử đất tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập tử tay kẻ thù xâm lược (thời gian chống giặc ngoại xâm cộng lại lên tới trên 12 thế kỷ). Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngầm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đây.
Tham khảo !
Người ta thường nói : "Tự học là việc làm cần thiết đối với học sinh . Đúng vậy , trong học tập việc xác định một mục đích học tập đúng đắn luôn là điều quan trọng và cần thiết. Để có được một kết quả học tập như mong muốn mỗi người học đầu tiên phải biết: mình học để làm gì? Sau đó mới là học như thế nào? Học để biết. Học để chung sống. Học để tự khẳng định mình. Xưa nay học không bao giờ là thừa vì tri thức của nhân loại không ngừng phát triền, chỉ có học ta mới tự bổ sung được kiến thức cho mình, bắt kịp với sự phát triển của thời đại, trở thành người có ích. Học tập giúp con người có đủ kiến thức, tri thức, phục vụ vào cuộc sống lao động sản xuất. Học là cách để con người hiểu biết về cuộc sống, rút ra được lối sống cần thiết phù hợp với đạo lý..
*Tham khảo
Viết theo lối diễn dịch
Người ta thường nói : "Tự học là 1 phương pháp học tập cực kì hiệu quả đối với học sinh . Đúng vậy , trong học tập việc xác định một mục đích học tập đúng đắn luôn là điều quan trọng và cần thiết. Để có được một kết quả học tập như mong muốn mỗi người học đầu tiên phải biết: mình học để làm gì? Sau đó mới là học như thế nào? Học để biết. Học để chung sống. Học để tự khẳng định mình. Xưa nay học không bao giờ là thừa vì tri thức của nhân loại không ngừng phát triền, chỉ có học ta mới tự bổ sung được kiến thức cho mình, bắt kịp với sự phát triển của thời đại, trở thành người có ích. Học tập giúp con người có đủ kiến thức, tri thức, phục vụ vào cuộc sống lao động sản xuất. Học là cách để con người hiểu biết về cuộc sống, rút ra được lối sống cần thiết phù hợp với đạo lý..
Tham khảo:
Câu chủ đề: in đậm.
“Hạt giống tâm hồn” một cuốn sách nổi tiếng về các câu chuyện nghệ thuật sống và giá trị đạo đức . Bộ sách là nguồn cảm hứng và sự thúc đẩy con người vươn lên trong mọi nghịch cảnh, chiến thắng chính mình và sống xứng đáng với phẩm chất của mình . Bộ sách này là tập hợp các câu chuyện từ khắp nơi trên thế giới, từ mọi tầng lớp xã hội . Cuốn “Hạt giống tâm hồn” có một câu nói rằng: “Cuộc sống luôn chứa đựng những nổi đau mà ta không thể nào đoán trước được. Thế nhưng hãy tin rằng mọi chuyện buồn đều lướt qua chúng ta rất nhanh như một đoạn phim ngắn”. Chao ôi ! cuốn sách đã đem lại nhiều cảm xúc cho người đọc , mỗi người sẽ có những cảm nhận riêng về nó. Riêng tôi, sự kiên cường ý chí vươn lên chống lại mọi chông gai của từng nhân vật trong cuốn sách là cảm nhận mà tôi dành cho họ . Dù cuộc sống không như mơ, dù đời không khoan dung, bạn vẫn luôn phải nhớ đến bản thân mình.
- Đoạn Diễn dịch là câu văn chủ đề nằm ở đầu đoạn văn.
- Đoạn quy nạp là câu chủ đề nằm ở cuối đoạn.
- Đoạn song hành là Đây là đoạn văn có các câu triển khai nội dung song song nhau, không nội dung nào bao trùm lên nội dung nào. Mỗi câu trong đoạn văn nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn, làm rõ cho nội dung đọan văn.
SGK Ngữ văn 8, tập một được ra đời từ Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. ác tác giả cuốn sách là những giáo sư, nhà nghiên cứu đầu ngành về văn chương của Việt Nam. Thuyết minh, giới thiệu về hình thức bề ngoài của sách: Cuốn sách có hình thức đơn giản, hài hòa, khổ 17x24 rất phù hợp và thuận tiện cho học sinh khi sử dụng. Bìa một của cuốn sách có tông màu nổi bật là màu lòng tôm đậm pha hồng rất bắt mắt. Trên cùng là dòng chữ “Bộ Giáo dục và Đào tạo” được in trang trọng. Dưới đó là tên cuốn sách được viết theo kiểu chữ hoa mềm mại: “Ngữ văn” màu xanh da trời. Số 8 màu trắng nhã nhặn nhưng cũng rất dễ nhìn, dễ nhận ra. Nổi bật trên bìa sách là một khóm hoa màu vàng nhạt xinh xắn. Bìa bốn của cuốn sách có biểu tượng vương miện kim cương chất lượng quốc tê quen thuộc của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Danh sách bộ SGK lớp 8 cũng được in rõ ràng, đầy đủ. Cuối trang là mã vạch và giá tiền.
Ở phần này, các nhà khoa học đã tuyển chọn các tác phẩm văn học Việt Nam, văn học nước ngoài để biên soạn, giới thiệu cho học sinh xen lẫn một lượng không nhỏ các văn bản có tính nhật dụng - một sự cải cách cần thiết cho tư duy của học sinh. Các văn bản văn học được biên soạn theo các mốc thời gian (có kèm việc đan xen thể loại). Văn bản được trích trọn vẹn hoặc một phần có kèm chú thích giới thiệu, về tác giả và phong cách cùng một phần đọc hiểu, chủ yếu để giúp học sinh tự chuẩn bị bài trước ở nhà. Các văn bản nhật dụng phong phú và đa dạng cũng được biênisoạn theo cách ở trên. Tuy nhiên, trong 34 bài học, có bài có tới hai văn bản nhưng có bài thì không có văn bản nào. Cũng có bài vãn bản được trích ra nhưng để học sinh tự học mà không được giảng.Phần này nằm ngay sau phần đọc hiểu hay phần luyện tập của các văn bản. Nội dung của phần tiếng Việt cung cấp những kiến thức cơ bản về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp... và hầu hết đều được trình bày theo hướng từ ví dụ đến ghi nhớ.Là phần quan trọng thứ ba tạo nên bố cục hoàn chỉnh cho mỗi bài học. Trong phần này, học sinh được học lí thuyết và thực hành về các kiểu bài văn như: văn tự sự, văn nghị luận... Cũng ở phần này, học sinh được tham khảo những bài mẫu và có sẵn trước các đề văn đế thực hành cho từng kiểu loại bài. Về cơ bản 34 bài học trong sách Ngữ văn 8 được biên soạn theo bố cục trên đây, tuy nhiên ở cuối của mỗi tập nhất là từ bài 31 của tập 2, sách biên soạn các bài ôn tập. Các bài ôn tập này không có phần văn bản nhưng cách sắp xếp bố cục vẫn là phần ôn về văn bản - phân môn Tiếng Việt và cuối cùng vẫn là phần làm văn.