Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 7->10 câu giới thiệu một quyển sách em yêu thích
( hurry up, mik cần gấp)
Tham khảo
Bức tranh vẽ cảnh biển Phan Thiết. Cảnh nơi đây rất đẹp. Những hàng dừa xanh ngắt nằm dọc bờ biển. Giữa biển có một bãi cát trắng rọng dẫn vào các tòa nhà nghỉ của khách du lịch, sau tòa nhà là những dãy núi tim tím. Trên mặt biển, có những chiếc thuyền chở khách du lịch đi thăm quan đang trôi bồng bềnh trên mặt nước. Cảnh vật ở biển Phan Thiết thật yên bình. Em yêu cảnh biển nơi đây, và cũng yêu đất nước Việt Nam của mình.
Tham khảo:
Em sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Nơi đây là thủ đô của đất nước Việt Nam. Hà Nội là một thành phố rất rộng lớn. Đường phố rộng rãi, hiện đại và lúc nào cũng tấp nập xe cộ đi lại. Hai bên đường nhiều tòa nhà cao tầng mọc san sát nhau. Các hàng quán luôn đông đúc. Không chỉ vậy, Hà Nội còn có rất nhiều điểm du lịch nổi tiếng như Hồ Hoàn Kiếm, Lăng Bác, Chùa Một Cột, Công viên thủ lệ... Nhưng em đặc biệt thích nhất là Hồ Hoàn Kiếm (hay còn gọi là Hồ Gươm). Đây là nơi đã gắn với sự tích về vua Lê Lợi trả gươm thần cho Rùa Vàng. Xung quanh hồ còn có cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn. Cầu Thê Húc được sơn màu đỏ, cong cong như con tôm. Qua cầu Thê Húc là đến đền Ngọc Sơn cổ kính, uy nghiêm. Hà Nội vừa mang vẻ đẹp hiện đại, vừa mang vẻ đẹp cổ kính. Em rất yêu quê hương của mình.
Tham khỏa:
Chào các bạn, mình là Hà Thị Chung, học sinh lớp 6A, trường THCS (tên trường). Gia đình mình có năm người. Bố mình là Hà Huy Hoàng, bố làm kỹ sư xây dựng. Ngôi nhà cả gia đình mình đang sống chính là do bố thiết kế. Mẹ mình là Nguyễn Thị Hoa là một giáo viên tiểu học. Anh trai của mình đang là học sinh lớp 12. Năm nay, anh sẽ bước vào kì thi Đại học. Mình rất mong anh có thể đỗ vào trường Đại học Bách Khoa Hà Nội như anh mong muốn. Màu sắc mà mình yêu thích là màu đỏ và màu trắng. Môn học mà mình yêu thích là môn Ngữ Văn. Bởi môn học này đem đến những câu chuyện hay, những bài học lý thú, những con người, số phận mình chưa được gặp và muốn sẻ chia. Mình cũng thích những môn khoa học nữa, đó là thế giới để mình thấy sự phát triển, sinh sôi. Nên sau này lớn mình rất mong sẽ được làm một nhà khoa học để thỏa thích niềm đam mê tìm hiểu về thế giới và ghi lại những điều mình từng gặp. Đây là những lời giới thiệu về bản thân để các bạn hiểu mình hơn. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe.
Vậy là quãng đời, học sinh của Tôi dần trôi qua, gần 3 năm học tập dưới mái trường THPT Nguyễn Huệ với biết bao kỉ niệm, vui có, buồn có, nhưng đọng lại trong trái tim tôi vẫn là những cảm xúc ấm áp của những năm tháng cùng sống, cùng học tập và trưởng thành dưới mái trường thân yêu này. Khoảng thời gian ấy tuy không dài so vơí 1 đời người, nhưng cũng đủ để in dấu vào lòng người những bài học của cuộc sống, sâu sắc và đáng quý .
Cổng trường mở ra và khép lại, đón và đưa lớp lớp thế hệ học sinh nhập học rồi ra trường, mang theo những thành quả của ước mơ mà 3 năm về trước họ đã ấp ủ cho vào hành trang để họ lớn lên trên mái trường THPT. Và tôi – mội học sinh lớp 12A2 cũng không nằm ngoài qui luật ấy. Sắp phải rời xa mái trường mà tôi đã gắn bó để nhường chỗ cho những thế hệ mới với những con người mới. Trong tôi lắng đọng những suy nghĩ, suy tư, của một thanh niên trẻ, một học sinh sắp rời ghế nhà trường để bước vào trường ĐH hay những thử thách mới đầy cam go nhưng cung không kém phần thú vị của cuộc đời. trong cái se lạnh của thời tiết đầu mùa, những kỉ niệm dưới mái trường THPT sống lại trong tôi như muốn, nhắc nhở tôi về một mái trường thân yêu, gần gũi, ấm áp đã giúp tôi nuôi lớn ước mơ của mình.
Ước mơ để trở thành học sinh cấp 3 xuất hiện hơn 4 năm về trước – từ ngày tôi còn là một học sinh cấp 2. Con đường dẫn tôi đến với ngôi trường này cũng nhiều khó khăn, nhưng bằng chinh những nỗ lực của mình, cổng trường THPT Nguyễn Huệ đã rộng mở đón chào tôi lần đầu tiên bỡ ngỡ bước vào.
Nhớ xiết bao buổi đầu tiên ấy. Bước chân vào cổng trường THPH mà lòng tôi đan xen biết bao cảm xúc, vừa hân hoan trong niềm vui của một học sinh cấp 3 trước một chân trời mới của tri thức, vừa lo lắng, sợ sệt không biết học ở đây như thế nào. Nhưng rồi, tất cả cảm xúc ấy cũng trôi xa nhường chỗ cho những tiếng cười, khi mà tôi được trực tiếp gặp mặt và giao lưu với các học sinh xã khác. Buổi gặp mặt với những tiết mục văn nghệ đầy sôi nổi và quan trọng nhất là những thông tin giới thiệu của các anh chị khóa trước về mái trường và thầy cô ở nơi đây.
Hình ảnh thầy giáo Hiệu trưởng giới thiệu về môi trường và chào đón những thế hệ đầu tiên hiện rõ trong kí ức của tôi. Thầy nói về những thách thức về ô nhiễm môi trường mà chúng ta sẽ phải chịu đựng trong quá trình phát triển kinh tế, về tình trạng thực tế của môi trường xung quanh chúng ta và trách nhiệm của 1 người công dân, 1 học sinh. Ngoài ra, thầy giáo còn giới thiệu về cách học và tầm quan trọng của thời học sinh, cấp 3 này… Tất cả đã mang cho tôi một cái nhìn tổng quát về tầm quan trọng của cấp 3.
Học kỳ đầu tiên đối với tôi thật nặng nề, có lẽ, vì tôi chưa quen với những phương pháp dạy và học mới ở bậc cấp 3, và cũng bởi vì tôi phải tiếp xúc với những kiến thức hoàn toàn mới trong khi tôi chưa chuẩn bị được nền tảng. Kỳ đầu tiên với kết quả không như tôi mong đợi đã làm cho tôi lo lắng. Tôi tự đổ lỗi cho nhà trường vì chương trình và nội dung không cuốn hút mà quên mất rằng chính mình đã không thực sự cố gắng và chú tâm vào học tập cho thực chất.
Và rồi cuối cùng tôi cũng nhận ra khi bạn bè xung quanh tôi ai cũng học tốt và đạt thành tích cao. Khi đó tôi tự hứa với lòng mình phải gác lại những tình cảm cá nhân, không nên dành nhiều thời gian cho những người thân yêu ở nhà mà phải lấy họ làm động lực để cố gắng. Những năm tháng dưới mái trường THPT Nguyễn Huệ, tôi không chỉ được học những kiến thức hay, tính tự lập hơn và đã giúp tôi trưởng thành vững vàng hơn rất nhiều.
Trường THPT Nguyễn Huệ đã trở thành niềm tự hào của riêng tôi và tất cả các bạn. Ở đó có đội ngũ thầy cô thật tận tụy, những người bạn chân thành, mà có cả tình người ấm áp trong môi trường giáo dục chất lượng và đỉnh cao. Nhà trường cũng luôn theo sát hoàn cảnh của mỗi học sinh thông qua Đoàn trường và Hội học sinh, kịp thời động viên chia sẻ những khó khăn mà học sinh gặp phải trong quá trình học tập tại trường.
Bây giờ đã là một học sinh năm cuối, hơn hai năm gắn bó với mái trường tôi càng thêm tin tưởng và hi vọng nhiều hơn. Niềm tin đó giúp tôi vững vàng với lựa chọn của mình, tự tin trong học tập và rèn luyện, tự nhủ phải cố gắng nhiều hơn để xứng đáng với những gì trường Nguyễn Huệ đã dành cho tôi. Ngày hôm nay tôi có thể tự tin nói rằng vào THPT Nguyễn Huệ là lộ trình đúng bởi nơi đây chính là cánh cửa mở ra cho tôi nhiều cơ hội, là chìa khóa cho những ai muốn thay đổi.
Cuối cùng sau bao nhiêu nỗ lực dìu dắt và truyền đạt kiến thức của các thầy cô và sự cố gắng của bản thân tôi, tôi cũng đã thực sự được trưởng thành cả về kiến thức lẫn kỹ năng. Tôi xin được gửi tới Thầy Cô của mái trường mến yêu của mình lời hứa rằng dù ở nơi đâu, làm bất cứ việc gi, tôi cũng sẽ luôn cố gắng để xứng đáng với thương hiệu học sinh THPT Nguyễn Huệ.
Nhân ngày 20/11 em xin chúc các thầy cô giáo cán bộ, công nhân viên nhà trường sức khỏe và công tác tốt để xây dựng trường THPT Nguyễn Huệ ngày càng phát triển.
TK
Triệu Quang Phục
Thương tiếc và nhớ ơn ông, người anh hùng cứu nước, nhân dân nhiều nơi lập đền thờ. Hiện nay, bài vị Triệu Quang Phục được đặt ở đền Hóa, xã Dạ Trạch (huyện Khoái Châu).
Triệu Quang Phục (?- 571) là con thái phó Triệu Túc, quê ở huyện Chu Diên. Năm 541, ông theo cha tham gia khởi nghĩa Lý Bôn đánh đuổi giặc Lương. Do có nhiều công lao, ông được phong Tả tướng quân. Năm Giáp Tý (544), khởi nghĩa thành công, Lý Bôn lên ngôi, xưng là Nam Đế, đặt niên hiệu là Thiên Đức, tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở Long Biên. Năm sau (545), Lương Võ Đế sau lại sai Trần Bá Tiên đem quân sang xâm lược nước ta. Thế giặc mạnh, Lý Nam Đế không chống nổi, rút vào giữ động Khuất Lão (vùng Tam Nông – Phú Thọ ngày nay) điều chỉnh binh lính, mưu tính chiến đấu về sau, giao cho đại tướng là Triệu Quang Phục cầm quân chống Bá Tiên. Hai bên giao tranh nhiều trận, chiến đấu rất ác liệt nhưng không phân thắng bại. Triệu Quang Phục thực hiện đường lối đánh địch lâu dài ngay giữa vùng đồng bằng và đánh bằng chiến tranh du kích, vừa tiêu hao sinh lực địch mà vẫn bảo tồn được lực lượng. Ông cho quân lui về dựng căn cứ mới ở Dạ Trạch (huyện Khoái Châu). Dạ Trạch ngày ấy là một vùng đầm lầy ven sông Hồng rộng mênh mông, lau sậy um tùm, ở giữa là một bãi rộng có thể làm ăn sinh sống. Đường vào bãi, người, ngựa không đi được, chỉ dùng thuyền độc mộc lướt nhẹ trên cỏ nước theo mấy con lạch nhỏ thì mới tới được. Theo sử cũ, Triệu Quang Phục đem hơn hai vạn người vào đóng ở bãi đất nơi ấy, ngày ngày quân sĩ thay phiên nhau luyện tập, phát ruộng trồng lúa trồng khoai để tự túc lương thực, ban ngày tắt hết khói lửa, im hơi lặng tiếng như không có người, đêm đến dùng thuyền độc mộc đem quân ra đánh quân Bá Tiên, giết nhiều giặc, thu được nhiều lương thực. Người trong nước suy tôn là Dạ Trạch Vương.
Lập căn cứ kháng chiến ở đồng bằng, đó là kế sách dụng binh hết sức mưu lược và sáng suốt của Triệu Quang Phục. Vùng đồng bằng tuy không có thế đất hiểm như miền đồi núi, nhưng có nhiều sông lạch chia cắt, nhiều đầm hồ lầy lội không lợi cho việc hành binh của những đạo quân lớn. Địa thế như vậy, buộc địch phải phân tán chia quân đánh nhỏ làm mất sở trường của chúng, đồng thời tạo điều kiện cho ta tiêu diệt gọn từng bộ phận nhỏ tiêu hao sinh lực địch. Kế sách “Trường kỳ kháng chiến, lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh, đánh tiêu hao là chính” đã làm cho tình thế thay đổi ngày càng có lợi cho ta, bất lợi cho địch. Qua gần 4 năm chiến đấu (547- 550) quân ta càng đánh càng mạnh, quân giặc càng đánh càng suy yếu. Tháng 4 năm 548, Lý Nam Đế mất ở động Khuất Lão. Tướng sĩ tôn Triệu Quang Phục lên thay Lý Nam Đế nhưng ông chỉ xưng Vương, lấy hiệu là Triệu Việt Vương. Cũng trong năm ấy, triều Lương xảy ra loạn Hầu Cảnh, Trần Bá Tiên bị gọi về nước trao quyền cho tùy tướng là Dương Sàn ở lại tiếp tục cuộc chiến với Triệu Quang Phục. Lợi dụng thời cơ đó, Triệu Quang Phục từ căn cứ Dạ Trạch mở một loạt cuộc tấn công vào quân giặc. Dương Sàn chết trận, quân Lương tan vỡ. Đất nước sạch bóng quân xâm lược, Triệu Việt Vương vào đóng ở thành Long Biên, kế tự sự nghiệp của nhà Tiền Lý, kiến thiết đất nước. Đến năm 557, Lý Phật Tử, vốn là cháu của Lý Bôn, khi trước chạy vào động Dã Năng ở với thượng du Thanh Hóa, đem quân xuống để gây chiến với Triệu Việt Vương. Sau một thời gian đánh nhau bất phân thắng bại, hai phe Triệu – Lý tạm thời hòa hoãn và chia nhau địa giới ở bãi Quần Thần (vùng Thượng Cát, Hạ Cát nay thuộc Từ Liêm – Hà Nội), cùng kết mối thông gia. Con trai Lý Phật Tử ( Nhã Lang) lấy con gái Triệu Việt Vương (Cảo Nương). Họ Lý đóng quân ở Ô Diên, họ Triệu đóng ở Long Biên. Năm 571, do mất cảnh giác trước hành động của cha con Lý Phật Tử, Triệu Quang Phục thua trận, thất thế rút chạy về phía Nam, cùng đường ông gieo mình xuống cửa biển Đại An (nay thuộc Nam Định) tự vẫn.
Thương tiếc và nhớ ơn ông, người anh hùng cứu nước, nhân dân nhiều nơi lập đền thờ. Hiện nay, bài vị Triệu Quang Phục được đặt ở đền Hóa, xã Dạ Trạch (huyện Khoái Châu).
Tùng...tùng....tùng. Đó là tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi. Các bạn học sinh từ các lớp chạy ùa ra sân chơi như đàn ong vỡ tổ vậy. Mỗi bạn nhanh chóng tìm cho mình một góc sân để chơi các trò chơi lí thú và bổ ích. Giữa sân trường, các bạn nữ chơi trò bịt mắt bắt dê. Cuối sân trường, các bạn nam chơi đá cầu, các bạn nữ chơi nhảy dây. Dưới gốc bàng, một tốp học sinh đang xúm lại cùng nhau đọc quyển truyện còn dang dở. Riêng em, em thích chơi đánh chuyền. Bởi vậy, sau mỗi giờ ra chơi, em cùng các bạn nữ trong nhóm rủ nhau ra bóng râm của cây xà cừ chơi đánh chuyền....
Sau mấy phút tập thể dục, các bạn chuyển ngay sang những trò chơi riêng của mình. Kia là một nhóm nam đá cầu nghe chan chát. Những quả cầu vun vút bay vồng lên từ chân bạn này sang bạn khác rất tuyệt. Này là một nhóm nữ đang say sưa với trò nhảy dây. Bạn nữ này nhảy vào, bạn nữ kia lại nhảy ra.
Tham khảo:
Em đã chơi nhiều loại trò chơi khác nhau, nhưng em thích nhất là trò chơi kéo co. Đây là trò chơi dân gian và được nhiều người thích thú. Thông thường, trò kéo co được chơi tại các dịp lễ hội, các cuộc thi... Em còn nhớ, nhân dịp ngày nhà giáo Việt Nam năm trước, em cùng các bạn tham gia cuộc thi kéo co trong toàn trường. Hôm đó, lớp em cử ra 10 bạn nam để thi đấu với lớp 3B. Các thành viên hai đội đứng về hai phía, tay nắm sợi dây thừng đã chuẩn bị sẵn. Thầy phụ trách đội nói rõ luật chơi và bắt đầu thổi còi ra hiệu" "bắt đầu". Hai bên đều cố gắng hết sức của mình để kéo dây thừng về phía mình. Cuối cùng, sau một lúc giằng co, lớp chúng em dành chiến thắng với tỉ số 2-1. Mong rằng, năm sau trò chơi này vẫn được diễn ra và em vẫn được tham gia để thử sức mình.
Trò chơi trốn tìm đã ăn sâu vào tiềm thức của chúng em. Trò chơi thường có từ sáu đến mười người chơi. Tất cả người chơi sẽ oẳn tù xì, người thua sẽ bị phải nhắm mắt lại để những người còn lại đi trốn. Sau ba mươi giây, người đi tìm sẽ đi tìm những người còn lại. Ai bị tìm thấy sẽ bị loại bỏ khỏi cuộc chơi. Kết thúc lượt chơi đó, người đầu tiên bị tìm thấy sẽ là người đi tìm tiếp theo. Đây là trò chơi rất thú vị. Khi chơi, chúng em đã cảm thấy vô cùng vui vẻ. Thật đáng tiếc nếu một bạn nhỏ nào đó chưa được chơi trốn tìm một lần. Bịt mắt bắt dê là một trong những trò chơi dân gian mà em rất thích.