K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Khổ thơ thứ nhất của bài thơ “Viếng lăng Bác” là những cảm xúc bồi hồi xao xuyến của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác. Mở đầu khổ thơ là một lời thông báo ngắn gọn, giản dị nhưng chứa đựng biết bao điều sâu xa. Cách xưng hô gần gũi, thân mật của tác giả khiến tình cảm trở nên ấm áp mà vẫn rất mực thành kính, thiêng liêng. Với biện pháp nói giảm, nói tránh, tác giả dùng từ “thăm” thay cho từ “viếng” đã khẳng định Bác vẫn còn mãi trong lòng dân tộc. Hình ảnh ẩn dụ “hàng trê” biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường, bất khuất của con người, dân tộc Việt Nam. Dường như niềm xúc động và tự hào về đất nước, dân tộc đã được nhà thơ bộc lộ trực tiếp qua từ cảm thán “Ôi”. Còn hàng tre, đó là đại diện cho những con người ở mọi miền trên đất nước về đây sum vầy bên Bác, trò chuyện và bảo vệ giấc ngủ cho Người. Chỉ với một khổ thơ ngắn, Viễn Phương đã thể hiện những cảm xúc chân thành, thiêng liêng đối với Bác kính yêu.

24 tháng 6 2017

Khổ thơ đầu tiên của bài Viếng lăng Bác diễn tả những cảm xúc chân thành, xúc động của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác. Câu thơ có tính thông báo “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” là lời nói chân thành, xúc động của một người con khi từ miền Nam ra thăm lăng Bác. Tác giả dùng từ “thăm” để giảm nhẹ nỗi đau mất mát và như để khẳng định Người còn mãi. Cách xưng hô thân mật xưng con như người con về thăm cha, thăm nơi Bác nghỉ, nỗi đau như cố giấu mà giọng thơ vẫn có những điều đau xót, ngậm ngùi. Hình ảnh gây ấn tượng đầu tiên với Bác chính là hình ảnh hàng tre “xanh xanh”. Trong góc nhìn xúc động của nhà thơ, hàng tre vừa có cái nhìn thực, vừa là hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho sức sống kiên định, dũng cảm của dân tộc. Hình ảnh hàng tre “bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” giàu ý nghĩa liên tưởng, mang biểu tượng của tâm hồn thanh cao, sự quật cường của người Việt.

20 tháng 8 2019

Khổ thơ đầu tiên của bài Viếng lăng Bác diễn tả những cảm xúc chân thành, xúc động của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác. Câu thơ có tính thông báo “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” là lời nói chân thành, xúc động của một người con khi từ miền Nam ra thăm lăng Bác. Tác giả dùng từ “thăm” để giảm nhẹ nỗi đau mất mát và như để khẳng định Người còn mãi. Cách xưng hô thân mật xưng con như người con về thăm cha, thăm nơi Bác nghỉ, nỗi đau như cố giấu mà giọng thơ vẫn có những điều đau xót, ngậm ngùi. Hình ảnh gây ấn tượng đầu tiên với Bác chính là hình ảnh hàng tre “xanh xanh”. Trong góc nhìn xúc động của nhà thơ, hàng tre vừa có cái nhìn thực, vừa là hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho sức sống kiên định, dũng cảm của dân tộc. Hình ảnh hàng tre “bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” giàu ý nghĩa liên tưởng, mang biểu tượng của tâm hồn thanh cao, sự quật cường của người Việt.

27 tháng 2 2017

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Tâm trạng tiếc nuối lưu luyến của nhà thơ trong giây phút chia ly thật xúc động, mãnh liệt. Dòng cảm xúc “thương trào nước mắt” được diễn tả giản dị mà sâu lắng. Ước nguyện thành kính của nhà thơ được giãi bày qua khao khát:

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này

Điệp từ “muốn làm” nhấn mạnh khao khát tới cháy bỏng, được ở cạnh, được đứng canh giấc ngủ yên bình cho Bác đã thôi thúc nhà thơ muốn hóa thân thành cảnh vật, sự sống xung quanh lăng Người. Tác giả vừa bộc lộ trực tiếp, vừa bộc lộ gián tiếp tình cảm chân thành của nhà thơ. Điều đặc biệt là hình ảnh cây tre được lặp lại trong khổ thơ cuối có nhiều nét mới. Hình ảnh cây tre lúc này ẩn dụ cho lòng thành kính, sự trung thành với lý tưởng cách mạng và Bác. “Cây tre trung hiếu” cũng chính là phẩm chất của con người Việt Nam, mãi mãi kiên trung với Bác và lý tưởng cách mạng.

7 tháng 12 2019
Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Tâm trạng tiếc nuối lưu luyến của nhà thơ trong giây phút chia ly thật xúc động, mãnh liệt. Dòng cảm xúc “thương trào nước mắt” được diễn tả giản dị mà sâu lắng. Ước nguyện thành kính của nhà thơ được giãi bày qua khao khát:

Muốn làm con chim hót quanh lăng BácMuốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đâyMuốn làm cây tre trung hiếu chốn này

Điệp từ “muốn làm” nhấn mạnh khao khát tới cháy bỏng, được ở cạnh, được đứng canh giấc ngủ yên bình cho Bác đã thôi thúc nhà thơ muốn hóa thân thành cảnh vật, sự sống xung quanh lăng Người. Tác giả vừa bộc lộ trực tiếp, vừa bộc lộ gián tiếp tình cảm chân thành của nhà thơ. Điều đặc biệt là hình ảnh cây tre được lặp lại trong khổ thơ cuối có nhiều nét mới. Hình ảnh cây tre lúc này ẩn dụ cho lòng thành kính, sự trung thành với lý tưởng cách mạng và Bác. “Cây tre trung hiếu” cũng chính là phẩm chất của con người Việt Nam, mãi mãi kiên trung với Bác và lý tưởng cách mạng.

31 tháng 1

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Tâm trạng tiếc nuối lưu luyến của nhà thơ trong giây phút chia ly thật xúc động, mãnh liệt. Dòng cảm xúc “thương trào nước mắt” được diễn tả giản dị mà sâu lắng. Ước nguyện thành kính của nhà thơ được giãi bày qua khao khát:

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này

Điệp từ “muốn làm” nhấn mạnh khao khát tới cháy bỏng, được ở cạnh, được đứng canh giấc ngủ yên bình cho Bác đã thôi thúc nhà thơ muốn hóa thân thành cảnh vật, sự sống xung quanh lăng Người. Tác giả vừa bộc lộ trực tiếp, vừa bộc lộ gián tiếp tình cảm chân thành của nhà thơ. Điều đặc biệt là hình ảnh cây tre được lặp lại trong khổ thơ cuối có nhiều nét mới. Hình ảnh cây tre lúc này ẩn dụ cho lòng thành kính, sự trung thành với lý tưởng cách mạng và Bác. “Cây tre trung hiếu” cũng chính là phẩm chất của con người Việt Nam, mãi mãi kiên trung với Bác và lý tưởng cách mạng.