K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 11 2021

Tham khảo:Chiến tranh và hoà bình luôn là mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại bởi nó liên quan đến cuộc sống, sinh mệnh của hàng triệu con người và sự còn mất của môi quốc gia. Lịch sử loài người gắn liền với nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc khiến nhân loại bao phen rơi vào cảnh máu chảy đầu rơi, nồi da nấu thịt. Nguy cơ chiến tranh luôn đe doạ sự sống trên khắp hành tinh. Đặc biệt, ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của vũ khí hạt nhân đã trở thành mối hiểm hoạ khủng khiếp nhất đe doạ toàn bộ sự sống, loài người trên Trái Đất.

Trong thế kỉ XX, nhân loại đã phải trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới vô cùng khốc liệt và nhiều cuộc chiến tranh dân tộc, sắc tộc khác, làm thiệt mạng hàng trăm triệu người, làm bánh xe lịch sử quay chậm lại hàng trăm năm. Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc cách đây sáu mươi năm, nhưng nguy cơ chiến tranh vẫn luôn tiềm ẩn. Đặc biệt, đó cũng là thời điểm đánh dấu sự ra đời của ngành công nghiệp hạt nhân mà sự tiến bộ ghê gớm của nó đã có tầm quan trọng quyêt định đối với vận mệnh thế giới sau này. Năm 1945 cũng là năm Mĩ đã ném xuống Nhật Bản hai quả bom nguyên tử làm hơn 40 vạn người chết, biên hai thành phố đông dân Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki thành đống đổ nát, gây kinh hoàng cho toàn thế giới.

Kể từ đó, cuộc chạy đua vũ trang, cuộc chiến tranh hạt nhân chính thức bắt đầu, loài người hằng ngày bị đặt trước nguy cơ tuyệt diệt.

Chỉ cần một vài ví dụ và làm một phép tính đơn giản như nhà văn Cô-lôm-bi-a, Gác-xi-a Mác-két, chúng ta đã có thể hình dung loài người đang ở trên bờ vực thẳm như thế nào. Theo Mác-két, tính đến ngày 8/8/1986, hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân đã được bốtrí khắp hành tinh. Nói một cách nôm na, điều đó có nghĩa là tất cả mọi người trên Trái Đất, không trừ người già, trẻ con, mỗi người đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ. Chỉ cần bấm một cái nút, tất cả khối thuốc nổ độ nỗ tung lên, làm tiêu biến hết thảy không phải một lần mà là mười hai lần mọi dấu vết của sự sống trên Trái đất, tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh Mặt Trời và bốn hành tinh khác nữa, phá huỷ thế thăng bằng của hệ Mặt Trời.

Sự sống được nhen nhóm và tồn tại trên Trái đất này không hề dễ dàng. Cũng theo G. Mác-két, chưa nói những gì to lớn, chỉ lấy những sự vật, sự việc nhỏ bé làm bằng chứng, chúng ta đã thấy rất rõ. Từ khi có sự sống trên Trái Đất, phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, 180 năm nữa hoa hồng mới nờ chỉ đểlàm đẹp cho đời. Theo nhà văn Nguyễn Tuân, một giọt mật mà con ong làm ra là kết quả của 2.700.000 chuyến bay đi tìm hoa hút mật, một nửa lít mật ong là kết quả của dặm đường lao động miệt mài 8.000.000 cây số mới có được... Huống hồnhững toà nhà chọc trời, những cánh đồng xanh mát, những cây câu vững chãi là mồ hôi công sức của hàng triệu người... Vậy mà, chỉ trong tích tắc, tất cả những thành tựu khó khăn và nhọc nhằn đó có thể biến thành tro bụi.

Đã có nhiều thảm hoạ hạt nhân như các vụ nổ nhà máy hạt nhân ở Nga (Tréc-nô-bưn), Ấn Độ... làm hàng nghìn người chết, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đáng tiếc là sau những thảm hoạ ấy, cuộc chạy đua vũ trang vẫn tiếp tục, các nhà máy sản xuất vũ khí hạt nhân vẫn không ngừng mọc lên trên thế giới; các loại vũ khí hạt nhân như tàu ngầm, tên lửa, máy bay tối tân hiện đại vẫn không ngừng được bổ sung... Nhân loại vẫn từng ngày, từng giờ phải đối mặt với nguy cơ bị huỷ diệt bởi vũ khí hạt nhân.

Thế giới cũng đã có những cố gắng để giảm bớt mối đe doạ này, chẳng hạn các hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược được kí kết giữa Liên Xô (trước đây) với Mĩ. Nhưng chiến tranh và hiểm hoạ hạt nhân vẫn luôn là mối đe doạ to lớn và thường xuyên đối với các dân tộc, các quốc gia và toàn thể loài người. Xung đột và chiến tranh vẫn diễn ra hàng ngày ở nhiều nơi, nhiều khu vực trên thế giới, gần đây nhất là cuộc chiến của Mĩ, Anh ở I-rắc, cuộc xung đột đẫm máu kéo dài giữa I-xa-en và Pa-le-xtin, chủ nghĩa khủng bố hoành hành khắp nhiều nơi. Các nhà máy hạt nhân ở ấn Độ, Pa-ki-xtan, I-ran, Triều Tiên, Trung Quốc... luôn là nguyên nhân của những cuộc tranh cãi, đàm phán gay gắt, không kết quả. Vì vậy, nhận thức đúng về nguy cơ chiến tranh và tham gia vào cuộc đấu tranh cho hoà bình là yêu cầu đặt ra cho mỗi công dân trên hành tinh.

Chúng ta đang sống trong thời đại hoàng kim của khoa học kĩ thuật và công nghệ. Song, chúng ta cũng đang phải từng giây, từng phút đối mặt với chiến tranh hạt nhân có nguy cơ bùng nổ bất cứ lúc nào. Bởi vậy, con người không thể thờ ơ trước vận mệnh của chính mình và toàn thể nhân loại. Điều chúng ta có thể làm được là, mỗi người cần phải ý thức sâu sắc được nguy cơ tiềm ẩn đó, cùng nhau đoàn kết đấu tranh ngăn chặn nó, vì một thế giới hoà bình và hạnh phúc.

17 tháng 11 2021

Bạn ơi mik cần bài văn 100 chữ ạ

15 tháng 2 2020

Chiến tranh hạt nhân là một cuộc chiến tranh, trong đó các nước tham chiến sẽ sử dụng phương tiện, thiết bị chiến tranh là những vũ khí hạng nặng, những vũ khí tối tân hiện đại nhất. Cùng với tính hiện đại của công nghệ hạt nhân là sức hủy diệt vô cùng ghê gớm đối với nhân dân của các nước đối thủ. Sức kinh phá và thiệt hại là vô cùng lớn.                                                                 

Sự sống vốn đáng quý, đáng trân trọng, đáng được trải nghiệm nhưng chiến tranh- quân sự- lợi ích chính trị đã đảo lộn tất cả. Chưa bao giờ và chưa có bất kì lý do gì lớn lao hơn nguyên do “chiến tranh” khiến sinh mệnh con người lại dễ dàng biến mất đi như cát bụi vậy.
#thamkhảo
 

22 tháng 6 2018

Chiến tranh và hoà bình luôn là mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại bởi nó liên quan đến cuộc sống, sinh mệnh của hàng triệu con người và sự còn mất của môi quốc gia. Lịch sử loài người gắn liền với nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc khiến nhân loại bao phen rơi vào cảnh máu chảy đầu rơi, nồi da nấu thịt. Nguy cơ chiến tranh luôn đe doạ sự sống trên khắp hành tinh. Đặc biệt, ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của vũ khí hạt nhân đã trở thành mối hiểm hoạ khủng khiếp nhất đe doạ toàn bộ sự sống, loài người trên Trái Đất.

Trong thế kỉ XX, nhân loại đã phải trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới vô cùng khốc liệt và nhiều cuộc chiến tranh dân tộc, sắc tộc khác, làm thiệt mạng hàng trăm triệu người, làm bánh xe lịch sử quay chậm lại hàng trăm năm. Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc cách đây sáu mươi năm, nhưng nguy cơ chiến tranh vẫn luôn tiềm ẩn. Đặc biệt, đó cũng là thời điểm đánh dấu sự ra đời của ngành công nghiệp hạt nhân mà sự tiến bộ ghê gớm của nó đã có tầm quan trọng quyêt định đối với vận mệnh thế giới sau này. Năm 1945 cũng là năm Mĩ đã ném xuống Nhật Bản hai quả bom nguyên tử làm hơn 40 vạn người chết, biên hai thành phố đông dân Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki thành đống đổ nát, gây kinh hoàng cho toàn thế giới.

Kể từ đó, cuộc chạy đua vũ trang, cuộc chiến tranh hạt nhân chính thức bắt đầu, loài người hằng ngày bị đặt trước nguy cơ tuyệt diệt.

Chỉ cần một vài ví dụ và làm một phép tính đơn giản như nhà văn Cô-lôm-bi-a, Gác-xi-a Mác-két, chúng ta đã có thể hình dung loài người đang ở trên bờ vực thẳm như thế nào. Theo Mác-két, tính đến ngày 8/8/1986, hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân đã được bốtrí khắp hành tinh. Nói một cách nôm na, điều đó có nghĩa là tất cả mọi người trên Trái Đất, không trừ người già, trẻ con, mỗi người đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ. Chỉ cần bấm một cái nút, tất cả khối thuốc nổ độ nỗ tung lên, làm tiêu biến hết thảy không phải một lần mà là mười hai lần mọi dấu vết của sự sống trên Trái đất, tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh Mặt Trời và bốn hành tinh khác nữa, phá huỷ thế thăng bằng của hệ Mặt Trời.

Sự sống được nhen nhóm và tồn tại trên Trái đất này không hề dễ dàng. Cũng theo G. Mác-két, chưa nói những gì to lớn, chỉ lấy những sự vật, sự việc nhỏ bé làm bằng chứng, chúng ta đã thấy rất rõ. Từ khi có sự sống trên Trái Đất, phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, 180 năm nữa hoa hồng mới nờ chỉ đểlàm đẹp cho đời. Theo nhà văn Nguyễn Tuân, một giọt mật mà con ong làm ra là kết quả của 2.700.000 chuyến bay đi tìm hoa hút mật, một nửa lít mật ong là kết quả của dặm đường lao động miệt mài 8.000.000 cây số mới có được... Huống hồnhững toà nhà chọc trời, những cánh đồng xanh mát, những cây câu vững chãi là mồ hôi công sức của hàng triệu người... Vậy mà, chỉ trong tích tắc, tất cả những thành tựu khó khăn và nhọc nhằn đó có thể biến thành tro bụi.

Đã có nhiều thảm hoạ hạt nhân như các vụ nổ nhà máy hạt nhân ở Nga (Tréc-nô-bưn), Ấn Độ... làm hàng nghìn người chết, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đáng tiếc là sau những thảm hoạ ấy, cuộc chạy đua vũ trang vẫn tiếp tục, các nhà máy sản xuất vũ khí hạt nhân vẫn không ngừng mọc lên trên thế giới; các loại vũ khí hạt nhân như tàu ngầm, tên lửa, máy bay tối tân hiện đại vẫn không ngừng được bổ sung... Nhân loại vẫn từng ngày, từng giờ phải đối mặt với nguy cơ bị huỷ diệt bởi vũ khí hạt nhân.

Thế giới cũng đã có những cố gắng để giảm bớt mối đe doạ này, chẳng hạn các hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược được kí kết giữa Liên Xô (trước đây) với Mĩ. Nhưng chiến tranh và hiểm hoạ hạt nhân vẫn luôn là mối đe doạ to lớn và thường xuyên đối với các dân tộc, các quốc gia và toàn thể loài người. Xung đột và chiến tranh vẫn diễn ra hàng ngày ở nhiều nơi, nhiều khu vực trên thế giới, gần đây nhất là cuộc chiến của Mĩ, Anh ở I-rắc, cuộc xung đột đẫm máu kéo dài giữa I-xa-en và Pa-le-xtin, chủ nghĩa khủng bố hoành hành khắp nhiều nơi. Các nhà máy hạt nhân ở ấn Độ, Pa-ki-xtan, I-ran, Triều Tiên, Trung Quốc... luôn là nguyên nhân của những cuộc tranh cãi, đàm phán gay gắt, không kết quả. Vì vậy, nhận thức đúng về nguy cơ chiến tranh và tham gia vào cuộc đấu tranh cho hoà bình là yêu cầu đặt ra cho mỗi công dân trên hành tinh.

Chúng ta đang sống trong thời đại hoàng kim của khoa học kĩ thuật và công nghệ. Song, chúng ta cũng đang phải từng giây, từng phút đối mặt với chiến tranh hạt nhân có nguy cơ bùng nổ bất cứ lúc nào. Bởi vậy, con người không thể thờ ơ trước vận mệnh của chính mình và toàn thể nhân loại. Điều chúng ta có thể làm được là, mỗi người cần phải ý thức sâu sắc được nguy cơ tiềm ẩn đó, cùng nhau đoàn kết đấu tranh ngăn chặn nó, vì một thế giới hoà bình và hạnh phúc.

22 tháng 6 2018

Hiện nay, đất nước chúng ta đang sống trong hòa bình, ấm nó, hạnh phúc. Những trên trái đất còn có rất nhiều nơi đang chịu ảnh hưởng về chiến tranh, nhất là chiến tranh hạt nhân. Chiến tranh hạt nhân không đơn thuần chỉ là một cuộc chiến tranh bình thường, nó còn ảnh hưởn đến trẻ em, người già, đất nước và toàn xã hội. Chiến tranh hạt nhân khiến các gia đình bị li tán, con cái mất cha, mất mẹ, bị bỏ rơi, phụ nữ bị mất chồng..... Không những thế nó còn gây ra những thảm họa cho đất nước. Tại sao lại có chiến tranh, nhất là chiến tranh hạt nhân? Nguyên do là vì có những nước không có sự dồng thuận với nhau, tức giận sẽ xảy ra xung đột, và chiến tranh bùng nổ. Chiến tranh hạt nhân khiến cho bao nhiêu người dân vô tội phải chết, phải sống trong bất hạnh, đau khổ. Chiến tranh hạt nhân khiến trái đất bị diệt vong, xã hội và nền văn minh toàn cầu bị hủy hoại, mỗi ngày chúng ta phải sống trong đâu khổ, mỗi ngày phải nhìn thấy bao nhiêu người dân vô tội phải chết, bao nhiêu trẻ em bị mồ côi, lang thang mỗi ngày để sống, nhìn thấy hành tinh xanh của chúng ta đang đi đến đà bị hủy diệt, sự sống trên trái đất sẽ không còn. Vào năm 1945, Mỹ đã trút xuống Nhật Bản hai quả bom nguyên tử làm cho hàng vạn người bị chết, bị thương. Nhìn lại cuộc chiến thương tâm đó, ai ai trong chúng ta cũng phải chạnh lòng. Tại sao lại phải có chiến tranh? Chiến tranh không giúp được gì cho chúng ta, không giúp chúng ta giải quyết vấn đề, lại còn làm cho hàng ngàn người bị chết và bị thương. Thế giới chúng ta đang trong đà phát triển, trong thời đại hoàng kim, chúng ta hãy cùng chung tay để bảo vệ cho Trái Đất, con người động vật và toàn xã hội này. Hãy vì một Trái Đất không có chiến tranh, chỉ có hòa bình, tình yêu, tiếng cười và hạnh phúc. Để cho hòa bình, tiếng cười, tinh yêu, hạnh phúc đi khắp muôn nơi, tránh xa khổi mịt mù tăm tối. Hãy vì một thế giới không có chiến tranh.

18 tháng 9 2019

Tham khảo ý :

- Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí của con người bởi vì con người thông minh đã làm cuộc sống ngày càng tốt đẹp, hạnh phúc hơn. Có thể hiểu “lí trí con người” là quy luật phát triển của văn minh loài người và “lí trí tự nhiên” là quy luật tiến hoá tất yếu của tự nhiên, sự sống. Như vậy, chiến tranh hạt nhân xảy ra sẽ phá huỷ, xoá sạch những thành quả tiến hoá của văn minh loài người cũng như tiến trình tiến hoá của sự sống, tự nhiên trên Trái Đất.

- Thông qua bài viết của Mác-két, khiến ta càng hiểu hơn những hiểm họa khôn lường nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra ở những cường quốc chạy đua vũ trang. Tất cả những thành quả của loài người đã đạt được về khoa học, văn hóa, lịch sử sẽ bị xóa sạch. Quan trọng hơn sự sống của hơn 7 tỉ người trên toàn hành tinh sẽ bị đe dọa. Vì vậy, việc ngăn chặn chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ không của riêng ai, đòi hỏi toàn thế giới cần chung tay để chống lại.

18 tháng 9 2019

Nhà văn Mác-két đã nghiêm khắc cảnh báo: “Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lí trí của cả con người và tự nhiên”. Bởi chạy đua vũ trang không chỉ tiêu tốn một số tiền khổng lồ mà còn tiềm ẩn nguy cơ hủy diệt toàn bộ sự sống của nhân loại. Để có được một thế giới như ngày hôm nay, cả giới tự nhiên và con người đã phải trải qua một thời kì dằng dặc đấu tranh, trường tồn và phát triển. Tất cả những gì là tinh tuý nhất đã tồn tại và sinh sôi qua sự đào thải nghiệt ngã của tạo hoá. Lịch sử tới 380 triệu năm hay 180 triệu năm của sinh vật trong tự nhiên, trên dưới 40 triệu năm của con ngươi cũng trở nên vô nghĩa trước sức huỷ diệt của một thứ vũ khí mới chỉ có trên dưới 50 năm. Bởi vì chỉ cần bấm một cái là sẽ đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó không chỉ có con người mà toàn bộ sự sống trên trái đất.

Vì vậy có thể nói lời cảnh báo của Mác-két hết sức có lí và xác đáng. Đó là nhận xét được rút ra trên cơ sở của những phân tích, lập luận rất lô-gíc, chặt chẽ từ những con số cụ thể, chân thực. Tác giả đã sử dụng lập luận tương phản về thời gian: quá trình hình thành sự sống và nền văn minh nhân loại trải qua hàng triệu triệu năm, còn sự huỷ diệt trái đất lại chỉ diễn ra trong nháy mắt, chỉ cầm “bấm nút một cái” thì tất cả sẽ chỉ còn là tro bụi. Bằng những dẫn chứng rất cụ thể, đầy sức thuyết phục, Mác-két đã chỉ ra cho toàn nhân loại thấy rõ hiểm hoạ của vũ khí hạt nhân, chạy đua vũ trang khủng khiếp đến như thế nào! Trong nhiều năm, nhân loại đã phải chứng kiến những thảm hoạ khủng khiếp do vũ khí hạt nhân gây nên cho nhiều quốc gia, nhiều khu vực, càng ngẫm càng thấy những lòi cảnh báo của nhà văn là hết sức chí lí và có ý nghĩa nhân sinh quốc tế sâu sắc.

19 tháng 9 2021

Tham khảo:

Có thể nói mối nguy hại lớn nhất sau môi trường đối với con người trên toàn cầu hiện nay là chiến tranh hạt nhân. Nhắc đến chiến tranh hạt nhân ta liền nghĩ đến sự hủy diệt vô cùng ghê gớm của những đội quân hùng mạnh và vũ khí bật nhất, tối tân nhất, và hơn nữa là tính hiện đại của công nghệ hạt nhân là sức hủy diệt vô cùng ghê gớm. Khi đó, không một ai có thể chịu nổi sự tấn công và sức tàn phá của bom khói chiến tranh, chết chóc, tang thương sẽ xảy ra thiên nhiên và cây cối cũng hoang tàn, tất cả sẽ thành tro bụi,... Dù cho kết quả có thắng hay thua thì người chịu thiệt thòi và đau khổ nhất vẫn luôn là những người dân vô tội, đó là những con người luôn chuộng hòa bình, luôn không muốn có chiến tranh xảy ra.Thật đáng đau xót! Khi chiến tranh đến ta cũng không thể nào lường trước được hết mọi hiểm họa mà chiến tranh hạt nhân gây ra. Vì vậy, vì một thế giới hòa bình, hãy chấm dứt sự bùng nổ của chiến tranh hạt nhân.

19 tháng 9 2021

ko chép mạng nhá bn chép mạng thì mik đã chép lâu r