K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 8 2016

A Mở bài: Giới thiệu vì sao, mình bị biến thành con vật đó ? ( cảm nhận chng về lỗi lầm đó?

 ( biến thành chó, mèo, ong,......)

B Thân bài: Tưởng tượng và kể lại câu chuyện trong 3 ngày gặp rắc rối và thú vị gì?

 Ngày 1 : thụ vị, không có rắc rối, không phải đi học, được ngủ, rong chơi như thế nào?

Ngày thứ 2: Thú vị ít, rắc rối nhiều ==> đói, ngủ, người thân ( quát, mắng )

Ngày thứ 3: Chỉ toàn rắc rối, sứ khỏe , bệnh tật, nhớ trường, lớp bạn bè và thầy cô,.....--> ân hận.....)

C kết bài: Bài học nhận được 

29 tháng 8 2016

1. Mở bài
-Nguyên nhân mắc lỗi bị biến thành con vật nào? (con chuột)
2.Thân bài:
-Lúc bị biến, cảm giác của em.
-Nêu những điều thú vị và rắc rối.
+Thú vị

  • Gặp cộng đồng loài chuột
  • Tha hồ phá phách, gặm nhắm.
  • Được đi du ngoạn khắp nơi.

+Gặp những rắc rối nào?

  • Mèo vồ, vướng vào bẫy chuột, cảm giác khi đó.(sợ hãi, tìm đường thoát thân)
  • Nguyên nhân làm cho em muốn trở lại thành một con người bình thường.

3.Kết bài
-Khi tỉnh dậy vẫn là một con người.
-Cảm nghĩ của mình khi bị biến thành chuột.
-Lời hứa.

9 tháng 11 2017

Vẫn như mọi hôm, khi tiếng chuông đồng hồ báo thức vang lên, báo hiệu đã đến giờ đi học, tôi liền bật dậy, đánh răng, rửa mặt, mặc quần áo thật nhanh, ăn qua bữa sáng rồi chạy nhanh đến trường.

Ngày mai là thứ hai đầu tuần, trường tôi vào học sớm hơn mười phút. Buổi tối, sau khi xem phim khuya xong, tôi lên giường, đi ngủ. Sáng nay, tiếng chuông đồng hồ báo thức vang lên, tôi bật dậy chuẩn bị mọi thứ. Khi chuẩn bị xong, tôi nhìn lên đồng hồ, chỉ còn ba phút nữa là vào học. Tôi chợt nhớ ra là tối hôm qua, vì mải xem ti vi nên quên vặn đồng hồ báo thức. Tôi liền chạy nhanh đến trường, quên cả bữa sáng. Vừa đến trường, tôi thấy các bạn đã vào học từ lúc nào. Tôi lo sợ bước vào cô giáo chủ nhiệm thấy tôi đến, liền nói:

-    Em vào lớp đi. Hôm nay, cả trường chĩ có mình em đi học muộn. Em cũng biết đấy, nhà trường có luật là khi ai vi phạm kỉ luật như: đi học muộn, đánh bạn, ... thì sẽ biến thành một con vật tương đương trong ba ngày.

Sau khi cô giáo nói, mặt tôi tái mét, lo sợ. Buổi chiều khi tan học, tôi vừa bước ra cửa lớp thì một ánh sáng loé lên. Tôi nhìn lại chân, tay, thân, đầu mình thì thấy hai chân mình đã biến thành hai chân của con rùa. Tôi rất buồn và ngạc nhiên. Như mọi hôm, tôi muôn chạy thật nhanh về nhà cùng các bạn nhưng không hiểu sao, chân tôi rất khó nhấc lên. Tôi bước từng bước chậm chạp, cuối cùng đến tận 8 giờ tối tôi mới bò về đến nhà. Tôi chào bố" mẹ rồi ngồi xuống ghế. Bố mẹ thấy tôi thế, liền hỏi:

-    Con về muộn thế? Sao trông con thế này. Con vi phạm luật của nhà trường đúng không?

Tôi trả lời:

-    Dạ! hôm qua, vì mải xem phim nên con quên vặn đồng hồ báo thức. Sáng nay, con dậy muộn nên... nên con đi học muộn ạ.

Bố tôi nói:

-    Suốt ngày xem phim nên quên cả giờ giấc. Thế này là còn nhẹ đấy con ạ, không thì biến thành con ruồi cơ.

Bố tôi nói xong thì đi vào phòng. Mẹ tôi đến gần tôi rồi nói:

-    Thôi! Con cố gắng đừng vi phạm luật của nhà trường nữa nhé. Con vào phòng cất cặp rồi ra ăn cơm.

Chuyện ăn cơm cũng thật khó khăn với hai chân rùa ngắn ngủn như tôi. Khác với mọi khi, mẹ phải giúp tôi ngồi vào bàn ăn. Lúc đi ngủ, mẹ cũng phải giúp tôi trèo lên giường, mẹ ngồi lại và an ủi tôi: “Con cố gắng lên nhé! Ba ngày sẽ nhanh thôi. Từ nay, con phải cố gắng dậy sớm để đi học cho đúng giờ”.

Buổi tối, khi chuẩn bị đi ngủ, tôi nghĩ: “Ba ngày là một thời gian ngắn, nó sẽ trôi qua thật nhanh thôi”. Sáng hôm sau, tôi cố gắng dậy sớm để đến lớp cho đúng giờ, vừa đến lớp thì thấy các bạn nói chuyện với nhau. Có bạn nhìn thấy tôi đến liền nói:

-    Phương rùa đến kìa?

Một bạn khác xen vào:

-    Hình dáng của Phương trông thật buồn cười.

Tôi đỏ mặt, đi đến chỗ ngồi của mình. Chiều, tôi đang làm bài tập ở nhà thì bỗng có tiếng gọi:

-    Phương ơi, tí cậu sang nhà Lan chơi nhảy dây nhé!

Tôi từ trong phòng nhìn ra, thì ra là Dung - cô bạn hàng xóm rất thân với tôi. Tôi biết là Dung chưa nhìn thấy hình dáng của tôi bây giờ nên mới rủ tôi chơi nhảy dây. Nghe Dung nói, tôi sang nhà LAn .Thấy các bạn đang nói chuyện vui vẻ tôi đến gần chỗ các bạn nói:

-    Xin lỗi các bạn, mình không thể chơi dây cùng các bạn được. Do vi phạm luật của nhà trường nên mình phải biến thành con vật trong ba ngày.

Lan thấy tôi nói thế, trả lời:

-    Không sao đâu, cậu đã nói như thế thì chúng mình cùng học nhóm nhé!

Khi học nhóm xong, trên đường đi về nhà tôi thầm nghĩ “Mình đã sai.

Mình sẽ không dám đi học muộn nữa. Ba ngày là một thời gian dài. Mình mong trở lại hình dáng cũ để được vui chơi cùng các bạn”.

Cuối cùng, ngày thứ ba đã đến, tôi rất vui. Buổi sáng đến lớp, tôi thấy các bạn đang bàn tán về tôi. Tôi không quan tâm, bước về chỗ ngồi. Buổi chiều, vừa bước ra cổng trường, một ánh sáng loé lên, tôi cao dần lên, hai chân rùa đã biến mất thay vào đó là hai chân của tôi. Tôi nhìn lại thì thấy mình đã trở thành hình dáng cũ. Tôi liền chạy ngay về nhà khoe với bố mẹ. Tôi đã khóc vì những gì đã xảy ra. Nhưng giờ tôi quá đỗi vui mừng. Tôi hứa với bố mẹ sẽ không vi phạm kỉ luật của nhà trường nữa.

Tôi rất vui vì đã trở lại hình dáng cũ. Với hình dáng này, tôi lại có thể chạy nhảy, vui chơi cùng các bạn. Sự việc xảy ra là một bài học, một kỉ niệm đáng nhớ và rút kinh nghiệm đối với tôi. Từ hôm đó, không bao giờ tôi dám đi học muộn nữa.

=^.^=

9 tháng 11 2017

Hôm nay, tôi bị điểm 1 môn Toán vì hôm qua mải xem phim “Phép thuật” nên đã không học bài. Khi đi về, tôi nghĩ không nên đưa cho bô" mẹ xem và nếu bố mẹ có hỏi thì cứ trả lời là được điểm 10. về đến nhà, tôi thực hiện ngay. Nhưng đến tối, xem xong phim, tôi lên trên phòng chuẩn bị đi ngủ thì mẹ đến và hỏi về bài kiểm tra. Tôi đã cãi liến thoắng và mẹ không nói gì nữa bỏ về phòng mình. Tôi có hơi băn khoăn một chút nhưng mệt quá nên đã ngủ thiếp đi.

Bỗng tôi nhìn thấy một bà Tiên tóc bạc phơ hiện lên trong ánh hào quang rực rỡ, quần áo đính ngàn vì sao, trên tay cầm đũa thần. Bà Tiên chỉ ra lỗi của tôi là đã lười học, bị điểm kém và còn nói dối cha mẹ. Mặc dù biết lỗi của mình nhưng tôi vẫn cố tỏ ra không chịu hiểu lời bà. Tôi cố tình ngang bướng, cố cãi là mình không có lỗi. Tức giận, bà Tiên đã cầm đũa thần đập vào người tôi và nói: “Con sẽ phải làm con chim lang thang không nhà cửa, không gia đình, không tình yêu thương của mẹ. Sự thử thách này sẽ cho con hiểu ra và cảm thấy hối hận về những điều mình đã làm”. Tôi còn đang ngỡ ngàng thì đã thấy cảm giác ngứa ngáy khắp người. Trên da tôi lông mọc dài ra, cổ tôi cũng dài ra, mồm nhọn dần lên. Tôi từ từ biến thành một chú chim. Có tiếng kẹt cửa và tôi nhìn thấy mẹ bước vào phòng tôi. Mẹ nhìn ngó và cất tiếng gọi tôi xuống nhà tắm ngâm chân nước muối nóng trước khi đi ngủ. Tôi định nói vâng nhưng cái mỏ nhọn hoắt không giúp tôi phát âm thành tiếng, xấu hổ và sợ mẹ nhìn thấy tôi vội chuồn ra đường cửa sổ và bay đi. Vừa bay tôi vừa sung sướng khi được biến thành con chim. Thế là tôi đã được tự do, thoải mái bay lượn, sẽ bay được đến những nơi mình thích, làm những gì mình muốn. Tôi cũng sẽ không phải học bài, một đống bài chồng chất ngày qua ngày và cũng sẽ không bị bố mẹ rầy la khi bị điểm kém nữa. Tôi khoan khoái đập cánh, bay vút lên cao. Từ trên cao tít, nhìn xuống mặt đất, tôi nhìn thấy mọi vật nhỏ bé vô cùng. Tôi vô cùng kiêu hãnh. Bay nhiều, cảm thấy mệt và đói, tôi liền đi kiếm thức ăn. Nhưng kiếm mãi chẳng thấy gì ăn được, tôi đành ghé xuống một chậu nước máy uống nước cho qua bữa. Vừa uống vì khát tôi vừa sợ đau bụng. Tôi hiểu ra được sự khổ cực khi kiếm ăn của con chim, lúc đầu tưởng rằng chim chỉ cần ăn ít thì đâu cũng có cả. Đến tận trưa, tôi mới kiếm được một mẩu bánh mì vãi của một đứa trẻ trên đường, nhưng lại bị cướp từ tay một con quạ. Tôi hiểu rằng bố mẹ kiếm cho mình ăn được là phải vất vả thế nào. Bỗng mủi lòng, nhưng nghĩ đến việc học tôi lại cương quyết bay đi. Từ trên cao tôi nhìn thấy một vườn vải chín, tôi sà xuống ăn thỏa thích. Ăn xong, tôi nhảy nhót trên cành cây và vui hớn hở. Tôi lấy làm tiếc là bà Tiên đã không biến mình thành chim sớm hơn. Màn đêm ập xuống, tôi vội vàng tìm nơi trú ngụ ở khu vườn. Ngó nghiêng mãi tôi cùng tìm được một hốc cây kín để ngủ. Sương đêm bắt đầu xuống, gió thổi vun vút, đốm sáng nhập nhòe. Đêm hơi lạnh và tôi co ro mãi không ngủ đưực vì không có giường, gối, chăn màn. Đã thế bụng lại đau âm ỉ do ăn nhiều trái cây. Tôi sống đêm cô đơn đầu tiên với tâm trạng sợ hãi. Tôi rất nhớ mẹ, nhớ gia đình và nhớ chiếc giường ấm áp của mình. Mệt quá, tôi ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Tôi thức dậy từ sớm, sau một đêm kinh hoàng. Tôi hiểu được nỗi khổ của những đứa trẻ lang thang mà trước kia mình vẫn có lúc vô tình, không thông cảm. Với cái bụng đói meo, tôi vật vờ đi kiếm ăn. Ra bờ ao, tôi nhìn thấy hình dáng xấu xí của mình hiện lên dưới mặt nước: bộ lông den đen, nâu nâu, hai cánh ngắn cũn, chân bé như que tăm và cái mặt chim quái dị với hai con mắt lồi to, cái mỏ nhọn hoắt. Tôi buồn bã và vô cùng khao khát muôn trở lại làm người. Ngày thứ hai dài dằng dặc và buồn tẻ trôi qua. Tôi không hứng thú với chuyện bay lượn đây đó nữa. Nằm thượt trên một cành cây, tôi nhớ lại những kỉ niệm được mẹ chăm sóc ngày nào mà chạnh lòng. Bỗng tôi nghe thấy tiếng kêu thảm thiết của một bạn chim. Nhìn quanh tôi thấy một con chào mào bị quấn vào một chiếc dây bẫy của một cậu bé tinh nghịch nào đó. Tôi bay lại, lây mỏ kéo chiếc dây đang quấn chặt chân nó cứu nó thoát bẫy. Chúng tôi kết bạn với nhau và chào mào đã kể cho tôi nghe về cuộc sống lãng tử thú vị của nó. Mải nói chuyện với chào mào, tôi không để ý tới chú bé đang căng nỏ ngắm bắn. Mũi tên lao thẳng vào tôi, tôi không kịp tránh và chĩ kêu lên mấy tiếng “á, á...”.

Tôi choàng dậy và mở mắt. Thì ra đó chỉ là một giấc mơ. Biết chỉ là giấc mơ nhưng tôi rất ân hận vì đã cãi mẹ. Tôi chạy sang phòng mẹ. Mẹ tôi đang ngồi bên bàn làm việc, tôi nhào tới ôm chầm lấy mẹ, khóc thút thít. Từ giấc mơ, tôi rút ra được bài học: Không nên nói dối cha mẹ - những người đã lo lắng, chăm sóc cho chúng ta.

^^

18 tháng 9 2019

Thành dẫn Thủy đến lớp học

Thủy:bước vào khóc và nói

cô giáo:cô biết hoàn cảnh nhà em như thế nào rồi

cô giáo quay xuống lớp nói về tình hình của nhà Thủy

các bạn: chạy lên ôm Thủy

cô giáo bước tới bàn lấy trong giớ sách 1 cây bút và nói Thủy cố gắng học tập

Thủy bạt khóc nức nở và nói (em không được đi học nữa...bán hoa)

nói xong Thỷ ra về ngắm nhình ại quang cảnh trường học 

xong rồi đó bạn hihi

29 tháng 5 2018

Muốn tạo lập một văn bản thì phải soạn văn bản dưới dạng một dàn bài:

- Dàn bài chưa phải một văn bản hoàn chỉnh, cần viết ý, không nhất thiết những câu trọn vẹn đúng ngữ pháp luôn liên kết chặt chẽ với nhau

- Muốn phân biệt được các mục lớn nhỏ cần phải đánh dấu bằng kí hiệu như I, II, III… hoặc a, b, c… có thể sử dụng gạch đầu dòng ( -) và ( +)

→ Hệ thống các kí hiệu này giúp việc kiểm soát các mục đó đầy đủ, được sắp xếp mạch lạc, logic, hợp lý.

Khi anh tôi dắt tôi đến trường, tôi nép bên cành cây để lén nhìn mọi vật. Tôi cố đưa mắt nhìn những cảnh vật quen thuộc: những ô ăn quan vẽ trên gạch, những tấm bản tin,... để khắc sâu vào trong tâm trí, biết đâu sau này tôi không được nhìn thấy nữa. Càng nhìn, tôi càng nghẹn ngào, tôi bật khóc thút thít. Đột nhiên, cô Tâm gọi tên tôi, làm tôi giật mình. Tôi bước vào lớp để tạm biệt cô Tâm, bạn bè. Tôi nức nở và không thể nói hết lời. Cô ôm lấy tôi và nói:

- Cô biết chuyện rồi. Cô thương em lắm!

Nói rồi cô quay xuống lớp:

- Bố mẹ bạn Thuỷ bỏ nhau. Thuỷ phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại.

Những tiếng "ồ" kinh ngạc vang lên. Cả lớp sững sờ. Mấy đứa bạn thân mà ngày nào cũng sát vai nhau trong mấy năm qua khóc thút thít, các bạn bỏ chỗ ngồi đến nắm chặt tay tôi, tôi cảm động lắm.

Cô Tâm gỡ tay tôi, đi lại phía bục và lấy cây bút cùng với chiếc bút máy nắp vàng rất đẹp, đưa cho tôi và nói:

- Cô tặng em. Về trường mới, em cố gắng học tập nữa.

Dù rất muốn nhận nhưng tôi đặt vội lên bàn, tôi không dám nhận. Tôi nói:

Thưa cô, em không dám nhận... em không được đi học nữa.

Cô sửng sốt và hỏi tôi:

- Sao vậy?

- Nhà bà ngoại em ở xa trường học lắm. Mẹ bảo sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán - Tôi trả lời.

Cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa. Lũ bạn cũng khóc mỗi lúc to hơn. Tôi muốn ôm chặt cô và các bạn cả ngày, tôi không muốn rời xa họ. Nhưng tôi sợ ảnh hưởng đến giờ học, tôi nức nở tạm biệt mọi người.

Rồi anh tôi dắt tôi ra khỏi lớp. Tôi cảm thấy lòng mình đau xót, thật là không thể tin nổi. Tôi thầm ước chuyện này là mơ...

18 tháng 9 2019

tôi đến bên cạnh trường, đảo mắt nhìn quanh các lớp học. nước mắt tôi chực trào ra, đột nhiên, cô kêu tên tôi và kéo tôi vào lớp. các bạn cũng khóc, tôi cảm thấy tim mình như có ai xé tan thành từng mảnh. cô tặng cho tôi một quyển sách, tôi chợt nghĩ đến việc mk ko được đi học nữa. cô và các bạn khóc to hơn. để không làm gián đoạn đến tiết học của các bạn, tôi xin phép cô và ra về. tôi chợt nghĩ đến những vệc tôi phải trải qua. tim tôi lại nhói lên...

12 tháng 7 2019

Đây là bài văn mk cop trên mạng bn tham khảo nha

Từ lúc được cắp sách tới trường đến nay, tôi đã được học nhiều thầy cô giáo. Ai cũng thương học trò, quan tâm chăm chút dạy bảo cho học trò từng li từng tý. Nhưng có lẽ, người tôi cảm thấy ngưỡng mộ và kính trọng nhất vẫn là cô giáo Ngọc, giáo viên chủ nhiệm lớp 3 của tôi. Bởi tôi cảm thấy, cô là một người rất gần gũi, những câu chuyện xung quanh cô đều khiến tôi kính nể. Và câu chuyện dưới đây cũng vậy:

Buổi học hôm đó, trong giờ ra chơi, Hải và một bạn lớp bên tên Hùng giành nhau một quả bóng. Hải giành được nhưng không cho Hùng chơi nên Hùng nhảy vào đánh Hải. Tự nhiên bị đấm, Hải tức quá nên cũng nhảy vào đấm Hùng chảy máu mũi bất chấp sự can ngăn của các bạn.

Đúng lúc đó, chú bảo vệ chạy tới, hai tay cầm hai tai của hai bạn rồi đưa vào phòng hiệu phó.

Sau khi kể lại câu chuyện, thầy yêu cầu Hải và Hùng gọi phụ huynh đến để xử lí. Bỗng có tiếng cô giáo Ngọc từ phía sau:

- Thưa thầy, trong hai bạn có một bạn học sinh lớp em. Thầy có thế cho em xử lí việc này được không ạ?

Thầy hiệu trưởng đồng ý và đưa hai bạn sang phòng bên xử lí.

Vừa đi, Hải vừa suy nghĩ: Chắc cô sẽ mắng mình vì mình suốt ngày đi gây chuyện làm lớp bị trừ hết điểm thi đua.

Đang mải suy nghĩ, thì cô giáo lên tiếng:

- Các em có thể kể lại đầu đuôi câu chuyện như thế nào cho cô nghe được không?

Hùng kể lại câu chuyện và đợi cô phân xử.

Sau khi nghe câu chuyện, cô tiến lại chỗ Hùng và nói:

- Cô là cô giáo chủ nhiệm của Hả, cô cũng có lỗi trong việc này nên cô thực sự xin lỗi em.

Hùng ấp úng:

- Cô ơi, cô không cần phải xin lỗi em đâu ạ, người sai là Hải ạ!

Cô mỉm cười và nói:

- Đúng rồi, Hải sai nhưng cô cũng sai khi cô chưa dạy Hải việc không được giật đồ của người khác nên mới xảy ra vụ đánh nhau hôm nay.

Rồi cô ngoảnh sang Hải:

- Hải, cô nghĩ em cũng nhận thấy mình đã sai rồi đúng không? Em hãy xin lỗi bạn và mong bạn tha lỗi đi em.

Hải rụt rè quay sang chỗ Hùng và nói:

- Tớ xin lỗi cậu, lần sau tớ sẽ không làm như thế nữa, mong cậu thứ lỗi cho tớ.

Cô giáo tiếp lời Hải:

- Hùng à, bạn đã biết lỗi và xin lỗi, em có thế tha lỗi cho bạn lần này được không em?

Hùng nhìn cô và đáp:

- Dạ vâng, thưa cô.

Cô mỉm cười, xoa đầu hai bạn và nói:

- Cô có thể nhờ hai bạn cầm tau nhau làm huề được không?

Cả hai mìm cười gật đầu và cầm tay nhau làm huề.

Cuối cùng, cô giáo khuyên Hải về lớp học bài để cô đưa Hùng qua phòng y tế để rửa vết thương cho bạn. Tan học, cô cũng đưa Hùng về và không quên gửi lời xin lỗi đến phụ huynh của bạn ấy về sự việc sáng nay.

Không biết, nghe xong câu chuyện, các bạn cảm thấy thế nào nhưng đối với tôi, tôi thực sự rất khâm phục cô và tâm đắc câu nói của cô: "Hải sai nhưng cô cũng sai khi cô chưa dạy Hải việc không được giật đồ của người khác". Chính những hành động của cô đã khiến Hải tự nhận thấy mình có lỗi. Cô Ngọc quả là người biết dạy dỗ học sinh.

12 tháng 7 2019

Như thế này đc ko

Mở bài:

‐ Thời gian kể chuyện cho bố mẹ nghe (sau bữa cơm tối, trước khi đi ngủ hoặc lúc đang ngồi xem ti vi).

‐ Giới thiệu truyện mình sẽ kể (truyện biểu cảm, truyện cười hay cảm động).

Thân bài:

‐ Đưa ra thời gian, địa điểm chính xác câu chuyện em sắp kể (bao giờ, ở đâu).

‐ Những nhân vật trong câu chuyện là gi? Em có mặt trong đấy không hay chỉ chứng kiến và kể lại?

‐ Diễn biến của câu chuyện. Trong truyện có các tình tiết cảm động, vui, buồn hoặc gây cười hay không?

‐ Kết thúc câu chuyện em rút ra bài học gì? Em có suy nghĩ gì về câu chuyện đó không?

‐ Ghi lại thái độ của bố mẹ?

‐ Bố mẹ có lời khuyên gì hay không?

Kết bài:

‐ Không khí gia đình sau khi nghe câu chuyện em kể.

‐ Nêu cảm xúc và suy nghĩ của bạn thân.

8 tháng 1 2019

  Xã hội loài người phát triển được như ngày nay là nhờ quá trinh tìm hiểu nhận thức, tích luỹ và không ngừng nâng cao tri thức của tất cả các dân tộc trên thế giới. Tri thức rất cần thiết đối với con người. Muốn có tri thức thì phả học hỏi. Học trong sách vở, học từ thực tế cuộc sống, ông cha ta xưa kia để nhận thức rất đúng đắn về sự cần thiết của việc mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết đối với mỗi người nên đã khuyên nhủ, động viên con cháu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

   Xã hội Việt Nam trước đây là xã hội phong kiến còn nhiều bảo thủ, lạc hậu. Người dân quanh năm suốt tháng chỉ quanh quẩn trong luỹ tre xanh, ranh giới của cộng đồng làng xã. Có người suốt đời chẳng bước ra khỏi cổng làng, số người được đi xa để ăn học hoặc làm việc rất hiếm hoi. Vì vậy, trình độ hiểu biết của mọi người nói chung rất thấp vá khó mà mở rộng hoặc nâng cao lên được.

   Tuy vậy, trong sự ràng buộc của tư tưởng bảo thủ, lạc hậu, vẫn loé lên những tia sáng nhận thức về sự cần thiết phải học hỏi để nâng cao hiểu biết. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Chỉ cần đi một ngày đàng (ý nói thời gian ít ỏi và quãng đường không xa là bao so với nơi ta sinh sống) thì ta đã học được một sàng khôn. Đây là hình ảnh cụ thể, gần gũi được dùng để thể hiện một khái niệm trừu tượng là sự hiểu biết của con người. Nếu chịu khó đi xa thì ta sẽ học được nhiều bài học bổ ích trong cuộc đời, bởi trên khắp các nẻo đường đất nước, nơi nào cũng có vô vàn những điều hay, điều lạ.

Để động viên tinh thần học hỏi của con cháu, ông cha xưa đã có những câu ca dao nội dung tương tự như câu tục ngữ trên: Làm trai cho đáng nên trai. Phú Xuân cùng trải, Đồng Nai cũng từng; Làm trai đi đó đi đây, Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn. Điều đó chứng tỏ ông cha ta đã nhận thức được việc đi xa để học hỏi là điều quan trọng, cần thiết và đáng khuyến khích.

   Trình độ hiểu biết tạo điều kiện cho ta làm việc tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn, giúp ích cho gia đình, xã hội được nhiều hơn. Hiểu biết càng nhiều, con người càng có cách xử thế đủng đắn trong quan hệ gia đình và xã hội.

   Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, việc học tập để mở mang nhận thức va hiểu biết của mỗi người càng trở nên cấp bách. Muốn xoá bỏ tình trạng lạc hậu, muốn rút ngắn sự cách biệt giữa nước ta và các nước phát triển trên thế giới, chúng ta chỉ có một con đường là học: Học, học nữa, học mãi như lời Lênin đã dạy. Vấn đề đặt ra là phải học những điều hay, lẽ phải, những điều thiết thực, bổ ích cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Không nên học theo điều dở, điều xấu, có hại đến bản thân, gia đình và xã hội.

Hiện nay, việc đi đó đi đây không còn là chuyện hiếm có như ngày xưa. Ai cũng có quyền tự do đi lại, học hành, kể cả ra nước ngoài. Học hỏi bằng con đường tham quan, du lịch; học hỏi bằng con đường du học... Nhưng mục đích cuối cùng vẫn là để tiếp thu những kinh nghiệm, những kiến thức khoa học mới mẻ, tiên tiến của nhân loại, nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển Việt Nam thành một đất nước giàu mạnh mà vẫn giữ được bản sắc và truyền thống dân tộc.

   Học hỏi không phải là chuyện ngày một, ngày hai mà là chuyện của cả đời người. Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở cuộc sống. Việc nâng cao hiểu biết là rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi người. Vì vậy chúng ta phải có mục đích và phương pháp học tập đúng đắn để đạt được hiệu quả cao. Có tri thức, chúng ta mới làm chủ được bản thân, mới đóng góp hữu ích cho gia đình, xã hội. Học vấn làm đẹp con người - đó cũng là điều ông cha muốn nhắn gửi đến chúng ta. Câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là lời khuyên quý báu của người xưa; đến nay nó vẫn là bài học quý báu đối với tuổi trẻ trên con đường tạo dựng sự nghiệp.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/tuc-ngu-viet-nam-co-cau-di-mot-ngay-dang-hoc-mot-sang-khon-hay-giai-thich-va-binh-luan-cau-tuc-ngu-do-c37a17914.html#ixzz5btIMO1Um

8 tháng 1 2019

Kiến thức luôn là thứ vô tận đối với mỗi người. Chúng ta càng tìm hiểu thì càng thấy có nhiều thứ chưa biết và muốn biết. Sự tìm tòi, học hỏi từ mọi người, từ thế giới bên ngoài luôn rất cần thiết. Vì thế mới có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là kinh nghiệm mà cha ông ta đã đúc rút để truyền cho thế hệ đi sau. Kiến thức mà chúng ta muốn tìm hiểu tựa như đại dương bao la, những gì chúng ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ mà thôi. Bởi vậy không ngừng tìm kiếm, không ngừng học hỏi là điều mà bạn nên biết, nên làm.

Câu tục ngữ có hai vế, hiểu theo nghĩa tường mình thì “Đi một ngày đàng” có nghĩa là đi một ngày ở trên đường, “học một sàng khôn” là chúng ta biết thêm được một điều gì đó bắt gặp ở trên đường.

Xét về nghĩa hàm ý thì câu tục ngữ muốn nhắn gửi đến mọi người rằng hãy ra ngoài để tìm hiểu kiến thức, bổ sung cho mình hiểu biết để không tụt hậu. Thế giới bên ngoài luôn có rất nhiều thứ hay ho, nếu cứ mãi ở nhà, mãi ngồi yên một chỗ thì kiến thức cũng sẽ chỉ dậm chân một chỗ mà thôi.

Câu tục ngữ vừa nói đến thời gian vừa nói đến không gian. Chúng ta cần bỏ thời gian để đi đến những vùng đất lạ, đến những nơi đó chúng ta sẽ thấy được có nhiều điều bất ngờ. Chúng ta sẽ học hỏi từ mọi người, học hỏi từ văn hóa của vùng miền đó.

Thực sự câu tục ngữ này có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi người. Ai cũng muốn bản thân mình hiểu nhiều, biết nhiều, được đi đó đi đây để am hiểu thêm nét văn hóa vùng miền. Vốn sống sẽ được bồi đắp sau mỗi chuyến đi. Không nhất thiết phải đi xa, đi bao lâu, chỉ cần bạn bước chân ra khỏi nhà và nhìn thế giới này đang trôi. Bạn sẽ cảm nhận được sự chuyển động bất ngờ của kiến thức, nếu bạn không chịu tìm hiểu thì bạn sẽ mãi không trưởng thành được.

Có rất nhiều người bảo rằng bây giờ lên mạng Internet tìm kiếm thì đầy rẫy ra, cần gì phải đi cho mệt, cho tốn thời gian. Nhưng bạn có biết rằng những thông tin đó chỉ một chiều người đi họ cảm nhận được, còn bạn, bạn chỉ biết đọc và thấy rằng ừ nó đúng hoặc ừ nó sai thôi sao. Cùng một sự việc đó nhưng sự khác nhau giữa việc ngồi nhà đọc báo và ra ngoài nghe ngóng, tận mắt chứng kiến thì điều bạn nhận lại sẽ khác hẳn đó.

Đây chính là sự khác biệt giữa thông qua người khác và việc trực tiếp nhìn nhận đánh giá sự việc.

Kiến thức như biển cả mênh mông, đi rồi sẽ đến, đến rồi sẽ biết cần phải làm gì, học gì để có thể tồn tại. Không ngừng học hỏi từ người khác, từ mảnh đất khác để trau dồi thêm kiến thức của bản thân mình. Đây là điều mà rất nhiều người vẫn “ngại” học hỏi.

Việc đi nhiều, tìm hiểu nhiều nguồn kiến thức không những bổ sung thêm cho bạn một hệ thống kiến thức lớn mà còn khiến bạn có thể tự tin để xử lý mọi chuyện. Kinh nghiệm luôn được đúc rút từ những va vấp, từ những chuyến đi như vậy. Chúng ta rồi sẽ trưởng thành khi va chạm nhiều, còn chúng ta chỉ mãi mãi nhỏ bé khi cứ nhốt mình trong một căn phòng, và ôm mớ kiến thức có được trên mạng như thế.

Đối với những người trẻ thì việc đi và tìm hiểu thông tin, kiến thức lại là rất cần thiết. Vì các bạn đang ở lứa tuổi sống để trải nghiệm, để trưởng thành. Môi trường học đường, bạn bè, và rất nhiều người nữa sẽ khiến cho bạn học hỏi được rất nhiều điều.

Xã hội đang ngày càng phát triển, nhu cầu cần những người hiểu biết ngày càng nhiều. Bởi vậy hãy trải nghiệm bằng những chuyến đi, bằng việc học tập người khác.