Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Trương Hán Siêu là một danh nhân văn hoá thời Trần, ông sinh ra ở Yên Ninh – nay thuộc thành phố Ninh Bình. Là người có tài về cả chính trị lẫn văn chương, ông có học vấn uyên bác, tri thức sâu rộng và tính cách hết sức cương trực, thẳng thắn. Lại vốn là môn khách của Trần Hưng Đạo, được giao phó các chức quan quan trọng trong cả bốn đời vua Trần và có nhiều đóng góp trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên. Bởi lẽ đó ông rất được các vua Trần kính trọng, tôn gọi là Thầy, khi mất được truy tặng chức Thái Bảo, Thái Phó và được thờ tại văn miếu Quốc Tử Giám. Sinh thời, ông để lại nhiều tác phẩm, hiện còn 17 bài thơ và 2 bài văn xuôi, trong đó xuất sắc nhất phải kể đến bài “Phú Sông Bạch Đằng” – áng thiên cổ hùng văn của lịch sử văn học Việt Nam. Sông Bạch Đằng có lẽ chẳng phải xa lạ gì với mỗi người con dân đất Việt. Đây là địa danh đã bao lần đi vào lịch sử với những mốc son chói lọi, đây cũng là nơi đã khơi gợi nhiều cảm hứng cho các tác giả, các thi nhân yêu nước đương thời. Ta có thể kể đến “Bạch Đằng Giang” của Trần Minh Tông, cũng biết đến “Bạch Đằng Giang Phú” của Nguyễn Mộng Tuân, hay “Bạch Đằng hải khẩu” của Nguyễn Trãi. Đó đều là các tác phẩm có tiếng tăm ở thời trung đại bấy giờ, tuy nhiên giữa những tác phẩm viết về địa danh sông Bạch Đằng thì tác phẩm “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu lại nổi lên như một tác phẩm xuất sắc nhất về bãi chiến địa lịch sử oai hùng này.
Tác phẩm của ông là tiêu biểu cho tình yêu và niềm tự hào dân tộc trước chiến công trên con sông Bạch Đằng, đồng thời khắc họa một cách chân thật và sinh động, hào hùng những cuộc chiến đẫm máu đầy anh dũng của nhân dân ta ngày xưa thông qua đoạn thứ hai của bài phú.
Đoạn thơ bắt đầu với hình ảnh các bô lão lê gậy bái phỏng kẻ làm khách:
“Bên sông bô lão hỏi,
Hỏi ý ta sở cầu.
Có kẻ gậy lê chống trước,
Có người thuyền nhẹ bơi sau”
Các bô lão có thể là những hình ảnh thực, những con người mà tác giả gặp trên sông, cũng có thể chỉ là sự hư ảo từ chính những tâm tư, tình cảm của tác giả tạo lên. Tuy nhiên, dù là thật hay ảo thì với hình ảnh các bô lão, tác giả đã gợi cho người đọc nhớ về hình ảnh của điện Duyên Hồng năm xưa với lời đồng thanh: “quyết đánh” đầy hào hùng như tạo điểm nhấn để đưa người đọc quay về con đường lịch sử, trở về với quá khứ, để rồi theo lời của các bô lão ấy mà làm sống lại những trang sử oai hùng một thời:
“Đây là nơi chiến địa buổi Trùng Hưng Nhị Thánh bắt Ô Mã,
Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao.”
Các bô lão kể về cuộc chiến của Trần Hưng Đạo năm 1288 – trận chiến với chiến thắng vang dội khi bắt sống được Ô Mã và tiêu diệt hàng vạn quân xâm lược, khiến cho:
“Bạch Đằng một cõi chiến tràng,
Xương bay trắng đất, máu màng đỏ sông.”
Nhưng cũng lại không quên ngược dòng lịch sử để nhấn mạnh thêm về trận chiến của Ngô Quyền năm 938 khi đã dùng mưu đại phá quân Nam Hán một cách tài tình. Qua đó nói lên rằng nơi đây, Sông Bạch Đằng là thánh địa lưu dấu muôn trùng chiến công của dân tộc, để khẳng định rằng đây là chiến địa đáng tự hào trên đất Việt ta.
Từ nhịp thở dài, nhẹ nhàng, hoài niệm, tác giả chuyển qua nhịp thơ ngắn, xúc tích, tạo lên vẻ hào hùng, dứt khoát để khắc hoạ lên khí thế hùng hồn của thế chiến thời bấy giờ:
“Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới,
Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói.”
Với các con số ước lệ chỉ những sự vô cùng, vô tận và biện pháp phóng đại hùng biện, các hình ảnh đối lập giữa địch và ta làm cho người đọc tưởng chừng có thể chứng kiến đội quân ta ngày ấy, hùng mạnh, anh dũng, khí thế ngút trời. Dòng sông như sôi sục với muôn đội thuyền bè, chiến trường tráng liệt nhuộm một màu tinh kỳ rực rỡ. Thế nhưng thế sự khó lường khi hai bên ta địch cân sức cân tài, khí thế ta là thế, nhưng địch lại chẳng kém quân ta khi mà:
“Kìa: Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối,
Những tưởng gieo roi một lần,
Quét sạch Nam bang bốn cõi!”
Tác giả đã mượn điển tích Bồ Kiên của nước Tần, mượn ý này để cho ta thấy rõ khí thế quân Nguyên khi vào đánh nước ta – quân đông tướng mạnh, tự tin vào thực lực của bản thân, khí thế cũng rềnh vang một cõi, càng tôn lên thói hống hách, ngạo mạn của bọn chúng. Bởi khí thế hai bên chẳng ai nhường ai, cân sức, ngang tài cho nên không chỉ tạo ra một màn mở đầu gây cấn mà còn tạo nên một trận đánh gay go, ác liệt, bất phân thắng bại. Trận đánh đó làm cho đất trời phải rung chuyển, thế sự phải xoay vần:
“Trận đánh được thua chửa phân,
Chiến luỹ bắc nam chống đối.
Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ,
Bầu trời đất chừ sắp đổi.”
Một trận đánh có thể nói là “kinh thiên động địa”, Trương Hán Siêu đã dùng lời lẽ làm ta hình dung ra tầm vóc của trận đánh tựa như sánh ngang với tầm vóc vũ trụ, là một trận đánh lớn lao và cao cả. Tưởng tượng trước mắt hiện ra một chiến trường khói lửa, gươm giáo đẫm máu, tiếng ngàn quân hô hào, tiếng trống trận thúc giục, tiếng vó ngựa, voi gầm. Người phải nằm xuống, kẻ vẫn anh dũng xông thẳng về trước, thiện chiến giết giặc. Những chiếc thuyền giặc lần lượt vỡ tan, chìm xuống dòng sông chảy nhuộm màu đỏ thẫm một trời. Thông qua nét bút tinh tế, những chi tiết phóng bút, khoa trương nhưng rất thần tình như vẽ lên một bức tranh sống, có âm thanh, có hình ảnh, có màu sắc, tô đậm một trang sử vang dội, chói lọi.
Phần kết cả bức tranh hào hùng ấy, tác giả tạo một nét chấm phá dứt khoát, khẳng định một chiến thắng vẻ vang của dân tộc:
“Thế nhưng: Trời cũng chiều người,
Hung đồ hết lối!
Khác nào như khi xưa:
Trận Xích Bích quân Tào Tháo tan tác tro bay,
Trận Hợp Phì giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi.”
Tác giả lại tiếp tục nhắc đến điển tích về hai trận đánh Xích Bích của Tào Tháo và Hợp Phì của Bồ Kiên – hai trận đánh nổi tiếng của những nhân vật lỗi lạc trong lịch sử để nhấn mạnh sự thất bại nhục nhã của giặc. Cả Tào Tháo và Bồ Kiên đều là những tướng tài, quân giặc thời bấy giờ cũng hùng hổ, khí thế tựa như quân Nam Hán ngạo mạng mà kéo quân sang nước ta. Bằng cách đề cao giặc để càng làm sáng rõ lên sức mạnh của dân ta, tác giả dùng phép so sánh hết sức tài tình khi đem so sánh kẻ thù với những nhân vật lỗi lạc, những con người tài giỏi, đặt chúng trong hoàn cảnh của những trận đánh to lớn trong lịch sử để rồi cuối cùng vẫn thất bại thảm hại trước chúng ta, trước những con dân đất Việt. Từ đó càng nhấn mạnh thêm chiến thắng oai hùng của ta và tô đậm sự thất bại nhục nhã của giặc.
Sông Bạch Đằng có lẽ chẳng phải xa lạ gì với mỗi người con dân đất Việt. Đây là địa danh đã bao lần đi vào lịch sử với những mốc son chói lọi, đây cũng là nơi đã khơi gợi nhiều cảm hứng cho các tác giả, các thi nhân yêu nước đương thời
Với giọng điệu đầy nhiệt huyết mang âm hưởng hào hùng, khí thế tự hào, tác giả đã thành công kể lại cuộc chiến nơi bãi sông Bạch Đằng một cách sinh động và hào khí. Thông qua cách hình ảnh phóng đại, so sánh đầy tài tình kết hợp với các điển cố, điển tích trong lịch sử càng làm nâng cao tầm vóc của cuộc chiến, từ đó làm vang dội cuộc chiến thắng vĩ đại của dân tộc. Qua đó ca ngợi nhân dân ta, ca ngợi cuộc chiến thắng anh dũng và bộc lộ niềm tự hào, tình yêu nước mãnh liệt của tác giả trước con sông Bạch Đằng vĩ đại chảy dài theo dòng lịch sử.
Thương xót cho số phận bất hạnh của những người tài sắc là một cảm hứng lớn trong sáng tác Nguyễn Du. Mộng Liên Đường chủ nhân có viết: “Thúy Kiều thì là một, người đời sau thương người đời nay, người đời nay thương người đời xưa, hai chữ tài tình thật là một cái thông lụy của bọn tài tử khắp trong gầm trời và suốt cả xưa nay vậy”.
Bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” thể hiện cảm xúc và suy tư của Nguyễn Du về số phận của những người tài sắc trong xã hội phong kiến.
Tiểu Thanh là vợ thiếp của một người ở Hổ Lâm, nhà ở Quảng Lăng, Giang Tô, cùng họ với chồng, nên chỉ gọi là Tiểu Thanh. Thuở bé thông tuệ khác thường. Năm mười tuổi, gặp một ni sư dạy cho Tâm kinh, chỉ qua một hai lượt là đã thuộc lòng, đọc lại không sai một chữ. Ni sư bảo: cô này thông tuệ sớm, phúc bạc, nếu không cho vào chùa làm đệ tử thì đừng cho học chữ, may ra sống đến ba mươi tuổi. Người nhà cho là nói bậy. Mẹ Tiểu Thanh vốn là gia sư nên cho con theo học. Được đi lại với nhiều nhà khuê các nên Tiểu Thanh sớm tinh thông nhiều nghề, kể cả âm luật. Năm 16 tuổi cô đi lấy chồng, làm lẽ một công tử quyền quý nhưng ngốc nghếch, không phải kẻ đào hoa phong nhã. Vợ cả lại là người độc ác, cả ghen, bắt cô ở riêng trên núi Cô Sơn, không cho tiếp xúc với chồng. Cô buồn khổ, uất ức, tấm lòng gửi cả vào thơ, từ Tiểu Thanh cô đơn, đau buồn mà sinh bệnh. Vợ cả sai thầy lang và con hầu mang thuốc đến, có lẽ là thuốc độc, nàng vờ cảm ơn, sau đem vứt đi. Nàng không ăn cơm, chỉ uống nước quả, nhưng chú ý trang điểm và ăn mặc đẹp. Có khi cho gọi cô gái đàn tì bà chơi ít bài mua vui. Một hôm cô nhắn chồng cho mời họa sĩ đến, bảo vẽ chân dung. Vẽ bức thứ nhất, Tiểu Thanh chê chỉ vẽ được hình mà chưa bắt được cái thần. Vẽ bức thứ hai, nàng khen đã nắm được thần, nhưng thiếu phong thái, lại bỏ đi. Nàng bảo họa sĩ ngồi chơi quan sát nàng pha trà, vẽ tranh, trò chuyện...
Hồi lâu bảo họa sĩ vẽ chân dung, được một bức sinh động như thật. Họa sĩ về, Tiểu Thanh đem bức trah cúng trước sập, thắp hương, rót rượu. Nàng nói: “Tiểu Thanh ơi Tiểu Thanh, lẽ nào đây là duyên phận của mi?". Rồi ôm ghế mà khóc, nước mắt như mưa, một cơn xúc động dâng lên rồi chết. Năm đó nàng vừa mười tám tuổi. Chập tôi chồng hay tin chạy lại, vén màn thấy dung nhan như sống, xiêm áo tinh tươm, đau đớn khóc to, thổ huyết một thăng. Sau đó, lục lọi tìm được thơ một quyển, chân dung một bức và một phong thư gửi một phu nhân. Bóc thư thấy lời lẽ cực kì đau đớn, bèn khóc to: “Nàng ôi, ta phụ nàng, ta phụ nàng!”. Vợ cả nghe thấy giận quá chạy lại đòi đưa tranh.
Chồng giấu bức thứ ba, chỉ đưa bức thứ nhất, vợ lấy ngay. Lại bảo đưa thơ, vợ lại đốt thơ. Đến khi tìm lần nữa thì không còn gì. Nhưng khi sắp chết Tiểu Thanh đem mấy thứ hoa hột trang sức làm quà cho con gái nhỏ của bà giúp việc, gói bằng hai tờ giấy. Đó chính là bản thảo thơ của nàng, gồm tuyệt cú chín bài, cổ thi một bài, từ một bài, kèm thêm một bài trong thư gửi cho phu nhân nào đó, tổng cộng là mười hai bài. Một người họ hàng nhà chồng sưu tập được đem cho khắc in, đặt tên là Phần dư. Chép đến đây, Trương Triều viết: “Hồng nhan bạc mệnh, nghìn năm đau lòng, đọc đến chỗ đưa thuốc độc, đốt tập thơ, tiếc là không thể băm nát xương mụ đàn bà ghen tuông ấy ra mà đem cho chó ăn!”. Lại viết: “Chuyện Tiểu Thanh có người bảo là vốn không có người ấy, chẳng qua là ghép hai chữ “Tiểu” và “Thanh” thành chữ “Tình” mà thôi. Đến khi đọc bài ca Ngô Tử Vân có một bài tựa ngắn, nói rằng Phùng Tiểu Thanh là em gái của Tiểu Thanh ở Duy Dương, lấy chồng là Mã Mạo Bá, người ở cối Kê, như thể tựa hồ như là có người ấy thật.
Thiết nghĩ nội dung tóm lược trên đây sẽ giúp ta hiểu thêm bài thơ, nhất là khía cạnh ngẫu nhiên, oan trái, khó hiểu của số phận.
Câu 1: Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư. Nghĩa là vườn hoa bên Hồ Tây đã thành bãi hoang rồi. “Khư” chỉ di tích hoang phế, ở đày gợi cảnh đổi thay, thời gian trôi chảy.
Câu 2: Độc điếu song tiền nhất chỉ thư. Câu này có mấy cách dịch khác nhau về chi tiết.
- Nhóm Bùi Kỷ, Phan Võ, Nguyễn Khắc Hanh dịch là: Trước song một mình viếng một tập giấy.
- Đào Duy Anh: Một mình ngồi trước cửa sổ viết một tờ thư viếng.
- VQ Tam Tập: Chỉ viếng nàng qua một tập sách đọc trước cửa sổ.
Theo ngữ pháp Hán ngữ cổ, chữ “độc” làm trạng ngữ, chỉ có nghĩa là một mình. “Nhất chỉ thư” có thể hiểu là một tờ thư, ví như trong bài thơ “Sơn cư mạn hứng” của Nguyễn Du. Nhưng ở đây đang nói tới Tiểu Thanh kí, câu này “thừa đề” cho nên “nhất chỉ thư” là chỉ truyện Tiểu Thanh. “Điếu” đây là bằng điếu, hoài niệm người xưa. Cả câu nên dịch: Một mình nhớ tới nàng qua một tà giấy chép truyện của nàng.
Câu 3-4:
"Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh lụy phần dư"
Hai câu này cũng được dịch rất khác nhau, thậm chí trái nhau, thể hiện tính mơ hồ, đa nghĩa của câu thơ.
- Nhóm Bùi Kỷ: “Son phấn như có thần, sau khi chết, người ta còn thương tiếc. Văn chương có số phận gì mà làm cho người ta phải bận lòng đến những bài thơ còn sót lại sau khi đốt”.
- Đào Duy Anh: “Son phấn có thần, nên để lại niềm xót thương sau khi chết. Văn chương không có duyên phận nên đốt rồi mà lụy vẫn còn sót lại”.
- Vũ Tâm Tập: “Son phấn có thần chắc phải xót xa vì những việc sau khi chết. Văn chương không có số mệnh mà cũng bị đốt dở”.
Trường hợp thứ nhất hiểu “người ta” là chủ ngữ của hai động từ “liên”, “lụy”. Trường hợp thứ hai thì “liên”, “lụy” đã được hiểu là danh từ. Trường hợp thứ ba thì chủ ngữ lại là “son phấn”, “văn chương”. Ta hãy tìm hiểu từng cụm từ. “Son phấn có thần” là nói sắc đẹp có thần sắc, có tinh thần (thế mà lại chết oan), nên chết rồi vẫn khiến người ta thương tiếc mãi. Văn chương là nói các bài thơ, cũng là nói phần tài hoa của nàng. “Vô mệnh” là không có số mệnh, đã không có số mệnh mà lại chịu số phận bị đốt còn thừa lại! “phần dư” là đốt dở, là phần đốt còn sót lại. “Lụy” là mang lụy. Đây là hai câu “thực” nói tới nỗi oan trái của Tiểu Thanh.
Cả hai câu đều nói tới số phận oan trái của sắc tài.
Câu 5-6:
"Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kì oan ngã tự cư"
Hai câu này tuy được dịch khác nhau, nhưng đại để gặp nhau:
- Nhóm Bùi Kỷ: “Sự oán hận xưa nay khó mà hỏi trời được. Nỗi oan phong vận lạ kia, tự mình ta buộc lấy mình”.
- Đào Duy Anh: “Mối hận cổ kim khó hỏi trời. Oan lạ của người phong vận ta cũng tự thấy có mình ở trong ấy”.
- Vũ Tam Tập: “Những mối hận cổ kim, khó mà hỏi trời được. Ta tự coi như người cùng một hội với kẻ mắc lỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã”.
Đây là cặp câu “luận” bàn về sự đời, nhà thơ nói tới sự khó hiểu, vô lí của số phận. Đáng chú ý là câu sáu nhà thơ nói: Ta cũng tự coi như rơi vào cái oan lạ lùng của kiếp phong nliã (như của nàng). Hiểu theo ý trên thì Nguyễn Du hẳn phải có oan trái gì sâu sắc lắm, hiểu theo ý dưới thì tấm lòng nhà thơ hoàn toàn đồng cảm với Tiểu Thanh. Câu này với sự xuất hiện từ “ta” (ngã) báo hiệu chuyển mạch, nói tới “Tố Như” trong câu kết.
Câu 7 - 8:
"Bất tri tam bách dư niên hậu.
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?"
Hai câu chữ nghĩa không khó hiểu, các bản dịch đại để đều như nhau. Hiện nay chưa có tài liệu để giải thích tại sao lại “ba trăm năm lẻ”, nhưng ta có thể hiểu nỗi hi vọng được lặp lại sự việc đã có của người trung đại - Con người do khí sinh tụ mà thành, khí vũ trụ vận chuyển và những con người đồng khí lại tái sinh hoặc gặp nhau. Tư Mã Thiên trừng nói cứ năm trăm năm trong lịch sử lại xuất hiện một con người vĩ đại. Trương Hành, nhà thiên văn học đời Hán (78 - 139) trong bài Đồ lâu phủ đã trò chuyện với đầu lâu của Trang Tử, người sống trước ông khoảng bốn trăm năm. Như người đồng điệu. Nguyễn Du đã thương khóc Thúy Kiều và Tiểu Thanh sống vào giữa và cuối thế kỉ XVI, hẳn ông cũng chờ mong sau mấy trăm năm có người lại xuất hiện để khóc ông?
Bài thơ còn có những điều chưa rõ, nhưng tấm lòng thương người, tiếc tài, mong gặp được người đồng điệu thông cảm là rất rõ. Tấm lòng ấy đương thời các bạn ông đã cảm phục và ngày nay cả dân tộc, cả nhân loại đã hiểu ông.
Nguyễn Du, người đã tiếp nối và làm phong phú dòng chảy chủ nghĩa nhân đạo trong văn chương. Với Đọc Tiểu Thanh kí, Nguyễn Du xứng đáng là người bảo vệ, trân trọng cái đẹp, cái tài hoa trong chế độ phong kiến đầy bất công và lừa lọc.
Thương xót cho số phận bất hạnh của những người tài sắc là một cảm hứng lớn trong sáng tác Nguyễn Du. Mộng Liên Đường chủ nhân có viết: “Thúy Kiều thì là một, người đời sau thương người đời nay, người đời nay thương người đời xưa, hai chữ tài tình thật là một cái thông lụy của bọn tài tử khắp trong gầm trời và suốt cả xưa nay vậy”.
Bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” thể hiện cảm xúc và suy tư của Nguyễn Du về số phận của những người tài sắc trong xã hội phong kiến.
Tiểu Thanh là vợ thiếp của một người ở Hổ Lâm, nhà ở Quảng Lăng, Giang Tô, cùng họ với chồng, nên chỉ gọi là Tiểu Thanh. Thuở bé thông tuệ khác thường. Năm mười tuổi, gặp một ni sư dạy cho Tâm kinh, chỉ qua một hai lượt là đã thuộc lòng, đọc lại không sai một chữ. Ni sư bảo: cô này thông tuệ sớm, phúc bạc, nếu không cho vào chùa làm đệ tử thì đừng cho học chữ, may ra sống đến ba mươi tuổi. Người nhà cho là nói bậy. Mẹ Tiểu Thanh vốn là gia sư nên cho con theo học. Được đi lại với nhiều nhà khuê các nên Tiểu Thanh sớm tinh thông nhiều nghề, kể cả âm luật. Năm 16 tuổi cô đi lấy chồng, làm lẽ một công tử quyền quý nhưng ngốc nghếch, không phải kẻ đào hoa phong nhã. Vợ cả lại là người độc ác, cả ghen, bắt cô ở riêng trên núi Cô Sơn, không cho tiếp xúc với chồng. Cô buồn khổ, uất ức, tấm lòng gửi cả vào thơ, từ Tiểu Thanh cô đơn, đau buồn mà sinh bệnh. Vợ cả sai thầy lang và con hầu mang thuốc đến, có lẽ là thuốc độc, nàng vờ cảm ơn, sau đem vứt đi. Nàng không ăn cơm, chỉ uống nước quả, nhưng chú ý trang điểm và ăn mặc đẹp. Có khi cho gọi cô gái đàn tì bà chơi ít bài mua vui. Một hôm cô nhắn chồng cho mời họa sĩ đến, bảo vẽ chân dung. Vẽ bức thứ nhất, Tiểu Thanh chê chỉ vẽ được hình mà chưa bắt được cái thần. Vẽ bức thứ hai, nàng khen đã nắm được thần, nhưng thiếu phong thái, lại bỏ đi. Nàng bảo họa sĩ ngồi chơi quan sát nàng pha trà, vẽ tranh, trò chuyện...
Hồi lâu bảo họa sĩ vẽ chân dung, được một bức sinh động như thật. Họa sĩ về, Tiểu Thanh đem bức trah cúng trước sập, thắp hương, rót rượu. Nàng nói: “Tiểu Thanh ơi Tiểu Thanh, lẽ nào đây là duyên phận của mi?". Rồi ôm ghế mà khóc, nước mắt như mưa, một cơn xúc động dâng lên rồi chết. Năm đó nàng vừa mười tám tuổi. Chập tôi chồng hay tin chạy lại, vén màn thấy dung nhan như sống, xiêm áo tinh tươm, đau đớn khóc to, thổ huyết một thăng. Sau đó, lục lọi tìm được thơ một quyển, chân dung một bức và một phong thư gửi một phu nhân. Bóc thư thấy lời lẽ cực kì đau đớn, bèn khóc to: “Nàng ôi, ta phụ nàng, ta phụ nàng!”. Vợ cả nghe thấy giận quá chạy lại đòi đưa tranh.
Chồng giấu bức thứ ba, chỉ đưa bức thứ nhất, vợ lấy ngay. Lại bảo đưa thơ, vợ lại đốt thơ. Đến khi tìm lần nữa thì không còn gì. Nhưng khi sắp chết Tiểu Thanh đem mấy thứ hoa hột trang sức làm quà cho con gái nhỏ của bà giúp việc, gói bằng hai tờ giấy. Đó chính là bản thảo thơ của nàng, gồm tuyệt cú chín bài, cổ thi một bài, từ một bài, kèm thêm một bài trong thư gửi cho phu nhân nào đó, tổng cộng là mười hai bài. Một người họ hàng nhà chồng sưu tập được đem cho khắc in, đặt tên là Phần dư. Chép đến đây, Trương Triều viết: “Hồng nhan bạc mệnh, nghìn năm đau lòng, đọc đến chỗ đưa thuốc độc, đốt tập thơ, tiếc là không thể băm nát xương mụ đàn bà ghen tuông ấy ra mà đem cho chó ăn!”. Lại viết: “Chuyện Tiểu Thanh có người bảo là vốn không có người ấy, chẳng qua là ghép hai chữ “Tiểu” và “Thanh” thành chữ “Tình” mà thôi. Đến khi đọc bài ca Ngô Tử Vân có một bài tựa ngắn, nói rằng Phùng Tiểu Thanh là em gái của Tiểu Thanh ở Duy Dương, lấy chồng là Mã Mạo Bá, người ở cối Kê, như thể tựa hồ như là có người ấy thật.
Thiết nghĩ nội dung tóm lược trên đây sẽ giúp ta hiểu thêm bài thơ, nhất là khía cạnh ngẫu nhiên, oan trái, khó hiểu của số phận.
Câu 1: Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư. Nghĩa là vườn hoa bên Hồ Tây đã thành bãi hoang rồi. “Khư” chỉ di tích hoang phế, ở đày gợi cảnh đổi thay, thời gian trôi chảy.
Câu 2: Độc điếu song tiền nhất chỉ thư. Câu này có mấy cách dịch khác nhau về chi tiết.
- Nhóm Bùi Kỷ, Phan Võ, Nguyễn Khắc Hanh dịch là: Trước song một mình viếng một tập giấy.
- Đào Duy Anh: Một mình ngồi trước cửa sổ viết một tờ thư viếng.
- VQ Tam Tập: Chỉ viếng nàng qua một tập sách đọc trước cửa sổ.
Theo ngữ pháp Hán ngữ cổ, chữ “độc” làm trạng ngữ, chỉ có nghĩa là một mình. “Nhất chỉ thư” có thể hiểu là một tờ thư, ví như trong bài thơ “Sơn cư mạn hứng” của Nguyễn Du. Nhưng ở đây đang nói tới Tiểu Thanh kí, câu này “thừa đề” cho nên “nhất chỉ thư” là chỉ truyện Tiểu Thanh. “Điếu” đây là bằng điếu, hoài niệm người xưa. Cả câu nên dịch: Một mình nhớ tới nàng qua một tà giấy chép truyện của nàng.
Câu 3-4:
"Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh lụy phần dư"
Hai câu này cũng được dịch rất khác nhau, thậm chí trái nhau, thể hiện tính mơ hồ, đa nghĩa của câu thơ.
- Nhóm Bùi Kỷ: “Son phấn như có thần, sau khi chết, người ta còn thương tiếc. Văn chương có số phận gì mà làm cho người ta phải bận lòng đến những bài thơ còn sót lại sau khi đốt”.
- Đào Duy Anh: “Son phấn có thần, nên để lại niềm xót thương sau khi chết. Văn chương không có duyên phận nên đốt rồi mà lụy vẫn còn sót lại”.
- Vũ Tâm Tập: “Son phấn có thần chắc phải xót xa vì những việc sau khi chết. Văn chương không có số mệnh mà cũng bị đốt dở”.
Trường hợp thứ nhất hiểu “người ta” là chủ ngữ của hai động từ “liên”, “lụy”. Trường hợp thứ hai thì “liên”, “lụy” đã được hiểu là danh từ. Trường hợp thứ ba thì chủ ngữ lại là “son phấn”, “văn chương”. Ta hãy tìm hiểu từng cụm từ. “Son phấn có thần” là nói sắc đẹp có thần sắc, có tinh thần (thế mà lại chết oan), nên chết rồi vẫn khiến người ta thương tiếc mãi. Văn chương là nói các bài thơ, cũng là nói phần tài hoa của nàng. “Vô mệnh” là không có số mệnh, đã không có số mệnh mà lại chịu số phận bị đốt còn thừa lại! “phần dư” là đốt dở, là phần đốt còn sót lại. “Lụy” là mang lụy. Đây là hai câu “thực” nói tới nỗi oan trái của Tiểu Thanh.
Cả hai câu đều nói tới số phận oan trái của sắc tài.
Câu 5-6:
"Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kì oan ngã tự cư"
Hai câu này tuy được dịch khác nhau, nhưng đại để gặp nhau:
- Nhóm Bùi Kỷ: “Sự oán hận xưa nay khó mà hỏi trời được. Nỗi oan phong vận lạ kia, tự mình ta buộc lấy mình”.
- Đào Duy Anh: “Mối hận cổ kim khó hỏi trời. Oan lạ của người phong vận ta cũng tự thấy có mình ở trong ấy”.
- Vũ Tam Tập: “Những mối hận cổ kim, khó mà hỏi trời được. Ta tự coi như người cùng một hội với kẻ mắc lỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã”.
Đây là cặp câu “luận” bàn về sự đời, nhà thơ nói tới sự khó hiểu, vô lí của số phận. Đáng chú ý là câu sáu nhà thơ nói: Ta cũng tự coi như rơi vào cái oan lạ lùng của kiếp phong nliã (như của nàng). Hiểu theo ý trên thì Nguyễn Du hẳn phải có oan trái gì sâu sắc lắm, hiểu theo ý dưới thì tấm lòng nhà thơ hoàn toàn đồng cảm với Tiểu Thanh. Câu này với sự xuất hiện từ “ta” (ngã) báo hiệu chuyển mạch, nói tới “Tố Như” trong câu kết.
Câu 7 - 8:
"Bất tri tam bách dư niên hậu.
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?"
Hai câu chữ nghĩa không khó hiểu, các bản dịch đại để đều như nhau. Hiện nay chưa có tài liệu để giải thích tại sao lại “ba trăm năm lẻ”, nhưng ta có thể hiểu nỗi hi vọng được lặp lại sự việc đã có của người trung đại - Con người do khí sinh tụ mà thành, khí vũ trụ vận chuyển và những con người đồng khí lại tái sinh hoặc gặp nhau. Tư Mã Thiên trừng nói cứ năm trăm năm trong lịch sử lại xuất hiện một con người vĩ đại. Trương Hành, nhà thiên văn học đời Hán (78 - 139) trong bài Đồ lâu phủ đã trò chuyện với đầu lâu của Trang Tử, người sống trước ông khoảng bốn trăm năm. Như người đồng điệu. Nguyễn Du đã thương khóc Thúy Kiều và Tiểu Thanh sống vào giữa và cuối thế kỉ XVI, hẳn ông cũng chờ mong sau mấy trăm năm có người lại xuất hiện để khóc ông?
Bài thơ còn có những điều chưa rõ, nhưng tấm lòng thương người, tiếc tài, mong gặp được người đồng điệu thông cảm là rất rõ. Tấm lòng ấy đương thời các bạn ông đã cảm phục và ngày nay cả dân tộc, cả nhân loại đã hiểu ông.
Nguyễn Du, người đã tiếp nối và làm phong phú dòng chảy chủ nghĩa nhân đạo trong văn chương. Với Đọc Tiểu Thanh kí, Nguyễn Du xứng đáng là người bảo vệ, trân trọng cái đẹp, cái tài hoa trong chế độ phong kiến đầy bất công và lừa lọc.
Cách cảm nhận và phân tích vừa theo tuyến hình ảnh dọc bài thơ vừa theo trình tự câu thơ, khổ thơ giúp người đọc cảm nhận bài thơ một cách dễ hơn, rõ ràng hơn và không bị bỏ quên một chi tiết nào của bài thơ.
Chào em, em tham khảo một số gợi ý sau nhé!
- Chủ đề:
+ Ngợi ca vẻ đẹp tuyệt diệu của thiên nhiên.
+ Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước.
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ lục bát truyền thống quen thuộc.
+ Giọng thơ thiết tha, giàu cảm xúc.
+ Vận dụng khéo léo biện pháp nghệ thuật so sánh.
Kết cấu của bài thơ là hành trình của con đường ra trận. Hành trình đó có những lúc dãi dầu nắng mưa, có những ngày vượt suối băng đèo và có tiếng reo cười trong tình thân chan hòa đồng đội, trong một mái ấm gia đình giữa đất trời bao la. Kết cấu đó trước hết thể hiện qua số lượng chữ trong câu :
Mở đầu chặng đường hành quân là những khó khăn. Vì vậy khổ 1, câu thơ đầu dài ra 10 chữ và kết thúc bằng thanh trắc - hoàn toàn trái quy luật phối thanh bình thường của thơ vần nhịp. Nó là điệu nói :
Không có kính không phải vì xe không có kính
Ba câu tiếp theo, khó khăn dần rút lại, tạo nên sự ung dung phong thái đỉnh đạc với số lượng chữ rút dần xuống và đằm lại về thanh điệu : 8- 6- 6, bằng- bằng - trắc.
Hai câu thơ cuối khổ, thanh bằng chiếm tỉ lệ nhiều hơn, khoảng 2/3. Chính sự thắng thế của thanh bằng đã tạo nên sự thanh thản, ung dung cho khổ thơ mặc dù kết thúc của nó lại là thanh trắc. Chính thanh trắc này lại mở đường cho xe đi tới : Nhìn thẳng.
Năm khổ thơ tiếp theo, số lượng câu chữ trở lại bình thường, hoán đổi đều đặn ở hai kiểu kết hợp : 7- 8- 8- 7- và 7- 7- 8- 7 . Đường ra trận đẹp lắm, nên xe không kính cứ chạy bon bon, người lái xe đã nhìn thấy, nhìn thấy và thấy. Thấy gió xoa mắt đắng, thấy con đường chạy thẳng vào tim. Quan trọng nhất, thấy được nụ cười rạng rỡ của nhau. Ấy cũng chính là thấy được lòng dũng cảm tiềm ẩn đằng sau những câu đùa vui và hành động tếu táo :
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi
Khổ thơ có một sự thay đổi đặc biệt so với toàn bài ở số lượng chữ trong câu thơ : 8- 8- 8- 8. Bốn câu thơ 32 chữ chia đều nhau thanh điệu bằng trắc ở bốn chữ cuối và trở lại kiểu phối âm bình thường bằng- trắc- trắc- bằng. Câu kết của bài thơ mở rộng bằng thanh bằng :
Chỉ cần trong xe có một trái tim
Đây là câu thơ mấu chốt của cả khổ thơ và cả bài thơ. Hóa ra tất cả khó khăn thử thách ở phía trên kia chẳng là gì cả, dù cho bom rơi, pháo thả, dù xe không kính, dù đường ra mặt trận có khi đồng nghĩa với cái chết thì người lính lái xe ra trận cũng luôn cảm thấy bình yên, an toàn bởi vì có một trái tim. Đó là trái tim biết thức vì Miền Nam, biết khát khao chân lí, hòa bình. Hành trang ra trận cần biết bao một trái tim như thế.
Bài thơ đã khắc họa đậm nét hình ảnh người chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam : Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi. Bài thơ không chứa đựng một ẩn ý sâu xa nào khiến người đọc phải suy luận, nêu giả thiết hoặc là thế này hoặc là thế kia. Tạo dựng hình ảnh thơ bằng ngôn ngữ thô mộc của đời sống thường nhật, không sử dụng các loại mĩ từ, mĩ cảm, ẩn dụ, hình ảnh thơ thể hiện đạt tới độ chân thực cao mà vẫn rất thơ, đó là tài nghệ của Phạm Tiến Duật trong lao động sáng tạo. Bài thơ có đầy đủ yếu tố cách tân và hiện đại nhưng vẫn mang đậm bản sắc của thơ ca dân tộc, nối tiếp truyền thống của thơ ca cách mạng viết về anh bộ đội trong hai cuộc trường chinh cứu nước vĩ đại của dân tộc ở thế kỉ XX
Xin lỗi, mình k đọc kĩ đề là có 2 tác phẩm, bài này chuẩn hơn nè
Chiến tranh đã đi qua hơn ba mươi năm. Thế nhưng, những ký ức về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thần thánh của dân tộc, ký ức về những con người anh hùng trong một thời đại anh hùng thì vẫn tươi mới, nguyên vẹn mỗi khi ta đối diện từng trang sách trong những tác phẩm văn học của thời kỳ này.
Bằng cảm hứng lãng mạn, kết hợp với khuynh hướng sử thi, văn học Việt Nam trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước đã xây dựng trong văn thơ tượng đài những chiến sĩ anh hùng. Họ là những “Thạch Sanh của thế kỷ XX”. Chiến công của họ đẹp và phi thường như huyền thoại.
Có hai tác phẩm được coi là tiêu biểu cho cảm hứng ngợi ca người chiến sĩ anh hùng của văn học thời kỳ này, đó là “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật và “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Mỗi tác phẩm là một bức tranh đẹp về hình tượng người chiến sĩ điển hình cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh quang vinh.
“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được nhà thơ Phạm Tiến Duật sáng tác năm 1969, rút từ tập thơ “Vầng trăng, quầng lửa” là một bài thơ độc đáo trong chùm thơ được giải nhất cuộc thi thơ Báo Văn nghệ năm 1969-1970. Bài thơ khắc họa vẻ đẹp người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn ác liệt. Vẻ đẹp độc đáo được thể hiện ngay trong tên gọi của bài thơ. Đó là sự thống nhất giữa hai sự vật tưởng như tương phản gợi ấn tượng về chất thơ lãng mạn và sự trần trụi khốc liệt.
Khai thác đề tài chiến tranh, tác giả không chỉ tô đậm tính chất ác liệt, tàn khốc nhằm làm nổi bật sự phi thường của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam mà Phạm Tiến Duật đã có cách nhìn, cách cảm khá mới lạ và thú vị. Từ trong sự tàn khốc ấy, chất thơ vẫn cứ tuôn trào !
Câu thơ mở đầu như một lời tự sự xen lẫn miêu tả:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Nó có tác dụng vừa lý giải sự bất thường của hình ảnh chiếc xe độc đáo “không có kính” vừa tô đậm sự ác liệt của chiến trường “bom giật, bom rung...” Đây là hình ảnh vừa lạ vừa chân thực. Lạ là vì trong thơ, người ta thường chọn những sự vật hoàn thiện, hoàn mỹ để miêu tả nhằm tạo thiện cảm với người cảm nhận nó. Với những chiếc xe cũng vậy! Phải sang trọng, bóng loáng chứ sao lại trần trụi, méo mó, biến dạng thế này !
Không có kính rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước
Nhưng đấy là sự thật. Không phải một chiếc như thế mà tác giả nhìn thấy cả một tiểu đội xe như thế! Bởi vì thời điểm mà bài thơ ra đời có thể nói là ác liệt nhất trong thập niên 60 của thế kỷ XX.
Đường Trường Sơn - nơi vận chuyển vũ khí lương thực vào chi viện Miền Nam - những năm tháng này là “túi bom, chảo lửa”. Và trên nền hiện thực tàn khốc ấy đã xuất hiện hình ảnh đẹp đẽ, phi thường của người chiến sĩ lái xe. Làm chủ những phương tiện ấy, người chiến sĩ không hề nản chí hay run sợ mà trái lại, lại bình tĩnh đến lạ thường:
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Vẻ đẹp kiêu hùng được toát ra từ tư thế ngồi “ung dung” đến cái nhìn “nhìn thẳng”. Các từ láy “ung dung” cùng với nhịp thơ nhanh, đều, dứt khoát 2/2/2 diễn tả vẻ đẹp khoan thai, thản nhiên, tự tin của người chiến sĩ. Điệp từ “nhìn” gợi lên sự nối tiếp liên tục của những hình ảnh chiến trường như một đoạn phim đang quay chậm:
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái
Các thủ pháp nhân hóa, so sánh, ẩn dụ đã góp phần làm cho hình ảnh thơ thêm sinh động. Tưởng rằng làm chủ những chiếc xe không kính, người chiến sĩ chỉ thấy những khó khăn chồng chất khó khăn. Nhưng không! Nó đã làm tăng những cảm giác mới mẻ mà chỉ có người chiến sĩ khi ngồi trên những chiếc xe như thế mới cảm nhận được một cách rõ ràng, mãnh liệt... Hình ảnh “gió vào xoa mắt đắng”, “con đường chạy thẳng vào tim” tạo ấn tượng độc đáo. Chiếc xe như đang trôi bồng bềnh trong thiên nhiên hoang dã của núi rừng Trường Sơn hùng vĩ. Chất thơ cùng với vẻ đẹp lãng mạn toát lên từ đó. Nhưng có thể nói đẹp nhất là thái độ, tinh thần dũng cảm bất chấp gian khổ để chiến đấu và chiến thắng:
Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
Vẻ đẹp được toát lên từ lời thơ giản dị, giàu “chất lính”, hình ảnh thơ mộc mạc. Điệp ngữ “ừ thì”, “chưa cần” vang lên như một lời thách thức, chủ động chấp nhận gian khổ. Một giọng thơ tự tin, ngang tàng. Một tiếng cười “ha ha” hồn nhiên. Tất cả đã toát lên vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe.
Đời sống chiến trường gian khổ là thế. Sự sống và cái chết ở đây chỉ là gang tấc. Thế nhưng tình yêu thương đồng chí, đồng đội vẫn tỏa sáng lạ thường.
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.
Có thể nói rằng, khai thác chất liệu nghệ thuật của đời sống chiến tranh, Phạm Tiến Duật đã rất thành công trong việc khắc họa người chiến sĩ lái xe Trường Sơn bằng những hình ảnh, chi tiết vừa chân thực, gân guốc, mộc mạc vừa lãng mạn nên thơ.
“Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim”.
“Trái tim” ở đây chính là trái tim chứa chan tình yêu Tổ quốc đã giúp người chiến sĩ lái xe làm nên những kỳ tích phi thường. Vẻ đẹp hào hùng của họ tỏa sáng cả bài thơ; đủ làm sống lại trong lòng chúng ta một thời oanh liệt của anh bộ đội cụ Hồ. Chất anh hùng ca dào dạt tạo nên vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Cùng với chủ đề ngợi ca vẻ đẹp người chiến sĩ, nhưng khác với nhà thơ Phạm Tiến Duật trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, nhà văn Lê Minh Khuê trong “Những ngôi sao xa xôi” đã đi tìm và khai thác vẻ đẹp ấy qua hình ảnh của những cô gái thanh niên xung phong.
Truyện viết về cuộc sống và chiến đấu vô cùng gian khổ của những nữ thanh niên xung phong - những cô gái “Ba sẵn sàng” trên tuyến đường Trường Sơn chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc. Mặc dù cốt truyện đơn giản, nhưng tác giả đã rất thành công trong việc khắc họa vẻ đẹp người nữ chiến sĩ qua miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo và tinh tế.
Nổi bật trong truyện là ba gương mặt đẹp của tổ trinh sát mặt đường. Họ có những nét tính cách chung của người nữ thanh niên xung phong Trường Sơn thời chống Mỹ nhưng ở mỗi nhân vật lại lấp lánh vẻ đẹp riêng. Hoàn cảnh sống và chiến đấu nơi tuyến lửa đã gắn bó họ thành một khối đoàn kết, yêu thương, gan dạ và dũng cảm.
Họ đóng quân trong một cái hang giữa trọng điểm “túi bom, chảo lửa” trên tuyến đường Trường Sơn. Công việc hàng ngày của họ là đếm bom, rồi lao ra trọng điểm sau những trận bom để đo khối lượng đất đá cần phải san lấp, đánh dấu vị trí bom rơi và phá những quả bom chưa nổ. Một khối lượng công việc vừa đồ sộ vừa nguy hiểm. Cái chết rình rập họ từng phút, từng giờ. “Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang âm ỉ xa dần, thần kinh căng như chảo, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng chung quanh còn nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ...”. Họ làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, dù chỉ có ba người (lại là ba phụ nữ); họ phân công nhau phá bằng hết những quả bom chưa nổ mà không cần đến sự trợ giúp của đơn vị “như mọi lần chúng tôi sẽ giải quyết hết”.
Trong chiến đấu họ gan dạ, dũng cảm, quyết đoán là thế, nhưng trong cuộc sống họ là những cô gái trẻ trung, yêu đời, dễ rung cảm, lắm ước mơ. Là phụ nữ, họ rất thích cái đẹp và thích làm đẹp cho cuộc sống.
Nếu như nhân vật Nho “mát mẻ như một que kem trắng”, thích ăn kẹo như một đứa trẻ, giàu mơ ước (Nho ước mơ trở thành công nhân nhà máy điện và trở thành cầu thủ bóng chuyền của nhà máy) thì nhân vật chị Thao lại dạn dày, từng trải trong cuộc sống; thích thêu thùa; thích làm đẹp “tỉa đôi lông mày của mình, tỉa nhỏ như cái tăm” nhưng trong công việc thì “ai cũng gờm chị: cương quyết, táo bạo” (dũng cảm, táo bạo nhưng lại sợ nhìn thấy máu chảy).
Còn Phương Định, nhân vật chính của truyện là con người hồn nhiên, nhạy cảm, lãng mạn và mơ mộng. Là con gái Thủ đô, cô thường sống với kỷ niệm quê hương. Nơi ấy có một thời học sinh trong trắng, hồn nhiên, vô tư. Nơi ấy có mẹ, có căn gác nhỏ của cô... Những kỷ niệm yêu dấu ấy là liều thuốc tinh thần quý giá động viên cô, tiếp thêm sức mạnh để cô sống đẹp và chiến đấu anh dũng nơi tuyến lửa.
Ở chiến trường, Phương Định luôn dành cho đồng đội tình yêu thương thắm thiết. Cô yêu quý đồng đội trong “tổ trinh sát mặt đường” của cô và cảm phục các anh bộ đội “những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ”. Trong mắt cô, đó là những “người đẹp nhất, thông minh nhất”. Phương Định rất nhạy cảm. Cô biết mình có “cái nhìn sao mà xa xăm” như lời các anh lái xe nhận xét nhưng cô lại không biểu lộ tình cảm và thích kín đáo giữa đám đông. Cô thích nhạc và mê ca hát. Thậm chí tự đặt lời theo một điệu nhạc nào đó và hát để thấy mình rất buồn cười v.v... Thế nhưng với Phương Định, sự nhạy cảm về tâm hồn có lẽ được biểu hiện tinh tế nhất ở chỗ, chỉ một cơn mưa đá bất ngờ vụt qua trên cao điểm, cũng đủ đánh thức trong cô những ký ức về quê hương, gia đình, khơi dậy trong cô khát khao sum họp đến cháy bỏng.
Một cô gái Hà Nội chính gốc, lãng mạn và mơ mộng như thế, nhưng trong chiến đấu lại dũng cảm, gan dạ đến tuyệt vời. Một mình phá bom trên đồi “quang cảnh vắng lặng đến dễ sợ” nhưng tinh thần cô không hề nao núng. Đáng lẽ cô phải “đi khom” nhưng sợ mấy anh chiến sĩ “có cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt” nhìn thấy, nên cô “cứ đàng hoàng mà bước tới”.
Khi ở bên quả bom, tử thần có thể cướp đi mạng sống của cô bất cứ lúc nào, nhưng cô vẫn bình tĩnh thao tác một cách chính xác và chạy đua với thời gian để vượt qua cái chết.
“Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành”. Những cảm giác tinh tế ấy không chỉ là sự nhạy cảm mà còn là kinh nghiệm của sau bao nhiêu lần phá bom ở tuyến lửa và chỉ những người nữ thanh niên xung phong dạn dày như Phương Định, Nho, chị Thao mới có được !
Với tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”, ngòi bút của Lê Minh Khuê đã miêu tả sinh động, chân thực tâm lý nhân vật; làm hiện lên một thế giới nội tâm rất phong phú nhưng không phức tạp, rất đời thường, giản dị nhưng vô cùng trong sáng và cao thượng của những nữ thanh niên xung phong.
Vẻ đẹp của những “cô gái mở đường” Trường Sơn cùng với vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe trong các tác phẩm văn học chống Mỹ nói chung và trong các tác phẩm của Phạm Tiến Duật và Lê Minh Khuê nói riêng đã giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về ý chí, tâm hồn và nhân cách của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Kim Trọng, Thúc Sinh và Từ Hải là ba nhân vật đã gắn bó với số phận và đời sống tình cảm của Thúy Kiều. Mối tình Kim - Kiều là mối tình đầu tuyệt đẹp giữa "Người quốc sắc, kẻ thiên tài" đã nặng tình thề nguyền ''Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương". Mối tình giữa Thúc Sinh và Thúy Kiều là quan hệ "Trước còn trăng gió sau ra đá vàng". Từ Hải với Thúy Kiều đã gắn bó với nhau bằng mối tình tri kỷ giữa "trai anh hùng, gái thuyền quyên". Những nhân vật ấy đã được thi hào Nguyễn Du thể hiện một cách tuyệt đẹp, làm cho cảm hứng nhân văn lung linh tỏa sáng trên những trang thơ "Truyện Kiều".
Đọc đoạn thơ "Kiều gặp Từ Hải" qua nghệ thuật tả người của một ngòi bút thiên tài, qua nhân vật Từ Hải ta cảm nhận được ước mơ về tự do và công lý trong xã hội phong kiến.
Lúc bấy giờ Kiều đang sống ở Châu Thai trong tay Bạc Bà, Bạc Hạnh:
"Thoắt buôn về, thoắt bán đi,
Mây trôi bèo nổi thiếu gì là nơi!"
Trong cảnh ngộ ấy, "khách biên đình", nơi biên ải xa xôi đã đến với Kiều. Đó là một đêm mùa thu "gió mát, trăng thanh". Hai chữ "bỗng đâu" nói lên sự bất ngờ, đột ngột:
"Lầu thâu gió mát, trăng thanh,
Bỗng đâu có khách biên đình sang chơi."
Không phải là một văn nhân với tiếng "nhạc vàng", với "cờ pha màu áo nhuộm non da trời" Cũng không phải là người "trăm nghìn đổ một trận cười khí không". Mà là "một đấng anh hùng" có cốt cách phi thường:
''Râu hùm, hàm én, mày ngài,
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao."
Những ẩn dụ, những số đo ấy tuy mang tính chất ước lệ tượng trưng của thi pháp cổ, nhưng với cách ngắt nhịp 2/2/2 ở câu lục và 4/4 ở câu bát, giọng thơ trở nên mạnh mẽ đầy ấn tượng về một tướng mạo phi phàm, uy nghi. "Khách biên đình" có võ nghệ cao cường vô địch, có trí dũng "lược thao gồm tài". Đó là một anh hùng xuất chúng:
"Đường đường một đấng anh hào
Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài."
Lai lịch bí mật của "khách" được hé lộ dần về họ, tên, quê quán, về chí khí "giang hồ của một khách cung kiếm, sống một cuộc đời tự do
"Đội trời đạp đất ở đời
Họ Từ, tên Hải vốn người Việt Đông
Giang hồ quen thói vẫy vùng,
Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo."
Nguyễn Du đã sử dụng một số từ Hán-Việt như : "đấng anh hào", "Côn quyển", ' thao", "giang "vẫy vùng" để khắc họa tính cách anh hùng và khát vọng tự do của nhân vật Từ Hải. Các phụ âm "đ" trong các lừ ngữ như : đường đường", "đội trời, đạp đất", "ở đời", "Việt Đông", làm cho giọng thơ vang lên hùng tráng, mạnh mẽ. Sau này khi Từ Công đã chết, Thúc Sinh còn nhắc lại đầy ngưỡng mộ:
"Đại vương tên Hải họ Từ,
Đánh quen trăm trận, sức dư muôn người.
Vẫy vùng trong bấy nhiêu niên,
Làm nên động địa kinh thiên đùng đùng,
Đại quân dồn đóng cõi đông..."
Có thể nói, Nguyễn Du đã dùng những từ ngữ, hình ánh tráng lệ nhất, giọng thơ hùng tráng nhất, để ca ngợi cốt cách phi thường, thói giang hồ tự do,chí khí anh hùng của Từ Hải.
Từ Hải còn là một anh hùng rất đa tình. Buổi gặp gỡ đầu tiên có thiếp danh trang trọng, nhiều tâm đắc tương tri: "cùng liếc... cùng ưa". Người đẹp đã làm cho đấng anh hào phải xiêu lòng. Cũng là khoảnh khắc "ban đầu lưu luyến" cùa lứa đôi:
"Thiếp danh đưa đến lầu hồng,
Hai bên cùng liếc, hai lòng cùng ưa."
Cuộc đối thoại tại "lầu hồng" giữa anh hùng và giai nhân đã làm nổi bật thêm những nét đẹp trong tâm hồn Từ Hải. Đến "lầu hồng" gặp Kiều, Từ Hải không phải vì tình "trăng gió" mà là "tâm phúc tương cờ" đi tìm " tri kỷ". Vì vậy khi nghe người đẹp nói lên niềm hy vọng "'Tấn Dương được thấy mây rồng cố phen", nghe Kiều gửi gắm sự trông cậy chở che: "Rộng thương cỏ nội hoa hèn - Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau" thì Từ Hải "gật đầu" sung sướng:
"Một lời đã biết đến ta,
Muôn chung nghìn tứ, cũng là có nhau."
Đó là một lời hứa như dao chém đá của trang anh hùng nghĩa hiệp. Chẳng cần dùng mưu kế như Thúc Sinh "rước về hãy tạm dấu nàng một nơi", Từ Hải đã chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh, thái độ xử lý rất đàng hoàng: 'Tiền trăm lại cứ nguyên ngân phát hoàn". Con người "giang hồ quen thói vẫy vùng", từng "đánh quen trăm trận" ấy lại có một tình yêu rất lãng mạn, Từ Hải là ân nhân của Kiều đã làm thay đổi số phận của một gái thanh lâu:
"Trai anh hùng, gái thuyền quyên,
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng."
Qua đoạn thơ "Kiều gặp Từ Hải", ta càng thấy rõ nghệ thuật tả người của Nguyễn Du rất đặc sắc, độc đáo. Thi hào đã dành những câu chữ hay nhất, trang trọng nhất để khắc họa tính cách anh hùng phi thường, khát vọng tự do và đa tình lãng mạn của nhân vật Từ Hải. Từ giọng điệu đến ngôn từ đều trang trọng, cổ kính: nhân vật lung linh màu sắc huyền thoại sử thi.
Nhân vật Từ Hải tựa như một ánh hào quang chiếu qua một quãng đời ngắn ngủi của Thúy Kiều, nhưng đã để lại trong lòng người bao ấn tượng tốt đệp . Chân dung anh hùng Từ Hải là một phương diện tuyệt đẹp về cảm hứng nhân văn của "Truyện Kiều".