K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu truyện Bức tranh của em gái tôi của tác giả Tạ Duy Anh có cách kết thúc truyện độc
đáo và bất ngờ. Qua hai câu hỏi của mẹ " Con có nhaanh ra con không và Con đã nhận ra
con chưa ?" và suy nghĩ của người anh. Hai câu hỏi của mẹ mang nhiều hàm ý khác nhau.
Mẹ muốn nói với người anh rằng : Con có thấy mình là nhân vật trong bức tranh của em
con không / Ngoài đời liệu con có hoàn hảo như tranh không ? Em gái vẽ thế có đúng với
hình ảnh thật của con hay không ? . Người anh không trả lời mẹ vì cậu cảm động và muốn
khóc , dòng suy nghĩ của cậu ' Không phải con đấu, đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của
em con đấy ' . Cậu đã thấy được tấm lòng cao đẹp của người em, nhìn thấy những thiếu
hụt trong nhân cách và chính sự nhân hậu của cô em gái đã cảm hóa được sự yêu thương,
hối lỗi của người anh. Cậu cảm thấy mình chưa được hoàn hảo, phải cố gắng vươn lên,
càng yêu thương, quý mến em gái mình hơn bao giờ hết. Trước bức tranh của em gái, ta
cảm thấy nhân vật người anh trai đang lớn lên về mặt tâm hồn, ta càng thấy chú trở nên
gần gũi và đáng quý trọng biết bao ! Nghệ thuật đíhc thực hướng tới Chân, Thiện, Mĩ.
Truyện " Bức tranh của em gái tôi " của Tạ Duy Anh cho ta cảm nhận ấy. Dưới ánh sáng
nghệ thuật, hai anh em Kiều Phương thật đáng yêu, như đang cùng tuổi thơ khắp mọi miền
đất nước đồng hành hướng về " Tương lai vẫy gọi ".

Đoạn kết của truyện, người anh muốn khóc và không thể thốt ra những suy nghĩ trong đầu:
"Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy". Đoạn kết này cho
thấy người anh đã nhận ra những điều không phải của mình. Anh thừa nhận anh chưa được
đẹp như người ở trong tranh. Và điều quan trọng hơn, anh đã nhận ra tâm hồn và lòng nhân
hậu của em gái. Trước đó chỉ là sự ghen tị, xa lánh, thì giờ đây, anh đã nhận ra được vẻ đẹp
tâm hồn và sự nhân hậu của người em. Rõ ràng người anh cũng có một tâm hồn nhảy cảm
và trung thực, biết nhận ra những điều chưa tốt ở mình