K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 1 2018

Mẹ _ tiếng gọi thiêng liêng và cao quý biết bao.

 Mẹ tôi là phụ nữ nông thôn. Mẹ tôi chỉ biết chân lấm tay bùn. Mẹ chẳng biết thế nào là son phấn. Nhưng mẹ tôi vẫn có nét đẹp riêng của mình. Lạ lắm!

 Mẹ tôi đẹp lắm. Nhưng là cái đẹp khác cơ, chứ không phải là sự tỉ mỉ chăm chút đến phô trương. Và, tôi thích cái đẹp này. Mẹ tôi đẹp theo kiểu hiền dịu, cái đẹp thanh thuần, chất phác. Đẹp! Cứ nhìn mấy cô diễn viên người mẫu trên truyền hình, son phấn nổi bật, quần là áo lượt, đẹp thì đẹp thật đấy, nhưng tôi thấy không thật chút nào. Có lẽ quen nhìn nét giản dị của mẹ mà tôi có một ánh nhìn như thế. Tôi nhìn vào cái tâm chứ không nhìn vào con người. Mẹ tôi chỉ có quần thô áo gai, chít khăn mỏ quạ, chân tay khô sần, chai rạn, nhưng tôi lại thích cái cảm giác khi được chạm vào những thứ không hoàn mĩ đó cơ. Đẹp hơn nhiều!

 Mẹ tôi lớn tuổi, đã qua tứ tuần, xuân sắc cũng không còn. Nghe bà ngoại kể, ngày xưa, mẹ tôi là một người con gái rất xinh đó! Tôi tự hào lắm. Bà bảo, cái đẹp nhất của mẹ tôi là mái tóc. Mái tóc dài, đen óng, suôn mượt, xõa ngang hông. Mềm mại. Khi đi làm, mẹ tôi chỉ quấn vội tóc lên đỉnh đầu mà thôi. " Cho tiện" _ Mẹ tôi bảo thế. Tôi thích nhìn mẹ tôi hong tóc. Những buổi chiều, sau khi gội đầu, mẹ tôi hay ra hong tóc trước hiên nhà. Tôi thích lắm. Tôi thích cái mùi hương tự nhiên trên đó, mùi đất mới vương xen lẫn hương hoa nhài thơm nhè nhẹ. Mẹ tôi thích hoa nhài lắm. Mẹ bảo, nó thật thơm. Nhà tôi cũng trống một cây trước cửa, và thỉnh thoảng, mẹ lại ngắt một bông nhài, kéo tôi lại rồi cài lên đó. Mẹ chăm chút cho mái tóc của mình lắm, và cũng cho cả tóc tôi nữa. Mẹ bảo, con gái quan trọng là mái tóc. Vì thế, tôi cũng nghe lời. Tôi thích những chiều mẹ cầm lước ra sân, gỡ từng lọn tóc cho tôi, rồi như thường lệ, cài lên đó một đóa nhài, hương thơm phảng phất. Tôi yêu lắm!

   Mẹ tôi là thế. Không son, không cần đẹp, không cần nhà cao cửa rộng. Mẹ tôi đã chối từ một người đàn ông thành thị để lấy bố tôi. Mẹ tôi chỉ bảo, đó là tình yêu. Tình yêu này sâu đậm, đâu cần tiền bạc, chỉ cần cùng người ở cùng nhau đến cuối đời. Mẹ tôi giản dị. Mẹ tôi cần cù. Mẹ tôi dịu hiền. Tất cả phẩm chất phụ nữ Việt Nam mẹ tôi đều có cả. Và tôi tự hào khi nói lên rằng: Mẹ tôi là một người như thế!

24 tháng 1 2018

những người không hiểu được nỗi đau thì sẽ không bao giờ hiểu được sự bình an đích thực 

mẹ t cũng không hiểu được thế nào là nỗi đau thực sự

những người như vậy thì ko nên tồn tại trên thế giới  

và t sẽ là người phán xét họ  vì ta là chúa Pain " đấng tối cao"

3 tháng 1 2022

tham khảo nha

Ai cũng có lần mắc lỗi và tôi cũng vậy. Lỗi lầm ấy đã trở thành một kỉ niệm khiến tôi không bao giờ quên.

Mấy hôm ấy, bố tôi đi công tác nên mẹ ở nhà chăm lo, yêu thương tôi hết mực. Một hôm, mẹ dẫn tôi đi chợ để sắm quần áo mới. Đi qua một quầy hàng bán đồ chơi, tôi thấy một bé gấu bông rất dễ thương. Tôi định xin tiền mẹ mua nhưng rất ngại. Về nhà,hình ảnh bé gấu lúc nào cũng ở trong tâm trí tôi. Tôi mơ thấy mình đang chơi với gấu, chải lông cho gấu, âu yếm gấu. Hai ngày sau, tôi quyết định lấy trộm tiền mẹ để mua bé gấu. Đã quyết thì làm, ngày hôm sau, khi mẹ đang nấu ăn, tôi lén lấy trộm của mẹ một trăm ngàn và chạy ra chợ mua bé gấu về. Lúc ấy, tôi vui sướng biết bao! Tan học, tôi chơi đùa vui vẻ với bé gấu. Còn trước khi đi học thì tôi cất gấu vào tủ quần áo và cắp sách đến trường. Bỗng nhiên một hôm tôi đi học về, mở tủ ra thì bé gấu không còn nữa. Tôi hốt hoảng đi tìm khắp nơi và khi vào bếp, tôi thấy bé gấu đang nằm trong tay mẹ. Tôi thở phào nhẹ nhõm nhưng bỗng giật mình: “Trời ơi, mẹ phát hiện ra bé gấu rồi, làm sao bây giờ?” Mẹ hỏi tôi:

 

- Con gấu bông này ở đâu ra vậy con? Bạn con cho con hả? Hay là con ăn trộm của ai?

Tôi lúng túng trả lời:

- Dạ…dạ…vâng ạ! Bạn… bạn Lan cho con đó mẹ! Bạn ấy tốt quá nhỉ!

Mẹ trả gấu lại cho tôi rồi bảo tôi về phòng. Tôi gật đầu rồi chạy một mạch vào phòng. Từ đó, ngày nào, mắt mẹ cũng đỏ hoe cả lên. Một tối nọ, tôi bỗng giật mình thức giấc khi nghe tiếng ai đó khóc. Tôi nhìn ra cửa sổ thấy mẹ vừa khóc vừa than rằng:”Mình ơi, em có lỗi với mình quá! Khi mình đi vắng, ở nhà em đã dạy con không tốt. Cái Vân nó đã nói dối em, mình ơi!” Ôi trời, thì ra mẹ đã biết hết mọi chuyện rồi ư? Sao mẹ không trách mắng, đánh đập con mà lại cố gắng chịu đựng một mình? Mẹ có biết rằng khi nhìn mẹ rơi lệ, con đau xót lắm không! Ôi, tội nghiệp mẹ của con.

Hôm sau, tan học về, tôi chạy vào bếp và ôm chầm lấy mẹ. Tôi khóc, hai hàng nước mắt chảy dài và nói:

- Con xin lỗi mẹ. Con thật có lỗi với mẹ. Lẽ ra, con không nên lấy trộm tiền mẹ để mua con gấu bông ấy. Con xin lỗi mẹ. Mẹ tha thứ cho con nhé!

 

Mẹ gật đầu. Hai mẹ con ôm lấy nhau mà khóc.

Tôi rất yêu quý và biết ơn mẹ. Tôi sẽ không bao giờ lấy trộm tiền của mẹ nữa và sẽ cố gắng học thật giỏi để mẹ vui lòng. Trong tâm trí tôi, tôi luôn biết rằng tình yêu mà mẹ dành cho tôi là vô bờ bến.


 

3 tháng 1 2022

TK;

 

Tuổi thơ bồng bột nông nổi đã để lại cho chúng ta nhiều kỷ niệm và cũng là những lần phạm lỗi rất ngây thơ và đáng nhớ, bởi chúng ta luôn nghĩ người lớn không biết nhưng thực tế chỉ cần liếc sơ họ đã biết chúng ta làm sai rồi. Bản thân tôi cũng đã từng như thế, tôi đã từng phạm phải một lỗi mà đến giờ nghĩ lại thấy bản thân sao ấu trĩ và trẻ con thế.

Ngày ấy, tôi đang học lớp 4 tuy gia đình chưa được coi là khá giả nhưng tôi cũng được mẹ cho đi học thêm ở nhà cô. Tôi đi học được vài tháng đầu tiên, ngày nào tôi cũng đến lớp đầy đủ, tuần ba buổi, mỗi buổi hai tiếng. Tôi vốn có tiếng là đứa chăm chỉ, ngoan và học giỏi, nên rất được thầy cô bạn bè yêu quý, kể cả cô giáo dạy thêm cũng quý tôi lắm, thế nên mẹ lại càng tin tưởng tôi hơn, tôi biết mẹ tự hào vì tôi nhiều lắm. Thế nhưng tôi lại có lỗi với cả mẹ và cô, tôi đã phụ sự tin tưởng của họ dành cho tôi. Nhà tôi nghèo thế nên tôi không có được những thú vui như chúng bạn, tôi không bao giờ có tiền tiêu vặt, những lúc tôi ở lại trường để học cả ngày mẹ sắm cho tôi chiếc cặp lồng để mang cơm ở nhà đi theo.

Nhìn những đứa bạn trưa trưa được đi ra quán ăn vặt, mua này mua nọ, đôi lúc tôi thấy tủi thân lắm, tôi càng thu mình lại hơn. Đỉnh điểm là việc tôi rất thích đọc truyện, những cuốn truyện tranh Đô-rê-mon mà mấy đứa trẻ chúng tôi ham vô cùng, một đứa có là chuyền tay nhau đọc đến cũ mèm. Và vì quá thích, tôi đã lén lấy tiền đóng học thêm mẹ cho tôi, khi ấy là 150 ngàn đồng, để đi mua những cuốn truyện mà tôi hằng ao ước, tôi muốn một lần được hãnh diện với bè bạn. Thế nhưng khi cầm những cuốn sách mới coóng trên tay, và số tiền lẻ còn thừa tôi thấy hối hận vô cùng, và cũng sợ hãi nữa, rồi tiền đâu để đóng học, rồi lỡ mẹ biết thì phải làm sao,... Bao nhiêu câu hỏi hiện lên trong đầu khiến tôi vô cùng hoang mang và mệt mỏi. Sự thay đổi thái độ của tôi đã khiến mẹ tôi nghi ngờ, bởi mẹ tôi vô cùng nhạy cảm, một buổi tối tôi đang ngồi học bài mẹ nhẹ nhàng bước đến rồi đặt cuốn truyện mà tôi mua lên bàn.

Tôi giật nảy mình, nghĩ rằng đợt này kiểu gì cũng ăn một trận đòn nên thân, tôi chỉ biết cúi gằm mặt xuống bàn. Nhưng mẹ tôi không quát tháo, cũng không nói gì, tôi chỉ thấy mắt mẹ đỏ lên và hình như có những giọt nước mắt mẹ đang chảy trên đôi gò má đã sạm đi vì nắng gió, rớt trên đôi tay thô sần vì quanh năm làm lụng vất vả. Tôi biết tôi sai thật rồi, tôi có lỗi với mẹ nhiều lắm, tôi bật khóc hu hu vì tủi thân vì thương mẹ, nghĩ ghét cái sự ngu xuẩn của mình, khiến mẹ đau lòng. Những đồng tiền ấy không phải để tôi phung phí, không phải để tôi làm mẹ tôi buồn như vậy, miệng tôi lí nhí xin lỗi mẹ trong tiếng sụt sùi. Mẹ nhìn tôi, rồi nói một câu mà tôi nhớ mãi: “Mẹ vẫn luôn tin tưởng con như vậy, mẹ chỉ mong con học thật tốt mà chưa nghĩ đến việc con cũng có những thú vui và sở thích, nhưng gia đình mình…”, rồi mẹ không nói tiếp.

Chuyện đã qua thật lâu nhưng tôi vẫn nhớ mãi, nó là một bài học vô cùng sâu sắc khiến tôi nhớ mãi không quên, vì vậy tôi càng cố gắng học tập để bù đắp lại những lỗi lầm mà mình đã gây ra. Tôi luôn nghĩ rằng lỗi lầm là để khiến chúng ta trưởng thành chứ không phải là để khiến chúng ta phải sống trong tội lỗi, tương lai còn ở phía trước mong rằng các bạn đã từng phạm lỗi hãy sống tốt hơn, đừng bao giờ để cha mẹ phải khóc vì bạn nhé, vì học đã quá cực khổ rồi.

 

9 tháng 10 2023

Bài làm:

Quê hương - đó là một chủ đề vĩ đại và thú vị, luôn đọng mãi trong tâm hồn của con người. Bài thơ "Quê hương" của Đỗ Trung Quân với những dòng thơ đơn giản nhưng sâu sắc đã khiến tôi suy ngẫm về ý nghĩa và giá trị đặc biệt của quê hương. Từ hai dòng thơ trên, tôi muốn chia sẻ những suy nghĩ của mình về quê hương, một khái niệm có sức mạnh kỳ diệu đối với con người.
Dòng thơ đầu tiên bài thơ này đã nhấn mạnh sự độc đáo và quý báu của quê hương. "Quê hương mỗi người chỉ một" - điều này cho chúng ta thấy rằng không có hai người có cùng một quê hương, và quê hương của mỗi người đều có giá trị riêng biệt. Mỗi vùng đất, mỗi làng quê đều mang trong mình một phần của lịch sử, văn hóa và ký ức của người dân. Quê hương là nơi mà con người lớn lên, nơi mà họ gắn kết với gia đình, bạn bè và cộng đồng. Quê hương không chỉ đơn thuần là một địa điểm, mà còn là một phần tinh thần, một trạng thái tinh thần, và một hình ảnh thân thương.
Dòng thơ tiếp theo "Như là chỉ một mẹ thôi" đã nêu bật vai trò to lớn của quê hương trong cuộc sống của con người. Mẹ, trong tâm hồn của mỗi người, là người mà chúng ta yêu quý và trân trọng nhất. Quê hương cũng như một người mẹ đối với mỗi cá nhân. Nó nuôi dưỡng, bảo vệ và mang lại cho chúng ta sự an toàn và ấm áp. Quê hương là nguồn cảm hứng, là nơi chúng ta học hỏi và phát triển. Nó là nơi chúng ta tìm thấy sự tự hào và danh dự, là nơi chúng ta gắn kết với người khác để xây dựng và bảo vệ cộng đồng.
Từ bài thơ này, tôi chắc chắn rằng quê hương không chỉ là một địa điểm, mà còn là một phần quan trọng trong danh tính của chúng ta. Nó là nguồn cảm hứng, là nguồn sức mạnh để chúng ta vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Quê hương là nơi chúng ta trở về sau mỗi hành trình, là nơi chúng ta tìm thấy niềm hạnh phúc và sự hài lòng. Chính vì vậy, chúng ta cần trân trọng và bảo vệ quê hương của mình, để nó luôn tồn tại và phát triển để thế hệ sau cũng có thể tận hưởng vẻ đẹp và giá trị của nó.
Cuối cùng, bài thơ "Quê hương" của Đỗ Trung Quân đã thúc đẩy tôi suy nghĩ về quê hương như một phần không thể thiếu của cuộc sống và tình yêu của chúng ta. Chúng ta cần hãy trân trọng và yêu quê hương, bảo vệ và gìn giữ những giá trị văn hóa, lịch sử và tình thân thuộc mà nó mang lại. Quê hương không chỉ là nơi ở, mà còn là trái tim và linh hồn của chúng ta.

1. Mở bài: Giới thiệu vê tình yêu quê hương, ý nghĩa của nó trong đời sống con người.

2. Thân bài:

- Giải thích:

Tình yêu quê hương: là tình cảm gắn bó sâu sắc đối với những sự vật và con người tại nơi ta được sinh ra và lớn lên. 

- Bàn luận: Tình yêu quê hương là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mỗi con người dù ở bất kỳ đất nước nào.

+ Động lực phấn đấu hoàn thiện bản thân

+ Bồi dưỡng tinh thần cống hiến giúp đỡ cộng đồng của mỗi cá nhân.

+ Giúp mỗi con người sống luôn hướng về nguồn cội

+ Gắn kết cộng đồng trong mối quan hệ thân hữu tốt đẹp.

- Mở rộng: Mỗi cá nhân nên xây dựng, bồi dưỡng cho mình tình yêu quê hương đất nước và có những hành động cụ thể để góp phần bảo vệ, xây dựng, làm đẹp cho quê hương đồng thời phê phán những người sống thiếu trách nghiệm và tình yêu đối với quê hương 

=> Liên hệ bản thân: Cần làm gì để nuôi dưỡng tình yêu quê hương trong mỗi con người

3. Kết bài: 

- Thể hiện tình cảm và khát vọng được cống hiến cho quê hương

- Đưa ra lời nhắc nhở tới mọi người 

3 tháng 8 2021

Tham khảo:

Đã có một thời gian xã hội chúng ta quan niệm một cách đơn giản rằng quê hương chỉ gắn với tình cảm công dân. Thế nhưng có thật như thế không khi quê hương còn là sự gắn bó thân thương, máu thịt; là hình ảnh đọng mãi trong tim mỗi con người khi xa quê. Bấy giờ, chúng ta mới thật sự nhận ra quê hương còn đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc sống tâm hồn con người. Vậy chúng ta hiểu quê hương có vai trò quan trọng như thế nào?

Quả đúng như vậy, quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi mà ta có nhiều kỉ niệm gắn liền với kí ức và tâm hồn của mỗi con người, là một thứ vô hình, vô dạng nhưng đã in sâu vào trong tâm trí chúng ta để khi đi xa ta vẫn nhớ về nó. Cho nên quê hương là một cái gì đó không thể thiếu trong cuộc sống tâm hồn mỗi con người.

Vậy quê hương có vai trò quan trọng như thế nào đối với cuộc sống tâm hồn mỗi con người? Ta phải hiểu rằng yêu quê hương trước hết phải yêu thương gắn bó với mảnh đất, con người quê hương, biết rung động trước những vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. Quê hương còn bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt hàng ngày, những tình cảm đôi lứa, sự gắn bó gia đình, làng quê, đó là tình cảm trong sáng nhất, cao cả và góp phần thanh lọc tâm hồn con người. Tôi sinh ra và lớn lên ở Đà Lạt, một thành phố của những bông hoa thơm ngào ngạt. Khi tôi học cấp 2, gia đình chuyển lên sống ở Tp. Hồ Chí Minh. Những hình ảnh về quê hương Đà Lạt sương mù vẫn khắc sâu vào tâm hồn của tôi.

Ngược lại với những điều đó, có những kẻ hô hào khẩu hiệu, nhưng thực tế lại sống giả tạo. Không thể yêu quê hương mà không xuất phát từ tình cảm, gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn, gia đình, làng xóm, yêu những con người gần gũi quanh ta với những kẻ không nhớ về quê hương, cuội nguồn thì đó là những kẻ vô tâm, vô cảm, không một chút quan tâm về sự thay đổi của chính nơi mình sinh ra.

Bản thân mỗi học sinh chúng ta phải luôn xác định quan niệm đúng đắn về vai trò của quê hương, đất nước, bằng cách trau dồi tu dưỡng những tình cảm nhân văn, phải biết rung động trước cái đẹp của cuộc sống quanh ta. Khi còn là học sinh ta phải biết yêu mến con người và mảnh đất mà ta đang sống, tiếp xúc hàng ngày, biến tình cảm ấy thành mục đích, hoài bảo để sau này cống hiến cho đất nước

16 tháng 6 2021

Trong cuộc sống, việc cho đi và nhận lại không chỉ đơn thuần là sự giúp đỡ giữa con người với nhau, hay là vì một mục đích nào đó. Hơn tất cả, việc cho đi và nhận lại là một lẽ tất yếu trong xã hội, góp phần làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp, mang nhiều màu sắc nhân văn nhân bản hơn cả, từ đó con người tìm thấy được những vui, niềm hạnh phúc trong cuộc sống nhờ những giá trị tốt đẹp xuất phát từ tấm lòng chân thành giữa một xã hội hỗn độn, đầy mệt mỏi. Đúc rút được ý nghĩa của việc cho đi nhận lại đầy tốt đẹp ấy, một nhà diễn giả nổi tiếng người Mỹ gốc Canada Brian Tracy đã có một phát ngôn rất ấn tượng tạo động lực cho nhiều người đó là: "Hãy luôn cho mà không ghi nhớ và luôn nhận mà không lãng quên".

Toàn bộ câu nói đều mang bóng dáng của một lời khuyên bổ ích, câu nói ấy khuyên mọi người hãy làm điều tốt hướng đến những giá trị khác ngoài giá trị vật chất, đó là lời khuyên về thái độ của con người đối với việc cho đi và nhận lại trong cuộc sống. Trước hết, ta cần hiểu "hãy cho đi mà không ghi nhớ", ở đây "cho" có rất nhiều khía cạnh, từ việc trao tặng ai đó một món quà nhỏ, một bông hồng đẹp, một cuốn sách hữu ích, chia đôi phần ăn sáng cho cô bạn cùng bàn, hay cũng có thể là sự giúp đỡ người khác khi họ cơ nhỡ gặp khó khăn trong cuộc sống,... Ngoài ra, việc cho đi không chỉ thể hiện ở những giá trị vật chất chúng ta đã trao tặng, mà đôi lúc cho đi còn là cho những giá trị tinh thần, có thể đó là những lời động viên, an ủi, là những lời khuyên, lời chia sẻ tâm tình xuất phát từ tận trái tim. Quan trọng hơn cả, việc cho đi bất cứ một thứ gì thì cũng phải xuất phát từ lòng tự nguyện, từ trái tim yêu thương, ước mong được cống hiến, được giúp đỡ người khác. Có thế thì việc cho đi mới thực sự có ý nghĩa nhân văn, tốt đẹp. Còn nếu như khi chìa tay ra và trao cho người khác một thứ gì đó, mà trong tâm hồn vẫn luôn tơ tưởng về việc sẽ được nhận lại cái gì đó xứng đáng thì chúng ta đã vô tình đánh mất đi cái ý nghĩa tốt đẹp của việc cho đi, đó đơn thuần chỉ là trao đổi, vì mục đích vụ lợi mà thôi còn đâu cái ý nghĩa của việc cho mà không cần hồi đáp.

Việc nhận lại hay không thuộc về những cảm nhận trong tâm hồn của chúng ta, chẳng phải khi bạn cho đi với một tâm hồn trong sáng lương thiện, thì chính bản thân bạn cũng đã nhận lại được niềm vui sướng hạnh phúc vì vừa làm được một việc hết sức có ý nghĩa hay sao. Theo tôi đó là sự đền đáp quá xứng đáng cho mỗi hành động tốt đẹp ấy rồi, cũng giống như việc ta trao tay người khác một bông hồng đẹp, cái còn lại nơi bàn tay ta chính là mùi hương vấn vương mãi không rời. Việc sẵn sàng cho đi mà không cần nhận lại là minh chứng cho tấm lòng cao thượng, một tâm hồn đẹp đẽ, nhân hậu của chính chúng ta. Không phải ai cũng có thể dễ dàng cho đi, nhưng một khi đã cho đi, chúng ta bỗng sống có ý nghĩa hơn trong cuộc đời, thoát khỏi cái gông cùm của sự ích kỷ, của cái tôi có nhân yếu đuối, để thả hồn vào cái vui sống, an nhiên, hạnh phúc bằng những hành động tốt đẹp, nhân văn. Có câu, bạn càng tính toán chi ly bạn càng cảm thấy cuộc sống bế tắc, nhưng một khi bạn thong thả, chịu hi sinh một phần lợi ích của bản thân cho người khác thì bỗng nhiên cuộc sống của bạn như được mở ra vậy. Giờ đây, cuộc sống không còn chỉ quẩn quanh ở những giá trị vật chất tầm thường, mà còn là những giá trị tinh thần cao quý, mà cho dù có bao nhiêu tài sản cũng chẳng thể mua nổi, chính những giá trị ấy đã nuôi dưỡng tâm hồn bạn thành một vườn hồng thơm ngát. Bàn tay xinh đẹp của bạn ngày ngày thu hoạch rồi trao tặng cho người cần, thật sự ý nghĩa và hạnh phúc vì cuộc đời ta bỗng trở nên thơm mát lạ kỳ.

Với vai trò của người nhận, cho dù khi bạn nhận được một thứ gì đó nhỏ nhắn thôi, ví như cây kẹo mút, tờ khăn giấy, hay một món quà, một bông hoa,... Thì cái cốt yếu nhất mà chúng ta phải làm được đó là sự ghi nhớ không quên, là lòng biết ơn với những gì chúng ta được nhận, với người đã trao tặng cho chúng ta những thứ đó một cách chân thành. Hãy luôn tâm niệm rằng trong cuộc đời dài ngót nghét 60, 70 năm ấy chắc chắn ít nhiều cũng sẽ có đôi lần chúng ta vấp ngã, gặp khó khăn trong cuộc sống, những khi ấy người chịu chìa đôi tay ra kéo bạn đứng lên, chịu ngồi nghe bạn tâm tình thủ thỉ, cho bạn chiếc khăn tay lau nước mắt, thậm chí giúp bạn bước qua khó khăn bằng năng lực của họ thì chẳng còn gì sung sướng hạnh phúc hơn cả. Sao chúng ta có thể quên người đã từng giúp đỡ, từng có ơn nghĩa với mình được chứ, làm thế chẳng khác nào kẻ lợi dụng lòng tốt của người khác, vong ân bội nghĩa, qua cầu rút ván chăng? Chúng ta cần tự ý thức được rằng, người giúp đỡ ta lúc khó khăn dù họ có ý nghĩ gì thì chí ít rằng, lúc ấy cũng chỉ có họ chịu chìa tay ra kéo chúng ta dậy, họ thực sự muốn giúp chúng ta trong khoảnh khắc ấy. Những con người như vậy thứ nhất là chúng ta đã nợ họ một ân tình, thứ hai là họ xứng đáng được chúng ta trân trọng và dành những tình cảm chân thành nhất để đối đãi. Làm được như vậy, chứng tỏ chúng ta có một tâm hồn và nhân cách đẹp đẽ, sẽ khiến chúng ta được sống hạnh phúc, vui vẻ, không phải vướng mắc hay cắn rứt lương tâm về hành động của mình. Người ta đã cho bạn một, thì bạn hãy cố gắng đền đáp họ lại 10, bằng lòng chân thành, yêu thương và biết ơn sâu sắc nhé, tuyệt đối đừng lãng quên lòng tốt của người khác mà chỉ thản nhiên nhận, đó gọi là vô sỉ, không có thể diện, đạo đức.
Câu nói của Brian Tracy đã đem đến cho chúng ta nhiều nhận thức mới mẻ về hành động cho đi và nhận lại trong cuộc sống. Cuộc đời chúng ta là một vườn hồng thơm ngát, chúng ta hãy hãy những bông hoa đẹp nhất đem trao tặng cho người đời mà đừng tiếc chi những ngày dài chăm sóc, bởi khi được cho đi thì sâu trong tâm hồn chúng ta đã cảm thấy thật hạnh phúc và ý nghĩa đang đong đầy trái tim. Và vườn hồng ấy của chúng ta cũng sẽ được nhận lại những tấm lòng đẹp đẽ, tựa nguồn phân bón tốt, nguồn nước sạch từ những người khác, khi ấy bạn tuyệt đối đừng quên đi những nhân tố đã vun đắp cho vườn hồng của mình nhé. Cuộc sống vốn là sự cho đi và nhận lại không cưỡng cầu, mà chúng diễn ra một cách tự nhiên tất yếu, nên đừng băn khoăn mà hãy sống thật thoải mái, bỏ đi cái tính ích kỷ hẹp hòi trong lòng, đó mới là chìa khóa của hạnh phúc.

Trong Lá thư cuối cùng của mẹ tôi, nhà văn Ét-môn-đô đơ A-mi-xi đã viết những dòng sau: "Trường học là một bà mẹ hiền En-ri-cô ạ. Trường học đã nhận con từ hai tay mẹ lúc con vừa mới biết nói, nay trả con lại cho mẹ, khỏe mạnh, ngoan ngoãn, chăm chỉ. Mẹ cầu phúc cho nhà trường, còn con, con không bao giờ được quên nhà trường. Sau này khi con đã thành người lớn, con sẽ đi vòng quanh...
Đọc tiếp

Trong Lá thư cuối cùng của mẹ tôi, nhà văn Ét-môn-đô đơ A-mi-xi đã viết những dòng sau:

"Trường học là một bà mẹ hiền En-ri-cô ạ. Trường học đã nhận con từ hai tay mẹ lúc con vừa mới biết nói, nay trả con lại cho mẹ, khỏe mạnh, ngoan ngoãn, chăm chỉ. Mẹ cầu phúc cho nhà trường, còn con, con không bao giờ được quên nhà trường. Sau này khi con đã thành người lớn, con sẽ đi vòng quanh thế giới, sẽ thấy những đô thị mênh mông và những lâu đài tráng lệ nhưng con sẽ nhớ mãi mãi ngôi nhà quét vôi trắng bình thường ấy với những cửa chớp đóng kín, khu vườn rợp bóng cây, đó là nơi đã nảy nở đóa hoa đầu tiên của trí tuệ con. Con sẽ nhìn thấy ngôi trường ấy cho mãi đến ngày cuối cùng của đời con."

(Những tấm lòng cao cả - NXB Văn học)

Từ những dòng thư trên, em hãy viết một bài văn (khoảng 400 chữ) để bày tỏ suy nghĩ về mái trường nơi em đã gắn bó một phần cuộc đời mình.

3
16 tháng 6 2021

Con người ta sẽ có những lúc tìm thấy cho mình một điều gì đó mà tác động và ảnh hưởng đến bản thân một cách tích cực, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng ta, và với tôi, đó chính là hai chữ “Mái trường”. “Mái trường” trong bạn là gì? Còn mái trường trong tôi đó là nơi đã đem lại cho tôi biết bao kiến thức, giá trị sâu sắc về đời sống, dạy tôi những bài học làm người, đó cũng là nơi lưu giữ biết bao những kỷ niệm thân thương và đáng nhớ nhất của tuổi học trò, cái lứa tuổi đẹp nhất của đời người mà không thể phai mờ. Phải chăng, với ai cũng vậy, ai cũng sẽ bỡ ngỡ, lạ lẫm khi lần đầu bước vào cái thế giới mộng mơ và đầy tri thức ấy phải không? Tôi cũng vậy, tôi còn nhớ như in ngày đầu tiên, được mẹ nắm lấy bàn tay, đi qua cánh cổng trường, nhìn thấy biết bao gương mặt xa lạ , ngại ngùng trước nụ cười thắm thiết của cô giáo thân yêu và một áp lực nhỏ khi bước vào lớp học trang nghiêm. Ngày đầu tiên đi học của tôi cứ thế mà trôi qua trong cái cảm giác hồi hộp mà lo lắng vậy, để rồi sau này, từng ngày trôi qua cũng giống như những trang giấy vẽ mà đầy màu sắc , đầy hình ảnh. Cuốn sách học trò ấy của tôi vào cái ngày mà bước đến trang cuối cùng, đó cũng là lúc mà một đứa trẻ ngây thơ đã trưởng thành biết bao nhiêu thoe dòng chạy của bánh xe thời gian. Tôi nhận ra, một phần cuộc đời này của mình thì ra đã gắn với hai từ “mái trường” lâu đến vậy. Dường như, đó là cái thế giới mà đôi khi con người ta chưa hẳn đã muốn bước vào bởi sự gò bó hay kỷ luật nhưng lại không nỡ bước ra khi phải rời xa thầy cô, bạn bè, rời xa cái môi trường đã cho ta biết bao kiến thức. N.Mandela đã từng nói “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới”, và trường học, theo một khía cạnh nào đó, chính là nơi sản sinh ra thứ vũ khí uy lực ấy. Sau này, khi con người ta trưởng thành, đạt được những thành công nhất định, hãy đừng bao giờ quên đi cội nguồn đã cho ta những hành trang để ta đi đến được cái đích ấy. Mái trường có thể không bao la tình yêu thương của gia đình, người thân, nhưng nó lại cho ta những niềm vui, kỷ niệm, dạy ta cách sống và hơn hết là tri thức. Mái trường trong cuộc đời của mỗi người sẽ được định nghĩa khác nhau nhưng đều giống nhau ở cách ta tiếp thu được bao kinh nhiệm, bài học đáng quý. Ngôi trường thân yêu của tôi, đã sắp đến lúc tôi phải xa nơi đây rồi, cũng sắp đến lúc tôi phải cởi lớp áo chắn mà gia đình và nhà trường đã khoác cho mình, để tiếp tục vững bước trên con đường tương lai của chính tôi sau này, không còn là một sự bảo bọc nữa mà phải cất cao đôi cánh của chính bạn để bay xa hơn về những chân trời kia, để trở thành một con người mà mái trường của bạn có thể tự hào. Trường học, một ký ức đẹp mà không bao giờ có thể phai nhòa.

28 tháng 12 2021

1. Mở bài:

Bức thư mẹ En-ri-cô gửi cho con đã khẳng định vai trò to lớn của trường học đối với mỗi con người. Đó là, cái nôi nuôi dưỡng cho mỗi chúng ta khôn lớn trưởng thành.

2. Thân bài:

a. Vai trò của trường học đối với con người:

+ Đem lại sự khỏe mạnh, rèn luyện thân thể cho mỗi chúng ta.

+ Giáo dục đạo đức cho mỗi con người, để chúng ta trở thành người tốt.

+ Đem lại tri thức, để chúng ta trở thành con người có ích.

+ Trường học là nơi lưu giữ những kỉ niệm êm đềm, đẹp đẽ của tuổi thơ mỗi người.

b. Là một học sinh cần phải làm gì ở nhà trường:

+ Cần xác định mục tiêu học tập đúng đắn, nỗ lực phấn đấu vì mục tiêu đã đề ra.

+ Kết hợp hài hòa giữa học và chơi.

+ Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, sức khỏe.

+ Thân thiện, hòa đồng với bạn bè.

c. Liên hệ bản thân: Em đã nhận được những gì từ nhà trường trong suốt những năm học vừa qua.

3. Kết bài: Suy nghĩ của bản thân về vấn đề vừa nghị luận.

26 tháng 12 2023

(Xin lỗi bạn nha mình cop trên mạng xuống bạn có thể tham khảo)

Mở bài :

Giới thiệu về bản thân mình.Là ông Ba - bạn thân của ông Sáu và cũng là người chứng kiến được tình cảm cha con cao đẹp nhưng đầy éo le của ông Sáu và bé Thu,

Thân bài

Giới thiệu về bạn thân của mình,ông Sáu : là người đồng đội tốt,nhiệt huyết và cũng là người cha hết lòng yêu thương đứa con gái của mình

 Kể về hoàn cảnh éo le của hai cha con ông Sáu và bé Thu

+ Những tình cảm của ông Sáu thẻ hiện tình yêu của mình với bé Thu mà bản thân (ông Ba đã chứng kiến) 

+ Từng cử chỉ,hành động yêu thương của ông Sáu đối với con gái của mình 

- xuồng chưa kịp cập bến, anh đã nhảy tót lên bờ

+ anh nóng lòng kêu to tên con, giọng run lặp bặp

Đó là tình cha đối với con đã nhiều ngày chưa gặp mặt ,muốn vỗ về con,gần gủi con,cho con cảm nhận tính yêu của ông

 + Những sự việc xảy ra trước khi Bé Thu chèo xuống bỏ ra nhà bà ngoại

+ Tả chi tiết vẻ mặt và nét mặt của ông Sáu và bé Thu

+ Suy nghĩ của bản thân về tình cha con của hai người 

+ buồn thay cho người bạn,cũng có chút không hiểu được bé Thu sao lại cứng đầu đến thế

+ Bé Thu dãy nãy,không chịu ăn trứng cá mà ông Sáu gắp cho 

+ Ông Sáu tức quá ,đánh bé Thu (bản thân không kịp can ngân ) 

Khiến cho bé Thu bỏ về nhà bà ngoại 

+ Thầm tiếc cho người bạn của mình,vì sắp phải xa con mà bé Thu vẫn chưa một lần gọi ba 

...

. Kết bài :

Nỗi lo lắng và cũng là khâm phục ông Sáu có tình yêu thương con tha thiết, sâu sắc.Cái tình cha vĩ đại trước sự cứng đầu của bé Thu

Hi vọng bé thu sớm hiểu ra,và chịu gặp mặt anh Sáu .gọi anh Sáu là ba

+ Tình cảm thiêng liêng của hai cha con

16 tháng 6 2021

Có những lúc mỏi mệt trên đường đời, có những phút yếu lòng tưởng chừng như ngã gục, có những khi lỡ lầm đường lạc lối thì không ai khác chính mẹ là người đã nâng đỡ, đã tiếp thêm sức mạnh cho tôi trên con đường lắm chông gai ấy. Tình mẫu tử quả là thiêng liêng và bất diệt, tôi càng thấm thía hơn câu thơ của Chế Lan Viên:

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con.”

Tình mẫu tử là tình cảm ruột thịt thiêng liêng cao qúy giữa người mẹ và đứa con. Đó là sự hy sinh vô điều kiện của người mẹ vì hạnh phúc và thành công của con cái mình, là sự tôn trọng, biết ơn và khắc cốt ghi tâm tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào, vô tận. Chúng ta với sự hữu hạn của tâm hồn và lý trí không bao giờ có thể cân đong đo đếm được giá trị thiêng liêng và vai trò to lớn của người mẹ trong hành trình trưởng thành, trong hành trình sống làm người của mỗi người.

Tình mẫu tử là suối nguồn yêu thương vĩ đại nhất mà nhân loại được ban tặng. Tình mẫu tử giúp ta được sống đầy đủ và phong phú hơn với những nguồn tình cảm vốn xứng đáng được hưởng đặc quyền như nhau. Hãy thử nhìn những số phận bất hạnh ngoài kia, những người mồ côi không nơi nương tựa đang khao khát tình mẹ, khao khát được một lần áp mặt vào bầu sữa nóng của mẹ, được mẹ gối đầu, được sà vào vòng tay âu yếm của mẹ mà khó biết bao. Tình mẹ là điểm tựa vững chắc và mạnh mẽ giúp ta vượt qua những chông gai của cuộc đời. Mỗi khi cuộc sống khó khăn, mỗi khi thất bại tưởng chừng gục ngã, bên cạnh mẹ và những lời động viên của mẹ là liều thuốc thần tiên tiếp thêm cho ta sức mạnh để soi đường chỉ lối, giúp ta vượt lên phía trước. Tình mẹ bao la luôn dung chứa và khoan dung, độ lượng, nhân hậu vô điều kiện với những sai lầm và tội lỗi ta gặp phải trong hành trình trưởng thành làm người. Mẹ là ánh sáng trên cao soi đời con những lúc tăm tối, là ánh mặt trời bừng sáng để sưởi ấm và nạp đầy năng lượng cho những bước đi của con. Có những điều có thể mất đi, có thể thay thế nhưng tình mẫu tử thì không gì bù lấp được nếu mất đi.

Vậy nên, mới nói tình mẫu tử thiêng liêng và cao cả như vậy. Lòng mẹ bao la là bến đỗ bình yên nhất trong cuộc đời mỗi người. Thế nên phật dạy: “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ, gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”. Đó là sự hy sinh, sự cắt máu và nhỏ những giọt nước mắt chắt ra từ an ruột để nuôi ta khôn lớn. Ấy vậy mà vẫn có những người sẵn sàng vứt bỏ đi tình mẹ thiêng liêng ấy, có khi chỉ vì những giá trị vật chất nhất thời, những danh lợi tầm thường và ti tiện. Rất phổ biến trong xã hội hiện nay là tình trạng con cái hỗn láo, đánh đập và phụ bạc cha mẹ, bản thân sống trong giàu có, sung túc nhưng lại bỏ mặc mẹ già neo đơn, cô độc không nơi nương tựa. Hơn nữa là việc sau khi thành đạt rồi họ lại cảm thấy coi thường và xấu hổ chỉ vì mẹ mình không sang trọng và giàu có như người khác, ảnh hưởng đến thanh danh của họ nên cũng sẵn sàng gửi mẹ đến viện dưỡng lão hoặc phó mặc như một kẻ vô tình, máu lạnh. Buồn biết bao khi những giọt mồ hôi, máu và nước mắt của những dấu chân mẹ in mọi nẻo đường, những giọt mồ hôi thấm từng hạt gạo, bông lúa để tảo tần nuôi con ăn học, thành đạt mà nay lại bị đối xử như vậy.

Hãy sống như một con người chân chính đó là việc trân trọng tình mẹ thiêng liêng, tôn thờ vai trò và tấm lòng thiêng liêng của mẹ. Chính tình mẫu tử là nguồn cội, gốc rễ sâu xa nhất cho sự trưởng thành và phát triển bền vững của tâm hồn ta.