Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Có ai đó đã nói rằng: “Mỗi cuốn sách là một bức tranh kì diệu, mở ra trước mắt chúng ta những chân trời tri thức. Quả thật như vậy, qua mỗi cuốn sách, ta sẽ bắt gặp những câu chuyện, những con người với từng mảnh đời, số phận khác nhau. Đó là nàng Kiều với thân phận chìm nổi, bấp bênh cùng 15 năm phiêu bạt vì phải chịu đựng những hủ tục của một giai cấp thống trị thối nát; là cậu bé Hồng với một tuổi thơ bất hạnh cùng hoàn cảnh sống chật vật. Qua những câu chuyện ấy, mỗi người sẽ tự rút ra những bài học cho riêng mình. Với tôi, cuốn sách đã để lại trong tôi nhiều xúc cảm và ấn tượng nhất là cuốn “Lời chia tay đẹp nhất thế gian” của tác giả Noh Hee Kyung.
Dù có viết nhiều và được khai thác ở khía cạnh nào thì có lẽ, những câu chuyện về gia đình vẫn luôn là chủ đề không bao giờ xưa cũ. Bởi nó luôn chạm đến sâu thẳm trong lòng mỗi người, và bởi chúng ta, hầu hết ai cũng có một gia đình để nhớ về. “Thật kỳ lạ, khi còn trên đời, mẹ chỉ đơn giản là mẹ thôi, chẳng có gì hơn. Thế nhưng khi bà qua đời, tôi bỗng có suy nghĩ rằng bà chính là cả cuộc đời của mình.” Chỉ với trang sách đầu tiên, tác giả đã đem đến một nỗi buồn man mác cùng sự day dứt đến đau lòng của những người ở lại, báo trước về một cuộc chia tay buồn bã và đầy tiếc nuối.
Lời chia tay đẹp nhất thế gian là câu chuyện kể về bà nội trợ Kim In Hee và gia đình của bà. Kim In Hee là một người mẹ, người vợ, người con dâu tảo tần, chịu thương chịu khó. Bà đã dành cả cuộc đời để chăm sóc, vun vén hạnh phúc cho gia đình nhỏ của mình.
Bà có một người chồng làm bác sĩ, tính tình cộc cằn, vô tâm; một người mẹ chồng già đã mất trí nhớ, khi thì đánh đập, buông những lời chửi bới, mắng nhiếc thậm tệ, một đứa con gái luôn mải mê chạy theo công việc và tình cảm sai trái của mình mà chẳng mấy khi quan tâm đến mẹ; một đứa con trai luôn thất bại trong việc thi cử nên lúc nào cũng chán chường và một người em trai luôn đắm mình trong cờ bạc, rượu chè. Họ bận bịu với công việc, với cuộc sống ngoài kia, với những con người xa lạ mà quên đi một người vẫn hằng ngày lo cho họ từng bữa cơm, từng bộ quần áo. Cuộc sống của bà cứ trôi qua một cách bình dị và lặng lẽ, với căn bếp nhỏ, với những công việc đang dang dở của mình.
Cả cuộc đời bà chưa từng mưu cầu một điều gì lớn lao, trớc mong duy nhất của bà chỉ là cả nhà có thể kịp dọn đến ngôi nhà mới đang xây để tránh những cơn gió rét của mùa đông. Ấy vậy mà, ước mong nhỏ bé, bình dị ấy chưa kịp thực hiện, bà đã phải bỏ lại tất cả. Trong một lần đi kiểm tra sức khỏe, bà được chẩn đoán mắc căn bệnh ung thư giai đoạn cuối không thể chữa trị. Căn bệnh này chắc hẳn đã có từ lâu, nó len lỏi vào trong những cơn tiểu rắt cùng sự đau đớn, thế nhưng bà nào quan tâm tới những điều ấy. Sự bận bịu với công việc đã khiến bà chẳng màng đến bản thân mình nữa. Đối mặt với cái chết sắp đến của bà, các thành viên trong gia đình mới dần nhận ra giá trị cùng sự vô tâm, bạc bẽo của mình, để rồi trong họ dâng lên nỗi xót xa, ân hận vô cùng. Người chồng tuy là một bác sĩ những giờ đây cũng chỉ biết đứng nhìn vợ mình ngày ngày bị cơn đau giày xé. Mặc dù biết người vợ mình sẽ không qua khỏi nhưng trong ông vẫn nhen nhóm những tia hy vọng. Người con gái vốn mải mê chạy theo công việc và tình yêu, nay đã gác lại tất cả để phụ giúp mẹ việc nhà. Người con trai giờ đây luôn tha thiết cầu xin thời gian trôi chậm lại để mẹ nhận được tờ giấy báo đại học mà bà hằng ao ước. Ngay cả người em trai ngày ngày chỉ biết rượu chè giờ đây cũng đã thay đổi, tu chí làm ăn. Và cũng chính vào những ngày cuối đời, bà cũng được cùng gia đình quây quần, hạnh phúc trong ngôi nhà mới. Bà ra đi trong vòng tay yêu thương của cả gia đình, trong nụ cười mãn nguyện. Cuộc chia tay của họ hiện lên thật xót xa, buồn bã nhưng cũng đẹp nhất thế gian. Chắc hẳn, ai đọc cuốn sách cũng cảm thấy ngỡ ngàng, giật mình vì bản thân bấy lâu nay “nhận” tình yêu thương, sự chăm sóc của mẹ như một lẽ thường tình mà chẳng hề để tâm. Và chỉ khi rời xa me, ta mới nhận ra, những điều ấy thật đáng trân quý biết nhường nào. Thật sự cảm ơn tác giả Noh Hee Kyung đã đem đến cho độc giả cuốn tiểu thuyết vô cùng ý nghĩa và đầy sự xúc động. “Lời chia tay đẹp nhất thế gian” cũng chính là lời tri ân cuối cùng mà tác giả gửi đến người mẹ quá cố của mình và đã trở thành cuốn sách biểu tượng về tình cảm gia đình, kiệt tác lay động trái tim của biết bao thế hệ người Hàn Quốc trong suốt 22 năm qua.
Kính chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là............học sinh.........trường.........
Với hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước oai hùng của tổ tiên ta từ thuở Âu Cơ, Lạc Long Quân cho đến thời đại Hồ Chí Minh hiện nay, chúng ta tự hào vì được làm con dân đất Việt, trời Nam. Mỗi khi lật từng trang sử của dân tộc chúng ta lại thấy cần có trách nhiệm hơn, bởi đó là nơi để soi rọi tâm hồn ta, kêu gọi ta làm gì đó có ích cho đất nước. Chính vì thế, việc học lịch sử là một phần không thể thiếu đối với học sinh, sinh viên ở bất cứ cấp học, bậc học nào.
Để ghi lại những sự kiện, chiến công và thành tựu to lớn đó, Nhà xuất bản Hồng Đức và tác giả Đặng Việt Thủy đã cho ra đời cuốn sách “Việt Nam - những thời khắc lịch sử, những sự kiện trọng đại” được xuất bản năm 2018. Trên trang bìa của cuốn sách là hình ảnh của Bác Hồ người anh hùng dân tộc Việt Nam và ngôi sao năm cánh tượng trưng cho linh hồn dân tộc và các tầng lớp nhân dân cùng đoàn kết trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam ta. Hãy cùng trao đổi với tôi để hiểu rõ hơn về cuốn sách ý nghĩa này nhé.
Lật từng trang sách đầu tiên, bạn đọc sẽ thấy được khí thế sôi sục của dân tộc ta qua những quyết định lịch sử trọng đại trong Cách mạng tháng Tám 1945. Đây có lẽ là một sự kiện lịch sử vô cùng trọng đại có ý nghĩa quyết định với vận mệnh của dân tộc ta. Hội nghị toàn quốc Ban chấp hành Trung ương của Đảng cộng sản Đông Dương tiến hành và ra quyết định phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Nội dung văn kiện hạ lệnh Tổng khởi nghĩa đã ra đời vào đúng 23 giờ ngày 13 tháng 8 năm 1945 do Ủy ban Khởi nghĩa ban bố.
Càng đọc càng thấy được sự quyết tâm và ý chí kiên cường chiến đấu để giành lại độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam qua các sự kiện lịch sử như: Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chuyện về vua Bảo Đại thoái vị, Quốc khánh 2-9-1945 được bảo vệ ra sao; Tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” và Lời kêu gọi của Bác Hồ; Hà Nội - mùa đông năm 1946; ngày ấy trẻ già, gái trai đều một lòng đánh giặc; Vì sao Điện Biên Phủ được cả quân ta và quân Pháp chọn làm điểm quyết chiến chiến lược.
Chiến dịch “Điện Biên Phủ mốc vàng thời đại” cho thấy chiến thắng đã đập tan âm mưu quân sự cuối cùng của Pháp, buộc Pháp phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ về kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Đúng như nhà thơ Tố Hữu nói:
“Chín năm là một Điện Biên
Nên nhành hoa đỏ nên thiên sử vàng”
Cho đến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 - Trải qua ba chiến dịch Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, đặc biệt chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc 21 năm trường kì chống Mỹ; mở ra kỉ nguyên độc lập tự do, thống nhất cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. “Năm tháng sẽ trôi qua nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của Chủ nghĩa anh hùng Cách mạng và trí tuệ con người”.
Cuốn sách thực sự là một tài liệu để bạn đọc tham khảo và tìm hiểu thêm về các sự kiện lịch sử diễn ra qua từng giai đoạn từ năm 1945 đến nay. Sách được biên soạn công phu, khoa học, ngắn gọn, súc tích theo trình tự thời gian dễ theo dõi, dễ nhớ, giúp bạn đọc thêm yêu lịch sử Việt Nam và trân trọng những giá trị về độc lập tự do mà ông cha ta và các anh hùng đã hi sinh mang lại. Mời bạn đọc đón đọc.
Truyện lịch sử tôi ấn tượng nhất là tác phẩm “Sử Việt – 12 khúc tráng ca”. Đâu là cuốn sách tổng hợp về 12 câu chuyện dựng nước và giữ nước thời phong kiến trong lịch sử Việt Nam. Cuốn sách là những tư liệu lịch sử quý giá đã được kiểm chứng. Bên cạnh đó xen kẽ với nhận định và đánh giá hấp dẫn của người biên soạn. Chuyện Sử Việt trong tập truyện trên không còn một tài liệu chuyên khảo khô khan mà trở nên vô cùng hấp dẫn dễ dàng tiếp cận với nhiều thế hệ người đọc khác nhau. "Sử Việt - 12 khúc hùng tráng" đã thắp lên tình yêu với sử nhà và gây ấn tượng với người đọc bằng tính chất hấp dẫn, bi hùng. Đồng thời ta được lĩnh hội những bài học của tiền nhân để lại thông qua những câu chuyện đặc sắc.
Tham khảo:
Trong lịch sử báo chí Việt Nam, từ những năm 60 thế kỉ XIX đã có “Gia Định báo” và một số báo lần lượt ra đời tại Sài Gòn, Hà Nội và một vài địa phương khác. Những năm đầu thế kỷ 20, hàng loạt tờ báo của người Việt Nam được xuất bản, tập hợp nhiều nhà văn, nhà báo, nhà trí thức theo từng nhóm nhỏ nhưng có các khuynh hướng chính trị khác nhau, nên không thể tập hợp vào chung một tổ chức thống nhất. Đến ngày 21/6/1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), báo “Thanh niên” do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập, ra mắt số đầu tiên thì dòng báo chí cách mạng Việt Nam mới bắt đầu hình thành.
Ngày 21/6/1925 đánh dấu ngày ra mắt số đầu tiên của báo “Thanh niên” do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập
Từ khi có báo “Thanh niên”, báo chí Việt Nam giương cao ngọn cờ cách mạng, nói lên ý chí, khát vọng của dân tộc Việt Nam và chỉ rõ phương hướng đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.
Ngày 2/6/1950, Chính phủ chính thức quyết định cho thành lập Hội “Những người viết báo Việt Nam” (Hội Nhà Báo Việt Nam ngày nay). Đến tháng 7/1950, Tổ chức Báo chí quốc tế (OIJ) nhóm họp ở Phần Lan đã công nhận Hội những người viết báo Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức.
Báo Thanh niên đã giương cao ngọn cờ cách mạng, nói lên ý chí, khát vọng của dân tộc Việt Nam
Tháng 2/1985, theo đề nghị của Hội Nhà báo Việt Nam, Ban Bí thư Trung ương Ðảng ra quyết định số 52 ngày 5/2/1985 lấy ngày ra số đầu tiên của báo Thanh Niên làm ngày Báo chí Việt Nam (21/6/1925) nhằm nâng cao vai trò và trách nhiệm xã hội của báo chí, thắt chặt mối quan hệ giữa báo chí với công chúng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí.
Ngày 21/6/1985, lần đầu tiên giới báo chí cả nước tổ chức Lễ kỷ niệm ngày Báo chí Việt Nam và kỷ niệm 60 năm Báo Thanh Niên xuất bản số đầu tiên. Ðây là ngày lễ không chỉ của riêng giới báo chí mà là ngày lễ của nhân dân cả nước, vì báo chí là sự nghiệp của toàn dân.
Với nhiều người, ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6 có ý nghĩa quan trọng và to lớn. Nhìn lại tiến trình phát triển của nền báo chí nước nhà, có thể thấy nền báo chí vẫn đang phát triển khá nhanh cả về chất lượng lẫn số lượng.
Đứng trước những yêu cầu mới, báo chí cách mạng Việt Nam mãi mãi kiên định mục tiêu lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện tốt chức năng báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, tổ chức xã hội và là diễn đàn của nhân dân.
Báo chí đã đi sâu vào thực tiễn đời sống, phản ánh những vấn đè nóng hổi nhất của xã hội
Báo chí đã đi sâu vào thực tiễn đời sống, phát hiện, giới thiệu, cổ vũ các mô hình kinh tế mới, cách làm ăn mới, nêu gương người tốt việc tốt. Báo chí cũng đã thể hiện rõ quan điểm bảo vệ và phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa dân tộc, tuyên truyền cổ vũ toàn dân phát huy có chọn lọc nền văn hóa tiên tiến của các nước trên thế giới, góp phần nâng cao dân trí, ngăn chặn văn hóa xấu len lỏi vào Việt Nam.
Ngày 21/6 cũng là dịp để những người làm báo nhớ về lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng và tác động to lớn của báo chí, Người coi “Văn hóa là một mặt trận”, “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”. Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng cho rằng, phẩm chất đạo đức, năng lực của người làm báo là yêu cầu không thể thiếu để báo chí xứng đáng với vai trò vị trí quan trọng trong công cuộc cách mạng chung của đất nước.
Nền báo chí vẫn đang phát triển khá nhanh cả về chất lượng lẫn số lượng.
Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6 hàng năm là dịp để toàn thể nhân dân tôn vinh, tri ấn những nhà báo đã đóng góp tâm sức vì một nền báo chí nước nhà vững mạnh, đưa đến độc giả những bài báo phản ánh chân thực các vấn đề đời sống, văn hóa, xã hội, những câu chuyện truyền cảm hứng và những tấm gương đáng tôn vinh.
Truyện lịch sử tôi ấn tượng nhất là tác phẩm “Sử Việt – 12 khúc tráng ca”. Đâu là cuốn sách tổng hợp về 12 câu chuyện dựng nước và giữ nước thời phong kiến trong lịch sử Việt Nam. Cuốn sách là những tư liệu lịch sử quý giá đã được kiểm chứng. Bên cạnh đó xen kẽ với nhận định và đánh giá hấp dẫn của người biên soạn. Chuyện Sử Việt trong tập truyện trên không còn một tài liệu chuyên khảo khô khan mà trở nên vô cùng hấp dẫn dễ dàng tiếp cận với nhiều thế hệ người đọc khác nhau. "Sử Việt - 12 khúc hùng tráng" đã thắp lên tình yêu với sử nhà và gây ấn tượng với người đọc bằng tính chất hấp dẫn, bi hùng. Đồng thời ta được lĩnh hội những bài học của tiền nhân để lại thông qua những câu chuyện đặc sắc.
Sa Pa nằm trên một mặt bằng ở độ cao 1500 đến 1650 mét ở sườn núi Lô Suây Tông. Đỉnh của núi này có thể nhìn thấy ở phía đông nam của Sa Pa, có độ cao 2228 mét. Từ thị trấn nhìn xuống có thung lũng Ngòi Dum ở phía đông và thung lũng Mường Hoa ở phía tây nam
Nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, thị trấn Sa Pa ở độ cao 1.600 mét so với mực nước biển, cách thành phố Lào Cai 38 km và 376 km tính từ Hà Nội. Ngoài con đường chính từ thành phố Lào Cai, để tới Sa Pa còn một tuyến giao thông khác, quốc lộ 4D nối từ xã Bình Lư, Lai Châu. Mặc dù phần lớn cư dân huyện Sa Pa là những người dân tộc thiểu số, nhưng thị trấn lại tập trung chủ yếu những người Kinh sinh sống bằng nông nghiệp và dịch vụ du lịch.
Sa Pa có khí hậu mang sắc thái ôn đới và cận nhiệt đới, không khí mát mẻ quanh năm. Thời tiết ở thị trấn một ngày có đủ bốn mùa: buổi sáng là tiết trời mùa xuân, buổi trưa tiết trời như vào hạ, thường có nắng nhẹ, khí hậu dịu mát, buổi chiều mây và sương rơi xuống tạo cảm giác lành lạnh như trời thu và ban đêm là cái rét của mùa đông. Nhiệt độ không khí trung bình năm của Sa Pa là 15 °C. Mùa hè, thị trấn không phải chịu cái nắng gay gắt như vùng đồng bằng ven biển, khoảng 13 °C – 15 °C vào ban đêm và 20 °C – 25 °C vào ban ngày. Mùa đông thường có mây mù bao phủ và lạnh, nhiệt độ có khi xuống dưới 0 °C, đôi khi có tuyết rơi. Lượng mưa trung bình hàng năm ở đây khoảng từ 1.800 đến 2.200 mm, tập trung nhiều nhất vào khoảng thời gian từ tháng 5 tới tháng 8.
Thị trấn Sa Pa là một trong những nơi hiếm hoi của Việt Nam có tuyết. Trong khoảng thời gian từ 1971 tới 2011, 15 lần tuyết rơi tại Sa Pa. Lần tuyết rơi mạnh nhất vào ngày 13 tháng 2 năm 1968, liên tục từ 3 giờ sáng đến 14 giờ cùng ngày, dày tới 20 cm.
Năm 1897, chính quyền thuộc địa Pháp quyết định mở một cuộc điều tra về người dân tộc thiểu số miền núi vùng cao. Những đoàn điều tra đầu tiên đến Lào Cai vào năm 1898.
Mùa đông năm 1903, trong khi tiến hành đo đạc xây dựng bản đồ, đoàn thám hiểm của Sở địa lý Đông Dương đã khám phá ra cảnh quan mặt bằng Lồ Suối Tủng và làng Sa Pả. Sự kiện này đánh dấu việc ra đời của thị trấn Sa Pa.
Năm 1905, người Pháp đã thu thập được những thông tin đầu tiên về địa lý, khí hậu, thảm thực vật... Sa Pa bắt đầu được biết tới với không khí mát mẻ, trong lành và cảnh quan đẹp. Năm 1909, một khu điều dưỡng được xây dựng. Năm 1917, một văn phòng du lịch được thành lập ở Sa Pa và một năm sau, người Pháp bắt đầu xây dựng những biệt thự đầu tiên. Năm 1920, tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai hoàn thành, Sa Pa được xem như thủ đô mùa hè của Bắc Kỳ. Tổng cộng, người Pháp đã xây dựng ở Sa Pa gần 300 biệt thự.
Sa Pa bị tàn phá nhiều theo chủ trương tiêu thổ kháng chiến năm 1947 và trong chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979.[2] Hàng ngàn ha rừng thông bao phủ thị trấn bị đốt sạch, nhiều toà biệt thự cổ do Pháp xây cũng bị phá huỷ. Vào thập niên 1990, Sa Pa được xây dựng, tái thiết trở lại. Nhiều khánh sạn, biệt thự mới được xây dựng. Từ 40 phòng nghỉ vào năm 1990, lên tới 300 vào năm 1995. Năm 2003, Sa Pa có khoảng 60 khách sạn lớn nhỏ với 1.500 phòng. Lượng khách du lịch tới Sa Pa tăng lên từ 2.000 khách vào năm 1991 đến 60.000 khách vào 2002.
Tên Sa Pa có nguồn gốc từ tiếng Quan Thoại.[cần dẫn nguồn] Trong tiếng Quan Thoại phát âm là SaPả hay SaPá tức "bãi cát" do ngày trước khi có thị trấn Sa Pa thì nơi đây chỉ có một bãi cát mà dân cư bản địa thường họp chợ.
Từ hai chữ "Sa Pả", người phương Tây phát âm không dấu, thành Sa Pa và họ đã viết bằng chữ Pháp hai chữ đó thành "Cha Pa" và một thời gian rất dài sau đó người ta dùng "Cha Pa" như một từ tiếng Việt. Về sau, từ này viết được thống nhất là Sa Pa.
Thị trấn Sa Pa trước đây có một mạch nước đùn lên màu đỏ đục, nên dân địa phương gọi là "hùng hồ", tức "suối đỏ".
Đây là nơi sinh sống của dân cư 06 dân tộc Kinh, H'Mông, Dao đỏ, Tày, Giáy, Xã Phó.
Các dân tộc ở Sa Pa đều có những lễ hội văn hóa mang nét đặc trưng:
Hội roóng pọc của người Giáy vào tháng giêng âm lịch.
Hội sải sán (đạp núi) của người H'Mông.
Lễ tết nhảy của người Dao diễn ra vào tháng tết hàng năm.
Những ngày phiên chợ ở Sa Pa nhộn nhịp vào tối thứ bảy kéo dài đến chủ nhật hàng tuần. Chợ Sa Pa có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách từ phương xa tới. Người ta còn gọi nó là "chợ tình Sa Pa" vì ở đây nam nữ thanh niên người dân tộc H'Mông, Dao đỏ có thể nhờ âm thanh của khèn, sáo, đàn môi, kèn lá hay bằng lời hát để tìm hay gặp gỡ bạn tình.
Vào thập niên 1940, người Pháp đã quy hoạch, xây dựng Sa Pa thành nơi nghỉ mát, điều dưỡng khá lý tưởng. Ở đây có đầy đủ hệ thống thủy điện, trạm nước, dinh toàn quyền, toà chánh sứ, sở than, kho bạc, kiểm lâm, hệ thống đường nhựa và đặc biệt là hơn 200 biệt thự theo kiểu phương Tây ở ngay trung tâm thị trấn, nằm xen giữa những cánh rừng đào và những rặng samu. Điều này làm cho thị trấn này mang nhiều dáng dấp của một thành phố châu Âu.
Các dịch vụ du lịch của Sa pa được các du khách ngoại quốc đánh giá khá tốt. Một số khách sạn ở Sapa như Violet, Royal, Vitoria,... được xây dựng khoảng 2004 đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước khá tốt.
Sa Pa có nhiều cảnh đẹp tự nhiên như thác Bạc cao khoảng 200 m, cầu Mây là một di tích lịch sử của người dân tộc, cổng Trời là điểm cao nhất mà đường bộ có thể đi tới để đứng ngắm đỉnh Phanxipan, rừng Trúc, động Tả Phìn, bãi đá cổ Sa Pa nằm trong thung lũng Mường Hoa. Hàm Rồng là nơi trồng rất nhiều loại hoa, màu sắc sặc sỡ và được trồng theo từng khuôn viên. Ở nơi đây cũng có vườn lan với nhiều loại hoa quý hiếm.
Sa Pa có đỉnh Phan Si Păng cao 3.143m trên dãy Hoàng Liên Sơn. Dãy Hoàng Liên Sơn có nhiều loài gỗ quý và chim thú như gà gô, gấu, khỉ, sơn dương. Trong khu rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn còn có đến 136 loài chim, 56 loài thú và 553 loài côn trùng. Có 37 loài thú được ghi trong sách đỏ Việt Nam.
Vườn hoa Hàm rồng được xây dựng theo địa thế tự nhiên của đỉnh Hàm rồng, để tham quan vườn hoa, du khách phải leo một chặng đường dài hàng ngàn bậc đá. Cứ cách một đoạn ngắn, cảnh trí lại trải ra trước mắt đó là vườn lan tự nhiên, vườn châu Âu, rừng hoa đào... điểm cuối cùng là điểm cao nhất của đỉnh Hàm Rồng được bố trí như một đài quan sát, từ đây du khách có thể phóng tầm mắt thu toàn bộ thị trấn Sa Pa vào tầm mắt của mình. Sa Pa có núi Hàm Rồng ở sát ngay thị trấn, bất kỳ du khách nào cũng có thể lên đó để ngắm toàn cảnh thị trấn, thung lũng Mường Hoa, Sa Pả, Tả Phìn ẩn hiện trong sương khói. Hiện nay, với bàn tay tôn tạo của con người, Hàm Rồng thực sự là một thắng cảnh đầy hoa trái của Sa Pa. Và, nếu ai đã đến Thạch Lâm (Vân Nam, Trung Quốc) thì Hàm Rồng cũng có thể giúp các bạn tưởng tượng là Thạch Lâm được. Lên Hàm Rồng, du khách như lạc vào vườn tiên, mây ùa kín thân người, hoa rực rỡ mặt đất.
Sa Pa còn có nhà thờ cổ ở ngay thị trấn và từ thị trấn đi ngược về hướng đông bắc, trên đường đi tới động Tả Phìn lại có một tu viện được xây gần toàn như bằng đá tại một sườn đồi quang đãng, thoáng mát. Qua tu viện đi bộ ba cây số theo hướng bắc ta đến một hang động với độ rộng có thể đủ chứa một số lượng người cỡ trung đoàn của quân đội. Trong hang nhiều nhũ đá tạo nên những hình thù kỳ thú như hình tiên múa, đoàn tiên ngồi, cánh đồng xa, rừng cây lấp lánh. Tại Tả Phìn này với hai tộc người là Mông và Dao đã tạo nên cơ sở sản xuất mặt hàng thổ cẩm xuất bán cho cả nước và nước ngoài khá nổi tiếng.
Đặc biệt thung lũng Mường Hoa có 196 hòn chạm khắc nhiều hình kỳ lạ của những cư dân cổ xưa cách đây hàng ngàn vạn năm mà nhiều nhà khảo cổ học vẫn chưa giải mã được những thông tin đó. Khu chạm khắc cổ đã được xếp hạng di tích quốc gia và đang được Nhà nước ta đề nghị xếp hạng di sản thế giới. Chúng ta ngước nhìn lên Thác Bạc từ độ cao trên 200 m những dòng nước đổ ào ào tạo thành âm thanh núi rừng và mưa xuân.
Sa Pa là “vương quốc” của hoa trái, như đào hoa, đào vàng to, đào vàng nhỏ, mận hậu, mận tím, mận tam hoa, hoa lay dơn, hoa mận, hoa lê, hoa đào, hoa cúc, hoa hồng…đặc biệt là hoa bất tử sống mãi với thời gian…
Sa Pa với 6 tộc người cũng cư trú, mỗi tộc người có một vốn văn hoá riêng. Đặc trưng nổi bật của Sa Pa là lễ hội “Roóng pọc” của ngườI Giáy Tả Van vào ngày Thìn tháng giêng âm lịch, cùng với lễ hội Roóng pọc còn hội “Sải Sán” (đạp núi) của người Mông, lễ “Tết nhảy” của người Dao đỏ, tất cả đều diễn ra vào tháng tết hàng năm.
Đây là về sapa bạn tham khảo nha!
Kính thưa thầy/cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh.
Khi nhắc đến nhà văn Nguyên Hồng có lẽ chúng ta thường nghĩ đến những tác phẩm như THời thơ ấu, Bỉ Vỏ. Nhưng có lẽ ít người biết đến tác phẩm Núi rừng Yên Thế mới là tâm huyết, là trăn trở lớn nhất của nhà văn.
Nhà văn Nguyên Hồng đã xây dựng bộ tiểu thuyết lịch sử Núi rừng Yên Thế với tư tưởng đây là cuộc chiến tranh nhân dân với đường lối trường kỳ kháng chiến. Tư tưởng này thể hiện ngay từ nhan đề của tác phẩm.
Với tác phẩm này, nhà văn muốn khẳng định cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo là cuộc khởi nghĩa của quần chúng, được chuẩn bị, nung nấu từ trong quần chúng nhân dân. Để hiện thực hóa tư tưởng đó, tác giả đã bắt đầu tác phẩm từ những con người khốn khổ, gồng gánh, chui lủi, dắt díu nhau phiêu dạt khắp nơi. Mỗi con người là một cảnh đời, một số phận nhưng lại gặp nhau ở một điểm: bị truy đuổi, bị dồn ép buộc phải rời bỏ quê hương, buộc phải trốn chạy lên nơi thâm sơn cùng cốc, nơi mà họ hy vọng tính mạng có thể được bảo toàn. Trong trái tim những kẻ khốn khổ tha hương đó đều mang theo mối thù nhà nợ nước nung nấu đòi phải trả…
Vì đấu tranh cho độc lập tự do, cho những điều chính nghĩa nên cuộc khởi nghĩa đã có ảnh hưởng rất sâu rộng. Người tham gia khởi nghĩa thuộc mọi tầng lớp. Không chỉ những trai tráng mà "cả đàn bà, con gái, trẻ em mấy làng bên cũng đổ đến”, người dân "gánh thóc, gánh gạo cho kho lương…”, "có tế cờ thì cứ việc ngả ngay con trâu của nhà tôi…”, "Tây lên Yên Thế thì Yên Thế ta đánh, đánh!”.
Tiếc là những trang viết về Hoàng Hoa Thám khi lên làm chủ tướng cùng với nghĩa quân Yên Thế còn dang dở. Tuy nhiên nó cũng đã được xuất hiện ở những trang cuối của tập I "Việc đánh Tây, ta phải tính thế lâu dài, lấy đoản đánh trường, lấy ít đánh nhiều, lấy hư đánh thực, lấy kỳ bình mà đánh đại quân…”.
Mặc dù Nhà văn Nguyên Hồng đã ra đi khi những trang viết Núi rừng Yên Thế còn bộn bề, ngổn ngang. Nhưng tác phẩm Núi rừng Yên thế vẫn là những trang sử hào hùng về một thời kháng chiến oanh liệt của dân tộc.
Mình chép mạng đó hihi chúc bạn học tốt nha <3