Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thành công vốn là thứ con người chúng ta ai rồi cũng sẽ đạt được tùy vào mức độ và sự cố gắng của từng người. Vậy có khi nào bạn tự hỏi: Thế nào là thành công? Thành công là cảm giác vui sướng, hạnh phúc, viên mãn khi chúng ta đạt được những mục tiêu, những lí tưởng mà chúng ta phấn đấu, mong muốn có được nó sau một quá trình nỗ lực, phấn đấu. Xã hội luôn phát triển, nếu con người không cố gắng vươn lên, nỗ lực, cố gắng sẽ bị thụt lùi về sau và sớm muộn cũng bị đào thải khỏi vòng xoay của xã hội. Mỗi con người cần phải có ước mơ thì mới có ý chí vươn lên, sống tốt hơn thì mới trở thành công dân có ích giúp đất nước giàu đẹp. Trên con đường chinh phục ước mơ, thành công chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn và những vấp ngã, sau khi đứng lên sau vấp ngã, khó khăn đó chúng ta sẽ rút ra nhiều bài học quý giá cho bản thân, từ đó tích lũy được kinh nghiệm sống, hoàn thiện mình. Có rất nhiều tấm gương về thành công mà chúng ta cần học tập trong đó không thể không nhắc đến Bác Hồ, người đã vượt qua nhiều khó khăn gian khổ để mang lại thành công to lớn là dành được độc lập cho nước nhà. Tuy nhiên, tỏng cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống không có ước mơ, không biết phấn đấu vươn lên, chỉ ỷ lại, dựa dẫm vào người khác, không biết tự làm chủ cuộc sống của mình hoặc khi vấp ngã thì nản chí,… những người này sẽ không có được thành công, sẽ sớm bị xã hội đào thải; đáng bị xã hội chỉ trích, phê phán. Mỗi chúng ta cần có suy nghĩ và hành động đúng đắn để cuộc sống của mình thêm tốt đẹp hơn và sớm đạt được thành công như chúng ta mong muốn.
tham khảo :
Sau khi học xong văn bản thông tin về ngày trái đất năm 2000, em cảm thấy mình học được rất nhiều điều bổ ích cũng như hiểu thâm được về tác hại của bao bì ni lông. Chỉ là một bao bì ni lông bình thường em sử dụng hàng ngày mà thôi mà đã phải tốn hàng trăm nghìn năm thì mới phân hủy được. Chúng gây ô nhiễm không khí khi đốt và khi vứt xuống ao hồ, biển thì chúng sẽ khiến cho biết bao nhiêu động vật dưới nước phải chết. Ngoài ra các thành phần trong nó khi chôn dưới đất sẽ tạo thành màng cản khiến cho các rể cây không thể phát triển được,...rồi hàng loạt, hàng loạt các tác hại của chúng đã được liệt kê ra khiến chi em không khỏi bàng hoàng. Em tự hứa với bản thân, từ nay sẽ hạn chế tối đa việc sử dụng bao bì ni lông, cũng như là các sản phẩm gây hại cho môi trường, ngoài ra, khi đi chợ cùng mẹ, em sẽ nhắc mẹ đổi từ bao bì ni lông bằng túi vải, vừa bền lại vừa giữ được bền lâu, cũng như tuyên truyền mọi người cùng chung tay bảo vệ cuộc sống của chính mình và các thế hệ sau nữa.
Một môi trường giáo dục tốt sẽ là nơi học sinh phát triển nhân cách tốt. Các em thấy được mỗi ngày đến trường là một ngày vui, thêm yêu trường, yêu lớp, gắn bó với “ngôi nhà thứ hai” của mình. Từ đó, các hoạt động trong trường học đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, học sinh tích cực sẽ góp phần tạo nên môi trường học thân thiện – học sinh tích cực.
Vậy làm thế nào để xây dựng trường học thân thiện hiệu quả? Học sinh cần có trách nhiệm như thế nào trong việc xây dựng đó? Việc tạo nên một môi trường giáo dục cả về vật chất lẫn tinh thần an toàn, bình đẳng, tạo hứng thú cho học sinh học tập, đảm bảo quyền được đi học, nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nỗ lực của nhà trường. Xây dựng trường học thân thiện là cơ hội huy động các nguồn lực xã hội vào quá trình thực hiện giáo dục toàn diện học sinh, hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh, tập trung các nguồn lực để giải quyết những yếu kém về cơ sở vật chất, thiết bị trường học, tạo điều kiện cho học sinh đến trường thân thiện, vui vẻ.
Trong môi trường trường học thân thiện, học sinh sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự thâm nhập, trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động ngoại khóa, trong các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui mà học. Như thế, mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực của học sinh. Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của người thầy, gắn chặt giữa học và hành, biết thư giãn khoa học, rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập, trong đó những yếu tố hết sức quan trọng là khả năng tự tìm hiểu, khám phá, sáng tạo.
Qua đó, các em học sinh được giáo dục, nâng cao nhận thức, khắc phục được những khó khăn của bản thân và rèn luyện kỹ năng ứng xử, giải quyết các vấn đề liên quan như: phòng chống xâm hại, kỳ thị; chăm sóc, bảo vệ, rèn luyện sức khỏe bản thân; xây dựng mối quan hệ đoàn kết, nhân ái, thân thiện, bình đẳng.
Bên cạnh đó, để góp phần vào việc xây dựng trường học, học sinh cũng cần tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập. Cần xây dựng, nâng cao và khuyến khích dần thói quen tự học, tìm tòi, đề xuất và giải quyết vấn đè nhằm đạt kết quả học tập cao nhất. Ngoài ra, học sinh cần có tinh thần trách nhiệm,tham gia vào việc bảo vệ và làm sạch đẹp thêm cảnh quan nhà trường, giữ gìn vệ sinh cá nhân và trường lớp, nhiệt tình tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao và tích cực cho các hoạt động tập thể.
Như vậy, song song với việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực tham gia và ủng hộ sẽ tạo nên sự thành công trong việc hình thành và phát triển môi trường giáo dục, đây cũng là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước.
Viết bài văn nghị luận về :"Trách nhiệm của học sinh với việc chia sẻ với cộng đồng".
Giúp mình với.
Tham khảo, bạn chọn lọc ạ, Chúc bạn học tốt
Không dễ dàng gì mà ta có thể làm được mọi việc, tất nhiên sự trọn vẹn ấy chỉ đặt ra cho chúng ta một cách tương đối, làm tốt được việc ta phải làm mỗi ngày, hoàn thành trách nhiệm của một người công dân đối với cộng đồng, ta sẽ cảm thấy ưng ý, cảm thấy vui. Thế nhưng nếu tất cả mọi việc ấy không được thực hiện thì tức là ta đã và đang không có trách nhiệm gì đối với cuộc sống này. Vì vậy việc xác định trách nhiệm của mỗi người là việc rất cần thiết. Là một người học sinh ta phải xác định được trách nhiệm đối với việc học, đối với thầy cô. Là một người con thì đó lại là trách nhiệm đối với gia đình, cha mẹ. Nếu là một công dân ta phải biết mình đã, đang và sẽ làm gì để cống hiến cho đất nước, cho cộng đồng. Trong quá trình hòa nhập cộng đồng thì việc đi lại là điều tất yếu. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những người khuyết tật không thể tự mình di chuyển được. Ý thức được nỗi đau khổ của những người kém may mắn hơn ta, nhiều người từ mọi miền đất nước đã chung tay góp sức cùng giúp đỡ họ vượt qua khó khăn. Ngoài ra còn có nhiều người mà ngày đêm họ phải đối mặt với cuộc sống mưu toan vất vả, thiếu thốn bộn bề cũng đã nhận được rất nhiều tấm lòng hảo tâm, dang rộng vòng tay giúp đỡ. Là một công dân của xã hội, trách nhiệm làm cho xã hội phát triển là điều ưu tiên hàng đầu. Mỗi việc làm của mỗi người chúng ta ít nhiều đều góp phần vào việc phát triển của xã hội. Đi trong công viên tiện tay vứt rác xuống bãi cỏ hay ngồi trên ghế đá tiện tay hái hoa, khạc nhổ bừa bãi. Đó có phải là lối sống đẹp, lối sống có trách nhiệm đối với môi trường hay không? Một câu nói ấm êm lúc buồn bã sẽ làm dịu đi nỗi đau và một hành động thiết thực sẽ góp phần làm nên một hành tinh xanh. Đó là một phần nho nhỏ trong ngàn việc ta phải làm để thể hiện mình là người sống có trách nhiệm với môi trường chung của cộng đồng.
Hiện nay, tình trạng xả thải rác bừa bãi xảy ra ở nhiều nơi, trong đó có các thành phố lớn. Đây thật sự là bài toán nan giải. Vấn đề này đặt ra có lẽ không mới, bởi từ nhiều năm nay, nó đã được đưa ra mổ xẻ, bàn luận, tìm giải pháp, song trên thực tế, dường như chưa được cải thiện là bao. Ý thức của cộng đồng chính là vấn đề cần phải nói tới.
Trong cuộc sống, chúng ta vẫn bắt gặp những trường hợp chỉ vì “tiện tay” mà vỏ chai nước, vỏ bánh kẹo có thể được ném xuống đường không một chút đắn đo; cũng “tiện tay”, rác thải trong gia đình có khi hất ngay xuống kênh rạch, cống thoát nước; hay “tiện tay” mà vỏ hộp sữa vừa uống xong, chiếc khăn giấy vừa dùng xong… cũng có thể quăng ngay xuống mái nhà kế bên. Thậm chí, tại những nơi công cộng, có thùng rác để sẵn nhưng cũng chả cần quan tâm, người ta có thể vứt rác ngay tại gốc cây, gầm ghế hay quăng ngay... chân thùng rác.
Điều đáng nói ở đây là hành động ấy lại đang diễn ra ở tất cả các lứa tuổi, thậm chí của cả những người là công chức nhà nước, học sinh, sinh viên. Một lễ hội đi qua là ngổn ngang rác thải, là mồ hôi và thậm chí là cả nước mắt nhọc nhằn của những người lao công khi phải “tiếp nhận”. Một buổi tổng kết, chia tay năm học hay một chương trình văn nghệ, hội thao tại trường học, người ta cũng bắt gặp những mảnh giấy, những vỏ chai, những ly nhựa vứt bừa bãi. Đó hình như đã là thói quen của nhiều người được hình thành từ sự thiếu ý thức bảo vệ môi trường và cũng bởi sự vô trách nhiệm đối với những người xung quanh, với xã hội, với cộng đồng. Việc vứt rác bừa bãi ảnh hưởng đến mỹ quan, làm ô nhiễm môi trường, gây ra những thiệt hại về kinh tế - xã hội, tác động nghiêm trọng tới sức khỏe của con người. Và rồi những hậu quả từ sự thiếu ý thức ấy lại chính con người chúng ta phải gánh chịu.
Một ví dụ về hậu quả của tình trạng vứt rác bừa bãi là vào tháng 10/2017, đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh) ngập nặng bởi một trận mưa chưa tới 1 giờ đồng hồ với vũ lượng chỉ là 40mm, trong khi trước đó, cơn mưa lớn kéo dài hơn 4 giờ, với vũ lượng 125,2mm thì đường sạch ráo. Lúc đó, Thành phố Hồ Chí Minh đang thử nghiệm siêu máy bơm của Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung để chống nhập con đường này.
Nguyên nhân khi được kiểm tra là toàn bộ tuyến cống hai bên đường bị tắc nghẽn, máy bơm không hút được nước gây ngập. Bước đầu mở 4 nắp hố ga tại khu vực này thì thấy rất nhiều chai lọ, bao bì, mút xốp bịt kín miệng cống (mỗi hố gần 1 mét khối rác). Hệ thống cống nước được xây dựng để thoát nước thì nay. công năng đã được bổ sung thêm - trở thành nơi “tập kết” rác thải!
Từ vụ việc trên, ngay sau đó, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã lập tức có chỉ đạo khẩn 24 quận, huyện, các sở ngành liên quan, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương kiểm tra, xử lý, phạt nặng hành vi dồn đổ rác thải làm tắc hệ thống cống thoát nước trên địa bàn Thành phố.
Thiết nghĩ, chúng ta cần phải tăng cường tuyên truyền mạnh hơn nữa, thường xuyên hơn nữa với nhiều kênh khác nhau để thay đổi nhận thức, hành vi của con người và đặc biệt là trong môi trường giáo dục. Công tác này phải được đẩy mạnh ở các cấp học, ngay từ các trường mầm non. Như vậy, không những bản thân các em có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường mà chính các em còn là những tuyên truyền viên hiệu quả làm thay đổi hành vi của người lớn, sẽ tạo sức lan tỏa cho cả cộng đồng.
Tại các đơn vị, khu dân cư, việc tuyên truyền này cũng cần đẩy mạnh, cần đưa vào trong nội dung các cuộc họp tổ dân phố, phát động các phong trào xanh - sạch - đẹp thường xuyên, gắn với các phong trào thi đua của cơ sở.
Bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền thì cũng phải có chế tài đủ mạnh để xử lý những hành vi vi phạm.
Hiện nay, vấn đề môi trường sống đang thu hút sự quan tâm của toàn nhân loại. Trái đất là ngôi nhà chung của chúng ta đang bị ô nhiễm trầm trọng vì những hoạt động khai thác, sản xuất với quy mô lớn của thời kì hiện đại hóa, công nghiệp hóa, thời kì của xã hội tiêu thụ và dân số tăng nhanh vượt khỏi tầm kiểm soát, ô nhiễm môi trường và những tác hại của nó đối với cuộc sống con người ngày càng nặng nề hơn. Do đó việc bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp là nhiệm vụ của tất cả mọi người trên thế giới.
Ai cũng biết rằng môi trường có một ý nghĩa to lớn và vô cùng quan trọng đối với con người. Con người không thể tồn tại khi tách rời môi trường. Tất cả những gì con người có được đều lấy từ môi trường: không khí để thở, thức ăn, nước uống, đất đai canh tác, đất đai để xây dựng nhà ở, nhà máy, công xưởng, bệnh viện, trường học… và nguyên vật liệu để sản xuất ra các phương tiện làm việc, học tập. Từ những điều tưởng như bình thường, nhỏ nhặt nhất cho đến những của cải quý giá nhất, tất cả đều do thiên nhiên ban tặng cho chúng ta. Ngay cả những sản phẩm mà chúng ta gọi là “nhân tạo”, thực chất cũng có nguồn gốc từ thiên nhiên. Môi trường là điều kiện sinh tồn và phát triển của xã hội loài người. Con người là một phần trong quần thể sinh vật của thế giới tự nhiên.
Môi trường quen thuộc và gần gũi với chúng ta như những người bạn thân thiết trong cuộc đời. Thế nhưng vì lợi ích trước mắt, con người đã đối xử tàn tệ với môi trường, thậm chí cố tình hủy hoại môi trường mà không biết rằng làm như vậy là tự hủy hoại cuộc sống của chính mình.
Tình trạng ô nhiễm môi trường đang xảy ra trên đất nước Việt Nam và ở khắp nơi trên thế giới. Môi trường ngày càng xấu đi: đất đai bị ô nhiễm trở thành đất chết; nước ở các dòng sông bị nhiễm độc trở thành nguồn phát sinh bệnh tật; núi rừng bị tàn phá trơ trụi, hiện tượng bão lũ xảy ra bất thường, không khí đầy chất độc và nhiệt độ Trái đất đang nóng dần lên.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường. Trước tiên, do trình độ hiểu biết của con người còn thấp.Vì ích kỉ tư lợi dẫn đến không có ý thức bảo vệ môi trường, thậm chí cố tình hủy hoại môi trường. Tiếp đến là sự khai thác thiên nhiên quá mức, lối sống tiêu thụ thiếu trách nhiệm với môi trường và cộng đồng, xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa thiếu đồng bộ. Chẳng hạn như việc xây dựng nhà máy mà không xây dựng khu xử lí chất thải, khí thải; thiếu quan tâm đến sự cân bằng, thân thiện với môi trường để đảm bảo sự phát triển lâu dài, bền vững…
Các hành động gây ô nhiễm môi trường là muôn hình muôn vẻ và nhiều mức độ, từ nhẹ đến nặng, thậm chí nghiêm trọng, ở nước ta, nạn chặt phá rừng vô tội vạ do thói quen đốt rừng làm nương, mở rộng đất canh tác có từ lâu đời của đồng bào miền núi. Quyền lợi của cá nhân hoặc lợi nhuận của những doanh nghiệp khai thác lâm sản là rất lớn dẫn đến hiện tượng phá rừng, lở núi, lũ quét, lũ lụt… gây hậu quả thảm khốc.
Ở nông thôn, hiện nay nông dân sử dụng hóa chất rất tùy tiện. Hóa chất độc hại ngấm vào lòng đất làm ô nhiễm nguồn nước. Ngư dân nhiều nơi đánh bắt thủy hải sản bằng thuốc nổ, bằng lưới vét làm cạn kiệt nguồn lợi lâu dài. Ở các thành phố lớn, ô tô, xe máy xả khói bụi, gây tiếng ồn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dân.
Các phương tiện truyền thông hằng ngày cho thấy nhiều hình ảnh thương tâm và đáng sợ. Đó là khung cảnh hoang tàn của những khu vực bị bão lũ tàn phá ở các tỉnh phía Bắc năm 2007; những cánh rừng nguyên sinh giờ đây trở nên trơ trụi ở Nghệ An, Binh Thuận, Đắc Lắc… Những vùng đất xưa kia trù phú xanh tươi giờ đã bị con người biến thành vùng đất chết ở Tây Nguyên. Những dòng sông đem lại sự sống từ hàng ngàn năm nay, là đề tài của thơ ca nhạc họa giờ đây đã bị biến thành những dòng sông “chết” vì bị nhiễm độc bởi chất thải công nghiệp, ví dụ như sông Thị Vải, sông Cầu, sông Hồng… Có thể nói tất cả các con sông trên toàn quốc đều bị ô nhiễm nhưng nặng nhất là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Vì lợi ích riêng, khi xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, người ta đã không xây dựng khu xử lí nước thải và khí độc mà cứ vô tư xả lên trời hoặc xả trực tiếp vào các dòng sông, biến sông ngòi, kênh rạch thành những cống chứa nước thải tự nhiên hết năm này qua năm khác.
Tác hại của việc gây ô nhiễm môi trường là rất lớn. Khí hậu trái đất đang nóng dần lên một cách bất thường bởi hiệu ứng nhà kính. Thiên nhiên ngày càng khắc nghiệt, dữ dội là nguyên nhân dẫn tới những thiên tai như giông bão, sóng thần, lở núi, lũ quét, lũ bùn, hạn hán… dồn dập xảy ra trên khắp thế giới, gây nên những thiệt hại ghê gớm về của cải và tính mạng, ô nhiễm không khí, tầng ôzôn bảo vệ trái đất bị thủng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con người và chất lượng cuộc sống. Nguồn năng lượng, nguồn thực phẩm càng ngày càng trở nên khan hiếm. Vì thiếu lương thực nên nạn đói đã xảy ra ỏ một số nước, nhất là ở châu Phi. Tất cả những điều đó đe dọa an ninh về lương thực, thực phẩm và cả trạng thái hòa bình, ổn định của đời sống chính trị, xã hội trên toàn thế giới.
Quả là tình trạng ô nhiễm môi trường đã đến mức báo động đỏ : SOS ! Chúng ta phải làm gì đây để cứu lấy môi trường, cứu lấy màu xanh của đất nước Việt Nam, cứu lấy Trái đất – ngôi nhà chung của chúng ta ?
Vậy xã hội cần có những giải pháp gì để bảo vệ môi trường và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với vấn đề này như thế nào?
Các quốc gia trên thế giới hiện nay đều nhận thức rất rõ về tình trạng ô nhiễm môi trường và đã đưa ra những giải pháp có tính chất vĩ mô. Nhà nước ta đã đưa vào Bộ luật hình sự năm 1999 điều khoản về vấn đề này: “Những kẻ có hành vi sai phạm mang tính chất hệ thống và đặc biệt nghiêm trọng đủ dấu hiệu cấu thành tội gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường sẽ bị xử lí theo pháp luật”, ở Trung ương và địa phương đã thành lập lực lượng cảnh sát môi trường và họ đã vào cuộc để giám sát, thanh tra việc xử lí khí thải, nước thải, rác thải của các xí nghiệp, nhà máy… Tuy nhiên, do trình độ quản lí của những người có trách nhiệm bị hạn chế, hoặc do họ bị các doanh nghiệp “qua mặt” nên hành động xả khí thải, nước thải, chất thải vào bầu trời và nguồn nước vẫn tiếp diễn. Bên cạnh đó là ý thức bảo vệ môi trường của từng cá nhân, từng gia đình chưa tốt!
Rất nhiều giải pháp cả vĩ mô lẫn vi mô được đưa ra song vấn để hàng đầu vẫn là giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của môi trường sống và ý thức trách nhiệm của mỗi công dân. Trước hết, chúng ta phải giữ gìn môi trường sống cho sạch sẽ, không vứt rác ra đường, ra những nơi công cộng. Điều này nhỏ nhưng không dễ, phải luyện thành ý thức tự giác thường xuyên. Các khu chế xuất, các nhà máy, xí nghiệp phải được di dời ra xa khu dân cư. Nhà nước cần tăng cường đội ngũ kiểm tra, giám sát thường xuyên ở những nơi công cộng, những khu công nghiệp để nhắc nhở, ngăn chặn kịp thời các hành vi, hiện tượng phá hoại môi trường. Việc xả khói thải, nước thải, chất thải phải được kiểm tra thường xuyên, liên tục theo quy định. Nếu nhà máy, xí nghiệp nào có tình vi phạm thì Nhà nước phải xử phạt thật nặng, thậm chí rút giấy phép hoạt động hoặc truy tố trước pháp luật. Bên cạnh việc nghiêm cấm chặt phá rừng thì phong trào trồng cây gây rừng phải được duy trì thường xuyên, liên tục để phủ xanh đất trống đồi trọc, gìn giữ lá phổi xanh cho trái đất, tạo sự cân bằng sinh thái cho môi trường.
Đã đến lúc chấm dứt những hành động tàn phá môi trường và bắt tay để làm cho trái đất của chúng ta thực sự là ngôi nhà chung bình yên, tươi đẹp. Mỗi người đều có thể làm cho ngôi nhà chung đẹp hơn, an toàn hơn bằng những hành động cụ thể. Mỗi hành vi trong cách ứng xử với môi trường của chúng ta đều tác động đến sự bình yên của ngôi nhà chung là trái đất.
Bảo vệ môi trường sống không phải là nhiệm vụ của riêng ai. Học sinh các cấp phải được giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường thông qua các hình thức như tham quan, cắm trại, picnic, tham dự các kì thi tìm hiểu thiên nhiên, tham gia đội tình nguyện bảo vệ môi trường… để có những hiểu biết cơ bản và từ đó tự giác góp phần tạo ra môi trường sống xanh – sạch – đẹp. Môi trường sống bi ô nhiễm nghiêm trọng đã và đang đưa ra những lời cành báo dữ dội đối với loài người. Hãy bảo vệ môi trường như bảo vệ cuộc sống của chính mình ! Mỗi chúng ta hãy chung tay góp sức làm cho Trái đất thực sự trở thành ngôi nhà chung bình yên, tươi đẹp của toàn nhân loại!