K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 10 2016

Trong xã hội hiện nay, con người chịu tác động từ nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhân cách của chúng ta. Trong đó, có cả lòng ghen tị. Lòng ghen tị là một tật xấu và ta cũng có thể xem nó như một hiểm họa lớn đe dọa con người. Nó giống như một con rắn độc gặm mòn khối óc của con người, giết chết nhân cách, nhân phẩm của con người chúng ta.

Đời người thật ngắn ngủi phải không, vậy mà trong mỗi chúng ta dù là người tốt hay kẻ xấu tôi nghĩ cũng đôi lần bản thân mỗi chúng ta nảy nở, sinh ra trong mình lòng ghen tị.

Thật sự để nói về lòng ghen tị rất khó. Để hiểu, biết rõ về nó cũng không dễ dàng gì và để tránh xa nó lại là một vấn đề. Có thể nói lòng ghen tị sẽ ăn sâu vào con người mọi lúc, mọi nơi và nó không ngoại trừ ai cả. Bất kể ai nếu đã không chiến thắng nổi bản thân mình, dễ dàng gục ngã…đều là những nơi ở lí tưởng cho chúng trú ngụ. Lòng ghen tị cũng sẽ giống như con virut vậy, ăn dần, ăn mòn, ăn sâu vào trái tim, nhân cách của con người.

Trong chúng ta ai cũng muốn tránh xa vòng xoáy hư vô, hố đen của xã hội nhưng làm điều ấy thì thật khó. Có ai đã từng hỏi: “Lòng ghen tị xuất phát từ đâu?”. Đến nay đây vẫn là câu hỏi khó mà giải đáp chính xác. Tôi chỉ có thể nói rằng, nó từ cách bản thân ta nhìn nhận vấn đề, cách ứng xử trong các tình huống, do bản thân không biết mở rộng lòng, do sự đố kị, ghen ghét vì ai đó hơn ta cái gì… và còn nhiều nguyên nhân nữa.

Chúng ta, mỗi con người của xã hội hiện đại, những hạt mầm của đất nước phải biết nhìn nhận vấn đề này một cách thực tế. Bởi nó không hề đơn giản là lòng ghen tị mà còn sinh ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác nữa.

Có nhiều người cho rằng: “Giữa lòng ghen tị và sự thi đua có một khoảng cách xa như giữa tật xấu và đức hạnh.” Điều này chưa hẳn đã chính xác. Một con người khi đã mang trong mình lòng ghen tị thì họ sẽ cố gắng, bằng mọi cách, mọi giá để đạt mục đích của họ dù đó là một việc làm sai trái. Họ sẽ không nhận thức hay suy nghĩ về hậu quả của những việc họ gây ra. Mẹ con nàng Cám trong truyện cổ tích Tấm Cám là một ví dụ tiêu biểu cho lòng ghen tị. Vì lòng ghen tị mà làm biết bao nhiêu việc, gây nên bao nhiêu tội ác.

Trong thực tế cuộc sống hằng ngày, xung quanh chúng ta luôn có những lòng đố kị và đôi khi điều ấy được sinh sôi,nảy nở trong lòng ta từ bao giờ mà ta không hề hay biết. Rồi bất chợt đến một lúc nào đó ta nhận ra rằng nó đang ở trong ta và ta bối rối không biết nên dừng hay tiếp tục. Bởi con người ta một khi đã mang trong mình một lòng ghen tị thì bản thân họ rất khó phân biệt đâu là đúng và đâu là sai và đôi khi mặc dù họ biết sai nhưng vẫn làm.

Ta không thể nào thay đổi quá khứ nhưng tôi tin bản thân mỗi người chúng ta có thể nhận thức được và làm lại từ đầu. Tôi biết điều ấy không đơn giản như một câu nói nhưng tôi tin nếu chúng ta cố gắng thì chắc chắn sẽ được. Bạn không thể loại bỏ lòng ghen tị một cách nhanh bất ngờ nhưng bạn có thể dần dần loại bỏ nó và rồi một ngày nó cũng sẽ mất đi.

Cuộc sống là vậy,là con người ai cũng đôi lần nảy nở và sinh ra cho mình một lòng ghen tị nhưng cái quý là ta nhận thức được, biết điều khiển nó và loại trừ nó. Thời gian không quay lại, thực tại sẽ mãi là thực tại. Hãy sống tốt bạn nhé. Đừng để con virut, con sâu ấy ăn mòn trái tim ta. Tôi tin trên đời này không có kẻ xấu chỉ có những người không tự chủ được mình mà thôi.Tôi chỉ muốn nói với bạn rằng: “ Dẫu bạn là ai, người tôi ghét hay người tôi yêu thương, dẫu bạn đã làm gì, tôi cũng sẽ mãi luôn chờ đợi bạn với nhân cách và con người của chính bạn, đừng để lòng ghen tị giết chết nhân cách của bạn. Bạn nhé !!!”

7 tháng 10 2016
Tính đố kỵ, ganh ghét từ xa xưa đã có. Trong truyện “Tam quốc diễn nghĩa” Chu Du vì ghen tức Gia Cát Lượng tài trí hơn mình đã bao lần đan tâm hãm hại mà không được, cuối cùng vì uất hận hộc máu mồm mà chết. Đó chính là một điển hình về lòng ganh ghét, đố kỵ. Trong xã hội hiện nay, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, mối quan hệ giữa người với người ngày càng phức tạp, tâm lý ganh ghét, đố kỵ càng trở nên phổ biến. Ganh ghét, đố kỵ là gì? Do đâu mà có? Khắc phục nó như thế nào? Mời các các bạn cùng tôi luận giải xem. Người ta hay so sánh mình với những người cùng điều kiện như mình, chẳng hạn như: Bạn cùng lớp, đồng nghiệp cùng cơ quan, hàng xóm láng giềng, thâm chí anh, chị, em ruột thịt trong nhà… đối với những người càng ở gần, càng nhiều quan hệ càng dễ nảy sinh ra lòng ganh tỵ. Nếu phát hiện ra những người quen biết xung quanh mình có một vài mặt nào đó hơn mình thì thường cảm thấy trong lòng mình kém vui, sốt ruột, lo lắng, buồn bã, xấu hổ, lặng thinh, ngờ vực… rồi thì bực bội, căm ghét, thấy mình bị xúc phạm, muốn trả thù… Tất cả các tâm trạng đó tổng hợp lại thành một trạng thái tâm lý phức tạp, khó lý giải. Đó chính là tính ganh ghét, đố kỵ.   Ganh ghét và đố kỵ hầu như thể hiện ở mọi nơi, mọi lúc, mọi lĩnh vực và mọi mặt trong cuộc sống. Dễ nhận thấy nhất là khi ai đó có thành tích, địa vị, vinh dự, chuyên môn, bằng cấp, của cải, nhân duyên, gia đình hạnh phúc, thành đạt là nảy sinh ganh ghét, đố kỵ… Có người thể hiện lòng ganh ghét, đố kỵ ra ngoài, nhưng có người lại “chôn kín” ở trong lòng. Nhưng dù bất cứ hình thức nào, lòng ganh ghét, đố kỵ đều ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống và công việc. Trước hết sự ganh ghét, đố kỵ phá hoại mối quan hệ giữa người với người, hòa khí vốn có trước đây bổng chốc vì ganh tỵ mà rạn nứt, đổ vỡ, sức mạnh đoàn kết và sự hợp tác của tập thể bị tổn thương. Thứ nữa lòng ganh ghét, đố kỵ còn cản trở con người phát triển tài năng. Trong một tập thể chỉ cần phảng phất chút lòng ganh ghét, đố kỵ là nội bộ lủng củng, mất đoàn kết, mọi người không sao sống thân thiện, thoải mái, chân tình với nhau được thì nhân tài sẽ không có môi trường thuận lợi để phát huy tác dụng. Ngoài ra lòng ganh tỵ, có ảnh hưởng rất to lớn đến sức khỏe thể chất và tâm thần của con người. Người có tính ganh ghét, đố kỵ bao giờ cũng căng thẳng về tinh thần và tổn hại về sức khỏe. Họ luôn bị một chứng bệnh khổ sở “stress” hành hạ. Ở cơ quan tôi có hai anh Trưởng phòng, một làm Hành chính, môt làm Nghiệp vụ. Trong công việc cũng như ngoài đời họ là cặp đôi lý tưởng, tình bạn, tình đồng nghiệp của họ những tưởng luôn bền chặt theo năm tháng. Thân thiện, chín chắn, thẳng thắn và đầy trách nhiệm, đó là những gì tốt đẹp mà cấp dưới dành cho họ. Thế rồi, vì khuyết một vị trí Phó giám đốc, một trong hai người đã được Ban giám đốc đề bạt. Chỉ vừa mới nộp hồ sơ để làm thủ tục, qui trình, trong buổi họp ở cơ quan, anh Trưởng phòng Nghiệp vụ có đôi lời trao đổi, anh Trưởng phòng Hành chính đã hét lên: “Mày chưa là Sếp tao đâu mà ra lệnh!” nói hết câu đã bỏ ra ngoài cuộc họp, để lại bao lời xì xào, bàn tán. . . Thế rồi từ đó tình bạn rạn nứt, mấy lần anh Trưởng phòng Nghiêp vụ chủ động qua phòng anh Trưởng phòng Hành chính làm lành đều bị anh ta từ chối, bỏ ra ngoài không tiếp. Ngày anh Trưởng phòng Nghiệp vụ nhận quyết định bổ nhiệm phó giám đốc, thì cũng chính là ngày anh Trưởng phòng Hành chính nộp đơn xin từ chức. Cũng từ đó, có dịp là anh ta công kích bất luận là đúng sai, phải quấy, miễn sao trút được cơn oán giận vô cớ trong lòng mình mới thỏa mãn. Người ngoài cuộc thì lấy đó làm trò đùa để tán gẫu, người trong cuộc lại tự nhủ đó là kẻ gác cổng giúp mình biết dừng lại trước “Ba-ri-e”. Ngẫm nghĩ thật tội nghiệp! Hơn 2500 năm trước, trong 14 điều răn, Đức Thích Ca Mâu Ni đã từng dạy chúng sinh:“Khổ tâm lớn nhất của đời người là sự ganh ghét, đố kỵ. Sai lầm lớn nhất của đời người là tự đánh mất chính mình”. Nhà văn Pháp De Balzac cũng đã từng nói: “Người có tính ganh tỵ khổ sở hơn bất cứ một người bất hạnh nào. Bởi vì hạnh phúc của người khác càng lớn bao nhiêu thì nỗi bất hạnh trong anh ta sẽ nhân lên bấy nhiêu lần”. Chân tướng của sự ganh ghét và đố kỵ ta đã biết rõ, thế muốn xóa bỏ ganh ghét, đố kỵ ta phải làm gì? Xin có mấy ý kiến sau đây: 1/ Phải nhận biết cái mà người ta có, không phải tự dưng nó đến mà phần lớn là công sức lao động, học tập kết hợp với tài năng, trí tuệ hình thành. Phải biết chấp nhận trong cuộc sống một chút tài năng và may mắn sẽ đem lại sự thành đạt cho con người. Nếu họ như ta mà họ hơn ta, tức là họ có may mắn hơn ta. Còn tại sao may mắn lại cứ đến với họ mà không đến với ta thì nên xem lại các điều kiện ngoại cảnh, các mối quan hệ, bản lãnh sống của ta. Nếu có tin vào số mệnh thì hãy tự làm chủ số mệnh của mình:“việc gì đến nó sẽ đến”. 2/ Trước sự thành công của “Đối thủ” hãy bình tĩnh, tự tin và lạc quan. Hãy nhìn sự vật một cách biện chứng trong mối quan hệ vận động và phát triển. Không nản lòng, không nhụt chí trước những điều chưa đạt được, luôn tin tưởng ở bản thân, ở tương lai chính mình, thất bại chỉ là tạm thời, đời người không ai tránh khỏi thất bại. Hãy dùng phép thắng lợi tinh thần: “thất bại là mẹ thành công” chỉ cần ta có dũng khí, đứng thẳng trên đôi chân mình thế nào cũng đi đến đích. Hồn thanh thản khi ta vào cuộc chiến đấu mới. 3/ Học cái hay cái tốt của “đối phương”để bổ sung và hoàn thiện mình. Phát huy sở trường hạn chế sở đoản tìm kiếm những giá trị mới để bù đắp. Chẳng hạn, ban gái ghen tỵ với một người nào đó xinh đẹp hơn mình, cho dù bạn có đi giải phẫu thẩm mỹ, hoặc trang điểm, hoặc dùng hàng hiệu cỡ nào mọi người cũng không khen là bạn đẹp hơn. Sắc đẹp là trời phú, vậy thì làm sao? Tôi khuyên bạn hãy chú tâm vào những việc làm khác, chẳng hạn bạn siêng năng tập thể dục, chơi thể thao để có sức khỏe dồi dào, ít đau ốm. Mọi người nhìn bạn lúc nào cũng căng phồng đầy sức sống, sắc diện hồng hào, thân hình cân đối, dáng đi thanh nhã, gọn gàng… thêm nữa bạn hãy tập ăn nói lưu loát, nhẹ nhàng, thuyết phục… như thế chẳng phải “bằng chúng, bằng bạn”. Nhờ vào những giá trị mới này mà bạn vượt qua “đối thủ”. 4/ Cuối cùng, nếu không thể xóa bỏ được tâm lý ganh tỵ vì nó đã ăn quá sâu vào tâm trí ta, thì hãy làm cho nó có ý nghĩa tích cực hơn lên. Hãy cạnh tranh một cách lành mạnh, chính đáng. Bạn có thể so bì, ấm ức thì tại sao không biến những cái đó thành nghị lực để phấn đấu vươn lên. Hãy biến niềm kiêu hãnh của “người ta” thành liều thuốc kích thích cho chính mình. Tự đặt ra mục tiêu và tự kiên trì thực hiện, thực hiện bằng được. Nhưng đặt mục tiêu thì cần phải “biết người, biết ta thì mới trăm trận trăm thắng” và phải nhớ cho rằng: “Ước mơ càng lớn thì nghị lực càng cao”. Đó thử thách của lòng kiên trì và ý chí sắt đá của bạn. Tóm lại: Chúng ta không vì sự ganh ghét, đố kỵ mà phải chán nản, đau khổ, buồn phiền. Càng không vì ganh tỵ mà thù oán, làm tổn thương, làm hại người mà ta ghen tức. Làm như thế chỉ tỏ ra ta là người yếu thế và tổn hại đến nhân cách ta mà thôi. Chúng ta không dấu ước mơ, hoài bão của mình, nhưng phải tỏ ra là người có ước mơ, hoài bão cao thượng và sẽ đạt được hoài bảo, ước mơ đó bằng các phương châm, phương thức và hành động đúng đắn. Đối với tôi, tôi có chủ trương riêng không dám khuyên mọi người. Tôi sẳn sàng giúp đỡ, hợp tác, học tập kinh nghiệm của những người thành đạt để tỏ rõ bản lĩnh và giá trị đích thực của mình. Cách tôi tự khẳng định là học hỏi và nếu có thất bại thì cũng vượt qua được chính mình. (st)
2 tháng 7 2021

Em tham khảo bài chính chị viết nhé, bài đã được đăng trên fanpage Hoc24 rồi:

Đố kị là một tính xấu mà chúng ta nên tránh xa. Đố kị là gì? Là sự ghen ghét, khó chịu thể hiện qua hành động, lời nói, suy nghĩ khi thấy người khác có hoặc làm được. Sự đố kị luôn có trong mỗi con người chúng ta, một khi nó bộc phát sẽ khiến con người có những suy nghĩ, việc làm tiêu cực. Có thể nói ''đố kị là bản năng, loại bỏ đố kị mới là bản lĩnh'' là như vậy. Đố kị có những tác hại vô cùng lớn với xã hội. Trong môi trường học tập, đố kị ở học sinh là điều không hề hiếm thấy, nó sẽ dẫn đến những xung đột, tranh cãi không đáng có. Ở lứa tuổi học sinh, khi nhận thức còn nhỏ, nên phải loại bỏ sự đố kị, đó chắc hẳn là lí do khiến tổng thống Lincoln muốn nhà trường dạy cho con mình. Hay như trong chuyện cổ tích Thạch Sanh, vì muốn được nhận thưởng, được lấy công chúa... mà hết lần này đến lần khác Lý Thông bày mưu để lừa gạt Thạch Sanh để rồi cuối cùng lại nhận đắng cay. Trong công việc, khi nhìn thấy đồng nghiệp đạt thành tích, được mọi người yêu mến, chắc hẳn ai cũng có sự ghen tị, nhưng nếu là người tích cực, họ sẽ tìm cách cố gắng, chúc mừng, còn nếu là người tiêu cực, họ sẽ dùng thủ đoạn để chiếm được thành công, hãm hại người khác. Đối với bản thân chúng ta, khi đố kị với người khác, chỉ khiến ta thêm phần suy nghĩ tiêu cực và bị người khác ghét bỏ, bản thân em luôn dặn mình phải cố gắng, dù nhỏ nhưng không bao giờ được đố kị với người khác. Đố kị sẽ khiến cho ta mù quáng, suy nghĩ không tốt để rồi hành động, buông lời không tốt làm tổn thương người khác. Chúng ta hãy lên tiếng tố cáo, ngăn chặn sự đố kị, ngưỡng mộ, học tập theo những người giỏi hơn để lấy đó làm mục tiêu cố gắng cho bản thân.

2 tháng 7 2021

Tham khảo:

 

Trong cuộc sống xã hội hiện đại, mỗi người có một khả năng, một sự hiểu biết và một hướng đi cho cuộc đời mình. Mỗi khả năng ấy sẽ mang đến thành công cho cuộc đời bạn nhưng nếu bạn không biết vận dụng khả năng của mình bạn có thể thất bại. Khi thất bại có nghĩa là bạn sẽ kém hơn người khác và khi ấy rất có thể tính đố kỵ sẽ xuất hiện. Đố kị là một đức tính xấu của con người. Những người có lòng đố kị thường tỏ ra khó chịu khi thấy người khác thành công hơn mình. Tính đố kỵ có nhiều biểu hiện khác nhau như là cảm giác bực bội, tức tối khi thấy người khác hơn mình, là ghen ghét khi thấy người khác giỏi hơn mình. Thậm chí, người đố kị còn đặt điều nói xấu, bôi nhọ thanh danh và luôn tìm cách làm hại người tốt hơn, giỏi hơn. Có thể nói tính đố kỵ xuất phát từ sự thiếu tự tin, mặc cảm, tự ti nhưng khi thể hiện ở bên ngoài lại luôn tự cao tự đại cho rằng mình chỉ là không may mắn mà thôi. Xuất phát từ những người luôn bất mãn với cuộc sống của bản thân và ghen tị với thành công của người khác. Khi mang trong mình tính đố kị người ấy sẽ luôn cảm thấy mình kém cỏi, thua thiệt và có khi còn cảm thấy đau, không được thanh thản. Người có tính đố kỵ sẽ ít có thời gian để nhận ra và hưởng thụ những điều tốt đẹp trong cuộc sống của chính mình. Con người đố kị sống không thoải mái, không vô tư thanh thân được. Bên cạnh đó đố kỵ còn phá hoại mối quan hệ giữa người với người, cản trở con người phát triển tài năng, năng lực của bản thân mình và của người khác. Chính vì vậy mỗi người chúng ta phải biết nhận thức lòng đố kỵ là một tính xấu cần loại bỏ nó ra trong cuộc sống. Con người cần phải có lòng cao thượng, rộng rãi, biết vui và san sẻ với thành công của người khác - Hãy cạnh tranh lành mạnh. Hãy cố gắng nỗ lực và coi đó là động lực vươn lên. Có như thế, mỗi người mới có thể tự hoàn thiện chính mình, xã hội mới hòa bình, yên ổn. Mỗi học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường hãy tự xác định cho mình một hướng đi tốt đẹp trong cuộc đời để từ đó phát huy hết khả năng, sở trường của mình giúp cho việc học tập và thi cử trở nên thuận lợi hơn và thành công hơn về sau này.

17 tháng 3 2021

Trong cuộc đời con người chúng ta thì mỗi một người cho dù đi đâu đi chăng nữa cũng luôn luôn nhắc nhớ về một mái ấm gia đình trọn vẹn, hạnh phúc. Tình cảm gia đình mà tốt đẹp chắc chắn cũng sẽ nuôi dưỡng cho mỗi người một sự tin yêu, lạc quan hơn bao giờ hết và gia đình chính là hai tiếng gọi thật là thiêng liêng đối với cuộc đời một con người.

Gia đình có rất nhiều cách ví von khác nhau nhưng người ta vẫn hay nhắc nhớ đến nhất chính là câu chính là một tế bào, cũng chính là hạt nhân của xã hội. Trong mỗi gia đình mà có trọn vẹn, êm ấm và hạnh phúc thì lúc đó xã hội mới văn minh, dân chủ và giàu mạnh được. Bạn biết đó, từ lâu thì gia đình dường như cũng chính là cái nôi để đón nhận tiếng khóc chào đời của mỗi chúng ta. Nơi đó chúng ta nhận được sự bao bọc của cha mẹ, ông bà những người thương yêu. Gia đình luôn luôn có ảnh hưởng rất lớn đến với cuộc sống, những giá trị về nhân cách của mỗi thành viên trong gia đình đó.

Không thể phủ nhận được rằng chính nền tảng gia đình đối với mỗi người vô cùng quan trọng, chúng ta cũng đã biết được rằng gia đình chính là nơi mà mỗi người cũng học được những bài học đầu tiên. Làm sao có thể phủ nhận được những bậc làm cha làm mẹ đã có công sinh thành ra chúng ta và đồng thời cũng chính là những người thầy, người cô tập đánh vần chữ cái, đó còn là tiếng gọi bi bô, tiếng khóc dỗi hờn của con yêu và có cả tiếng cười đùa giòn tan và không ngớt của đứa con. Cũng chính những bước chân chập chững đầu đời với vô vàn vết xước do chúng ta vấp ngã. Và lúc này đây dường như cũng lại chỉ có gia đình,chỉ có người thân mới có thể bao bọc, đồng thời có thể che chở và yêu thương bạn một cách vô điều kiện và trọn vẹn nhất mà thôi. Tình cảm gia đình là một thứ tình cảm thiêng liêng và hơn hết nó còn chính là thứ tình cảm không thể thay thế được. Cuộc đời mỗi người dường như sẽ chẳng có ai luôn luôn sẵn sàng hi sinh rất nhiều thứ, tuổi thanh xuân, đó là những sự hi sinh thầm lặng, nhọc nhằn vì sự khôn lớn của đứa con. Đó là sự vất vả lo chính từng bữa cơm, giấc ngủ của những người con.

Thực sự con người chúng ta như cũng lại có thể cảm nhận được gia đình chính là nơi tuyệt vời nhất, là một chốn thiên đường ấm áp đầy hương hoa và tình thương yêu. Gia đình chính là nơi hạnh phúc nhất và cũng yên bình nhất mà khi đi xa mỗi người con luôn khát khao và mong muốn có thể về gia đình của mình. Họ về để nhận được sự chia sẻ, nhận được tình yêu không bao giờ lừa dối. Ở đó ta nhận được sự cởi mở không bao giờ có những suy tính, những toan tính đắn đo thiệt hơn hay được mất mà ở đó chỉ có tình yêu mà thôi.

Và để có một mái ấm gia đình hạnh phúc, ấm êm thì chắc chắn không thể thiếu được đôi bàn tay mẹ nấu từng bữa cơm mỗi ngày. Đó còn chính là những bài học, những nụ cười hiền lành có phần nghiêm khắc của người cha để mong muốn những điều tốt đẹp nhất đến với đứa con yêu của mình. Về nhà ta cảm nhận được mọi âu lo, mọi buồn đau dường như cũng chỉ là một cơn gió lướt qua mà thôi. Bên gia đình con người cảm nhận được những phút quây quần bên nhau, trao cho nhau những điều hay ý đẹp, ở nơi không có sự giả dối mà chỉ có quan tâm.

Gia đình luôn luôn có tầm quan trọng như vậy trong mỗi cuộc đời của mỗi một con người. Và trách nhiệm để có thể xây dựng một mái ấm gia đình hạnh phúc, không chỉ là sự nỗ lực, cũng không phải là cố gắng của một thành viên trong gia đình. Mà nó chính là vai trò cũng như trách nhiệm của tất cả các thành viên. Không thể có một gia đình hạnh phúc và ấm êm nếu như nó chỉ được xây dựng dựa trên sự đơn lẻ của một cá nhân mà nó phải được chung ta từ các thành viên. Chắc chắn gia đình của bạn sẽ hạnh phúc khi mỗi thành viên ý thức được vai trò, ý nghĩa của gia đình.

Mỗi người chúng ta cùng chung sống dưới một mái nhà, đồng thời mỗi chúng ta cũng lại như chung một yêu thương và chung một nhịp đập vì sự trọn vẹn. Và tất cả tạo lên được những giá trị của sự hạnh phúc của gia đình. Người ta cũng có thể nhìn nhận được những đứa con có sự bảo ban, răn dạy nghiêm khắc nhưng lại luôn chan chứa được tình yêu của cha mẹ chúng sẽ có lỗi sống, lối hành xử khôn khéo, nhân đạo hơn những đứa trẻ được nuông chiều, hay gia đình không hạnh phúc.

Tổ ấm gia đình chính là cầu nối thực sự quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Và bạn hãy nhớ rằng hãy luôn luôn hướng về gia đình của mình. Gia đình là nơi không bao giờ quay lưng cũng như bỏ rơi chúng ta. Gia đình sẽ là điểm tựa, điểm dừng chân chắc chắn nhất khi con người cần nghỉ ngơi, khi vấp ngã.

Tuy nhiên chúng ta cũng cần phải nói thêm rằng trong xã hội hiện nay cũng lại còn tồn tại rất nhiều mảnh đời khát khao mong muốn có một mái ấm gia đình bình dị. Những đứa trẻ khát thèm hạnh phúc, mong muốn tình yêu của mẹ, của cha. Chính vì thế mà con người hãy biết thương yêu nhau hơn nữa để có thể có được một đại gia đình lớn – dân tộc. Chắc chắn đất nước sẽ phát triển, con người yêu thương nhau hơn. Hơn hết để cho con người thấy được tầm quan trọng của tình cảm gia đình, tình thương yêu của mỗi người.

Mỗi người chúng ta cũng cứ hãy mở lòng để tạo những mái ấm gia đình thực sự cho các em thiếu thốn tình yêu thương. Gia đình chính là nền tảng để đưa xã hội phát triển và mang lại sự an toàn sự hạnh phúc cho mỗi thành viên sống trong gia đình yêu thương của mình.

17 tháng 3 2021

Tham khảo:

Tình cảm gia đình là một tình cảm vô cùng cao đẹp và thiêng liêng trong cuộc đời mỗi con người .Người ta có nhiều nơi để đến nhưng chỉ có một nơi để về đó là gia đình. Chính vì thế, gia đình chính là ngôi nhà yêu thương và thiêng liêng nhất trên trái đất cho ta sự bao dung và vị tha, nguồn suối nóng chân thành của yêu thương, vì thế mái ấm gia đình và tình cảm gia đình chính là thứ mà tất cả kho báu trên trái đất không thể nào sánh được.

“Ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng, ba ngọn nến lung linh, thắp sáng một gia đình…” là một mái ấm gia đình trọn vẹn, hạnh phúc. Đối với một người thì mái ấm gia đình chính là nơi nuôi dưỡng tâm tuổi từ lúc sinh ra, trường thành. Nhưng với một số người thì gia đình chưa hẳn là nơi trọn vẹn và mong chờ để trở về.

Gia đình chính là một tế bào, là hạt nhân của xã hội. Gia đình có tròn vẹn, êm ấm, hạnh phúc thì xã hội mới văn minh, dân chủ. Gia đình chính là cái nôi đón nhận tiếng khóc chào đời của bạn, nơi có cha, có mẹ, có ông bà, có anh chị em, là những người thân ruột thịt đùm bọc, yêu thương nhau.

Nền tảng gia đình đối với mỗi người vô cùng quan trọng, chúng ta học được những bài học đầu tiên từ chính gia đình. Ba mẹ chính là những người thầy, người cô tập đánh vần chữ “o”, “ô”…cho con trẻ. Những bước chân chập chững đầu đời với vô vàn vết xước do ngã ở chân. Chỉ có gia đình,chỉ có người thân mới có thể bao bọc, yêu thương bạn một cách vô điều kiện và trọn vẹn nhất. Họ có thể sẵn sàng hi sinh rất nhiều thứ, tuổi thanh xuân, những nhọc nhằn vì sự khôn lớn, vì bữa cơm, giấc ngủ của những người con. Gia đình chính là nơi tuyệt vời nhất mà chúng ta có thể trao đi yêu thương không hề toan tính, đắn đo.

Có một gia đình hạnh phúc, ấm êm, có bàn tay mẹ nấu từng bữa cơm mỗi ngày; có nụ cười thật hiền lành, ấm áp của ba sau một ngày làm việc mệt nhọc. Có những giây phút quây quần bên nhau kể cho nhau nghe những điều hay, ý đẹp.

Để xây dựng một mái ấm gia đình hạnh phúc, không chỉ là sự nỗ lực, cố gắng của ba mẹ mà còn là của những đứa con. Không thể một người xây và một người phá, như thế sẽ không thể tạo nên sự bền vững trong tình yêu thương. Những vết rạn nứt luôn hiện hữu quanh đây và có thể sụp đổ bất cứ lúc nào không hay.

Chúng ta cùng chung sống dưới một mái nhà, chung một yêu thương và chung một nhịp đập vì sự trọn vẹn, hạnh phúc của gia đình. Những đứa con có sự bảo ban, răn dạy nghiêm khắc nhưng chan chứa nghĩa tình của ba mẹ là điều tuyệt vời nhất.

Mái ấm gia đình chính là nơi nhiều mong ngóng và đợi chờ, nơi trở về sau những năm tháng bôn ba nơi phương trời xa. Đó chính là nhà, là nơi dù có bất cứ chuyện gì xảy ra thì cũng bao dung và rộng lượng đón nhận và sẵn sàng tha thứ.

Tuy nhiên xã hội còn tồn tại rất nhiều mảnh đời khát khao mong muốn có một mái ấm gia đình bình dị như bao người khác nhưng không được. Những đứa trẻ mồ côi, lang thang đầu đường xó chợ kiếm ăn hằng ngày đôi mắt ngấn lệ khi nhìn vào một ngôi nhà có ánh điện sang trưng, có tiếng cười con trẻ, có giọng nói ấm áp mẹ cha. Điều ước nhỏ nhoi, giản dị ấy các em không bao giờ có được. Vì ba mẹ đã bỏ em mà đi,vì tình yêu thương đó vốn dĩ em không có phúc để hưởng.

Mặc dù có những nơi nhận nuôi trẻ mồ côi, lang thang nhưng nơi đó chưa thể là một mái ấm thực sự mà các em vẫn mong muốn. Song khi tình yêu thương của các bà, các mẹ ở mái ấm tình thương đó đủ sức khiến cho các em bớt mặc cảm tự ti thì các em sẽ nhận ra rằng mái ấm gia đình không chỉ có ba mẹ mới hạnh phúc. Những người dưng vẫn có thể mang lại hạnh phúc và sự bình yên đến cho nhau. Đó chính là lòng yêu thương, san sẻ và đồng lòng.

Xã hội cần có chính sách phù hợp nhất để có thể mang lại cho các em một mái ấm gia đình thực sự, để các em có thể thoát khỏi mặc cảm, tự ti, hòa nhập với cộng đồng cùng xây dựng tương lai bền vững nhất.

Chúng ta ai cũng cần yêu thương, cần san sẻ, đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay.Hãy mở lòng để tạo những mái ấm thực sự cho các em thiếu thốn tình yêu thương. Những gia đình đang có một nền tảng vững chắc thì nên chăm sóc, gìn giữ và phát triển hơn nữa.

23 tháng 5 2022

refer

Tình yêu thương là tình cảm thiêng liêng mà cả dân tộc ta vẫn luôn gìn giữ và truyền lại cho đời sau. Nó xuất phát từ lòng yêu mến, đồng cảm, cảm thông và quý mến đối với đồng loại và mọi điều xung quanh. Tình thương yêu có sức mạnh rất lớn, nó giúp người khác vững tin hơn trong cuộc sống, giúp người khác vượt qua gian khổ, nó cảm hóa và làm thay đổi những người sống chưa tốt. Tình yêu thương chân thành, nhẹ nhàng của Thị Nở đã chạm đến trái tim cằn khô, sỏi đá của Chí Phèo và thức dậy trong anh những giây phút người nhất. Tình yêu thương làm cuộc đời này đẹp hơn. Nó đưa ta đến đỉnh cao của thành công và vượt lên trên những điều tầm thường. Nó còn là điều quý giá nhất trên đời mà người với người có thể trao tặng nhau. Nhiều người từng hối hận muộn màng khi họ chẳng kịp nói lời yêu thương với người thân khi người thân của họ còn sống. Vì vậy đừng ngại nói lời yêu thương với những người mà ta quý mến họ. Đôi khi cuộc sống nhiều mâu thuẫn, hiểu nhầm, hận thù và nó chỉ được hóa giải khi xuất hiện sự tha thứ và tình yêu thương khi bạn sẵn sàng trao đi. Một người chủ động trao tặng tình yêu thương thì bên trong họ tràn đầy tình yêu thương. Muốn có tình yêu thương thì trước hết bạn cần học cách trao đi. Ta cũng không quên phê phán những kẻ sống vô cảm, ích kỷ, hận thù. Và nhiệm vụ của chúng ta là hãy cảm hoá họ, vì chỉ có tình yêu thương mới có thể biến thế giới đầy khổ đau này thành biển cả của hoà bình và hạnh phúc.

23 tháng 5 2022

Tham khao 

https://scr.vn/nghi-luan-ve-long-thuong-nguoi.html

TL
23 tháng 3 2021

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Đó là lời khẳng định đầy tự hào của chủ tịch Hồ Chí Minh khi nói về lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam. Lòng yêu nước được hiểu là tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng và tinh thần, trách nhiệm bảo vệ, dựng xây đất nước của con người. Cao hơn cả đấng sinh thành, đất nước như một mái nhà chung của tất cả những người dân đang chảy trong mình dòng máu Lạc Hồng. Chính vì vậy, lòng yêu nước tồn tại trong tất cả con người Việt Nam như một lẽ dĩ nhiên, thể hiện sự tự tôn, tự hào dân tộc, biết ơn sâu sắc với các thế hệ cha anh đi trước đã anh dũng dựng xây và bảo vệ đất nước. Biểu hiện của lòng yêu nước là những hành động cụ thể, được minh chứng qua từng giai đoạn lịch sử. Trang sử vàng của dân tộc ta đã ghi danh biết bao vị anh hùng, chiến sĩ, thậm chí là nông dân dũng cảm, can trường xả thân vì đất nước. Hình ảnh chị Võ Thị Sáu gan dạ trước nòng súng quân giặc, anh Bế Văn Đàn, anh Phan Đình Giót,… và hàng ngàn con người Việt Nam đã khiến cả thế giới phải nể phục vì lòng yêu nước, dũng cảm, cứng rắn “như gang như thép”. Có thể thấy, lòng yêu nước là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thành công của đất nước ta trong cả kháng chiến lẫn công cuộc dựng xây xã hội chủ nghĩa. Thế hệ thanh thiếu niên cần không ngừng cố gắng học tập, làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tiếp tục giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc. Bên cạnh đó, chúng ta cần ngăn chặn triệt để các hành vi tuyên truyền phản động, biểu tình gây ảnh hưởng đến trật tự, an ninh đất nước.

28 tháng 3 2021

cảm ơn nhiều ạ

 

18 tháng 5 2023

Trong cuộc sống, chúng ta thường phải đối mặt với những quyết định khó khăn, đôi khi là phải chọn giữa vừa lòng người khác và vừa lòng chính bản thân mình. Điều này đặc biệt đúng trong các tình huống liên quan đến quan hệ xã hội, nơi mà sự tương tác giữa con người là không thể tránh khỏi.

Tuy nhiên, liệu có cách nào để vừa làm vừa lòng người khác, vừa vừa lòng chính bản thân mình? Câu trả lời là có, và đó là sự cân bằng.

Để làm vừa lòng người khác, chúng ta cần lắng nghe và hiểu rõ họ đang muốn gì. Chúng ta cần tôn trọng suy nghĩ và quan điểm của người khác, đồng thời cũng cần thể hiện sự quan tâm và thông cảm đến họ. Tuy nhiên, việc làm vừa lòng người khác không nên dẫn đến việc tự đánh mất bản thân mình. Chúng ta cần biết giới hạn của mình, không nên đồng ý với những điều mà mình không thực sự đồng ý, hoặc đồng ý với những điều mà có thể gây hại cho bản thân.

Để làm vừa lòng chính bản thân mình, chúng ta cần biết giá trị của mình và không nên đánh đổi giá trị đó để làm vừa lòng người khác. Chúng ta cần có sự tự tin và quyết đoán trong việc đưa ra quyết định, đồng thời cũng cần lắng nghe và suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra quyết định. Tuy nhiên, việc làm vừa lòng chính bản thân mình cũng không nên dẫn đến việc thiếu tôn trọng và quan tâm đến người khác. Chúng ta cần biết cách thể hiện sự quan tâm và thông cảm đến người khác mà không phải đánh đổi giá trị của mình.

Vì vậy, để làm vừa lòng người khác cũng như vừa lòng chính bản thân mình, chúng ta cần có sự cân bằng. Chúng ta cần biết giới hạn của mình và không nên đánh đổi giá trị của mình để làm vừa lòng người khác. Đồng thời, chúng ta cũng cần lắng nghe và hiểu rõ người khác để có thể tôn trọng suy nghĩ và quan điểm của họ.

Ngoài ra, để làm vừa lòng người khác và vừa lòng chính bản thân mình, chúng ta cần có kỹ năng giao tiếp tốt. Kỹ năng giao tiếp giúp chúng ta truyền đạt thông tin một cách hiệu quả, đồng thời cũng giúp chúng ta lắng nghe và hiểu rõ người khác. Khi có kỹ năng giao tiếp tốt, chúng ta có thể thể hiện sự quan tâm và thông cảm đến người khác mà không phải đánh đổi giá trị của mình.

Cuối cùng, để làm vừa lòng người khác và vừa lòng chính bản thân mình, chúng ta cần có lòng tự trọng và sự kiên nhẫn. Lòng tự trọng giúp chúng ta tin tưởng vào giá trị của mình, đồng thời cũng giúp chúng ta không để bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người khác. Sự kiên nhẫn giúp chúng ta có thể đợi đến khi có quyết định tốt nhất, đồng thời cũng giúp chúng ta không bị bối rối hoặc lấn át bởi cảm xúc.

Tóm lại, để làm vừa lòng người khác cũng như vừa lòng chính bản thân mình, chúng ta cần có sự cân bằng, kỹ năng giao tiếp tốt, lòng tự trọng và sự kiên nhẫn. Chỉ khi có những yếu tố này, chúng ta mới có thể đưa ra quyết định tốt nhất và đem lại lợi ích cho cả bản thân và người khác.

18 tháng 5 2023

tham khảo ko v ?

Karl Marx từng nói rằng: “ khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là nhiều” Qua câu nói ấy, chúng ta cũng hiểu được phần nào ý nghĩa và tầm quan trọng của lòng khiêm tốn trong cuộc sống. Ai cũng hiểu rằng khiêm tốn là đức tính tốt của con người, khiêm tốn còn là không tự mãn, khoe khoang năng lực của bản thân, thể hiện bản thân quá đà trướng đám đông. Hơn thế nữa, sự khiêm tốn là nhìn nhận , đánh giá năng lực của mình đúng mực. Có đôi lúc người ta hiểu về lòng khiêm tốn như vậy, nhưng thực chất , ít ai hiểu một cách sâu sắc về nó. Chúng ta cùng đặt câu hỏi vì sao chúng ta phải khiêm tốn? Các bạn sẽ trả lời như thế nào? Đối với cá nhân tôi, chúng ta cần có sự khiêm tốn.Vì lòng khiêm tốn giúp ta nhìn nhận bản thân, có được sự tự tin đúng mực và sự nhún nhường trong một hoàn cảnh hay tình huống cần thiết. Điều quan trọng là nhìn nhận bản thân mình giỏi ở lĩnh vực nào, thiếu sót ở đâu chứ không nên chăm chăm ngợi ca cái tài giỏi của bản thân mình. Và khi chúng ta khiêm tốn , tức ta học được cách cúi đầu, chỉ khi đó ta mới học hỏi được nhiều điều mới mẻ, những kiến thức phong phú và rèn luyện bản thân tốt hơn. Khi rèn luyện tốt bản thân thì lòng khiêm tốn giúp ta càng tiến bộ, sự kiêu ngạo sẽ lạc hậu. Nhiều người do tự cao tự đại mà tự mình sa vào vũng bùn thất bại. Người xưa cũng có câu:” khiêm tốn lợi ích, tự mãn tổn hại” . Chính điều đó đã minh chứng cho sự cần thiết của lòng khiêm tốn. Sau cùng lòng khiêm tốn giúp ta thành công. Vì trong vũ trụ này, tri thức là mênh mông vô hạn, chúng ta chỉ là một ngôi sao trên bầu trời tri thức vô vàn, ta cần khiêm tốn học tập mà tích lữu những tinh hoa của “vũ trụ tri thức” ấy.

16 tháng 8 2019

Trong xã hội hiện nay, chúng ta cần phải trang bị cho mình những hành trang cần thiết để có thể tự hoàn thiện bản thân mình và hội nhập vào cộng vào xã hội. Một trong những đức tính cần thiết nhất để có thể hòa nhập có được mối quan hệ tốt là khiêm nhường. Khiêm nhường không chỉ là nghệ thuật sống mà còn là nền tảng dẫn đến thành công.

Khiêm nhường là một bản chất tốt cần phải có trong cách đối xử hàng ngày. Đó là thái độ không tự đề cao mình, đánh giá đúng mực về bản thân, luôn học hỏi người khác và biết kính trên nhường dưới. Những người khiêm nhường thường rất hòa nhã, nhún nhường, tôn trọng người khác và nghe nhiều hơn nói. Họ luôn nhanh chóng nhìn nhận và sửa đổi các khuyết điểm của mình, học tập những cái hay, cái tốt từ người khác và không tự mãn với những gì mình đã đạt được. Bác Hồ là tấm gương sáng ngời về đức tính khiêm nhường. Suốt cuộc đời mình, Bác luôn giữ một lối sống giản dị, thanh đạm. Dù cương vị một Chủ tịch nước, Bác vẫn ở trong ngôi nhà sàn đơn sơ với những dụng hết sức giản dị, mộc mạc, vẫn tự tay chăm sóc vườn cây, nuôi cá,... Hay anh thanh niên trong tác phẩm "Lặng lẽ Sapa" luôn khiêm nhường, cho mình không xứng đáng để được vẽ tranh.

Khiêm nhường là một đức tính rất cần thiết và là thái độ sống đẹp trong xã hiện nay. Vì không ai trong chúng ta là hoàn hảo cả, trí tuệ của mỗi chúng ta chi là một hạt cát bé nhỏ giữa sa mạc rộng lớn, khiêm nhường sẽ giúp chúng có thể hoàn thiện bản thân và mở rộng vốn hiểu biết của mình hơn. Khiêm nhường là thái độ cần có của mỗi chúng ta bất kể ta là ai, có chức vụ gì, tài giỏi nào vì đức tính ấy giúp ta có được thiện cảm với những người xung quanh có được những mối quan hệ gần gũi và cần thiết.

Nếu không có khiêm nhường, con người chúng ta sẽ ngủ quên trong vinh quang, không biết vươn lên, không tự mình tiến bộ, hoàn thiện bản thân và sẽ trở nên tụt hậu. Thế nhưng vẫn có nhiều người không khiêm nhường, tự cao tự đại, kiêu ngạo và khinh thường người khác. Một số khác lại tự ti, xem nhẹ bản thân mình, rụt rè và nhút nhát. Những con ngưòi như thế sẽ khó thành công trong công việc, không chịu học hỏi. Từ đó để lại những hậu quả rất lớn vốn kiên thức sẽ bị thu hẹp, gây đố kị, mất đoàn kết dẫn đến thất bại.

Ngược lại với đức tính khiêm nhường là sự kiêu căng, tự mãn. Những người có tính tự kiêu thường hay tự đề cao mình, luôn coi thường người xung quanh, dễ bị mọi người xa lánh. Cũng cần phải thấy rằng khiêm nhường không có nghĩa là tự ti, tự hạ thấp mình, rụt rè và không đánh đúng năng lực bản thân.

Khiêm nhường thực sự là đức tính góp phần nâng cao giá trị của con người. Đó là một trong những đức tính mà Bác Hồ đã dạy cho thiếu niên Việt Nam. Chính vì vậy, chúng ta cần phải kính trên nhường dưới, không ngừng học tập rèn luyện bản thân và không được tự mãn trước những thành quả mà ta đã đạt được. Đó chính là hướng phấn đấu của chúng ta để có thể tiếp thu tri thức nâng cao trình độ để góp phần xây dựng đất nước, đưa đất nước ta vươn lên tầm cao mới, văn minh và tốt đẹp hơn.



#Châu's ngốc

Ngày nay xã hội đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển, cuốn theo nhiều sự thay đổi. Từ nhịp sống bề bộn, bon chen cho đến những truyền thống, đạo lý làm người cũng đang bị xoay vần. Trong xã hội ấy con người dường như đã trở nên thờ ơ, ít quan tâm với cuộc sống của người khác, để "mạnh ai nấy lo", "phải ai tai nấy". Nhưng cuộc sống vốn không có gì tuyệt đối bởi vậy bên cạnh đó cũng có hàng triệu trái tim đã cất lên tiếng nói yêu thương, đang lắng mình để nhìn quanh, đồng cảm và sẻ chia với những đồng loại còn khổ đau, bất hạnh của mình, để phát huy những truyền thống tốt đẹp mà xưa nay cha ông ta vẫn luôn gìn giữ.

Một nhà văn Nga đã từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương”. Đã là con người nếu sống không có tình thương thì chẳng khác gì loài vật, cũng chẳng khác chi một cái xác không hồn, tồn tại giữa dòng đời một cách vô nghĩa và sẽ chết dần chết mòn trong cô đơn, lạnh lẽo. Người đời cũng có câu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” - bởi vậy “cho và nhận” đã trở thành quy luật của cuộc sống. Khi làm người phải có qua có lại, tồn tại giữa tập thể, cộng đồng của ta không chỉ biết có mình. Cuộc sống ngày nay đã quá đổi thay so với lúc trước, nhưng cuộc sống vật chất có thể đổi thay nhưng tình người thì không thể nào thay đổi được.

Từ thuở khai thiên lập địa, khi con người còn sống trong cảnh phó thác số phận của mình cho thiên nhiên. Khi hai chữ "văn minh" chưa được định thành hình thù rõ nét trong trí óc của con người thì cha ông ta đã biết đến hai chữ "tình người", đã biết đến cái "nghĩa vụ" của người đối với người, để từ đó luôn nhắc nhở nhau: "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng", hay "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ". Vậy thì tại sao chúng ta - những lớp con cháu đi sau, đã và đang sống trong thời kì mà "văn minh" đang nở rộ, bao nhiêu thuyết lí đẹp đẽ ra đời - không cố gắng phát huy những nét đẹp của ông cha?

Dù đang phát triển nhưng "đất nước ta vẫn đang còn nghèo, dân ta còn đói khổ, đồng bào ta không phải ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành". Bên cạnh những tòa cao ốc, những ngôi biệt thự đẹp đẽ với đầy đủ tiện nghi thì những ngôi nhà ổ chuột, lụp xụp với những tấm áo vá rách. Hay những bữa cơm đạm bạc, với những đứa trẻ nghèo mới năm, bảy tuổi đã phải nghỉ học để đi làm kiếm miếng ăn, vẫn còn đó đây trên đường phố. Cuộc sống của không ít đồng bào ta đang còn chìm ngập trong cảnh bần hàn, đang cần đến những con tim biết yêu thương, biết đồng cảm và sẻ chia.

Vậy đồng cảm và sẻ chia là gì? Nếu muốn nói cho rõ, cho rạch ròi thì rất khó bởi nó xuất phát từ trái tim con người. Nhưng làm sao có thể hiểu được nhịp đập của từng trái tim, cho nên mọi cách hiểu về nó chỉ mang tính khái quát mà thôi. Ở một khía cạnh nào đó có thể hiểu đồng cảm là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, hiểu và cảm thông với những gì đang diễn ra xung quanh cuộc đời họ và luôn đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để nhìn nhận vấn đề, từ đó thể hiện thái độ quan tâm của mình. Đồng cảm đi từ con tim đến mách bảo chúng ta hành động, tạo nên sự sẻ chia, sẻ chia là cùng người khác san sẻ niềm vui, nỗi buồn; sẵn sàng có mặt khi người khác cần mình, không tỏ thái độ vô cảm, thờ ơ trước nỗi đau của người khác cũng như không ganh ghét, đố kỵ, nhạo báng vinh quang, niềm vui của họ.

Đồng cảm và sẻ chia tuy không cùng chung một "đất nước" nhưng chúng có chung một "biên giới" đó là thắp lên những nét chung của hai nét đẹp truyền thống ấy. Đó là đem đến niềm vui cho người khác hay ít nhất là giảm bớt một phần nỗi buồn đau trong họ, đồng thời làm cho giá trị bạn trong mắt mọi người càng cao hơn nữa. Nó siết chặt thêm tình nghĩa đồng bào, làm cho người gần người hơn.

Tự nhiên sinh ra con người bình đẳng nhưng sự trôi dạt, xô đẩy của dòng đời, của hoàn cảnh đôi khi đã phân hoá, tạo ra con người với những cảnh đời khác nhau, có kẻ giàu người nghèo. Và những con người chân chính luôn muốn lấp đầy rút ngắn cái khoảng cách giàu nghèo ấy bằng tình thương lòng nhiệt tình. Trên thực tế, đã có nhiều nghĩa cử cao đẹp đã được "thực hành" và đem lại nhiều kết quả không nhỏ.

Từ lâu tinh thần đồng cảm và sẻ chia đã trở thành nhu cầu của con người Việt Nam nhân ái, nồng hậu. Đến ngày nay, điều đó vẫn luôn thường trực trong nếp sống của người Việt. Lúc trước, dân ta còn trong cảnh thiếu cơm, thiếu gạo thậm chí chết vì đói vậy mà họ vẫn còn san sẻ cho nhau từng miếng cơm, hạt muối, "tối lửa tắt đèn có nhau", sống cùng sống chết cùng chết. Ngày nay nét đẹp ấy vẫn còn được bảo tồn và phát huy, nhiều ngôi nhà tình nghĩa được mọc lên, nhiều trường học dành riêng cho trẻ em khuyết tật và có hoàn cảnh khó khăn học tập và phát triển.

Xoáy theo vòng quay của sự phát triển công nghiệp, môi trường ngày càng bị tàn phá và hủy diệt. Con người lâm vào cảnh khốn cùng không chỉ vì thiếu cái ăn, cái mặc mà còn bị sự "trả thù" của thiên nhiên, chịu những cơn giận dữ của đất trời. Nước ta, dù đang bước đi trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhưng phần lớn nhân dân ta đang sống nhờ vào việc sản xuất nông nghiệp, vì vậy phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Một đầm cá, một ao tôm trị giá hàng chục triệu, một cơn lũ quét qua đủ khiến cho một ông chủ trở thành một con nợ. Ngô lúa, hoa màu đang đến mùa, một đợt hạn hán kéo dài, một trận dịch bệnh cũng đủ làm cho nhiều gia đình rơi vào cảnh màn trời chiếu đất. Không dừng ở thế, đôi khi những trận "trả thù" của thiên nhiên còn ảnh hưởng đến cả một vùng lớn. Ví dụ như vào năm 2006, khi cơn bão Chanchu đi qua miền Trung đã khiến người dân ở đây phải khốn đốn, chịu nhiều thiệt hại về người và của nhưng bù lại họ được người dân trong nước quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ; giúp họ về tiền của, lương thực, đồng thời giúp họ tìm xác của những nạn nhân. Hay trong vụ sập cầu Cần Thơ vào năm 2007 đã khiến nhiều gia đình phải điêu đứng trước sự ra đi đột ngột của những người thân họ. Nhưng họ cũng như những người dân miền Trung, dù đớn đau, chua xót nhưng không đến nỗi phải chịu cảnh cô đơn, lẻ loi gánh chịu mọi khổ đau một mình mà cạnh họ hàng ngàn con tim của cả nước cũng đã cùng cất tiếng khóc thương và ra tay đóng góp, cứu trợ cho người nhà nạn nhân. Dù tiền và vật phẩm không mang những người ra đi trở về nhưng nó phần nào đã xoa dịu nỗi đau trong lòng người còn sống cũng như giúp họ vượt qua được cơn hoạn nạn, khó khăn, ít nhất là ngay lúc đó khi mà người thân của họ ra đi vĩnh viễn.

Để thể hiện tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của mình, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - một tổ chức chính trị có vai trò tập hợp, tăng cường khối đoàn kết toàn dân cũng đã đứng ra phát động và thành lập quỹ "Vì người nghèo" - để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, bức bách, đời sống cơ cực vượt lên số phận để sống một cuộc đời như những người bình thường khác, thậm chí đã vực dậy không biết bao nhiêu cảnh đời đen bạc mà chính họ cũng cảm thấy gần như mọi thứ đã quay lưng lại với cuộc đời họ. Từ ngày được thiết lập, tài khoản của quỹ ngày càng nhận được nhiều đóng góp của những cá nhân, tập thể, từ những em bé học mẫu giáo cho đến những cụ già về hưu, từ những người dân trong nước đến những người Việt kiều xa quê hương. Mang thông điệp yêu thương, phong trào ấy đã trở thành nguồn động lực để người nghèo phấn đấu thoát nghèo, rũ bỏ cuộc sống cơ hàn, vươn lên xây dựng cuộc sống mới tươi hơn, đẹp hơn, từ đó tạo ra tiềm lực để phát triển đất nước.

hok tốt ;-; !

Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành bài ca, tiếng hát của cả cộng đồng dân tộc. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành tiếng gọi của lương tâm. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành sức mạnh đẩy lùi khó khăn, hoạn nạn.

"Thương người như thể thương thân" là đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình thương là lẽ sống tốt đẹp của triệu triệu con người Việt Nam. Truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, ngày một phát triển mạnh mẽ và sâu sắc. Tình thương, lòng nhân ái là một biểu hiện rõ nét về đạo đức của mỗi người. Tình thương, lòng nhân ái được biểu hiện một cách cụ thể qua thái độ và hành động, đó là đồng cảm và sẻ chia.

Có thương người mới biết đồng cảm và sẻ chia. Nhìn thấy người bất hạnh, tàn tật, ốm đau. đói khổ, hoạn nạn, ta động lòng thương, ta rơi nước mắt, đó là đồng cảm "Một miếng khi đói bằng một gói khi no", đó là san sẻ. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Bác Hồ kêu gọi toàn dân "diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm". Bác Hồ cũng như hàng triệu gia đình đã giảm bớt khẩu phần hàng ngày, dành gạo để cứu đói. Chiến thắng được giặc đói lúc bấy giờ là một thành tích to lớn của cách mạng, là do sức mạnh lòng nhân ái của nhân dân ta.

Sau ba mươi năm chiến tranh, nước ta hiện có hàng chục vạn nạn nhân chất độc da cam. Hàng triệu đồng bào ở vùng sâu, vùng xa còn sống trong cảnh nghèo khó, thiếu thốn, khó khăn. Lũ lụt, bão tố xảy ra triền miên, gây ra cảnh người chết, cảnh màn trời chiếu đất cho nhiều gia đình. Nhiều học sinh đến trường bị nước lũ cuốn trôi; nhiều ngư dân ra khơi đánh cá bị sóng gió cuốn mất tích. Trước những cảnh đau lòng đó, ai mà chẳng động lòng thương, ai mà chẳng rơi nước mắt?

Các phong trào quyên góp do Mặt trận Tổ quốc phát động để cứu giúp, để ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam, các bệnh nhân nhiễm HIV - AIDS đã được đồng bào ta hướng ứng nhiệt liệt. Nhiều Việt kiều đã gửi về hàng trăm triệu đồng đóng góp vào quỹ từ thiện được báo chí ngợi ca. Phong trào giúp học sinh nghèo, học sinh khó khăn được đông đảo thầy cô giáo và các bạn trẻ tham gia nhiệt liệt. Tất cả các phong trào đó đã nói lên một cách cảm động sức mạnh đoàn kết, truyền thống nhân ái vô cùng tốt đẹp của dân tộc Việt Nam chúng ta.

Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành bài ca, tiếng hát của cả cộng đồng dân tộc. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành tiếng gọi của lương tâm. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành sức mạnh đẩy lùi khó khăn, hoạn nạn.

Nói đến đồng cảm và sẻ chia trong xã hội ta ngày nay, tôi không bao giờ quên câu ca mà bà nội tôi vẫn nhắc các con, các cháu:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”