K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 11 2022

Bạn tham khảo nha :

  Gia đình là một thứ gì đó thiêng liêng và không thể diễn tả hết được bằng lời. Truyện ngắn Giấc mơ của bà nội do Mai Văn Kháng viết đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc về tình cảm gia đình đầm ấm. 

       Trong truyện ngắn “Giấc mơ của bà nội”, hình tượng người bà tần tảo, yêu thương con cháu được thể hiện rất rõ ràng thông qua ngoại hình và những cử chỉ, hành động yêu thương của bà giành cho con cháu của mình. Mỗi chủ nhật lúc 9 giờ, bà đều từ quê lên thành phố thăm con cháu. Bà đã ngoài bảy mươi, sức khỏe bà đã giảm sút, bà không đi xe đạp, rồi không đi bộ đến chơi với chúng tôi ngày chủ nhật nữa. Bà đi xe ôm được một thời gian rồi sau cùng không dám đi cả xe máy bố tôi đến đón. Bà kêu sóc, đau xương cốt. Bà đi xích lô và bảo người đạp xe đi thật chậm, sức khỏe ngày càng đi xuống. Dần dần như thế bà đã ít thăm con cháu hơn. Bà đã sống một cuộc sống sôi nổi bền bỉ suốt từ năm 16 tuổi làm thợ tiện ở xưởng quân giới, cho hết tuổi 60 mới về nghỉ hưu, suốt đời bà chăm chỉ với việc chung, về già bà vẫn hết lòng thương yêu và lo toan cho con cháu. 

Khi bà bị ngã phải nhập viện, thân hình bà ngày càng lép xẹp, lọt thỏm vào lòng nệm. Bà vẫn dùng chiếc túi xách bằng vải thô ông vẫn dùng từ ngày còn là nhân viên phục vụ trên tầu chạy tuyến đường sắt Lao Cai - Hà Nội. Bà yêu quý và giữ gìn những kỉ vật mà ông để lại. Cái túi ấy to đến mức đựng được cả thế giới bên trong, thế giới mà tràn ngập những quà bánh mà bà mang từ quê lên. Nào là nhãn tháng sáu, na tháng bẩy, roi mùa hạ, gương sen mùa thu. Bà con luôn quan tâm đến sức khỏe của mẹ tôi và bố tôi. Biết mẹ hay bị nhiệt nên đã chuẩn bị bột sắn, biết bố tôi mới chớm bị cao huyết áp đã chuẩn bị sẵn hoa hoè mà bà đã hái rồi sao phơi, đóng vào từng bọc giấy báo mang ra. Bà luôn nấu những món ngon mà ở nhà bố mẹ bận không nấu được cho các cháu ăn. Bà nói rằng do bà không phải lo công việc nên rảnh rỗi mới có thời gian nấu cho các con, các cháu ăn. Những món ăn được bà coi là “bày vẽ” là những món mà bọn trẻ đều rất thích nhưng do bận rộn nên bố mẹ không có thời gian nấu cho ăn. 

Khi đến thăm nhà con cháu, bà không đến để nghỉ ngơi hưởng thụ mà luôn chân luôn tay, tất bật với những công việc nhà. Nào là sửa sang lại bàn thờ, nào là phủi bụi những tấm huân chương của con trai. Nào là dọn dẹp, quét quáy, lau chùi bát đĩa, bàn ghế. Bà chải đầu, tết tóc cho cái Tú. Lại còn dậy nó chơi chuyền, chơi bắt hình giây chun. Dù đã già yếu nhưng bà không ngần ngại việc gì. Luôn lo cho con cháu được tươm tất, đủ đầy. Dù đã yếu hơn và không thăm con cháu được thường xuyên nên bà rất nhớ chúng. 

Ông đã mất lâu, bà thì ở một mình. Con cháu muốn bà lên ở cùng nhưng bà lo lắng cho vườn tược, bàn thờ tổ tiên ở nhà. Ở nhà một mình buồn chán làm bà càng nhớ con cháu hơn. Bà bắc thang để hái nụ hoa hoè cho con trai, thang trượt, bà bị ngã, nằm bất tỉnh, may có người hàng xóm gọi điện báo rằng bà nằm ở bệnh viện Xanh Pôn. Tình yêu của bà còn thể hiện rõ nhất khi bà được các con đón về nhà, nhìn thấy các con lo lắng, bật khóc vì mình, bà đã khóc theo và cố gắng ăn thật mạnh để nhanh khỏe cho con cháu vui. Có thể thấy được tình yêu to lớn của bà giành cho con cháu mình nhiều như nào.

       Câu chuyện không chỉ thể hiện tình yêu của bà giành cho con cháu mà còn thể hiện tình yêu thương của con và các cháu giành cho bà, cho mẹ của mình. Cứ mỗi lẫn bà đến thăm là cả nhà đều ríu rít vui mừng. Các cháu thì quấn lấy bà suốt ngày, cùng bà vui chơi, cùng bà trò chuyện. Được thưởng thức những bữa cơm bà nấu là niềm hạnh phúc của gia đình nhỏ này. Các cháu nhỏ tấm tắc khen tay nghề của bà, cái Tú còn nũng nịu đòi bà nấu món yêu thích vào tuần sau. Thấy vậy, người mẹ đã nghiêm túc bảo con không được đòi hỏi và ỷ lại vào bà. Nhưng đáp lại lười nói nghiêm túc đó chỉ là cái cười của hai bà cháu và vuốt tóc nhẹ nhàng của bà lên mái tóc cái Tú. Khi nghe tin bà bị ngã, hai người con khuôn mặt rầu rĩ buồn bã, họ hối hận vì đã không để ý và chăm sóc bà. Khi bà được xuất viện, học đã đón bà về nhà để chăm sóc cho thuận tiện. Dặn dò con cái cẩn thận về việc tránh làm ồn và tranh thủ khoảng thời gian không đi học chăm sóc bà. Người con gái luôn ân cần, chăm lo cho từng bữa ăn, giấc ngủ của mẹ. Người con trai khi thấy mẹ mình yếu ớt cố gắng ăn từng miếng thì ôm mặt khóc vì thương mẹ. Thấy thế, bà cũng chạnh lòng mà cố gắng ăn vì con vì cháu, vì sức khỏe của mình. 

        Chi tiết bà mơ thấy bị trộm ăn cắp mất con ngan chính là một trong những điểm sáng của tác phẩm. Một kết thúc đẹp khi bà nội đã dần dần khỏe mạnh hơn. Thế mới thấy, ngay cả lúc đau ốm bà cũng lo toan cho con cháu.

        Câu chuyện tuy không dài nhưng đã miêu tả được toàn cảnh bức tranh về gia đình ấm áp và tràn đầy tình yêu thương. Qua đây, em mới thấy được sự vô tâm của mình giành cho gia đình. Vì mải chạy theo những cám dỗ, chạy theo đồng tiền mà đôi khi quên mất không giành thời gian cho gia đình. Câu chuyện này đã giúp em rút ra được những bài học đắt giá và cho em cảm nhận sâu sắc hơn về tình cảm trong gia đình.

22 tháng 11 2022

 Trong gia đình thân thương của mỗi người, ngoài người mẹ, người phụ nữ mà ai ai cũng yêu mến, quý trọng và biết ơn đó là người bà. Bà là người đã dành hết tình cảm của mình không chỉ cho con mà còn cho chính những người cháu của mình. Đặc biệt trong đoạn truyện sau: "Bao giờ cùng vậy... tiên tổ" trích "Giấc mơ của bà nội", người đọc càng thêm cảm thông, biết ơn và thấu hiểu với phẩm chất, tính cách của người bà trong truyện.

       Người bà trong câu chuyện đã không quản ngại đường xa để mang những món quá của quê hương lên cho con cháu của mình. Món quà ấy được tác giả miêu tả như "có đủ mùa nào thức ấy: Nhãn tháng sáu. Na tháng bảy. Roi mùa hạ. Gương sen mùa thu.". Thêm bột sắn cho mẹ và hoa hòe cho ba. Những món quà rất giản dị và thân quen nơi làng quê yêu dấu. Bà vẫn không một lời kêu than, mang nhiều đồ nặng mà bà chỉ nghĩ cho con cháu, mong con cháu được đầy đủ và sống tốt. Không chỉ thế, bà còn là một người yêu thương, quan tâm và luôn nhớ đến người chồng của mình. Bà biết ông là một người chịu nóng rất giỏi, dù lúc ngồi ở toa tàu bí gió, người ông cũng chả bao giờ thấy ra tí mồ hôi nào. Rồi mỗi khi ngày chủ nhật đến, bà lại bận rộn, tất bật với những công việc quen thuộc như: sửa sang lại bàn thờ, phủi bụi trên những tâm huân chương của bố nhân vật "tôi", bà luôn tay luôn chân quét quáy, lau chùi bát đĩa, bàn ghế, đem quần áo của cả nhà ra phơi phóng, rồi đem ra nắng phơi, cho nó thơm như lời bà nói. Bà chải đầu tết tóc cho cái Tú rồi còn dậy nó chơi chuyền, chơi bắt hình dây chun. Bà dành thời gian thật nhiều để vun vén, chăm sóc cho mái nhà thân yêu. Rồi khi biết nhân vật "tôi" bị gầy gò, ghẻ lở, bà đã thốt lên xót xa về sự chăm sóc con cái không cẩn thận của bố mẹ nhân vật "tôi". Rồi bà ra chợ mua nắm lá về tắm cho nhân vật "tôi" đồng thời nhắc nhở người mẹ phải tắm như vậy cho nhanh khỏi và cần chú ý đến con cái hơn. Một người luôn yêu thương và quan tâm con cháu mình như vậy nhưng bà lại mất ông, bà sống một mình ở làng. Vì còn họ hàng nội ngoại, nhà cửa, vườn tược, còn hàng xóm láng giềng, còn là nơi đi về của các hương hồn tiên tổ nên bà không thể ra ở với bố mẹ nhân vật "tôi". Người bà trong tác phẩm trên hiện lên với thật nhiều phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Trước tiên, đó là một người vợ hết mực yêu thương, quan tâm và nhớ những gì về chồng mình, bà luôn một lòng với ông của các cháu. Sau đó, bà chính là một người mẹ dành hết sự thân thương, quý trọng và chăm sóc với chính các con của mình, bà luôn muốn con mình được sống đầy đủ và sung túc. Cuối cùng, bà là một người bà quan tâm, yêu chiều và để ý đến những người cháu của mình. Bà cũng muốn các cháu của mình lớn lên khỏe mạnh, luôn vui vẻ và hạnh phúc. Không chỉ vậy, bà còn là một người phúc hậu, có tấm lòng yêu quê hương, đất nước, luôn muốn dành những gì mình có để cống hiến cho sự nghiệp phát triển của quê hương. Như vậy, người bà hiện lên thật đẹp, thật đáng để mỗi người học tập và noi theo.

        Qua đoạn truyện trên, người đọc càng thêm trân trọng, yêu quý và biết ơn những tấm lòng mà người bà trong truyện đã trao cho chồng mình, con cái và mọi người. Đồng thời, qua đó, tác giả còn thể hiện tình yêu thương, cảm thông và tự hào về những con người đáng quý như vậy. Mỗi người hãy biết trân quý, biết ơn, đồng thời quan tâm, chăm sóc đến với người bà của mình, biết cách để về sau chính mình sẽ không hối hận hay tiếc nuối về những việc mình chưa thể làm được với người bà thân yêu của mình.

20 tháng 6 2023

Gia đình là sự gắn kết giữa những người có cùng máu mủ, huyết thống trong một nhà. Đó chính là tình cảm đẹp đẽ thiêng liêng nhất ai cũng nâng niu trân trọng bằng cả trái tim. Một gia đình đầy đủ khi có tình yêu thương và sự chăm sóc của cha mẹ, sự sẻ chia và đồng cảm giữa các thành viên với nhau. Gia đình là nơi đem lại sự bình yên cho mỗi người sau những bộn bề lo toan của cuộc sống. Nó dạy cho chúng ta giá trị của tình yêu, tình cảm, chăm sóc, trung thực, tự tin và cung cấp cho chúng ta công cụ và gợi ý đó là cần thiết để có được thành công trong cuộc sống, tình cảm gia đình là mối quan hệ gắn bó thiêng liêng giữa những người ruột thịt có quan hệ về huyết thống. Đó là nơi mà mỗi người đều muốn trở về khi vui vẻ, hạnh phúc hay khi khó khăn, bất hạnh. Chúng ta luôn nhận được sự chia sẻ, bảo vệ và tình yêu thương vô bờ của những người thân yêu. Có gia đình là có hạnh phúc và thật bất hạnh cho những ai không có được một gia đình. Có những em bé chỉ mong ước trong đời được ấp ủ trong vòng tay mẹ cha, có những người không hề có được một gia đình trọn vẹn. Trong khi đó lại có những kẻ có gia đình mà không biết trân quý, thờ ơ, lạnh lùng với chính tổ ấm của mình để rồi sau này mất đi mới cảm thấy hối hận. Vì vậy, chúng ta, những người may mắn được sinh ra và lớn lên trong một gia đình trọn vẹn, hãy biết trân quý những phút giây hạnh phúc, hãy biết quý trọng người thân và biết bồi đắp tình thương gia đình.

Bà Huyện Thanh Quan là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại xưa.Bài thơ "Qua đèo Ngang"của bà đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc.Bằng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật rất chặt chẽ về vần,luật nhưng bài thơ gợi tả rất tinh tế cảnh đèo Ngang và tâm trạng buồn man mác của tác giả ẩn trong từng câu từng chữ bài trong bài thơ.Cảnh đèo Ngang hiện lên thật hoang sơ,chỉ có cỏ cây hoa lá chen chúc nhau u tùm,rậm rạp.Sự sống của con người có sự xuất hiện nhưng quá thưa thớt,ít ỏi"tiều vài chú","chợ mấy nhà"làm cho cảnh vật hoang sơ,vắng lặng hơn.Đứng trước cảnh như thế trong không gian chiều tà và âm thanh tiếng chim quốc kêu,chim đa đa kêu khắc khoải càng làm cho tâm trạng buồn,cô đơn vì phải xa quê hương gia đình của bà càng sâu đậm.Qua bài thơ đã cho em cảm nhận nỗi buồn thầm lặng không có người chia sẻ của tác giả

29 tháng 8 2021

Trả lời :

Thơ của Bà Huyện Thanh Quan mang sự trầm lắng, sâu kín, hoài cảm, gửi gắm nỗi niềm vào lời thơ. Phong cách đó của bà đã làm ta cảm nhận sâu sắc về tình cảm bà dành cho quê hương qua bài thơ “Qua Đèo Ngang”. 
Bằng cách sử dụng nhiều nghệ thuật, bà Huyện Thanh Quan đã miêu tả cảnh đẹp hoang sơ của đèo Ngang thưở trước, đồng thời thể hiện nỗi cô đơn, nhớ nước thương nhà da diết của chính mình mà có lẽ chỉ có những người xa quê mới cảm nhận hết được. 

~HT~

cực lì béo

6 tháng 11

Fhdbej

24 tháng 11 2021

Tham khảo!

Trong số những tác phẩm văn họ ,bài thơ "tiếng gà trưa" đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Nổi bật ở đây là vẻ đẹp bình dị,gần gũi của tình bà cháu. Bà chăm chút ,nâng niu từng quả trứng cho con gà mái ấp để cuối năm bán gà ,dành dụm tiền để mua cho cháu bộ quần áo mới cho cháu mặc Tết. Sự tần tảo,yêu thương của bà đã in đậm vào trong tâm trí của người cháu. Chỉ một tiếng gà nhảy ổ thôi nhưng đã gợi về bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu đc sống trong tình yêu thương bao la của bà. Những kỉ niệm đó như tiếp thêm động lực chiến đấu cho anh chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc,vì bà,vì xóm làng. Tóm lại, bằng những hình ảnh gần gũi và lời thơ bình dị, bài thơ đẫ cho em thấy được tình cảm bà cháu thiêng liêng,đẹp đẽ.

24 tháng 11 2021

Tham khảo : 

Người xưa đã có câu ” Già được bát canh, trẻ được manh áo mới”. Có gì tuyệt vời hơn khi cháu được bộ quần áo mới để chơi Tết? niềm vui còn trọn vẹn hơn khi tấm áo ấy là tất cả tình thương, đó là thành quả sau bao ngày vất vả, là sự hi sinh thầm lặng của bà.Chỉ với âm thanh tiếng gà trưa nhưng người chiến sĩ đã nhớ về bao kỉ niệm, về lời nói, cử chỉ của bà. Điều đó chứng tỏ tình cảm dành cho bà luôn thường trực trong tâm hồn đứa cháu. Cháu vô cùng yêu quý, kính trọng và biết ơn bà. Qua những khổ thơ chứa đầy tình yêu thương, ta thầm cảm phục và ước ao có một tình bà cháu sâu nặng, thắm thiết như thế. Đối với người chiến sĩ, tình cảm bà cháu chính là quãng thời gian đẹp nhất của tuổi ấu thơ.

15 tháng 12 2016

“Bà” – Một tiếng gọi bình dị mà chan chứa bao tình cảm yêu thương. Hình ảnh người bà thân quen trong cuộc sống, hiền hậu ôn tồn chỉ bảo cho con cháu nhân đạo và lẽ đời. Người bà luôn yêu thương, quan tâm và lo lắng cho những đứa cháu nghịch ngợm…Ta có thể tìm được một người bà như thế trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. Bài thơ đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Đặc biệt là vẻ đẹp bình dị của tình bà cháu. Âm thanh tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng được lặp lại bốn lần xuyên suốt trong bài thơ như nhắc nhở, lay gọi bao tình cảm đẹp. Ta có thể thấy được tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước rộng lớn của người chiến sĩ. Một tình bà cháu đẹp đẽ, nồng hậu và ấm áp! Tiếng gà trưa không chỉ là âm thanh quen thuộc từ đời sống của mỗi làng quê mà còn là âm vang của kỉ niệm, những hồi ức đẹp. Hình ảnh người bà trong bài thơ khiến cảm xúc trong người tôi dâng trào, nhớ tới người bà đã khuất của mình. “Tiếng gà trưa thực là một bài thơ hay!”

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

19 tháng 2 2018

Cứ mỗi lần nghe thấy tiếng gà là em không cầm được súc động, nhưng súc cảm cứ trào về trong
em, phở gà, cháo gà, chân gà nướng, gà rang muối, ... cứ tung tăng nhảy múa trong tâm hồn non nớt của tuổi thơ, nó ru em dần vào giấc ngủ, dần vào cõi mơ để rồi em lại chợt bừng tỉnh bởi Tiếng gà trưa. Cúc cù cu.. Tiếng gà trưa của nhà tơ Xuân Quỳnh.
Có thể nói buổi trưa mà nghe thấy tiếng gà thì đố ai mà ngủ được, mặc dù nhà em có năm tầng và lắp cửa cách âm nhưng sao tiếng gà cứ lảng vảng quanh nhà, từ đợt có dịch cúm gà đến hôm nay mới là lần đầu tiên em nghe thấy tiếng gà rõ thế. Chắc cô giáo lại nghĩ nhà em ở gấn trại gà chứ gì. Không! âm thanh đó, tiếng gà đó được vang lên trong bài thơ của nhà thơ Wỳnh Tiếng gà chưa.
"Ổ dơm hồng những trứng
bà lo đàn gà toi
mong trời đừng xương múi
để cuối lăm bán gà
Cháu được quần áo mới"

Tình cảm bà và cháu. Cháu nghe tiếng gà, cháu nhớ nhà, cháu nhớ gà và cháu nhớ bà. Bà ơi, đàn gà của bà là hạnh phúc của bà là niềm vui trong chiếc áo mới của cháu, là nỗi lo trên những nếp nhăn của trán bà trong những chiều đông lạnh phủ đầy sương, là khóe miệng mỉm cười khi bà đếm những đồng tiền bán gà trong phiên chợ Tết, là đôi mắt nheo nheo khi chọn chiếc áo mới cho cháu và khóe mắt long lanh khi cháu mặc áo mới chạy quanh chân bà. .. Ôi tuổi thơ của tôi như tràn về khi đọc bài Tiếng gà trưa. Còn bây giờ cháu đang hành quân xa gian khổ bên tai cháu văng vẳng là tiếng gọi của Tổ quốc của quê hương giục cháu lên đường là tiếng gà giữa trưa vắng. Bà ơi! cháu sẽ ra đi để bảo vệ quê hương để giữ xóm làng giữ những tiếng gà mộc mạc, để cháu bảo vệ bà như những ngày xưa bà đã che chở bảo bọc cho cháu. Để tuổi thơ mãi được bình yên như những tiếng gà trưa, để cháu trở lại ngày xưa được về với bà với đàn gà bé bỏng. Nhưng bà ơi khi Tổ quốc cần ta phải biết hy sinh, bà và đàn gà là một phần trong trái tim cháu thì cháu phải ra đi để bảo vệ, cháu không còn là cô bé như ngày xưa nữa. Cháu đã vững vàng cầm chắc tay súng cho cháu được hôn lên đôi mắt bà, lên những quả trứng hồng ngày nào. Nếu mai đây nếu cháu có ngã xuống vì mũi đạn của kẻ thù, cháu xin được chết nơi có những tiếng gà, cháu sẽ mỉm cười vì cháu đã chết vì non sông đất nước, cháu sẽ vui vì nơi đó có bà, có tiếng gà và có tuổi thơ.

18 tháng 11 2019

Có thể tham khảo dựa trên các ý sau:

- Bài thơ viết về một loại âm thanh quen thuộc, bình dị trên quê hương, đất nước ta, nhưng đã thể hiện những suy nghĩ sâu sắc, những cảm xúc thật cao đẹp của nữ sĩ Xuân Quỳnh. "Tiếng gà trưa" đã gọi về những kỉ niệm của tuổi thơ thơ mộng và tình bà cháu đậm đà thắm thiết. Những tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tình yêu nước và nhắc nhở chúng ta thần thần, trách nhiệm đối với đất nước.

- Tiếng gà trưa gợi nhắc thứ tình cảm thiêng liêng: tình bà cháu. Trong tiếng gà trưa là tiếng mắng yêu của bà, là nỗi lo lắng rất đỗi hồn nhiên, ngây thơ của cháu. Trong tiếng gà trưa là hình ảnh bà khum tay, nâng niu, chắt chiu từng quả trứng. Tiếng gả còn gợi nhớ về những lo lắng, những trông mong của bà để cháu có được bộ quần áo mới. Tiếng gà trưa đã gợi cho cháu nhớ lại những năm tháng nhọc nhằn, vất vả mà vui tươi ấy. Qua đó, ta thấy được hình ảnh một người bà vất vả, tần tảo và luôn yêu thương, lo lắng cho cháu. Bà nâng niu từng quả trứng, không chỉ là nâng niu, trân trọng thành quả lao động của mình mà còn là nâng niu từng ước mơ về hạnh phúc đơn sơ của đứa cháu thân yêu. Tiếng gà, ổ trứng và niềm hạnh phúc mà bà mang lại đã trở thành suối nguồn yêu thương nuôi dưỡng và ghi dấu trong tâm hồn người cháu.