Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về biểu tượng ngôi nhà.

">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 9 2021

Đi học về là em chạy nhanh trên con đường quen thuộc mang tên Cát Linh để về nhà. Kia rồi, ngôi nhà thân thuộc nằm trên phố Giảng Võ đã dần hiện ra trước mắt em. Nơi này đã gắn bó với em từ khi còn bé tí mà đến bây giờ đã trở thành một cô bé phổng phao, hoật bát thế này.


Ba em xây ngôi nhà này cũng đượ sáu, bảy năm nay rồi, nhưng trông vẫn còn hấp dẫn. Cánh cổng sắt khoắc trên mình chiếc áo măng tô màu xanh sẫm. Từ cổng sắt vào, lối đi rải sỏi trắng, rộng độ hai met, hai bên trồng cỏ tóc tiên xanh um. Trên bậc tam cấp bước lên nhà là hai cây mai chiểu thuỷ trồng trong hai cái chậu lớn màu nâu, đắp nổi hình rồng, phượng.

Ngôi nhà của em được xây làm bốn tầng. Tầng một là nhà bếp và phòng khách. Phòng khách được mẹ em trang trí rất đơn sơ và giản dị. Bộ ghế xa-lông màu mận chín kê quanh chiếc bàn tròn bằng gỗ cẩm lai, bên trên đặt một tấm kính trong suốt. Chiếc tủ buýt-phê được kê ở giữa phòng, bên trong là các bộ ấm chén và lọ hoa các kiểu, cả chú gấu nhồi bông và cô búp-bê tóc vàng cũng được bày trong đó. Mẹ em đặt một bình hồng nhung lên chiếc bàn làm việc của bố em. Chiếc đồng hồ quả lắc mỗi giờ lại buông một hồi chuông ngân nga, thánh thót. Trên tường, bức tranh sơn mài vẽ phong cảnh quê hương được đặt trang trọng trong khung lớn. ở dưới tủ sách là hai chiếc loa ngồi hai bên như muốn át giọng nói của bác ti-vi ngồi chễm chệ ở giữa. Bên ngoài phòng khách là nhà bếp với bộ bàn ghế bằng gỗ pơ-mu được kê ngay ngắn. Chiếc tủ bếp xinh xinh xếp đầy bát đĩa vẫn ngồi yên ttrên giá. Xoong, nồi, dao thớt đều được xếp ngăn nắp trong tủ dưới. Những bữa cơm thân mật của gia đình em diễn ra đều đều ở đây. Phòng của em ở trên tầng ba còn phòng của ba mẹ em thì ở tầng hai. Mỗi phòng đều được trang trí khác nhau với đủ chăn, ga, gối, đệm. Chiếc bàn học của em được kê ngay sát cửa sổ. Mỗi buổi sáng, ánh nắng chan hoà, hắt qua cửa sổ giúp em học bài. Trên bàn, bác đồng hồ Liên Xô luôn miệng kêu “tích tắc”. Em còn dán thời khoá biểu, thời gian biểu và các khẩu hiệu khác lên tường như: “ Chưa làm bài xong chưa đi ngủ, chưa làm bài đủ chưa đi chơi”. “Học tốt-chăm ngoan”. Xung quanh, em trang trí bằng các sản phẩm lao động kĩ thuật mà cô đã dạy ở trên lớp. Ngước mắt lên trần, em gặp ngay bác bóng đèn, bác đang hì hục làm công việc của mình là thắp sáng ngôi nhà này. Nhìn ra cửa sổ, em thấy nào là mùi hoa xoan tim tím thơm phảng phất, mùi khế ngọt thơm nồng, mùi của những bông hoa cúc đang độ lớn.

Em yêu quý biết bao ngôi nhà này vì nơi đây em đã sinh ra và lớn lên. Nó đã gắn bó với em như máu thịt, cùng em chia sẻ nỗi buồn, niềm vui. Em đang được sống giữa mái ấm của gia đình mình. được sống trong vòng tay yêu thương của ông bà, cha mẹ

31 tháng 10 2016

Đi học về là em chạy nhanh trên con đường quen thuộc mang tên Cát Linh để về nhà. Kia rồi, ngôi nhà thân thuộc nằm trên phố Giảng Võ đã dần hiện ra trước mắt em. Nơi này đã gắn bó với em từ khi còn bé tí mà đến bây giờ đã trở thành một cô bé phổng phao, hoật bát thế này.

Ba em xây ngôi nhà này cũng đượ sáu, bảy năm nay rồi, nhưng trông vẫn còn hấp dẫn. Cánh cổng sắt khoắc trên mình chiếc áo măng tô màu xanh sẫm. Từ cổng sắt vào, lối đi rải sỏi trắng, rộng độ hai met, hai bên trồng cỏ tóc tiên xanh um. Trên bậc tam cấp bước lên nhà là hai cây mai chiểu thuỷ trồng trong hai cái chậu lớn màu nâu, đắp nổi hình rồng, phượng.

Ngôi nhà của em được xây làm bốn tầng. Tầng một là nhà bếp và phòng khách. Phòng khách được mẹ em trang trí rất đơn sơ và giản dị. Bộ ghế xa-lông màu mận chín kê quanh chiếc bàn tròn bằng gỗ cẩm lai, bên trên đặt một tấm kính trong suốt. Chiếc tủ buýt-phê được kê ở giữa phòng, bên trong là các bộ ấm chén và lọ hoa các kiểu, cả chú gấu nhồi bông và cô búp-bê tóc vàng cũng được bày trong đó. Mẹ em đặt một bình hồng nhung lên chiếc bàn làm việc của bố em. Chiếc đồng hồ quả lắc mỗi giờ lại buông một hồi chuông ngân nga, thánh thót. Trên tường, bức tranh sơn mài vẽ phong cảnh quê hương được đặt trang trọng trong khung lớn. ở dưới tủ sách là hai chiếc loa ngồi hai bên như muốn át giọng nói của bác ti-vi ngồi chễm chệ ở giữa. Bên ngoài phòng khách là nhà bếp với bộ bàn ghế bằng gỗ pơ-mu được kê ngay ngắn. Chiếc tủ bếp xinh xinh xếp đầy bát đĩa vẫn ngồi yên ttrên giá. Xoong, nồi, dao thớt đều được xếp ngăn nắp trong tủ dưới. Những bữa cơm thân mật của gia đình em diễn ra đều đều ở đây. Phòng của em ở trên tầng ba còn phòng của ba mẹ em thì ở tầng hai. Mỗi phòng đều được trang trí khác nhau với đủ chăn, ga, gối, đệm. Chiếc bàn học của em được kê ngay sát cửa sổ. Mỗi buổi sáng, ánh nắng chan hoà, hắt qua cửa sổ giúp em học bài. Trên bàn, bác đồng hồ Liên Xô luôn miệng kêu “tích tắc”. Em còn dán thời khoá biểu, thời gian biểu và các khẩu hiệu khác lên tường như: “ Chưa làm bài xong chưa đi ngủ, chưa làm bài đủ chưa đi chơi”. “Học tốt-chăm ngoan”. Xung quanh, em trang trí bằng các sản phẩm lao động kĩ thuật mà cô đã dạy ở trên lớp. Ngước mắt lên trần, em gặp ngay bác bóng đèn, bác đang hì hục làm công việc của mình là thắp sáng ngôi nhà này. Nhìn ra cửa sổ, em thấy nào là mùi hoa xoan tim tím thơm phảng phất, mùi khế ngọt thơm nồng, mùi của những bông hoa cúc đang độ lớn.

Em yêu quý biết bao ngôi nhà này vì nơi đây em đã sinh ra và lớn lên. Nó đã gắn bó với em như máu thịt, cùng em chia sẻ nỗi buồn, niềm vui. Em đang được sống giữa mái ấm của gia đình mình. được sống trong vòng tay yêu thương của ông bà, cha mẹ

31 tháng 10 2016

Ngôi nhà yêu quý của em nằm ở thôn Quan Quang, xã Hoà Kiến. Ngôi nhà này đã gắn không biết bao nhiêu kỉ niệm thời thơ ấu của em.
Những lúc đi học về, vừa bước tới ngõ, em đã thấy ngôi nhà của mình thấp thoáng hiện lên với cánh cửa sắt xanh rờn như màu của bầu trời xanh thẳm không cùng. Bước thêm vài bước nữa, hiện rõ bên trái cánh cửa sắt là một cái cửa sổ được làm bằng kính. Phía trên có đính tượng hai con chim bồ câu đang hôn nhau được làm từ thạch cao, tuyệt đẹp! Nhà em có 7 phòng. Một là phòng riêng của em, một là phòng khách, buồng ngủ, nhà cầu, nhà tắm, nhà kho và cuối cùng là nhà bếp, Trong đó, phòng khách là phòng rộng nhất, chiếm gần một phần tư căn nhà. Phía trước phòng có gắn một tấm hình vẽ phong cảnh thác nước, làm cho phòng khách trở nên lộng lẫy hơn. Phía bên phải thác nước là hình của một con hổ đang nằm dưới bóng của một rặng tre dài. Dưới tấm ảnh tuyệt đẹp ấy là một cái tủ nhỏ chứa âm li, đầu đĩa … Trên cùng là chiếc ti vi hai mươi mốt in. Bên phải ti vi là một cái tủ lạnh. Còn bên trái là một cái giá sách được làm từ gỗ hương. Tủ có bốn ngăn. Ngăn thứ nhất dùng để đựng các thứ quà tặng của mọi người nhân dịp cúng nhà ba năm. Ngăn thứ hai và ngăn thứ ba dùng để trưng bày những quyển sách mà bố em rất thích. Ngăn còn lại chứa sách vở của mẹ. Cạnh cửa sổ là một cái bàn để em ngồi đó làm bài. Nó là quà tặng của bố nhân ngày sinh nhật lần thứ 9 của em. Cạnh đó là chiếc máy tính được đặt trên cái bàn tròn. Và nó cũng là nơi đã lưa những bài tập làm văn của em từ lớp 4 đến lớp 5.
Ôi ! Ngôi nhà của em. Em yêu quý ngôi nhà này biếc nhường nào. Nơi đây đã sinh ra em và nuôi em không lớn trong vòng tay ấm áp của cha mẹ. Vì vậy, em yêu nhà em lắm

23 tháng 12 2016

1)

Trong thời đại ngày nay, người ta có thể đánh giá phần nào về mức độ phát triển và trình độ văn hóa, văn minh của một quốc gia qua bộ mặt của các đô thị và nếp sống của người dân. Ở các quốc gia tiên tiến, vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường được quan tâm thường xuyên cho nên việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa. Người dân được giáo dục rất kĩ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp. Điều đáng buồn là ở nước ta, hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra những nơi công cộng, bất kể là đâu. Chỉ có thể gọi đích danh hiện tượng trên là lối sống thiếu văn hóa, văn minh.Nguyên nhân của nó thì có rất nhiều. Thứ nhất là xuất phát từ lối sống lạc hậu, ích kỉ, chỉ biết đến quyền lợi cá nhân. Người ta nghĩ rất đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch là được, còn ai bẩn mặc ai. Những nơi công cộng không phải là của mình, vậy thì việc gì phải mất công gìn giữ? Rác bẩn, đồ phế thải, xác súc vật chết… cứ ném toẹt ra đường là xong, đã có đội vệ sinh lo dọn dẹp. Cách nghĩ như thế là vô cùng thiển cận và nguy hại. Bởi thế mới dẫn đến tình trạng rác rưởi tràn ngập đường phố, công viên, sông hồ, kênh rạch…Nguyên nhân thứ hai là do thói quen xấu đã có từ lâu, khó mà sửa đổi. Người ta tiện tay vứt rác ở bất cứ chỗ nào. Ăn xong một que kem hay một chiếc kẹo, vứt que, vứt giấy xuống đất. Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối, vứt lon, vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi hoặc vừa đi qua. Thản nhiên, vô tư, chẳng có gì mà phải áy náy (!) Cho nên đến cả những nơi đẹp đẽ như danh lam thắng cảnh hoặc chốn tôn nghiêm như chùa chiền đền miếu… cũng bị biến thành nơi xả rác.Nguyên nhân thứ tư là do việc giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức, chưa được tổ chức thường xuyên. Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp. Thái độ tự giác tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp, cao hơn nữa là thành nếp sống văn minh. Bên cạnh đó, việc xử phạt những người vô ý thức cũng chưa nghiêm túc, cho nên chưa đủ sức răn đe.Để có được một cuộc sống phát triển văn minh, hiện đại, chúng ta còn phải phấn đấu rất nhiều. Trước hết, cần xóa bỏ những tệ nạn tồn tại bấy lâu, trong đó có nạn vứt rác bừa bãi nơi công cộng. Hành vi ích kỉ, thiếu văn hóa ấy đáng phê phán và chấm dứt để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn. Hãy sống theo tinh thần: Mình vì mọi người, mọi người vì mình. Có như vậy môi trường sống mới trở nên xanh-sạch-đẹp và Trái Đất mới thực sự là ngôi nhà chung đáng yêu của tất cả nhân loại.

2)

Khi ngồi trên ghế nhà trường, mỗi học sinh chúng ta cần ý thức được rằng việc học tập chính là mục tiêu lớn nhất của học sinh. Nhưng thực tế bây giờ dường như tất cả học sinh đã nhường việc học tập sang một bên mà thay vào đó là hiện tượng nói chuyện riêng.nói chuyện riêng là một hành động xấu cần loại bỏ vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề học tập trong học đường.Như các bạn đã biết, nói chuyện riêng trong giờ học là rì rầm, bàn tán, chuyện to chuyện nhỏ không thuộc phạm vi bài giảng mà thầy cô dạy trên lớp, các thầy cô giảng bài trong khi đó các bạn không chú ý mà lại đi nói chuyện riêng, đó là một hiện tượng xấu thể hiện thái độ của học sinh trong học tập. Một bài giảng hay, gây sức thuyết phục thì cần phải có kiến thức của thầy cô giáo truyền đạt cho học sinh xen lẫn với việc học sinh chăm chú nghe giảng, hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài.Hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến bài giảng đó mà còn ảnh hưởng tới những bài học tiếp theo do bài trước không chú ý nên không hiểu bài sau, làm chúng ta mất đi một lượng kiến thức mà thầy cô đã giảng, không chú ý nghe giảng dẫn đến chán học, lười học, và khi chúng ra nói chuyện riêng quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới các bạn xung quanh làm cho mọi người không có ấn tượng tốt về mình.Chúng ta đi học là do bố mẹ đã vất vả kiếm tiền nuôi chúng ta, bao nhiêu giọt mồ hôi, bán mặt cho đất bán lưng cho trời để có thể kiếm tiền nuôi chúng ta ăn học, vậy mà đến trường chúng ta không tập trung học tập mà bàn tán nói chuyện riêng thì thật có lỗi với bố mẹ.Nói chuyện riêng trong giờ học là một hành vi xấu, vì vậy mỗi chúng ta cần khắc phục những thói xấu đó bằng nhiều cách, chúng ta có thể rèn luyện về ý thức, xây dựng mục tiêu học tập đúng đắn khi đến trường, trong đầu các bạn phải đặt mục tiêu của mình lên hàng đầu như vậy mới phát huy được hết khả năng học tập của mình, hạn chế nói chuyện riêng bằng cách hăng hái tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài và quan tâm đến vấn đề mà thầy cô đặt ra trong quá trình giảng bài, chúng ta cần phê bình, góp ý với những bạn hay nói chuyện riêng để các bạn tập trung vào học tập, xây dựng tập thể lớp vững mạnh.Nói chuyện riêng trong giờ học là hành động xấu cần loại bỏ. Mỗi chúng ta cần chung tay góp sức vì môi trường học tập văn minh, vì tương lai tươi sáng để phát triển đất nước.

 
23 tháng 12 2016

làm zùi còn đăng làm gì

19 tháng 12 2021

giống nhau bn nhé

19 tháng 12 2021

thực ra hai ý đều giống nhau vì đề đưa ra tình cảm và cảm xúc của mik vs đối tượng biểu cảm đó

16 tháng 11 2021

Tham khảo:

Tình bạn cao cả vượt qua mọi vật chất của cụ Nguyễn Khuyến qua bài thơ ''Bạn đến chơi nhà'' em cảm thấy tình bạn là tình cảm trong sáng và quý giá được thể hiện qua một tình huống khó xử là nhà của cụ cái gì cũng có nhưng chúng đều không sử dụng được để bạn thông cảm cho hoàn cảnh của mình rồi hạ một câu kết "Bác đến chơi đây, ta với ta" để ngụ ý rằng người bạn của Nguyễn Khuyến đến đây để chơi với tác giả, khẳng định tình bạn là cao cả, là trên hết vượt qua mọi vật chất. Tác giả đề cao tình bạn chân thành qua một cùm từ nhưng nó chứa đựng một tình bạn đậm đà của cụ Nguyễn Khuyến đối với người bạn lâu ngày đến thăm. Qua bài thơ đó, em đã biết tình bạn là thứ không có gì có thể thay thế được.

16 tháng 11 2021

Ghi tham khảo vào nha bn

29 tháng 6 2017

Trong cuộc đời, ngoài tình cảm gia đình thiêng liêng và cao đẹp, chúng ta còn có những tình bạn trong sáng và lâu bền. Đó là những người cùng tâm sự, cùng sẻ chia những nỗi buồn niềm vui trong cuộc sống và học tập. Tình bạn là tình cảm giữa những người bạn đồng trang lứa, được xây dựng trên cơ sở hiểu và cảm thông cho nhau, cùng nhau xây dựng tình bạn trong sáng và thân thiết, lâu bền. Tình bạn không chỉ là xuất hiện cùng nhau trong những niềm vui mà cần sẵn sàng giúp đỡ, quan tâm lẫn nhau khi gặp khốn khó. Không vì lợi ích của riêng mình mà “phản bạn”, thay đổi tình cảm với bạn. Trong cuộc sống, có những tình bạn khiến chúng ta thật xúc động và ngưỡng mộ. Là chàng trai đã tám năm không quản nắng mưa cõng bạn đến trường hay những người bạn giúp đỡ nhau học tập thành tài. Nhưng có không ít người kết bạn chỉ vì vụ lợi, lợi dụng để đạt được mục đích của bản thân. Vì vậy, “chọn bạn mà chơi” là lời khuyên cho mỗi chúng ta, bởi có những người bạn tin tưởng và chân thành bên cạnh sẽ giúp chúng ta có thêm người đồng hành trong suốt cuộc đời.

28 tháng 12 2021

Em cảm thấy tình bạn của tác giả là tình cảm trong sáng và quý giá được thể hiện qua một tình huống khó xử. Đó là nhà của cụ cái gì cũng có nhưng chúng đều không sử dụng được để bạn thông cảm cho hoàn cảnh của mình. Để rồi tác giả hạ một câu kết "Bác đến chơi đây, ta với ta" để ngụ ý rằng người bạn của Nguyễn Khuyến đến đây để chơi với tác giả, khẳng định tình bạn là cao cả, là trên hết vượt qua mọi vật chất. Tác giả đề cao tình bạn chân thành qua một cụm từ nhưng nó chứa đựng một tình bạn đậm đà của cụ Nguyễn Khuyến đối với người bạn lâu ngày đến thăm. Qua bài thơ đnày, em đã biết tình bạn là thứ không có gì có thể thay thế được.

 

28 tháng 12 2021

tham khảo 

Tình bạn cao cả vượt qua mọi vật chất của cụ Nguyễn Khuyến được thể hiện qua bài thơ "Bạn đến chơi nhà". Em cảm thấy tình bạn của tác giả là tình cảm trong sáng và quý giá được thể hiện qua một tình huống khó xử. Đó là nhà của cụ cái gì cũng có nhưng chúng đều không sử dụng được để bạn thông cảm cho hoàn cảnh của mình. Để rồi tác giả hạ một câu kết "Bác đến chơi đây, ta với ta" để ngụ ý rằng người bạn của Nguyễn Khuyến đến đây để chơi với tác giả, khẳng định tình bạn là cao cả, là trên hết vượt qua mọi vật chất. Tác giả đề cao tình bạn chân thành qua một cụm từ nhưng nó chứa đựng một tình bạn đậm đà của cụ Nguyễn Khuyến đối với người bạn lâu ngày đến thăm. Qua bài thơ đnày, em đã biết tình bạn là thứ không có gì có thể thay thế được.