K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 9 2022

Thanh Hải sáng tác bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” vào những năm cuối đời, khi ông nằm trên giường bệnh. Qua bài thơ chúng ta thấy được những chiêm nghiệm của nhà thơ về cuộc đời, khát khao và ước nguyện được cống hiến cuộc đời cho đất nước, cho nhân dân. Sau này bài thơ được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc. Trần Hoàn vốn là bạn thân với Thanh Hải. Khi vào giường bệnh thăm bạn, đọc bài thơ, nhạc sĩ hứa sẽ phổ nhạc và chỉ  sau một tuần ông đã hoàn thành. Bài hát được nghệ sĩ Kim Phúc hát vang trên sóng truyền hình năm 1981, sau khi nhà thơ Thanh Hải qua đời. Sau này bài hát đã trở nên quen thuộc với công chúng, qua bao thế hệ, bao bước thăng trầm của lịch sử vẫn có một chỗ đứng nhất định trong lòng khán thính giả cả nước.

 Bà Thanh Tâm là vợ của nhà thơ Thanh Hải có kể lại rằng, vào những ngày cuối đời nhà thơ vẫn có thói quen cầm bút, không quên được việc sáng tác thơ. Ngay trên giường bệnh ông đã sáng tác bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” giống như một bản di chúc, tổng kết về cuộc đời và khát vọng của mình. Bệnh tình không có dấu hiệu thuyên giảm, biết mình chẳng còn sống được bao lâu, Thanh Hải đã trao bài thơ cho Trần Hoàn và ngỏ ý người bạn của mình sẽ chuyển thành bài hát, phổ nhạc cho đứa con tinh thần của mình. Xúc động với ý thơ và linh cảm sắp phải vĩnh biệt người bạn thân, Trần Hoàn không kìm được những giọt nước mắt. Thời gian rất ngắn, chỉ chưa đầy một tuần sau đó bài thơ đã được phổ nhạc thành công. Sau khi hoàn thành ông lao ngay vào bệnh viện hát cho bạn nghe. Thanh Hải sung sướng, thỏa mãn và nói “Bài này chắc chắn sẽ lại có tiếng vang như  bài hát “Lời ru trên nương” và cảm ơn Trần Hoàn nhiều lắm.

Trần Hoàn cho biết ông gần như giữ hết các câu chữ trong bài thơ này và chỉ thay đổi rất ít, chẳng hạn câu “Đất nước như vì sao, cứ đi lên phía trước” thì ông sửa thành “ vững vàng lên phía trước”, hoặc “Tôi đưa tay tôi hứng” thành “tôi đưa tay hứng về”. Bên cạnh đó ông cắt bỏ một số câu thơ để bài hát được chặt chẽ và gọn gàng về bố cục.

Sau đó Trần Hoàn gửi bài hát ra Đài tiếng nói Việt Nam để thu thanh với hy vọng Thanh Hải kịp nghe một lần trước khi đi xa. Tết năm đó bài hát vang trên sóng truyền hình nhưng đáng tiếc Thanh Hải chưa kịp nghe thì đã qua đời.

 Giờ đây cứ mỗi độ xuân về, “Mùa xuân nho nhỏ” lại vang lên ở khắp mọi nơi, đem đến cho người đọc bao nhiêu cảm xúc khó tả. Những ước nguyện chân thành được thể hiện trong bài hát cũng là mong ước của bao nhiêu thế hệ con người Việt Nam “lặng lẽ dâng cho đời, dù là khi 20, dù là khi tóc bạc”.

1 tháng 11 2023

Tháng tư vừa rồi, trường em có tổ chức một buổi tham quan nằm trong chuỗi hoạt động ngoại khóa của trường. Điểm đến lần này là Đền Hùng tại Việt Trì-Phú Thọ. Đây là nơi thờ phụng các đời Vua Hùng và tôn thất của nhà vua. Nơi đây gắn với Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch. Đây là một dịp để thế hệ con cháu đến viếng đền, tưởng nhớ đến những người đã có công dựng nước.

Em đã được nghe nhiều câu chuyện về các Vua Hùng qua các sự tích nổi tiếng như Sự tích bánh chưng bánh dày, Sơn Tinh Thủy Tinh… và thấy được sự uy nghiêm và trí tuệ của các vị vua. Điều đó khiến tôi càng mong đợi chuyến đi này hơn.

Dưới chân núi là khung cảnh uy nghiêm, hùng vĩ của núi Nghĩa Lĩnh với rừng cây và sương mù bao phủ. Nơi thờ các vị vua được đặt trên núi với ba đền chính là đền Hạ, đền Trung và đền Thượng. Đền Hạ tương truyền là nơi mẹ Âu Cơ đẻ ra một bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lại làm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất). Đền Trung là nơi các vị vua họp bàn chính sự. Đền Thượng là lăng thờ Hùng Vương thứ sáu. Lễ hội đền Hùng được tổ chức hàng năm bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác… Các hoạt động văn hóa mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Dưới tán lá mát rượi của những cây trò, cây mỡ cổ thụ và âm vang trầm bổng của trống đồng, đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá huyền thoại để tới đỉnh núi Thiêng.

 

Trước khi đi tham quan các đền, chúng tôi được làm lễ dâng hương và nghe diễn thuyết về các vị Vua Hùng. Không khí trang nghiêm, hào hùng ấy khiến tôi không khỏi tự hào về lịch sử dân tộc mình. Họ đã dựng nước, giữ nước để đời sau con cháu được hưởng thụ nền độc lập, hòa bình ấy. Và nay chúng em đến đây để thể hiện lòng biết ơn, sự tôn trọng của mình đối họ, thể hiện đúng truyền thống đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Họ đã gây dựng nền móng cho nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa hiện tại và chúng em đều biết ơn điều đấy.

Sau đó, chúng em được đi thăm các đền thờ vua trên núi. Cách trang trí, sắp xếp các di vật đều được bố trí một cách ngay ngắn, trang nghiêm. Em ấn tượng với tấm bia ở đền Hạ khắc dòng chữ của Bác Hồ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta cùng nhau giữ lấy nước.” Nó như một lời hứa hẹn Bác thay thế hệ trẻ nói lên trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước.

Đó thực sự là một chuyến đi đầy bổ ích và ý nghĩa. Mặc dù nó chỉ kéo dài trong một buổi sáng ngắn ngủi nhưng nó đã giúp em hiểu ra trách nhiệm của mình đối với đất nước. Phải biết kính trọng, biết ơn thế hệ đi trước đặc biệt là các vị Vua Hùng và phải ghi nhớ:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.”

VOTE T 5 SAO Ạ!
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 1

Mẫu ngắn gọn:

Đất nước có được nền hòa bình ngày hôm nay, không biết bao cha anh đã ngã xuống, không tiếc máu xương để bảo vệ độc lập, tự do cho dân tộc. Anh Kim Đồng là một tấm gương sáng trong số những người anh hùng như vậy. 

Anh Kim Đồng là người dân tộc Tày. Cha mất sớm, anh sống cùng mẹ - một người phụ nữ đảm đang nhưng ốm yếu. Sống trong cảnh đất nước bị xâm lược nên từ nhỏ, Kim Đồng đã dũng cảm, quyết đoán, mạnh mẽ, có tinh thần yêu nước, căm thù giặc. Tuy tuổi còn nhỏ nhưng anh rất hăng hái làm nhiệm vụ giao liên, đưa đón Việt Minh và chuyển thư từ. Anh được bầu làm đại đội trưởng đầu tiên của Đội Nhi đồng cứu quốc. Anh không ngại khó khăn, thử thách, nguy hiểm luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong một lần làm nhiệm vụ, anh bị giặc Pháp bắn và hi sinh. Khi ấy, anh mới chỉ 14 tuổi. Đã có rất nhiều bài thơ, bài hát được sáng tác để ghi nhớ công ơn của anh.

Hình ảnh anh Kim Đồng sẽ luôn sáng mãi, là tấm gương cho thanh thiếu niên Việt Nam về tinh thần yêu nước sâu sắc, sự thông minh, gan dạ, lòng dũng cảm, trung kiên với Tổ quốc.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 1

Mẫu 1:

Lý Công Uẩn người làng cổ Pháp thuộc Đông Ngạn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Hiện nay ở làng Đình Bảng vẫn còn có lăng và đền thờ các vua nhà Lý. 

Tục truyền rằng Công uẩn không có cha; mẹ là Phạm Thị đi chơi chùa Tiên Sơn (làng Tiên Sơn, phủ Từ Sơn) , đêm về nằm mộng thấy "đi lại" với thần nhân, rồi có thai đẻ ra đứa con trai. Lên ba tuổi, đứa bé càng khôi ngô tuấn tú; gia đình đem cho nhà sư ở chùa cổ Pháp tên là Lý Khánh Văn làm con nuôi. Lý Công uẩn được học hành chữ Nho, kinh Phật và võ nghệ từ nhỏ, lớn lên dưới mái chùa, trở thành một tài trai văn võ siêu quần. 

Ngoài 20 tuổi, Lý Công uẩn đã làm võ tướng dưới triều vua Lê Đại Hành, từng lập công to trong trận Chi Lăng (981) đại phá quân Tống xâm lược, chém đầu tướng giặc Hầu Nhân Bảo. Về sau, ông giữ chức Tả thân vệ Điện tiền Chỉ huy sứ, nắm trong tay toàn bộ binh quyền. Đức trọng tài cao, ông được quần thần và tướng sĩ rất kính phục. Năm 1005, Lê Đại Hành băng hà. Ngôi vua được truyền cho Lê Long Việt. Chỉ 3 ngày sau, Lê Long Đĩnh giết anh, giành lấy ngai vàng. Lê Long Đĩnh là một tên vua vô cùng bạo ngược khác nào Kiệt, Trụ ngày xưa. Hắn hoang dâm vô độ, nên mắc bệnh không ngồi được; đến buổi chầu thì cứ nằm mà thị triều, cho nên tục gọi là Vua Ngọa Triều. Cuối năm 1009, Lê Ngọa Triều chết. Năm đó, Lý Công uẩn đã 35 tuổi. Bấy giờ lòng người đã oán giận nhà Tiền Lê lắm rồi; quân thần và tầng lớp tăng lữ suy tôn ông lên ngôi báu, mở đầu triều đại nhà Lý (1010- 1225). 

Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế vào đầu xuân 1010, tức là vua Lý Thái Tổ nhà Lý. Nhà vua trị vì được 19 năm, thọ 55 tuổi, băng hà năm 1028. 

1 tháng 11 2023

Tháng tư vừa rồi, trường em có tổ chức một buổi tham quan nằm trong chuỗi hoạt động ngoại khóa của trường. Điểm đến lần này là Đền Hùng tại Việt Trì-Phú Thọ. Đây là nơi thờ phụng các đời Vua Hùng và tôn thất của nhà vua. Nơi đây gắn với Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch. Đây là một dịp để thế hệ con cháu đến viếng đền, tưởng nhớ đến những người đã có công dựng nước.

Em đã được nghe nhiều câu chuyện về các Vua Hùng qua các sự tích nổi tiếng như Sự tích bánh chưng bánh dày, Sơn Tinh Thủy Tinh… và thấy được sự uy nghiêm và trí tuệ của các vị vua. Điều đó khiến tôi càng mong đợi chuyến đi này hơn.

Dưới chân núi là khung cảnh uy nghiêm, hùng vĩ của núi Nghĩa Lĩnh với rừng cây và sương mù bao phủ. Nơi thờ các vị vua được đặt trên núi với ba đền chính là đền Hạ, đền Trung và đền Thượng. Đền Hạ tương truyền là nơi mẹ Âu Cơ đẻ ra một bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lại làm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất). Đền Trung là nơi các vị vua họp bàn chính sự. Đền Thượng là lăng thờ Hùng Vương thứ sáu. Lễ hội đền Hùng được tổ chức hàng năm bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác… Các hoạt động văn hóa mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Dưới tán lá mát rượi của những cây trò, cây mỡ cổ thụ và âm vang trầm bổng của trống đồng, đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá huyền thoại để tới đỉnh núi Thiêng.

 

Trước khi đi tham quan các đền, chúng tôi được làm lễ dâng hương và nghe diễn thuyết về các vị Vua Hùng. Không khí trang nghiêm, hào hùng ấy khiến tôi không khỏi tự hào về lịch sử dân tộc mình. Họ đã dựng nước, giữ nước để đời sau con cháu được hưởng thụ nền độc lập, hòa bình ấy. Và nay chúng em đến đây để thể hiện lòng biết ơn, sự tôn trọng của mình đối họ, thể hiện đúng truyền thống đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Họ đã gây dựng nền móng cho nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa hiện tại và chúng em đều biết ơn điều đấy.

Sau đó, chúng em được đi thăm các đền thờ vua trên núi. Cách trang trí, sắp xếp các di vật đều được bố trí một cách ngay ngắn, trang nghiêm. Em ấn tượng với tấm bia ở đền Hạ khắc dòng chữ của Bác Hồ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta cùng nhau giữ lấy nước.” Nó như một lời hứa hẹn Bác thay thế hệ trẻ nói lên trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước.

Đó thực sự là một chuyến đi đầy bổ ích và ý nghĩa. Mặc dù nó chỉ kéo dài trong một buổi sáng ngắn ngủi nhưng nó đã giúp em hiểu ra trách nhiệm của mình đối với đất nước. Phải biết kính trọng, biết ơn thế hệ đi trước đặc biệt là các vị Vua Hùng và phải ghi nhớ:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.”


VOTE T 5 SAO NHAA

mình nghĩ bạn nên viết về Issac Newton vì nổi tiếng với giai thoại cây táo Newton 

6 giờ trước (19:10)

google đi bn

 

 

26 tháng 9 2023

Đất nước Việt Nam đã trải qua một nghìn năm Bắc thuộc. Rất nhiều vị anh hùng đã đứng lên đấu tranh, bảo vệ đất nước. Một trong số đó phải kể đến Hai Bà Trưng.

Hai Bà Trưng gồm hai chị em ruột là bà Trưng Trắc và bà Trưng Nhị. Họ đã ghi danh vào trang sử hào hùng với cuộc chiến chống ách đô hộ nhà Đông Hán (40 - 43). Chồng của bà Trưng Trắc bị thái thú Tô Định giết hại một cách dã man. Nợ nước, thù nhà nên bà quyết định nổi binh cùng em gái là Trưng Nhị chống lại kẻ thù. Trước khi xuất binh, hai bà đã đọc vang lời thề:

“Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”

Trong cuộc khởi nghĩa của hai bà, có rất nhiều nữ tướng tham gia và họ cùng nhau lập những chiến công khiến cho quân giặc khiếp hồn, thái thú Tô Định phải bỏ chạy về nước. Sau khi làm chủ đất Mê Linh, Trưng Trắc lên làm vua lấy hiệu là Trưng Vương, hoàn thành sứ mệnh nối nghiệp họ Hùng. Năm 43, quân giặc tiến quân xâm lược, Hai Bà Trưng kiên cường chống trả, song quân địch quá đông và mạnh, nghĩa quân thua trận.

Hai Bà Trưng là những vị tướng tài năng của dân tộc. Tuy là phụ nữ, nhưng lại có lòng dũng cảm, tài năng hơn người cùng với ý chí quyết tâm để lãnh đạo nhân dân chống lại kẻ thù xâm lược.

Có thể khẳng định rằng, Hai Bà Trưng chính là những nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử dân tộc, là tấm gương để mỗi người học tập và noi theo.

 

28 tháng 9 2023

Bác Hồ là người cha già vĩ đại và đáng kính của cả dân tộc Việt Nam. Có rất nhiều những câu chuyện, sự kiện ý nghĩa về Bác được truyền tụng. Đặc biệt là những câu chuyện về Bác và thiếu nhi. Trong đó, câu chuyện được nhiều bạn nhỏ biết đến nhất, chính là câu chuyện về Bác Hồ và chiếc rễ đa tròn.

Chuyện xảy ra ở khu vườn trong ngôi nhà sàn mà Bác sinh sống. Một đêm nọ, trời có mưa bão lớn, khiến cây đa già sau Bác bị gãy rơi rất nhiều đoạn rễ. Sáng hôm sau, lúc đi tập thể dục, Bác đã nhặt được các đoạn rễ đó. Trong số đó, có một nhánh rễ khác dài, bác tần ngần một chút, liền nghĩ ra ý kiến hay. Thế là Bác bèn gọi một chú cần vụ đang ở gần đó lại, nhờ chú trồng chiếc rễ đa này xuống phần đất trống ở góc vườn. Bác dặn anh cần vụ là trồng chiếc rễ thành hình tròn, nhưng anh vẫn không hiểu lắm. Nhìn chiếc rễ đã được cuộn lại trên tay, anh nghi hoặc hỏi lại Bác cách trồng. Thế là, Bác liền chỉ anh từng bước một. Đầu tiên là tìm hai chiếc cọc gỗ nhỏ, rồi đào hai cái lỗ để vùi rễ xuống. Hai cái lỗ đó cách nhau vừa bằng đúng đường kính của vòng rễ tròn vừa cuộn. Sau đó, vùi hai đầu của vòng rễ tròn xuống, và cố định thân vòng rễ vào hai chiếc cọc. Nhờ vậy, vòng rễ tròn được cố định đứng thẳng trên mặt đất. Chú cần vụ cứ thắc mắc mãi, vì sao lại phải trồng cầu kì như thế, dù sao rễ đa rất khỏe, cứ vùi xuống là sẽ mọc thành cây thôi mà. Nhưng Bác Hồ không giải thích gì, chỉ mỉm cười hiền từ nói rằng sau này anh sẽ hiểu. Rất nhiều năm sau, rễ đa nhỏ bé ngày nào đã lớn lên thành một cây đa cuộn tròn lại như cái cổng xinh xắn. Trẻ em đến thăm vườn Bác, bạn nào cũng thích thú lắm. Rủ nhau làm đoàn tau chạy qua chạy lai gốc cây vui vô cùng.

 

Từ câu chuyện ấy, em càng thêm thán phục sự thông minh, sáng tạo của Bác Hồ. Nhưng hơn cả là tình yêu thương, quý mến của Bác dành cho các em thiếu nhi. Tình cảm ấy thật ấm áp và thiêng liêng biết bao nhiêu.

31 tháng 10

"Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình,nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc,nếu ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi tổ quốc"đó là những câu nói đã trở thành lịch sử của những sinh viên đại học thời kì chống MỸ cứu nước . 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 1

a. Khi viết một bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử, em cần lưu ý:

- Sự kiện được kể lại trong văn bản là có thật và liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử

- Sử dụng người kể chuyện ngôi thứ nhất (xưng “tôi”) thuật lại sự việc theo một trình tự hợp lí

- Sử dụng chi tiết, thông tin chọn lọc, tin cậy về sự việc, nhân vật/ sự kiện

- Sử dụng yếu tố miêu tả trong bài viết

- Kết hợp kể chuyện với miêu tả một cách hợp lí, tự nhiên

- Bố cục bài viết cần đảm bảo: mở bài, thân bài, kết bài

b. Câu văn theo em nên dùng dấu chấm lửng là:
Sống trong cảnh đất nước bị xâm lược nên từ nhỏ, Kim Đồng đã dũng cảm, quyết đoán, mạnh mẽ, có tinh thần yêu nước, căm thù giặc…

=> Dấu chấm lửng biểu đạt ý còn nhiều đức tính tốt đẹp của anh Kinh Đồng chưa được kể hết.