K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 3 2016

Trong cuộc sống lao động và học tập, con người ai cũng gặp phải khó khăn, gian nan, thử thách và sẽ có lần vấp ngã. Có người có thể tự đứng lên được, nhưng cũng có người ngã quỵ dưới thất bại của chính mình. Để khuyên bảo, động viên, nhắc nhở con cháu, ông cha ta đã có câu:" Thất bại là mẹ thành công".

 "Thất bại là mẹ thành công" có nghĩa là gì? Thất bại chính là những lần vấp ngã, là khi công việc của ta gặp khó khăn, không có kết quả tốt như chúng ta mong đợi. Còn thành công thì ngược lại. Thành công có nghĩa là đạt được những kết quả mà ta mong muốn và hoàn thành công việc ấy một cách thuận lợi và tốt đẹp. Mẹ là những người sinh ra con, nhờ có mẹ mới có con cũng như có thất bại mới có thành công. " Thất bại là mẹ thành công mang một ngụ ý đó là: đừng nản long trước thất bại mà phải học tập rút kinh nghiệm thì " thất bại" sẽ dạy cho ta cách đạt kết quả cao hơn.    Vì sao nói " Thất bại là mẹ thành công"? Mới đầu ta thấy câu nói trên có vẻ mâu thuẫn với nhau. Thất bại và thành công là hai chuyện trái ngược nhau hoàn toàn, không hề có liên hệ gì với nhau cả. Nhưng sau một hồi suy ngẫm, ta thấy được rằng câu tục ngữ này chẳng hề vô lý chút nào cả mà trái lại, nó rất liên kết với nhau. Bởi vì sau khi mỗi lần thất bại, ta sẽ tìm ra nguyên nhân dẫn đến những sai sót của ta, từ đó rút ra được những kinh nghiệm quý báu, giúp ta tránh phạm những sai lầm đó nữa và ngày càng tiến tới bước đường thành công hơn.    Đối với những người sợ thất bại thì điều này hoàn toàn không đúng với họ, bởi vì họ không có ý chí để vươn lên, lúc nào cũng muốn mình sống trong một cuộc đời không phạm sai lầm nào cả thì đó là người ảo tưởng hay hèn nhát đối mặt với cuộc sống. Còn những người mà khi ngã gục giữa đường đời thì họ lại dũng cảm đứng dậy, càng quyết tâm làm lại từ đầu. Biết phân tích, mổ xẻ nguyên nhân thất bại để tìm cách tránh sai lầm lần nữa. Và qua đó người ta có được những bài học cũng như kinh nghiệm quý báu để công việc trở nên tiến triển tốt hơn. Như thế câu tục ngữ mới có giá trị, ý nghĩa với họ.     Vậy tại sao ta phải kiên trì bền bỉ trước những khó khăn thất bại? Đó là vì cuộc sống khó tránh khỏi những khó khăn. Khi ta làm một việc lớn thì khó khăn lại càng lớn. Khó khăn có thể do chủ quan hoặc khách quan gây nên. Khi gặp khó khăn, thất bại mà ngã lòng thì sẽ thất bại hoàn toàn, mất hết ý chí, ảnh hưởng đến công việc và cuộc đời. Ngược lại, nếu vững vàng, lấy thất bại làm bài học để rút kinh nghiệm thì ý chí vững vàng, kinh nghiệm dày dặn hơn, tiếp tục vươn lên và đạt được thành công.    Không chỉ vậy, thất bại còn là động lực để chúng ta tiếp tục tìm tòi, học hỏi. Những người thực sự khao khát học hỏi, khám phá thế giới thường có lòng tự trọng rất cao. Trong số họ, ít ai dễ dàng chịu đầu hàng. Thất bại khiến niềm kiêu hãnh và lòng tự trọng của họ bị tổn thương. Chính điều đó thúc đẩy họ tìm tòi, học hỏi và làm việc nhiều hơn nữa để thực hiện bằng được công việc của mình. Ngoài ra thất bại còn rèn luyện cho con người ý chí quyết tâm.    Thực tế trong cuộc sống, có rất nhiều tấm gương không sợ thất bại. Điển hình như: Thomas Edison từng thất bại cả trăm lần trước khi sáng tạo ra bóng đèn điện; trước khi sáng lập ra Disneyland, Walt Disney đã từng bị tòa báo sa thải vì thiếu ý tưởng; Lép Tôn-xtôi tác giả của tiểu thuyết nổi tiếng Chiến tranh và hòa bình từng bị đình chỉ học tập vì vừa không có năng lực và thiếu ý chí học tập;...

   Vậy xin chớ lo thất bại. Điều đáng sợ hơn là chúng ta bỏ qua nhiêù cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình. Lời khuyên đó giúp ta vững vàng trong cuộc sống. Chúng ta cần phải rèn luyện ý chí, sự kiên trì ngay từ khi còn nhỏ, cả những việc bình thường trong cuộc sống.

 

13 tháng 3 2016

Trong học tập, lao động hằng ngày ta thường gặp những khó khăn trở ngại, thậm chí có lúc bị thất bại. Song chính sự thất bại đã làm cho con người trưởng thành, giàu kinh nghiệm và vững vàng đi tới chiến thắng. Vì thế, tục ngữ xưa đã có câu: “Thất bại là mẹ thành công”.Câu tục ngữ thật ngắn gọn nhưng đã sử dụng cách nói so sánh. So sánh thất bại – không đạt đựơc mục đích, với thành công- thực hiện đựơc mục đích đề ra. Lời nói trên mới nghe như chứa một mâu thuẫn. Nhưng nếu giải thích ta có một ý nghĩa rất thực tế. Thất bại là kết quả xấu, là thiệt hại, hư hỏng. “Mẹ” ở đây có ý nói là lớn, là đầy hiệu lực. Đó là một lời khuyên để mọi người vững chí bền lòng, kiên trì không nản trước khó khăn thất bại. Nếu biết học tập rút kinh nghiệm thì “thất bại” sẽ dạy cho ta cách đạt tới kết quả cao hơn. Vì sao lại nói “Thất bại là mẹ thành công”? Đối với người nản chí thì không đúng như vậy, nhưng đối vớinhững người bền chí, kiên trì thì quả là đúng. Vì sau thất bại, người ta sẽ rút ra được những kinh nghiệm quý báu để không còn thất bại nữa. Ngoài ra, thất bại còn rèn luyện ý chí vươn lên cho mỗi người. đã bao lần bạn vấp ngã mà có thể bạn không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị vấp ngã. Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không?…Bất cứ một kết quả nào cũng có những nguyên nhân, lí do riêng do đó thất bại cũng có lí do riêng. Muốn đổi thất bại thành công thì phải lấy sự thất bại làm bài học cho mình, rút kinh nghiệm cho mình. Tuy nhiên để làm được điều đó người ta phải thật sự nỗlực học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân. Có như vậy chúng ta mới không vấp ngã những lần tiếp theo.Vậy tại sao ta phải kiên trì bền bỉ trước những khó khăn thất bại? Đó là vì cuộc sống khó tránh khỏi những khó khăn. Khi ta làm một việc lớn thì khó khăn lại càng lớn. Khó khăn có thể do chủ quan hoặc khách quan gây nên. Khi gặp khó khăn, thất bại mà ngã lòng thì sẽ thất bại hoàn toàn, mất hết ý chí, ảnh hưởng đến công việc và cuộc đời. Ngược lại, nếu vững vàng, lấy thất bại làm bài học để rút kinh nghiệm thì ý chí vững vàng, kinh nghiệm dày dặn hơn, tiếp tục vươn lên và đạt được thành công. Thực tế cuộc sống đã thể hiện điều đó. Vậy xin chớ lo thất bại. Điều đáng sợ hơn là chúng ta bỏ qua nhiêù cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình. Lời khuyên đó giúp ta vững vàng trong cuộc sống. Chúng ta cần phải rèn luyện ý chí, sự kiên trì ngay từ khi còn nhỏ, cả những việc bình thường trong cuộc sống.

26 tháng 4 2016

Trong học tập, lao động hằng ngày ta thường gặp những khó khăn trở ngại, thậm chí có lúc bị thất bại. Song chính sự thất bại đã làm cho con người trưởng thành, giàu kinh nghiệm và vững vàng đi tới chiến thắng. Vì thế, tục ngữ xưa đã có câu: “Thất bại là mẹ thành công".

Câu tục ngữ thật ngắn gọn nhưng đã sử dụng cách nói so sánh. So sánh thất bại – không đạt đựơc mục đích, với thành công- thực hiện đựơc mục đích đề ra. Lời nói trên mới nghe như chứa một mâu thuẫn. Nhưng nếu giải thích ta có một ý nghĩa rất thực tế. Thất bại là kết quả xấu, là thiệt hại, hư hỏng. “Mẹ” ở đây có ý nói là lớn, là đầy hiệu lực. Đó là một lời khuyên để mọi người vững chí bền lòng, kiên trì không nản trước khó khăn thất bại. Nếu biết học tập rút kinh nghiệm thì “thất bại” sẽ dạy cho ta cách đạt tới kết quả cao hơn.

Vì sao lại nói “Thất bại là mẹ thành công”? Đối với người nản chí thì không đúng như vậy, nhưng đối với những người bền chí, kiên trì thì quả là đúng. Vì sau thất bại, người ta sẽ rút ra được những kinh nghiệm quý báu để không còn thất bại nữa. Ngoài ra, thất bại còn rèn luyện ý chí vươn lên cho mỗi người. đã bao lần bạn vấp ngã mà có thể bạn không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị vấp ngã. Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không?…Bất cứ một kết quả nào cũng có những nguyên nhân, lí do riêng do đó thất bại cũng có lí do riêng. Muốn đổi thất bại thành công thì phải lấy sự thất bại làm bài học cho mình, rút kinh nghiệm cho mình. Tuy nhiên để làm được điều đó người ta phải thật sự nỗ lực học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân. Có như vậy chúng ta mới không vấp ngã những lần tiếp theo.

Vậy tại sao ta phải kiên trì bền bỉ trước những khó khăn thất bại? Đó là vì cuộc sống khó tránh khỏi những khó khăn. Khi ta làm một việc lớn thì khó khăn lại càng lớn. Khó khăn có thể do chủ quan hoặc khách quan gây nên. Khi gặp khó khăn, thất bại mà ngã lòng thì sẽ thất bại hoàn toàn, mất hết ý chí, ảnh hưởng đến công việc và cuộc đời. Ngược lại, nếu vững vàng, lấy thất bại làm bài học để rút kinh nghiệm thì ý chí vững vàng, kinh nghiệm dày dặn hơn, tiếp tục vươn lên và đạt được thành công. Thực tế cuộc sống đã thể hiện điều đó.

Vậy xin chớ lo thất bại. Điều đáng sợ hơn là chúng ta bỏ qua nhiêù cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình. Lời khuyên đó giúp ta vững vàng trong cuộc sống. Chúng ta cần phải rèn luyện ý chí, sự kiên trì ngay từ khi còn nhỏ, cả những việc bình thường trong cuộc sống.


 

26 tháng 4 2016

Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ. Thành công là khi bố và con trai có dũng khí bước vào bếp, nấu những món ăn mẹ thích nhân ngày tám tháng ba. Món canh có thể hơi mặn, món cá sốt đáng lẽ phải có màu đỏ sậm thì lại ngả sang màu… đen cháy.Nhưng nhìn mâm cơm, mẹ vẫn cười. Bởi vì hai bố con không thể thành công trên “chiến trường” bếp núc, nhưng lại thành công khi tặng mẹ “đoá hồng” của tình yêu. Một món quà ý nghĩa hơn cả những món quà quý giá, hạnh phúc ấy long lanh in trong mắt mẹ.Thành công còn là hình ảnh một cậu bé bị dị tật ở chân, không bao giờ đi lại bình thường được. Từ nhỏ cậu đã nuôi ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá. Sau bao nỗ lực khổ luyện, cậu bé trở thành cầu thủ dự bị trong một đội bóng nhỏ, và chưa bao giờ được chính thức ra sân. Nhưng đó không phải là thất bại. Trái lại, thành công đã nở hoa khi cậu bé năm xưa, với bao nghị lực và quyết tâm, đã chiến thắng hoàn cảnh để theo đuổi ước mơ từ ngày thơ bé. Thành công ấy, liệu có mấy người đạt được?Sau mỗi mùa thi đại học, có bao “sĩ tử” buồn rầu khi biết mình trở thành “tử sĩ”. Hai bảy điểm, cao thật đấy. Nhưng cao mà làm gì khi nhiệm vụ một lấy tới hai bảy phẩy năm? Đó thật ra không phải là thất bại, chỉ là khi thành công – bị – trì – hoãn mà thôi. Cuộc sống vẫn chào đón họ với nhiệm vụ hai, nhiệm vụ ba. Quan trọng là họ đã nỗ lực hết sức để khẳng định mình. Đó là ý nghĩa vẹn nguyên của các kỳ thi, và cũng là bản chất của thành công.Ngày còn nhỏ, tôi đã được đọc một câu chuyện rất xúc động. Chuyện kể về một cậu bé nghèo với bài văn tả lại mẹ – người phụ nữ đã che chở cuộc đời em. Cậu bé viết về một người mẹ với mái tóc pha sương, với đôi bàn tay ram ráp nhăn nheo nhưng dịu hiền và ấm áp. Cậu kết luận rằng: bà ngoại là người mẹ – người phụ nữ đã nâng đỡ em trong suốt hành trình của cuộc đời. Bài văn lạc đề, phải về nhà viết lại. Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi ở đó chất chứa tình yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. Liệu có thành công nào, tình cảm nào thiêng liêng hơn thế?Nhiều năm trước, báo chí từng vinh danh một cậu học trò nghèo thi đậu đại học với vị trí thủ khoa. Đối với cậu, đó là một thành công lớn. Nhưng có một thành công khác, lặng thầm mà lớn lao, đó là chiến thắng của một người cha gần hai mươi năm trời đạp xích lô nuôi con ăn học. Bao niềm tin và hi vọng hiện lên trên gương mặt vốn đã chịu nhiều khắc khổ. Và ngày con trai đậu đại học cũng là ngày tốt nghiệp khoá học của một người cha.Tôi biết có một nữ sinh tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu gần hai mươi năm trước. Với tài năng của mình, cô có thể gặt hái thành công trên con đường sự nghiệp và danh vọng. Nhưng cô sinh viên năm ấy đã chấp nhận hi sinh những cơ hội của đời mình để trở thành một người vợ đảm đang, một người mẹ dịu hiền của hai cô công chúa nhỏ. Cho tới bây giờ, khi đã là một phụ nữ trung niên, Người vẫn nói với tôi rằng: “Chăm sóc bố và hai con chu đáo, đối với mẹ đã là một thành công lớn”. Mỗi khi nghe câu nói ấy, tôi lại rơi nước mắt. Gia đình là hạnh phúc, là thành quả đẹp đẽ của đời mẹ, và chúng tôi phải cảm ơn mẹ vì điều đó.Con người luôn khát khao thành công, nhưng mù quáng theo đuổi thành công thì thật là vô nghĩa. Bạn muốn mình giàu có, muốn trở thành tỷ phú như Bill Gates? Vậy thì hãy gấp đồng tiền một cách cẩn thận rồi trao nó cho bà cụ ăn xin bên đường. Với việc làm đẹp đẽ ấy, bạn sẽ cho mọi người hiểu được bạn không chỉ giàu có về vật chất mà còn giàu có tâm hồn. Khi đó, bạn đã thực sự thành công.Cũng có khi bạn ước mơ thành công sẽ đến với mình như đến với Abramovich – ông chủ của đội bóng toàn những ngôi sao? Thành công chẳng ở đâu xa, chỉ cần bạn dành thời gian chăm sóc cho “đội bóng” của gia đình bạn. Ở đó, bạn nhận được tình yêu thương vô bờ bến, thứ mà Abramovich không nhận lại được từ những cầu thủ của ông ta. Thành công đến với mọi người một cách giản dị và ngọt ngào như thế!Bạn được sinh ra, đó là một thành công vĩ đại của cha và mẹ. Trách nhiệm của bạn là phải gìn giữ cho vẻ đẹp hoàn thiện của thành công ấy. Đừng bao giờ ủ ê nghĩ rằng cuộc sống là một chuỗi của thất bại, bởi như một giáo sư người Anh từng nói: “Cuộc sống này không có thất bại, có chăng là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi”.

19 tháng 2 2016

Là người của thành phố Quy Nhơn, tôi tự hào về tất cả mọi thứ ở nơi đây: từ nhà hàng, khách sạn đến các công trình kiến trúc, đền thờ...Nhưng có lẽ điều khiến tôi tự hào nhất vẫn là trở thành học sinh của trường THCS Quang Trung: ngôi trường có bề dày lịch sử, nơi cất giữ những kỉ niệm đẹp về thời học trò và cũng là ngôi nhà thân thương thứ hai của tôi.

Hẳn là ai cũng đã ghé qua ngôi trường thân thương của tôi và ghi nhớ nhiều kỉ niệm. Trường tôi lấp ló sau những tán lá xanh, những cành phượng vĩ, nổi bật giữa con đường Nguyễn Thị Minh Khai.

Có biết bao nhiêu điều tôi tự hào về trường tôi, nhưng tự hào nhất vẫn là về bề dày lịch sử lâu đời của trường. Là học sinh trường THCS Quang Trung, ai cũng biết tên tiền thân của trường Là Trung Học Đống Đa, được thành lập năm 1973 do nhân dân trong phường xây dựng. Năm 1975, trường chính thức hoạt động với hơn 500 học sinh, 20 thầy cô giáo dưới sự lãnh đạo của thầy Trương Vĩnh Khánh. Trường tôi dần dần đi lên và trải qua nhiều thời kì khác nhau. Trong những năm 1976 đến 1986, trường lần lượt mang tên: trường cấp II Ngô Mây, trường Phổ thông cơ sở Quang Trung I do thầy Kấn Hịch làm hiệu trưởng (nhiệm kì 1976 đến tháng 9/1978). Đến năm 1978 và 1983, thầy Nguyễn Phí và cô Ngô Thị Trí thay thầy Kấn Hịch tiếp tục lãnh đạo nhà trường đi lên với 16 phòng học và gần 900 học sinh từ các phường khác nhau. Từ năm 1986, Cấp I và cấp II cùng ở chung một mái trường với 50 phòng học và có sự hiện diện của 2500 học sinh cùng 100 cán bộ nhân viên nhà trường. Quả là một con số kỉ lục! Trường ta chính thức mang tên: Trường THCS Quang Trung từ tháng 8/1991 cho tới nay khi tách cấp I và cấp II và sát nhập Trường Quang Trung cơ sở I và cơ sở II. Số học sinh và giáo viên ngày càng tăng cho tới năm 2002-2003, trường đã có 41 lớp và hơn 2065 học sinh do thầy Trần Đình Thọ làm hiệu trưởng. Sau 2 năm, do sự phân chia phường, trường THCS Quang Trung tách thành THCS Nguyễn Huệ (thuộc địa bàn phường Quang Trung), THCS Quang Trung (phường Nguyễn Văn Cừ, nơi chúng ta đang học) và THCS Ghềnh Ráng (phường Ghềnh Ráng). Cô Dung tiếp tục kế thừa sự nghiệp, đưa trường phát triển mạnh mẽ với 32 lớp, 1548 HS, 61 giáo viên. Quả thật trường tôi đã trải qua 38 năm với rất nhiều thời kì khác nhau, trở thành niềm tự hào với mỗi cá nhân trong ngôi trường này.

Điều khiến ai cũng phải trầm trồ khen ngợi tiếp là: trường THCS Quang Trung là ngôi trường làng. Ngôi trường làng ở đây có hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là về bề ngoài của trường. Khi bước vào ngôi trường, điều khiến tôi thích thú nhất là hàng cây xanh mát bao quanh trường, che bóng mát làm từng tia nắng lấp ló qua kẽ lá. Trường tôi được xây theo hình chữ A và sơn một màu vàng nhạt, đậm chất trường làng. Sân trường khá rộng, giữa sân trường là cột cờ phấp phới giữa nắng mai cùng hàng ghế đá xếp ngăn ngắn quanh trường. Đây là nơi học sinh tổ chức các trò chơi giải trí sau mỗi giờ học mệt mỏi. Nghĩa thứ hai: trường THCS Quang Trung là thành quả lao động và xây dựng của tầng lớp nông dân và tri thức trong vùng, là niềm tự hào của nhân dân, của con em họ. Bao tầng lớp học sinh của trường cũng từ tầng lớp cán bộ, nhân dân trong vùng mà ra. Nếu hiểu ngụ ý, hẳn ai cũng biết là họ đang khen mỗi cá nhân trường mình: là học sinh chăm ngoan, học hành tốt, để mai nay dựng xây tổ quốc, là giáo viên ăn mặc giản dị, sẵn sàng hiến dâng cuộc đời mình cho học sinh, vì tương lai học sinh và đất nước...Ôi, có lẽ tôi không thể nói hết vẻ đẹp tiềm ẩn của trường tôi bằng lời nói suông được, tôi sẽ thể hiện bằng hành động: bằng sự cố gắng, đặt niềm tin vào thầy cô, người sẽ chỉ ta cách đi trên đường đời.

Ngày nay, trường tôi đang dần thay bộ áo mới: khang trang hơn, hiện đại hơn,..nhưng vẫn giữ vẻ "trường làng" như cũ (tôi tự hào về điều này!). Năm học 2010-2011, trường tiến những bước tiến dài với sự lãnh đạo của thầy Trần Hữu Dũng. Với 753 HS (358 nữ) 19 chi đội ( khối sáu, bảy, chín có 5 chi đội; khối tám có 4 chi đội)và hơn 40 thầy cô giáo. Trường được trang bị phòng máy hiện đại, phòng học hóa, sinh, lý, phòng đa chức năng, phòng Đội Đoàn, thư viện, phòng hội đồng và đẹp nhất là phòng Truyền thống: nơi trưng bày và ghi lại lịch sử của trường và nhiều phòng khác nữa. Mỗi lớp học được trang bị đầy đủ thiết bị học tập cho học sinh lẫn giáo viên. Bên hành lang nhà trường còn có các câu châm ngôn, ca dao, tục ngữ, lịch sử giúp học sinh nhận ra điều tốt, điều cần làm và ôn lại kiến thức của mình. Học sinh luôn tự giác bảo vệ tài sản nhà trường, vệ sinh sân trường...Thật tự hào khi được học trong một ngôi trường hiện đại, rộng lớn như được vươn ra bầu trời thế này!

Đã nhắc đến trường Quang Trung thì không thể quên nói đến các phong trào và thành tích lừng lẫy của trường. Ngày 4/11/1999, trường THCS Quang Trung được thủ tương chính phủ tặng bằng khen vì sự nghiệp dạy học và học tập của đội ngũ HS, GV nhà trường. Năm 2002, trường tiếp tục nhận được thành tích: trường có nhiều đóng góp do bộ VH-TT trao tặng. Đến năm 2005-2006, trường vinh dự nhận được Huân chương lao động hạng 3, đưa trường lên tầm cao mới. Tự hào nhất phải kể đến vào năm 2008, trường đạt danh hiệu:"Trường chuẩn Quốc Gia" do chính phủ trao tặng và nhiều thành tích khác: Thư viên đạt chuẩn quốc gia, trường có tỉ lệ đỗ vào các trường cấp 3 nhiều nhất,... Những thành tích ấy phải kể đến sự đóng góp của hàng thế hệ học sinh và đội ngũ giáo viên nhà trường. Họ đã mang lại cho trường những danh hiệu Quốc gia, tỉnh, thành phố,... Trường còn tổ chức và tham gia rất nhiều phong trào như: giúp đỡ trẻ em nghèo hiếu học, trẻ em khuyết tật; các cuộc thi học tập,văn nghệ như: Tiếng hát hoa phượng đỏ, bông hoa điểm 10, rung chuông vàng...Những thành tích đó khiến cho tầng lớp đàn em tiếp theo luôn tự hào, đặt mục tiêu của mình vào đó, và ước mong được tham gia và tổ chức các phong trào ấy. Là HS trường Quang Trung, hẳn ai cũng muốn sẽ được vinh danh trong lịch sử vàng son của trường.

Tóm lại, trường THCS Quang Trung là ngôi trường làng có bề dày lịch sử, thành tích,...khiến ai cũng phải trầm trồ. Là HS Trường THCS Quang Trung, tôi hứa sẽ tiếp tục phát huy thành tích của nhà trường, đặt lòng tin của mình vào thầy cô từng giây từng phút, tiếp tục vẽ nên trang sử mới cho trường - nơi tôi tự hào, nơi đưa tôi trở thành người biết suy nghĩ và là nơi chan chứa biết bao kỉ niệm với bạn bè thầy cô một thời học trò đẹp đẽ.

 

19 tháng 2 2016

Trường Trung học phổ thông Châu Văn Liêm tiền thân là Collège de Can Tho là một trong những trường được hình thành trong giai đoạn đầu của nền giáo dục Pháp ở Việt Nam.
Collège de Can Tho là công trình có kiến trúc đặc trưng nằm trong tổng thể kiến trúc đô thị đầu thế kỷ XX. Xét về mặt lịch sử văn hóa, sự hình thành của ngôi trường đã ghi lại một dấu ấn khá đậm nét trong quá trình hình thành và phát triển của Cần Thơ. Theo Kiến trúc sư Trần Kiều Định – Chủ tịch Hội kiến trúc thành phố Cần Thơ, Collège de Can Tho được xây dựng trong khuôn viên đất có diện tích 17.000m2; từ năm 1917 đến năm 1924 đã xây dựng hoàn thành 3 dãy nhà ngang, mỗi dãy có 2 tầng dài khoảng 75m, rộng 12m; một dãy hành lang có mái che và 1 nhà 2 tầng dài 24m, rộng 9m, có các sân rộng tiếp giáp với các dãy nhà. Về kiến trúc có diện mạo kiến trúc cổ, kết cấu tường chịu lực, mái ngói, sàn bằng gạch hỗn hợp, cửa sổ lá sách truyền thống nhiệt đới đẹp và chuẩn theo lối kiến trúc đặc trưng của thời kỳ nầy và nằm trong tổng thể kiến trúc đô thị đầu thế kỷ XX. Từ sau năm 1945 đến nay nhà trường nhiều lần được sửa chữa, tôn tạo, nâng cấp:
- Giai đoạn 1945-1975 trường mang tên Trung học Phan Thanh Giản. Trong giai đoạn nầy trường được tiếp tục sửa chữa, xây dựng thêm một số khu nhà 2 tầng bằng beton cốt thép với kiến trúc không có gì đặc trưng.
- Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, trường có tên Phổ thông cơ sở An Cư I (1975-1983); Trường phổ thông cấp III thành phố Cần Thơ (1983- 1985), Trường Trung học phổ thông Châu Văn Liêm (từ tháng 11 năm 1985 đến nay).
Về phương diện giáo dục, mỗi thời kỳ đều có mục tiêu đào tạo, chương trình và phương pháp giáo dục riêng. Tuy vậy, từ Collège de Can Tho đến Trung học phổ thông Châu Văn Liêm đều có điểm tương đồng – đó là nơi dạy và học, nơi giáo dục, đào tạo các thế hệ thanh niên học sinh có trình độ học vấn góp phần bổ sung nguồn nhân lực của vùng đất Cần Thơ.
Tuy xuất phát từ mục đích ban đầu, thực dân Pháp lập ra Collège de Can Tho nhằm đào tạo ra lớp người bản xứ phục vụ cho bộ máy thống trị của chúng. Song vượt lên tất cả ý đồ thâm hiểm, thủ đoạn mị dân, ngôi trường nầy lại là nơi hội tụ những nhà giáo yêu nước như thầy Phạm Văn Bạch, thầy Nguyễn Thượng Tư, thầy Nguyễn Văn Chi, thầy Nguyễn Văn Kiết, thầy Trần Quang Long… nhiều thế hệ học sinh của trường là chiến sĩ cách mạng, nhà khoa học, văn nghệ sĩ nổi tiếng như: Châu Văn Liêm, Nguyễn Văn Tây, Tạ Thanh Sơn, Nguyễn Văn Hiếu, Trần Bửu Kiếm, Ung Văn Khiêm, Lưu Hữu Phước, Lương Định Của, Hồ Văn Lái, Sơn Nam, Viễn Phương, Trần Kiết Tường, Nguyễn Việt Nam, Hồ Bông, Tô Bửu Giám… cùng rất nhiều học trò bản xứ khác tỏ rõ lòng yêu nước, tự giác, tích cực tham gia vào phong trào chống thực dân đế quốc, sẵn sàng “xếp bút nghiên” lên đường chiến đấu góp phần làm nên Cách mạng Tháng Tám, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.
Từ sau ngày 30-4-1975 đến nay, trường đã có bước chuyển mình bắt kịp yêu cầu của nền giáo dục trong thời kỳ mới và luôn là lá cờ đầu của ngành giáo dục và đào tạo Cần Thơ. Hơn 30 năm qua có hơn 2 vạn học sinh tốt nghiệp ra trường tiếp tục học Cao đẳng, Đại học; công tác trong nhiều ngành, lĩnh vực. Nhiều cựu học sinh đã thành đạt, là cán bộ lãnh đạo, sĩ quan công an, quân đội, kỹ sư, bác sĩ, nhà giáo, văn nghệ sĩ; nhiều người đạt trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ đang góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trường Trung học Phổ thông Châu Văn Liêm đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, và là trường đạt chuẩn quốc gia bậc trung học phổ thông đầu tiên của thành phố Cần Thơ.
Hơn 90 năm qua, từ Collège de Can Tho đến trường Trung học Phổ thông Châu Văn Liêm là một dòng chảy liên tục, vượt qua thời gian với nhiều biến đổi lịch sử; thầy và trò của trường đã dày công vun trồng, bồi đắp và để lại để những dấu ấn đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam và của vùng đất Cần Thơ. Đó là tinh thần hiếu học và học giỏi dạy tốt, lòng tôn sư trọng đạo, tinh thần yêu nước ý chí đấu tranh cách mạng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, tích cực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong thâm tâm của nhiều thế hệ người Cần Thơ, ngôi trường có bề dày lịch sử gần trăm năm nầy, luôn là điều trân trọng, là niềm tự hào. Bởi vì tại ngôi trường đã đào tạo ra hàng vạn thanh niên có học thức và rất tài năng, góp phần không nhỏ vào quá trình hình thành và phát triển Cần Thơ; uy tín và sức lan tỏa của ngôi trường rất lớn. Mọi người đều nhận thấy rằng ngôi trường rất xứng đáng được các ngành chức năng thành phố Cần Thơ lập hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xếp hạng “Di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia” để giữ gìn và phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa, cùng những truyền thống quý báu của nhà trường.


 

18 tháng 2 2016

 

MB:

Trường em là 1 ngôi trường ...... khang trang nhất của ... ..... Đây là ngôi nhà chung của chúng em.

TB:

- Địa điểm trường tọa lạc tại………….

- Hình thành: Trường được khởi công xây dựng năm ...... và khánh thành năm ......, đưa vào sử dụng từ năm học ....-....... Đây là ngôi trường khá khang trang được xây dựng theo tiêu chuẩn “chuẩn quốc gia”, tương lai trường phấn đấu trở thành Trường chất lượng cao của….

- Các phần:

Trường có tổng diện tích là ......m2, diện tích xây dựng phòng học là .........m2, còn lại là sân chơi và sân thể dục. Trường có đầy đủ các phòng chức năng: Phòng vi tính, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, phòng thư viện, phòng dinh dưỡng, phòng bộ môn, hội trường, phòng truyền thống và ......... phòng học. Hiện nay trường có ....... lớp trong đó khối 10 là ...... lớp, khối 11 là .... lớp, khối 12 là 1.... lớp, với tổng số học sinh là ........ em.

Trường em là trường có toàn bộ học sinh học theo chương trình thay sách của Bộ Giáo dục từ lớp 10, lớp 11, và lớp 12. Khối 10 được nhà trường quan tâm nhất tuyển những HS THCS có điểm thi từ ... điểm trở lên đào tạo .... lớp ban KHTN, .........lớp ban KHXH và ....... lớp ban KHCB. Trường có ....... GVCBCNV, trong đó có ....... GV trực tiếp đứng lớp và ....... giáo viên, cán bộ quản lí, hành chính.

- Thành tích:

Trường em đã đạt được những thành tích đáng khích lệ: Chỉ tính riêng HK I năm học ....-....... kết qủa đạt được về hạnh kiểm là 100% khá tốt không có HS đạo đức trung bình. Học lực đạt .......% giỏi, ......% khá, .....% trung bình, .......% yếu.Trường có HS giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia và nhiều giải thưởng nhất nhì về các hoạt động phong trào của thầy trò trong trường như thể dục, văn nghệ … Trong ngôi trường này, chúng em được sự quan tâm yêu thương của thầy cô, của các bậc phụ huynh. Chúng em đang lớn dần lên theo năm tháng cả về trí tuệ,về nhận thức lẫn thể chất. Công lao to lớn đó thuộc về thầy cô, người đang hàng ngày, hàng giờ tiếp thêm cho chúng em sức mạnh và niềm tin, chắp cách cho những ước mơ của chúng em bay cao và xa hơn để chúng em mau trở thành người có ích cho gia đình, cho xã hội.

KL:

Ngôi trường học đã thật sự là ngôi nhà thứ hai của mỗi học sinh chúng em. Chắc chắn những kỉ niệm dưới mái trường về bạn bè, thầy cô sẽ là những kỉ niệm đẹp làm hành trang trong suốt cuộc đời của mỗi người học sinh chúng em.

Bài tham khảo 1:
Trường Trung học phổ thông Châu Văn Liêm tiền thân là Collège de Can Tho là một trong những trường được hình thành trong giai đoạn đầu của nền giáo dục Pháp ở Việt Nam.
Collège de Can Tho là công trình có kiến trúc đặc trưng nằm trong tổng thể kiến trúc đô thị đầu thế kỷ XX. Xét về mặt lịch sử văn hóa, sự hình thành của ngôi trường đã ghi lại một dấu ấn khá đậm nét trong quá trình hình thành và phát triển của Cần Thơ. Theo Kiến trúc sư Trần Kiều Định – Chủ tịch Hội kiến trúc thành phố Cần Thơ, Collège de Can Tho được xây dựng trong khuôn viên đất có diện tích 17.000m2; từ năm 1917 đến năm 1924 đã xây dựng hoàn thành 3 dãy nhà ngang, mỗi dãy có 2 tầng dài khoảng 75m, rộng 12m; một dãy hành lang có mái che và 1 nhà 2 tầng dài 24m, rộng 9m, có các sân rộng tiếp giáp với các dãy nhà. Về kiến trúc có diện mạo kiến trúc cổ, kết cấu tường chịu lực, mái ngói, sàn bằng gạch hỗn hợp, cửa sổ lá sách truyền thống nhiệt đới đẹp và chuẩn theo lối kiến trúc đặc trưng của thời kỳ nầy và nằm trong tổng thể kiến trúc đô thị đầu thế kỷ XX. Từ sau năm 1945 đến nay nhà trường nhiều lần được sửa chữa, tôn tạo, nâng cấp:
- Giai đoạn 1945-1975 trường mang tên Trung học Phan Thanh Giản. Trong giai đoạn nầy trường được tiếp tục sửa chữa, xây dựng thêm một số khu nhà 2 tầng bằng beton cốt thép với kiến trúc không có gì đặc trưng.
- Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, trường có tên Phổ thông cơ sở An Cư I (1975-1983); Trường phổ thông cấp III thành phố Cần Thơ (1983- 1985), Trường Trung học phổ thông Châu Văn Liêm (từ tháng 11 năm 1985 đến nay).
Về phương diện giáo dục, mỗi thời kỳ đều có mục tiêu đào tạo, chương trình và phương pháp giáo dục riêng. Tuy vậy, từ Collège de Can Tho đến Trung học phổ thông Châu Văn Liêm đều có điểm tương đồng – đó là nơi dạy và học, nơi giáo dục, đào tạo các thế hệ thanh niên học sinh có trình độ học vấn góp phần bổ sung nguồn nhân lực của vùng đất Cần Thơ.
Tuy xuất phát từ mục đích ban đầu, thực dân Pháp lập ra Collège de Can Tho nhằm đào tạo ra lớp người bản xứ phục vụ cho bộ máy thống trị của chúng. Song vượt lên tất cả ý đồ thâm hiểm, thủ đoạn mị dân, ngôi trường nầy lại là nơi hội tụ những nhà giáo yêu nước như thầy Phạm Văn Bạch, thầy Nguyễn Thượng Tư, thầy Nguyễn Văn Chi, thầy Nguyễn Văn Kiết, thầy Trần Quang Long… nhiều thế hệ học sinh của trường là chiến sĩ cách mạng, nhà khoa học, văn nghệ sĩ nổi tiếng như: Châu Văn Liêm, Nguyễn Văn Tây, Tạ Thanh Sơn, Nguyễn Văn Hiếu, Trần Bửu Kiếm, Ung Văn Khiêm, Lưu Hữu Phước, Lương Định Của, Hồ Văn Lái, Sơn Nam, Viễn Phương, Trần Kiết Tường, Nguyễn Việt Nam, Hồ Bông, Tô Bửu Giám… cùng rất nhiều học trò bản xứ khác tỏ rõ lòng yêu nước, tự giác, tích cực tham gia vào phong trào chống thực dân đế quốc, sẵn sàng “xếp bút nghiên” lên đường chiến đấu góp phần làm nên Cách mạng Tháng Tám, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.
Từ sau ngày 30-4-1975 đến nay, trường đã có bước chuyển mình bắt kịp yêu cầu của nền giáo dục trong thời kỳ mới và luôn là lá cờ đầu của ngành giáo dục và đào tạo Cần Thơ. Hơn 30 năm qua có hơn 2 vạn học sinh tốt nghiệp ra trường tiếp tục học Cao đẳng, Đại học; công tác trong nhiều ngành, lĩnh vực. Nhiều cựu học sinh đã thành đạt, là cán bộ lãnh đạo, sĩ quan công an, quân đội, kỹ sư, bác sĩ, nhà giáo, văn nghệ sĩ; nhiều người đạt trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ đang góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trường Trung học Phổ thông Châu Văn Liêm đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, và là trường đạt chuẩn quốc gia bậc trung học phổ thông đầu tiên của thành phố Cần Thơ.
Hơn 90 năm qua, từ Collège de Can Tho đến trường Trung học Phổ thông Châu Văn Liêm là một dòng chảy liên tục, vượt qua thời gian với nhiều biến đổi lịch sử; thầy và trò của trường đã dày công vun trồng, bồi đắp và để lại để những dấu ấn đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam và của vùng đất Cần Thơ. Đó là tinh thần hiếu học và học giỏi dạy tốt, lòng tôn sư trọng đạo, tinh thần yêu nước ý chí đấu tranh cách mạng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, tích cực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong thâm tâm của nhiều thế hệ người Cần Thơ, ngôi trường có bề dày lịch sử gần trăm năm nầy, luôn là điều trân trọng, là niềm tự hào. Bởi vì tại ngôi trường đã đào tạo ra hàng vạn thanh niên có học thức và rất tài năng, góp phần không nhỏ vào quá trình hình thành và phát triển Cần Thơ; uy tín và sức lan tỏa của ngôi trường rất lớn. Mọi người đều nhận thấy rằng ngôi trường rất xứng đáng được các ngành chức năng thành phố Cần Thơ lập hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xếp hạng “Di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia” để giữ gìn và phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa, cùng những truyền thống quý báu của nhà trường.

Tham khảo bài 2:


Dù bạn là ai, dù bạn ở nơi đâu, hay dù bạn đã đi xa nhưng kỉ niệm về một thời học sinh duới mái trưòng thân yêu- ngôi nhà thứ hai sẽ không phai nhạt trong kí ức của mỗi đứa học trò.Thật may mắn cho tôi đã đựoc gắn bó với ngôi trường mang tên Trường trung học cơ sở thị trấn pliekần.Một thời cắp sách đến truờng-đó là thời đẹp nhất, ngây thơ, trong sáng nhất với những kỉ niệm về thầy cô và bạn bè. Đựoc thành lập từ năm 2000.Trải qua chín năm hoạt động dạy học và học tập cố gắng của hơn tám tram học sinh và gần một trăm thầy cô giáo trường tôi đã xuất sắc là ngôi trường đứng đầu huyện.Nằm trên con đường hai bà trưng.Từ xa xa trên con đuờng đi học, có thể nhìn thấy trường tôi với tường vàng, mái ngói đỏ son.Trưòng tôi nằm ở một khuôn viên rông, thoáng đãng.Từ ngoai bước vào là cánh cổng kéo dài chào đón chúc tôi mỗi ngày, mở ra cho chúng tôi một thế giới kì diệu.Ngày ngày bên cánh cổng thân yêu đó là hình dáng của bác bảo vệ hiền lành, cởi mở đã gắn bó với trường tôi từ khi thành lập đến nay.Hoạt động thường ngày ở cổng trường trong gìơ hành chính là của các bạn đội cờ đỏ.Theo vào,hiện ra trước mắt là ba dãy phòng, mỗi dãy hai lầu.Dãy A là nơi làm việc của ban giám hiệu nhà truờng, của các thầy cô ở từng tổ chuyên môn,phòng truyền thống đội.Trường tôi có hai mươi chín lớp.Dãy B khu học chính của hai mươi tư lớp.Thêm bên dãy C là ba phòng học của năm lớp còn lại ,được sắp xếp học chéo buổi sáng chiều.Kéo dài ở dãy B là phòng hội truờng ở lầu trên-nơi diễn ra các buổi họp cũng như chuyên đề của nhà trường.Lầu dưới là phòng thực hành với đầy đủ các thiết bị thực hành của các tổ chuyên môn:Hoá-sinh, lý-công nghệ mới đuợc đua vào hoạt động.Kéo dài ở dãy C là khu vực đang đựoc xây dựng chuẩn bị được đưa vào hoạt động để làm phòng học cho các lớp bồi dưỡng và phụ đạo.Mỗi phòng học của từng lớp đuợc xây dựng rỗng rãi với đầy đủ các thiết bị quạt và điện sáng.Thư viện,phòng đa chức năng và phòng thực hành tin học đựoc sắp xếp cùng ở dãy C.Nơi để xe của các thầy cô giáo được xếp ở góc trái của ngôi trường, khu để xe của học sinh đựoc sếp dài theo từng lớp ở sau dãy B phòng học. Nơi tiếng cười của mỗi đứa học trò chúng tôi vang lên là ở sân trường, nơi chúng tôi được thả mình vào niềm vui của học trò.Có thể là khu vực trung tâm của ngôi trường nên được xây dựng khá rộng láng xi măng.Cột cờ của truờng tôi được đặt ở chính giữa trứoc dãy A-nơi mà mỗi sáng thứ haui chào cờ thầy trò chúng tôi cùng đánh giá nhận xét kết quả hoạt động trong tuần cũng như triển khia kế hoạch tuần tới.Khuôn viên trường trở nên trong lành hơn trong những ngày nắng hè, tươi mát hơn trong những ngày trời thu là nhờ cây xanh.Cây tùng cứg cáp, dẻo dai qua ngày tháng.Cây phượng như là minh chứng cho chúng tôi vè những kỉ niệm trong sáng, thân thwong của bao bạn bè.Và nhiều loại cây khác nhau được trồng trong khu vực cảu sân truờng nữa.Sau dãy B là nơi mỗi buổi chiều học tập xong, các bạn thi nhau thể hiện mình ở các cuộc chơi thể thao như bóng đá, bòng chuyền và cả cầu lông.Tiếng reo hò cỗ vũ làm tan cái mệt mỏi của bao học trò sau một ngày học cang thẳng. Với quy mô nhà trường khang trang và rộng lớn, thầy cô giáo nhiệt tình với công việc, thân thiện với học sinh.Dùi dắt mỗi học sinh nên người với cả tâm huyết trường tôi đã đạt đựoc rất nhiều thành tích đựoc huyện và tỉnh công nhận.Trường trung học cơ sở thị trấn pleikần là trường xuất sắc dẫn đầu huyện đang cố gắng, nỗ lực chuẩn bị cho việc nhận bằng đạt trường chuẩn quốc gia sau nhiều năm phấn đấu.Ai nấy đều rất phấn khởi và tự hào về chính ngôi trường mà mình đang lớn lên. Trường tôi là thế đó: rất khiêm nhường, thân thiện, thầy cô và bạn bè hoà đồng với nhau và cùng nhau cố gắng phấn đấu không gừng.Tôi yêu quý ngôi trường này biết bao.Tất cả những kỉ niệm dưới ngôi nhà thứ hai này sẽ mãi theo tôi trên suốt cuộc đời.

Bài làm của 1 bạn viết về THCS Quang Trung

Là người của thành phố Quy Nhơn, tôi tự hào về tất cả mọi thứ ở nơi đây: từ nhà hàng, khách sạn đến các công trình kiến trúc, đền thờ...Nhưng có lẽ điều khiến tôi tự hào nhất vẫn là trở thành học sinh của trường THCS Quang Trung: ngôi trường có bề dày lịch sử, nơi cất giữ những kỉ niệm đẹp về thời học trò và cũng là ngôi nhà thân thương thứ hai của tôi.

Hẳn là ai cũng đã ghé qua ngôi trường thân thương của tôi và ghi nhớ nhiều kỉ niệm. Trường tôi lấp ló sau những tán lá xanh, những cành phượng vĩ, nổi bật giữa con đường Nguyễn Thị Minh Khai.

Có biết bao nhiêu điều tôi tự hào về trường tôi, nhưng tự hào nhất vẫn là về bề dày lịch sử lâu đời của trường. Là học sinh trường THCS Quang Trung, ai cũng biết tên tiền thân của trường Là Trung Học Đống Đa, được thành lập năm 1973 do nhân dân trong phường xây dựng. Năm 1975, trường chính thức hoạt động với hơn 500 học sinh, 20 thầy cô giáo dưới sự lãnh đạo của thầy Trương Vĩnh Khánh. Trường tôi dần dần đi lên và trải qua nhiều thời kì khác nhau. Trong những năm 1976 đến 1986, trường lần lượt mang tên: trường cấp II Ngô Mây, trường Phổ thông cơ sở Quang Trung I do thầy Kấn Hịch làm hiệu trưởng (nhiệm kì 1976 đến tháng 9/1978). Đến năm 1978 và 1983, thầy Nguyễn Phí và cô Ngô Thị Trí thay thầy Kấn Hịch tiếp tục lãnh đạo nhà trường đi lên với 16 phòng học và gần 900 học sinh từ các phường khác nhau. Từ năm 1986, Cấp I và cấp II cùng ở chung một mái trường với 50 phòng học và có sự hiện diện của 2500 học sinh cùng 100 cán bộ nhân viên nhà trường. Quả là một con số kỉ lục! Trường ta chính thức mang tên: Trường THCS Quang Trung từ tháng 8/1991 cho tới nay khi tách cấp I và cấp II và sát nhập Trường Quang Trung cơ sở I và cơ sở II. Số học sinh và giáo viên ngày càng tăng cho tới năm 2002-2003, trường đã có 41 lớp và hơn 2065 học sinh do thầy Trần Đình Thọ làm hiệu trưởng. Sau 2 năm, do sự phân chia phường, trường THCS Quang Trung tách thành THCS Nguyễn Huệ (thuộc địa bàn phường Quang Trung), THCS Quang Trung (phường Nguyễn Văn Cừ, nơi chúng ta đang học) và THCS Ghềnh Ráng (phường Ghềnh Ráng). Cô Dung tiếp tục kế thừa sự nghiệp, đưa trường phát triển mạnh mẽ với 32 lớp, 1548 HS, 61 giáo viên. Quả thật trường tôi đã trải qua 38 năm với rất nhiều thời kì khác nhau, trở thành niềm tự hào với mỗi cá nhân trong ngôi trường này.

Điều khiến ai cũng phải trầm trồ khen ngợi tiếp là: trường THCS Quang Trung là ngôi trường làng. Ngôi trường làng ở đây có hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là về bề ngoài của trường. Khi bước vào ngôi trường, điều khiến tôi thích thú nhất là hàng cây xanh mát bao quanh trường, che bóng mát làm từng tia nắng lấp ló qua kẽ lá. Trường tôi được xây theo hình chữ A và sơn một màu vàng nhạt, đậm chất trường làng. Sân trường khá rộng, giữa sân trường là cột cờ phấp phới giữa nắng mai cùng hàng ghế đá xếp ngăn ngắn quanh trường. Đây là nơi học sinh tổ chức các trò chơi giải trí sau mỗi giờ học mệt mỏi. Nghĩa thứ hai: trường THCS Quang Trung là thành quả lao động và xây dựng của tầng lớp nông dân và tri thức trong vùng, là niềm tự hào của nhân dân, của con em họ. Bao tầng lớp học sinh của trường cũng từ tầng lớp cán bộ, nhân dân trong vùng mà ra. Nếu hiểu ngụ ý, hẳn ai cũng biết là họ đang khen mỗi cá nhân trường mình: là học sinh chăm ngoan, học hành tốt, để mai nay dựng xây tổ quốc, là giáo viên ăn mặc giản dị, sẵn sàng hiến dâng cuộc đời mình cho học sinh, vì tương lai học sinh và đất nước...Ôi, có lẽ tôi không thể nói hết vẻ đẹp tiềm ẩn của trường tôi bằng lời nói suông được, tôi sẽ thể hiện bằng hành động: bằng sự cố gắng, đặt niềm tin vào thầy cô, người sẽ chỉ ta cách đi trên đường đời.

Ngày nay, trường tôi đang dần thay bộ áo mới: khang trang hơn, hiện đại hơn,..nhưng vẫn giữ vẻ "trường làng" như cũ (tôi tự hào về điều này!). Năm học 2010-2011, trường tiến những bước tiến dài với sự lãnh đạo của thầy Trần Hữu Dũng. Với 753 HS (358 nữ) 19 chi đội ( khối sáu, bảy, chín có 5 chi đội; khối tám có 4 chi đội)và hơn 40 thầy cô giáo. Trường được trang bị phòng máy hiện đại, phòng học hóa, sinh, lý, phòng đa chức năng, phòng Đội Đoàn, thư viện, phòng hội đồng và đẹp nhất là phòng Truyền thống: nơi trưng bày và ghi lại lịch sử của trường và nhiều phòng khác nữa. Mỗi lớp học được trang bị đầy đủ thiết bị học tập cho học sinh lẫn giáo viên. Bên hành lang nhà trường còn có các câu châm ngôn, ca dao, tục ngữ, lịch sử giúp học sinh nhận ra điều tốt, điều cần làm và ôn lại kiến thức của mình. Học sinh luôn tự giác bảo vệ tài sản nhà trường, vệ sinh sân trường...Thật tự hào khi được học trong một ngôi trường hiện đại, rộng lớn như được vươn ra bầu trời thế này!

Đã nhắc đến trường Quang Trung thì không thể quên nói đến các phong trào và thành tích lừng lẫy của trường. Ngày 4/11/1999, trường THCS Quang Trung được thủ tương chính phủ tặng bằng khen vì sự nghiệp dạy học và học tập của đội ngũ HS, GV nhà trường. Năm 2002, trường tiếp tục nhận được thành tích: trường có nhiều đóng góp do bộ VH-TT trao tặng. Đến năm 2005-2006, trường vinh dự nhận được Huân chương lao động hạng 3, đưa trường lên tầm cao mới. Tự hào nhất phải kể đến vào năm 2008, trường đạt danh hiệu:"Trường chuẩn Quốc Gia" do chính phủ trao tặng và nhiều thành tích khác: Thư viên đạt chuẩn quốc gia, trường có tỉ lệ đỗ vào các trường cấp 3 nhiều nhất,... Những thành tích ấy phải kể đến sự đóng góp của hàng thế hệ học sinh và đội ngũ giáo viên nhà trường. Họ đã mang lại cho trường những danh hiệu Quốc gia, tỉnh, thành phố,... Trường còn tổ chức và tham gia rất nhiều phong trào như: giúp đỡ trẻ em nghèo hiếu học, trẻ em khuyết tật; các cuộc thi học tập,văn nghệ như: Tiếng hát hoa phượng đỏ, bông hoa điểm 10, rung chuông vàng...Những thành tích đó khiến cho tầng lớp đàn em tiếp theo luôn tự hào, đặt mục tiêu của mình vào đó, và ước mong được tham gia và tổ chức các phong trào ấy. Là HS trường Quang Trung, hẳn ai cũng muốn sẽ được vinh danh trong lịch sử vàng son của trường.

Tóm lại, trường THCS Quang Trung là ngôi trường làng có bề dày lịch sử, thành tích,...khiến ai cũng phải trầm trồ. Là HS Trường THCS Quang Trung, tôi hứa sẽ tiếp tục phát huy thành tích của nhà trường, đặt lòng tin của mình vào thầy cô từng giây từng phút, tiếp tục vẽ nên trang sử mới cho trường - nơi tôi tự hào, nơi đưa tôi trở thành người biết suy nghĩ và là nơi chan chứa biết bao kỉ niệm với bạn bè thầy cô một thời học trò đẹp đẽ.



 

 

19 tháng 2 2016

Bài tham khảo 1:
Trường Trung học phổ thông Châu Văn Liêm tiền thân là Collège de Can Tho là một trong những trường được hình thành trong giai đoạn đầu của nền giáo dục Pháp ở Việt Nam.
Collège de Can Tho là công trình có kiến trúc đặc trưng nằm trong tổng thể kiến trúc đô thị đầu thế kỷ XX. Xét về mặt lịch sử văn hóa, sự hình thành của ngôi trường đã ghi lại một dấu ấn khá đậm nét trong quá trình hình thành và phát triển của Cần Thơ. Theo Kiến trúc sư Trần Kiều Định – Chủ tịch Hội kiến trúc thành phố Cần Thơ, Collège de Can Tho được xây dựng trong khuôn viên đất có diện tích 17.000m2; từ năm 1917 đến năm 1924 đã xây dựng hoàn thành 3 dãy nhà ngang, mỗi dãy có 2 tầng dài khoảng 75m, rộng 12m; một dãy hành lang có mái che và 1 nhà 2 tầng dài 24m, rộng 9m, có các sân rộng tiếp giáp với các dãy nhà. Về kiến trúc có diện mạo kiến trúc cổ, kết cấu tường chịu lực, mái ngói, sàn bằng gạch hỗn hợp, cửa sổ lá sách truyền thống nhiệt đới đẹp và chuẩn theo lối kiến trúc đặc trưng của thời kỳ nầy và nằm trong tổng thể kiến trúc đô thị đầu thế kỷ XX. Từ sau năm 1945 đến nay nhà trường nhiều lần được sửa chữa, tôn tạo, nâng cấp:
- Giai đoạn 1945-1975 trường mang tên Trung học Phan Thanh Giản. Trong giai đoạn nầy trường được tiếp tục sửa chữa, xây dựng thêm một số khu nhà 2 tầng bằng beton cốt thép với kiến trúc không có gì đặc trưng.
- Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, trường có tên Phổ thông cơ sở An Cư I (1975-1983); Trường phổ thông cấp III thành phố Cần Thơ (1983- 1985), Trường Trung học phổ thông Châu Văn Liêm (từ tháng 11 năm 1985 đến nay).
Về phương diện giáo dục, mỗi thời kỳ đều có mục tiêu đào tạo, chương trình và phương pháp giáo dục riêng. Tuy vậy, từ Collège de Can Tho đến Trung học phổ thông Châu Văn Liêm đều có điểm tương đồng – đó là nơi dạy và học, nơi giáo dục, đào tạo các thế hệ thanh niên học sinh có trình độ học vấn góp phần bổ sung nguồn nhân lực của vùng đất Cần Thơ.
Tuy xuất phát từ mục đích ban đầu, thực dân Pháp lập ra Collège de Can Tho nhằm đào tạo ra lớp người bản xứ phục vụ cho bộ máy thống trị của chúng. Song vượt lên tất cả ý đồ thâm hiểm, thủ đoạn mị dân, ngôi trường nầy lại là nơi hội tụ những nhà giáo yêu nước như thầy Phạm Văn Bạch, thầy Nguyễn Thượng Tư, thầy Nguyễn Văn Chi, thầy Nguyễn Văn Kiết, thầy Trần Quang Long… nhiều thế hệ học sinh của trường là chiến sĩ cách mạng, nhà khoa học, văn nghệ sĩ nổi tiếng như: Châu Văn Liêm, Nguyễn Văn Tây, Tạ Thanh Sơn, Nguyễn Văn Hiếu, Trần Bửu Kiếm, Ung Văn Khiêm, Lưu Hữu Phước, Lương Định Của, Hồ Văn Lái, Sơn Nam, Viễn Phương, Trần Kiết Tường, Nguyễn Việt Nam, Hồ Bông, Tô Bửu Giám… cùng rất nhiều học trò bản xứ khác tỏ rõ lòng yêu nước, tự giác, tích cực tham gia vào phong trào chống thực dân đế quốc, sẵn sàng “xếp bút nghiên” lên đường chiến đấu góp phần làm nên Cách mạng Tháng Tám, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.
Từ sau ngày 30-4-1975 đến nay, trường đã có bước chuyển mình bắt kịp yêu cầu của nền giáo dục trong thời kỳ mới và luôn là lá cờ đầu của ngành giáo dục và đào tạo Cần Thơ. Hơn 30 năm qua có hơn 2 vạn học sinh tốt nghiệp ra trường tiếp tục học Cao đẳng, Đại học; công tác trong nhiều ngành, lĩnh vực. Nhiều cựu học sinh đã thành đạt, là cán bộ lãnh đạo, sĩ quan công an, quân đội, kỹ sư, bác sĩ, nhà giáo, văn nghệ sĩ; nhiều người đạt trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ đang góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trường Trung học Phổ thông Châu Văn Liêm đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, và là trường đạt chuẩn quốc gia bậc trung học phổ thông đầu tiên của thành phố Cần Thơ.
Hơn 90 năm qua, từ Collège de Can Tho đến trường Trung học Phổ thông Châu Văn Liêm là một dòng chảy liên tục, vượt qua thời gian với nhiều biến đổi lịch sử; thầy và trò của trường đã dày công vun trồng, bồi đắp và để lại để những dấu ấn đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam và của vùng đất Cần Thơ. Đó là tinh thần hiếu học và học giỏi dạy tốt, lòng tôn sư trọng đạo, tinh thần yêu nước ý chí đấu tranh cách mạng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, tích cực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong thâm tâm của nhiều thế hệ người Cần Thơ, ngôi trường có bề dày lịch sử gần trăm năm nầy, luôn là điều trân trọng, là niềm tự hào. Bởi vì tại ngôi trường đã đào tạo ra hàng vạn thanh niên có học thức và rất tài năng, góp phần không nhỏ vào quá trình hình thành và phát triển Cần Thơ; uy tín và sức lan tỏa của ngôi trường rất lớn. Mọi người đều nhận thấy rằng ngôi trường rất xứng đáng được các ngành chức năng thành phố Cần Thơ lập hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xếp hạng “Di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia” để giữ gìn và phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa, cùng những truyền thống quý báu của nhà trường.

Tham khảo bài 2:


Dù bạn là ai, dù bạn ở nơi đâu, hay dù bạn đã đi xa nhưng kỉ niệm về một thời học sinh duới mái trưòng thân yêu- ngôi nhà thứ hai sẽ không phai nhạt trong kí ức của mỗi đứa học trò.Thật may mắn cho tôi đã đựoc gắn bó với ngôi trường mang tên Trường trung học cơ sở thị trấn pliekần.Một thời cắp sách đến truờng-đó là thời đẹp nhất, ngây thơ, trong sáng nhất với những kỉ niệm về thầy cô và bạn bè. Đựoc thành lập từ năm 2000.Trải qua chín năm hoạt động dạy học và học tập cố gắng của hơn tám tram học sinh và gần một trăm thầy cô giáo trường tôi đã xuất sắc là ngôi trường đứng đầu huyện.Nằm trên con đường hai bà trưng.Từ xa xa trên con đuờng đi học, có thể nhìn thấy trường tôi với tường vàng, mái ngói đỏ son.Trưòng tôi nằm ở một khuôn viên rông, thoáng đãng.Từ ngoai bước vào là cánh cổng kéo dài chào đón chúc tôi mỗi ngày, mở ra cho chúng tôi một thế giới kì diệu.Ngày ngày bên cánh cổng thân yêu đó là hình dáng của bác bảo vệ hiền lành, cởi mở đã gắn bó với trường tôi từ khi thành lập đến nay.Hoạt động thường ngày ở cổng trường trong gìơ hành chính là của các bạn đội cờ đỏ.Theo vào,hiện ra trước mắt là ba dãy phòng, mỗi dãy hai lầu.Dãy A là nơi làm việc của ban giám hiệu nhà truờng, của các thầy cô ở từng tổ chuyên môn,phòng truyền thống đội.Trường tôi có hai mươi chín lớp.Dãy B khu học chính của hai mươi tư lớp.Thêm bên dãy C là ba phòng học của năm lớp còn lại ,được sắp xếp học chéo buổi sáng chiều.Kéo dài ở dãy B là phòng hội truờng ở lầu trên-nơi diễn ra các buổi họp cũng như chuyên đề của nhà trường.Lầu dưới là phòng thực hành với đầy đủ các thiết bị thực hành của các tổ chuyên môn:Hoá-sinh, lý-công nghệ mới đuợc đua vào hoạt động.Kéo dài ở dãy C là khu vực đang đựoc xây dựng chuẩn bị được đưa vào hoạt động để làm phòng học cho các lớp bồi dưỡng và phụ đạo.Mỗi phòng học của từng lớp đuợc xây dựng rỗng rãi với đầy đủ các thiết bị quạt và điện sáng.Thư viện,phòng đa chức năng và phòng thực hành tin học đựoc sắp xếp cùng ở dãy C.Nơi để xe của các thầy cô giáo được xếp ở góc trái của ngôi trường, khu để xe của học sinh đựoc sếp dài theo từng lớp ở sau dãy B phòng học. Nơi tiếng cười của mỗi đứa học trò chúng tôi vang lên là ở sân trường, nơi chúng tôi được thả mình vào niềm vui của học trò.Có thể là khu vực trung tâm của ngôi trường nên được xây dựng khá rộng láng xi măng.Cột cờ của truờng tôi được đặt ở chính giữa trứoc dãy A-nơi mà mỗi sáng thứ haui chào cờ thầy trò chúng tôi cùng đánh giá nhận xét kết quả hoạt động trong tuần cũng như triển khia kế hoạch tuần tới.Khuôn viên trường trở nên trong lành hơn trong những ngày nắng hè, tươi mát hơn trong những ngày trời thu là nhờ cây xanh.Cây tùng cứg cáp, dẻo dai qua ngày tháng.Cây phượng như là minh chứng cho chúng tôi vè những kỉ niệm trong sáng, thân thwong của bao bạn bè.Và nhiều loại cây khác nhau được trồng trong khu vực cảu sân truờng nữa.Sau dãy B là nơi mỗi buổi chiều học tập xong, các bạn thi nhau thể hiện mình ở các cuộc chơi thể thao như bóng đá, bòng chuyền và cả cầu lông.Tiếng reo hò cỗ vũ làm tan cái mệt mỏi của bao học trò sau một ngày học cang thẳng. Với quy mô nhà trường khang trang và rộng lớn, thầy cô giáo nhiệt tình với công việc, thân thiện với học sinh.Dùi dắt mỗi học sinh nên người với cả tâm huyết trường tôi đã đạt đựoc rất nhiều thành tích đựoc huyện và tỉnh công nhận.Trường trung học cơ sở thị trấn pleikần là trường xuất sắc dẫn đầu huyện đang cố gắng, nỗ lực chuẩn bị cho việc nhận bằng đạt trường chuẩn quốc gia sau nhiều năm phấn đấu.Ai nấy đều rất phấn khởi và tự hào về chính ngôi trường mà mình đang lớn lên. Trường tôi là thế đó: rất khiêm nhường, thân thiện, thầy cô và bạn bè hoà đồng với nhau và cùng nhau cố gắng phấn đấu không gừng.Tôi yêu quý ngôi trường này biết bao.Tất cả những kỉ niệm dưới ngôi nhà thứ hai này sẽ mãi theo tôi trên suốt cuộc đời.

Bài làm của 1 bạn viết về THCS Quang Trung

Là người của thành phố Quy Nhơn, tôi tự hào về tất cả mọi thứ ở nơi đây: từ nhà hàng, khách sạn đến các công trình kiến trúc, đền thờ...Nhưng có lẽ điều khiến tôi tự hào nhất vẫn là trở thành học sinh của trường THCS Quang Trung: ngôi trường có bề dày lịch sử, nơi cất giữ những kỉ niệm đẹp về thời học trò và cũng là ngôi nhà thân thương thứ hai của tôi.

Hẳn là ai cũng đã ghé qua ngôi trường thân thương của tôi và ghi nhớ nhiều kỉ niệm. Trường tôi lấp ló sau những tán lá xanh, những cành phượng vĩ, nổi bật giữa con đường Nguyễn Thị Minh Khai.

Có biết bao nhiêu điều tôi tự hào về trường tôi, nhưng tự hào nhất vẫn là về bề dày lịch sử lâu đời của trường. Là học sinh trường THCS Quang Trung, ai cũng biết tên tiền thân của trường Là Trung Học Đống Đa, được thành lập năm 1973 do nhân dân trong phường xây dựng. Năm 1975, trường chính thức hoạt động với hơn 500 học sinh, 20 thầy cô giáo dưới sự lãnh đạo của thầy Trương Vĩnh Khánh. Trường tôi dần dần đi lên và trải qua nhiều thời kì khác nhau. Trong những năm 1976 đến 1986, trường lần lượt mang tên: trường cấp II Ngô Mây, trường Phổ thông cơ sở Quang Trung I do thầy Kấn Hịch làm hiệu trưởng (nhiệm kì 1976 đến tháng 9/1978). Đến năm 1978 và 1983, thầy Nguyễn Phí và cô Ngô Thị Trí thay thầy Kấn Hịch tiếp tục lãnh đạo nhà trường đi lên với 16 phòng học và gần 900 học sinh từ các phường khác nhau. Từ năm 1986, Cấp I và cấp II cùng ở chung một mái trường với 50 phòng học và có sự hiện diện của 2500 học sinh cùng 100 cán bộ nhân viên nhà trường. Quả là một con số kỉ lục! Trường ta chính thức mang tên: Trường THCS Quang Trung từ tháng 8/1991 cho tới nay khi tách cấp I và cấp II và sát nhập Trường Quang Trung cơ sở I và cơ sở II. Số học sinh và giáo viên ngày càng tăng cho tới năm 2002-2003, trường đã có 41 lớp và hơn 2065 học sinh do thầy Trần Đình Thọ làm hiệu trưởng. Sau 2 năm, do sự phân chia phường, trường THCS Quang Trung tách thành THCS Nguyễn Huệ (thuộc địa bàn phường Quang Trung), THCS Quang Trung (phường Nguyễn Văn Cừ, nơi chúng ta đang học) và THCS Ghềnh Ráng (phường Ghềnh Ráng). Cô Dung tiếp tục kế thừa sự nghiệp, đưa trường phát triển mạnh mẽ với 32 lớp, 1548 HS, 61 giáo viên. Quả thật trường tôi đã trải qua 38 năm với rất nhiều thời kì khác nhau, trở thành niềm tự hào với mỗi cá nhân trong ngôi trường này.

Điều khiến ai cũng phải trầm trồ khen ngợi tiếp là: trường THCS Quang Trung là ngôi trường làng. Ngôi trường làng ở đây có hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là về bề ngoài của trường. Khi bước vào ngôi trường, điều khiến tôi thích thú nhất là hàng cây xanh mát bao quanh trường, che bóng mát làm từng tia nắng lấp ló qua kẽ lá. Trường tôi được xây theo hình chữ A và sơn một màu vàng nhạt, đậm chất trường làng. Sân trường khá rộng, giữa sân trường là cột cờ phấp phới giữa nắng mai cùng hàng ghế đá xếp ngăn ngắn quanh trường. Đây là nơi học sinh tổ chức các trò chơi giải trí sau mỗi giờ học mệt mỏi. Nghĩa thứ hai: trường THCS Quang Trung là thành quả lao động và xây dựng của tầng lớp nông dân và tri thức trong vùng, là niềm tự hào của nhân dân, của con em họ. Bao tầng lớp học sinh của trường cũng từ tầng lớp cán bộ, nhân dân trong vùng mà ra. Nếu hiểu ngụ ý, hẳn ai cũng biết là họ đang khen mỗi cá nhân trường mình: là học sinh chăm ngoan, học hành tốt, để mai nay dựng xây tổ quốc, là giáo viên ăn mặc giản dị, sẵn sàng hiến dâng cuộc đời mình cho học sinh, vì tương lai học sinh và đất nước...Ôi, có lẽ tôi không thể nói hết vẻ đẹp tiềm ẩn của trường tôi bằng lời nói suông được, tôi sẽ thể hiện bằng hành động: bằng sự cố gắng, đặt niềm tin vào thầy cô, người sẽ chỉ ta cách đi trên đường đời.

Ngày nay, trường tôi đang dần thay bộ áo mới: khang trang hơn, hiện đại hơn,..nhưng vẫn giữ vẻ "trường làng" như cũ (tôi tự hào về điều này!). Năm học 2010-2011, trường tiến những bước tiến dài với sự lãnh đạo của thầy Trần Hữu Dũng. Với 753 HS (358 nữ) 19 chi đội ( khối sáu, bảy, chín có 5 chi đội; khối tám có 4 chi đội)và hơn 40 thầy cô giáo. Trường được trang bị phòng máy hiện đại, phòng học hóa, sinh, lý, phòng đa chức năng, phòng Đội Đoàn, thư viện, phòng hội đồng và đẹp nhất là phòng Truyền thống: nơi trưng bày và ghi lại lịch sử của trường và nhiều phòng khác nữa. Mỗi lớp học được trang bị đầy đủ thiết bị học tập cho học sinh lẫn giáo viên. Bên hành lang nhà trường còn có các câu châm ngôn, ca dao, tục ngữ, lịch sử giúp học sinh nhận ra điều tốt, điều cần làm và ôn lại kiến thức của mình. Học sinh luôn tự giác bảo vệ tài sản nhà trường, vệ sinh sân trường...Thật tự hào khi được học trong một ngôi trường hiện đại, rộng lớn như được vươn ra bầu trời thế này!

Đã nhắc đến trường Quang Trung thì không thể quên nói đến các phong trào và thành tích lừng lẫy của trường. Ngày 4/11/1999, trường THCS Quang Trung được thủ tương chính phủ tặng bằng khen vì sự nghiệp dạy học và học tập của đội ngũ HS, GV nhà trường. Năm 2002, trường tiếp tục nhận được thành tích: trường có nhiều đóng góp do bộ VH-TT trao tặng. Đến năm 2005-2006, trường vinh dự nhận được Huân chương lao động hạng 3, đưa trường lên tầm cao mới. Tự hào nhất phải kể đến vào năm 2008, trường đạt danh hiệu:"Trường chuẩn Quốc Gia" do chính phủ trao tặng và nhiều thành tích khác: Thư viên đạt chuẩn quốc gia, trường có tỉ lệ đỗ vào các trường cấp 3 nhiều nhất,... Những thành tích ấy phải kể đến sự đóng góp của hàng thế hệ học sinh và đội ngũ giáo viên nhà trường. Họ đã mang lại cho trường những danh hiệu Quốc gia, tỉnh, thành phố,... Trường còn tổ chức và tham gia rất nhiều phong trào như: giúp đỡ trẻ em nghèo hiếu học, trẻ em khuyết tật; các cuộc thi học tập,văn nghệ như: Tiếng hát hoa phượng đỏ, bông hoa điểm 10, rung chuông vàng...Những thành tích đó khiến cho tầng lớp đàn em tiếp theo luôn tự hào, đặt mục tiêu của mình vào đó, và ước mong được tham gia và tổ chức các phong trào ấy. Là HS trường Quang Trung, hẳn ai cũng muốn sẽ được vinh danh trong lịch sử vàng son của trường.

Tóm lại, trường THCS Quang Trung là ngôi trường làng có bề dày lịch sử, thành tích,...khiến ai cũng phải trầm trồ. Là HS Trường THCS Quang Trung, tôi hứa sẽ tiếp tục phát huy thành tích của nhà trường, đặt lòng tin của mình vào thầy cô từng giây từng phút, tiếp tục vẽ nên trang sử mới cho trường - nơi tôi tự hào, nơi đưa tôi trở thành người biết suy nghĩ và là nơi chan chứa biết bao kỉ niệm với bạn bè thầy cô một thời học trò đẹp đẽ.


 

25 tháng 3 2016

I-li-a Ê-ren-bua (1891 – 1967) là nhà văn lớn của Liên Xô, đồng thời là một nhà báoxuất sắc trong đại chiến thế giới II. Những sáng tác của ông thấm đượm tinh thần yêunước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân Nga. Cuộc đời nhà văn là tấmgương sáng về tinh thần chiến đấu và lao động không mệt mỏi. Ông đã có nhiều cốnghiến lớn lao cho nền văn học Xô- viết hiện đại.Bài văn Lòng yêu nước trích từ bài báo Thử lửa của I-li-a Ê-ren-bua viết năm 1942,giai đoạn đầu cuộc chiến tranh ái quốc vì đại chống phát xít Đức. Nó được coi là bài cabất diệt về cội nguồn và sức mạnh lòng yêu nước của nhân dân Nga.Bài văn thể hiện tinh thần yêu nước tha thiết, sâu sắc của tác giả và những người dânXô-viết trong hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc. Đồng thời bàivăn đã nêu lên một chân lí: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thườngnhất. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.Ở đoạn văn này, tác giả giải thích về ngọn nguồn của lòng yêu nước. Nhận định củanhà văn được rút ra từ thực tiễn: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầmthường nhất. Tiếp đó, tác giả nói đến tình yêu quê hương trong một hoàn cảnh cụ thể.Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc khiến cho mỗi công dân Xô-viết nhận ra vẻ đẹp hết sứcquen thuộc của quê hương mình. Điều này được minh họa bằng một loạt hình ảnh đặc sắcthể hiện nét đẹp riêng của mỗi vùng trên đất nước Xô-viết. Từ đó dẫn đến nhận định kháiquát: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đira bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.Ngọn nguồn của lòng yêu nước đã được chứng minh, mở rộng và nâng cao thành mộtchân lí ở cuối đoạn văn.Để nói về vẻ đẹp riêng biệt của từng vùng trên đất nước Xô-viết rộng lớn, tác giả đãlựa chọn những chi tiết tiêu biểu cho vẻ đẹp ở nhiều vùng khác nhau. Từ cực bắc nướcNga đến vùng núi phía tây nam thuộc nước Cộng hòa Gru-di-a, những làng quê êm đềmxứ Ư-rcù-na, từ thủ đô MátXCơ-va cổ kính đến thành phố Lê-nin-grát đường bệ và mơmộng,… Mỗi hình ảnh tuy chỉ là gợi tả qua nỗi nhớ nhưng vẫn làm nổi rõ được vẻ đẹp riêngvà tất cả đều thấm đượm tình cảm yêu mến, tự hào của mọi người về quê hương mình.I-li-a Ê-ren-bua đã diễn tả lòng yêu nước từ chỗ là một khái niệm trừu tượng thànhmột khái niệm cụ thể và dễ hiểu: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầmthường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơmchua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh. Có nghĩa là lòngyêu nước bắt nguồn từ tình yêu những sự vật, khung cảnh gần gũi thân quen quanh tatrong cuộc sống hằng ngày. Tình yêu ấy tạo nên sợi dây vô hình mà bền chắc, ràng buộccon người với làng mạc, quê hương, xứ sở.Khi phải sống xa quê hương, tình yêu ấy càng trỗi dậy mãnh liệt trong lòng mỗingười. Giữa những khoảnh khắc im tiếng súng trong một cuộc chiến đấu gay go, ác liệt,mỗi chiến sĩ Xô-viết đều nhớ tới hình ảnh đẹp đẽ, thanh tú của quê hương mình: Ngườivùng Bắc nghĩ đến cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu-cô-nô thân cây mọc là làmặt nước, nghĩ đến những đêm tháng sáu sáng hồng và tiếng cô nàng đùa gọi người yêu.Hay: Người xứ Uy-cơ-ren nhớ bóng dáng thùy dương tư lự bên đường, cái bàng lặng củatrưa hè vàng ánh… Người ở thành Lê-nin-grát… nhớ tới dòng sông Nê-va rộng và đườngbệ như nước Nga… Người Mạc-tư-khoa nhớ như thấy lại những phố cũ chạy ngoằnngoèo lan man như một hoài niệm để rồi đổ ra những đại lộ của thành phố mới. Xa nữa làđiện Cơ-rem-lanh, những tháp cổ ngày xưa, dấu hiệu vinh quang của nước Nga… Nhưvậy là trong lòng người dân của bất kì miền quê nào, dù là miền núi hay đồng bằng, dùnông thôn hay thành thị… đều ẩn chứa những hình ảnh, kỉ niệm sâu sắc về nơi chôn raucắt rốn của mình.Nhà văn Ê-ren-bua đưa ra một khái niệm thật giản dị, cụ thể về lòng yêu nước: Lòngyêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc. Giản dị và dễ hiểu bởi nólà một chân lí, một quy luật, chẳng khác nào dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đạitrường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu gia đình, yêu quê hương mởrộng, nâng cao lên sẽ trở thành lòng yêu nước.Lòng yêu nước được bắt nguồn từ tình yêu với những vật bình thường, gần gũi, từlòng yêu gia đình, quê hương. Nhưng lòng yêu nước chỉ có thể bộc lộ đầy đủ sức mạnhlớn lao của nó trong những hoàn cảnh thử thách gay go, mà lúc này là cuộc chiến tranhVệ quốc ác liệt một mất một còn với quân thù. Chính trong hoàn cảnh ấy, cuộc sống và số phận của mỗi người gắn liền làm một với vận mệnh của Tổ quốc và lòng yêu nước củanhà văn đã được thể hiện với tất cả sức mãnh liệt của nó.Không thể chấp nhận một lòng yêu nước mơ hồ, chung chung. Lòng yêu nước phải điđôi với những suy nghĩ, hành động thiết thực và được bộc lộ rõ ràng nhất trong lửa đạnchiến tranh. Trước sự tồn vong của Tổ quốc, mỗi người dân Nga đều hiểu lòng yêu nướccủa mình lớn đến dường nào. Họ yêu người thân, yêu Tổ quốc, yêu nước Nga, yêu Liênbang Xô-viết. Ai cũng cảm thấy mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa, bởi nước Ngathiêng liêng đã trở thành máu thịt, thành linh hồn của mỗi người.Trong cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại chống phát xít Đức xâm lược, nhân dân Ngacàng yêu đất nước bao nhiêu thì càng căm thù bọn cướp nước bấy nhiêu. Họ đã biến lòngcăm thù ấy thành hành động cụ thể. Mỗi làng quê, thành phố của nước Nga là một pháođài, mỗi người dân Nga là một chiến sĩ kiên cường, dũng cảm.Lòng yêu nước chân chính là cơ sở để phân biệt rạch ròi sự khác biệt giữa người línhHồng quân – người anh hùng cầm súng bảo vệ Tổ quốc và tên lính Đức – đứa hung phạm,kẻ sát nhân nhà nghề. Lòng yêu nước, tinh thần bất khuất của các chiến sĩ Hồng quân đãkhiến cho binh lính Đức khiếp sợ và khâm phục.Gương hi sinh oanh liệt của năm chiến sĩ hải quân trong trận giao chiến ác liệt bảo vệXê-bát-xtô-pôn là bằng chứng hùng hồn cho lòng yêu nước: Họ đã ôm lấy nhau, gửi nhaulời chào vĩnh biệt và quấn lựu đạn vào người, lăn ra cản xe tăng địch. Hơn ai hết, họ lànhững người say sưa yêu mến cuộc sống nhưng cũng dám xông vào cái chết, hiến dângsự sống của cá nhân để gìn giữ sự sống cho đất nước và dân tộc. Họ đã chiến thắng cáichết và trở thành bất tử bởi tinh thần hi sinh cao cả của họ đã thổi một nguồn sống mớivào lòng triệu con người; nó đã mở rộng và luyện chắc linh hồn nước Nga; nó sống mãigiữa trận chiến đấu ác liệt nhất trong năm nay; nó còn sống cả sau ngày thắng lợi giữamuôn hoa rực rờ tung nở trên khắp các đồng quê và trong những giọng hát trong trẻo nhấtcủa một bầy thiếu nữ đồng ca. Tổ quốc Liên bang Xô-viết và nhân dân ngàn đời ghi nhớcông ơn của những người anh hùng cứu nước. Vinh quang bất diệt thuộc về họ.Lòng yêu nước là một tình cảm vô cùng thiêng liêng, là cội nguồn sức mạnh của mọisuy nghĩ, hành động, sáng tạo ở mỗi con người chân chính. Đoạn văn trên đây của I-li-àÊ-rèn-búa không chỉ ngợi ca lòng yêu nước và cổ vũ toàn dân xông lên chiến đấu chống phát xít Đức bảo vệ Tổ quốc, mà còn xứng đáng được coi là bài ca bất hủ về lòng yêunước không chỉ của riêng nhân dân Nga mà còn là của chúng nhân loại trên trái đất này.

 

2 tháng 1 2017

nghe có vẻ hơi liên quan nhỉ

16 tháng 3 2016

A.Mở bài: 
- Dẫn dắt vấn đề: Truyền thống yêu nước của dân tộc.
- Nêu vấn đề: Lòng yêu nước được hình thành từ những biểu hiện cụ thể hàng ngày. Trích câu nói của nhà văn I. Ê-ren-bua
B. TB
1. Giải thích câu nói của nhà văn I. Ê-ren-bua:
- Lòng yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng, nhưng nó được thể hiện qua những việc làm cụ thể, bình thường hằng ngày. Câu nói của I. Ê-ren-bua đã diễn tả tình yêu tổ quốc một cách đơn giản, sinh động và dễ hiểu bằng hình ảnh so sánh: "Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc" cũng giống như "dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển". 
- Ý kiến của nhà văn thật sự đã khái quát được quy luật phát triển tự nhiên trong tình cảm và nhận thức của con người về lòng yêu nước. Đó cũng là một chân lý giản dị nhưng rất đỗi thiêng liêng. 
- Tại sao I. Ê-ren-bua có thể nói như vậy?
+ Mỗi con người sinh ra, lớn lên đều gắn bó với một ngôi nhà, một ngõ xóm, một đường phố hay một làng quê, với những người thân thiết như cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè,...
+ Chính đời sống thân thuộc, bình thường ấy làm nên tình yêu mến của con người đối với quê hương.
+ Tình yêu Tổ quốc được bắt đầu từ chính tình yêu những điều nhỏ bé, đơn sơ, giản dị ấy.
*Mở rộng: - Cách nghĩ, cách hiểu về lòng yêu nước như Ê-ren-bua là cách nghĩ, cách hiểu chung của mọi người (không phân biệt màu da, dân tộc, tôn giáo…). Nhiều nhà thơ nhà văn
có chung quan điểm với Ê- ren-bua…
- Lấy được các dẫn chứng phù hợp:
Ví dụ:
+ Chế Lan Viên: - Ôi tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ như cha như vợ như chồng
Ôi tổ quốc nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi con sông.
+ Đỗ Trung Quân:- Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày.
- Quê hương mỗi người chỉ một 
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người…
An-phông-xơ Đô-đê: Yêu tiếng nói, ngôn ngữ của dân tộc mình chính là yêu đất nước mình… 
2. Những suy nghĩ của bản thân về quê hương đất nước:
- Đất nước Việt Nam còn nhiều khó khăn, cuộc sống người dân còn vất vả, thiếu thốn nhưng không vì vậy mà chúng ta không yêu quê hương, yêu Tổ quốc. 
-. Lòng yêu nước ở thời đại nào cũng là nhân tố quan trọng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ở thời đại này lòng yêu nước lại cần thiết hơn bao giờ hết... Nước ta đang trong thời kì hội nhập và phát triển, nên người dân Việt Nam cần phát huy tinh thần yêu nước, tự hào, tin tưởng và quyết tâm đưa đất nước vững bước đi lên. Mỗi người cần cố gắng góp sức mình để xây dựng đất nước giàu mạnh.
3. Cách thể hiện lòng yêu nước của thế hệ học sinh:
- Yêu nước nghĩa là yêu thương những người thân thuộc nhất như: ông bà, cha mẹ, thầy cô, bè bạn,...
- Yêu nước cũng có nghĩa là yêu quý, nâng niu, bảo vệ những gì bình thường, gần gũi, như: ngôi nhà, mái trường, môi trường sống xung quanh...
- Lòng yêu nước của lứa tuổi học sinh còn phải được biểu hiện bằng những hành động thiết thực cụ thể, như: chăm học, chăm làm, tích cực rèn luyện tu dưỡng để trở thành người có ích cho xã hội..

C. Kết bài: 
- Khẳng định tình yêu nước là thiêng liêng, cần thiết.
- Liên hệ, rút ra suy nghĩ của bản thân

16 tháng 3 2016

Ko chép mạng?

26 tháng 4 2016

a. 

Mùa hè đến cũng là lúc chúng em tay xếp sách vở để đón cái thời tiết nóng nầm, tươi mát của lúc lập hạ. Em cũng tìm về dòng sông Thơm quê ngoại. Sông Thơm đến với em không phải từ các trò tinh nghịch mà nó cứ rười rượi trong lòng một phong cảnh nên thơ.

Chiếc xuồng đưa em trôi nhẹ theo dòng nước, một vài chiếc thuyền cây bé tí cứ dềnh lên lắc lư khi có một con sóng nhỏ chạy vào bờ, một vài bè lục bình lững đững trôi chậm chạp ngỡ như cả giang sơn trong nước này là của riềng chúng. Khung trời dường như thu nhỏ từ đằng xa. Nó như trùm kín cả hai vệt bờ sông xanh thẫm và chỉ đề ngõ một con đường loang loáng hun hút chạy thẳng lên trời. Càng gần bờ, cảnh trời nước hiện lên rõ mồn một. Trời cao vời vợi, hai vệt xanh thẫm bây giờ là những rặng dừa nước liên tiếp nhau, xen kẽ giữa những khóm bần đang nghiêng mình làm dáng làm duyên… Những tàu dừa nước như những ngón tay ngọc ngà của các cung nữ thủy tề đang múa những ngón tay của mình vào cây đàn tưởng tượng mênh mông của trời đất. Tiếng đàn nghe cứ vi vu, vi vu xào xạc, xào xạc thật êm tai.

Dường như con thuyền đã đổi hướng, khung cảnh hai bên bờ tiếp cận lại gần mắt tôi hơn. Xum xuê là những cây trái ăn quả, những cây xoài nặng trĩu bế lũ con mập mạp những cây mận treo giữa trời cơ man là những chiếc đèn lồng đỏ chót… Có tiếng bìm bịp kêu nước ròng. Dòng sông như đưa tôi lạc vào hoang dã. Thuyền cứ trôi, cứ trôi, thấp thoáng trong khóm bần từ từ hiện lên một ngôi nhà kiên cố, xung quanh nhà là những loại cây đã lâu năm, tán của chúng rộng lớn, bao trùm cả một khoảng trời, và dưới bãi bùn một lớp lũy lởm chởm trông thật đáng sợ. Y như đây là một căn cứ của những tu sĩ xa lánh cõi trần không muốn ai biết tói mình.

 

Nước ròng hẳn, để lại bãi bồi, hai bên bờ thấp thoáng những người tháo đăng và bắt ốc hút. Nước sông trở nên đục ngầu. Có lẽ bao nhiêu nước trong đã chảy về trời để đợi con nước lớn tiếp tục mang phù sa xuống trần gian bồi đắp cho đất đai thêm màu mỡ, cho hàng dừa nước mải mê ca bài sự sống.

Con sông thôn dã quê em thật đáng yêu. Em cứ muốn hè nào cũng được về với ngoại. Giấc ngủ sau một ngày lênh đênh trên sông nước nó cứ bồng bềnh, bồng bềnh. Những màu xanh, màu đỏ của lá, của trái cây ru em vào mộng…

Sông rộng lắm, lồng lộng mênh mông như vầng trán mẹ mà tuổi thơ em đã tắm mát, nô đùa mãi không biết chán. Vui nhất là những ngày nắng đẹp, đoàn tàu ra khơi đánh cá. Từng đợt sóng nhấp nhô chạm vào mạn thuyền như lời người mẹ vỗ về trước lúc con đi. Rồi những chiều khoang tàu đầy ắp cá, bến cảng lại dang rộng vòng tay chào đón thuyền về. Ngày ngày, từ các con rạch chằng chịt này, những ghe xuồng chở đầy trái cây, tôm cá nổ máy lao nhanh về phía chợ và những chiếc xà lan trĩu nặng cát đá cũng chầm chậm tìm về bến cảng đề xây dựng quê em ngày một giàu đẹp hơn.

Mỗi chiều em thường ra sông nô đùa, tắm mát. Nhìn những dòng nước chảy vào những con rạch nhỏ, em thầm nghĩ: “Sông ơi. Hãy mang nước về tận nẻo làng xa để tắm mát cho ruộng lúa, cho vườn cây quê em, sông nhé!”.

26 tháng 4 2016

a) Tả dòng sông:

Con sông Trà Khúc chảy ven thành phố quê. em. Sông đã gắn bó với bao người, gắn bó với em. Sông và em thân thiết từ lâu lắm.

Lòng sông rộng mênh mông, nước sông thường xanh biêng biếc và lặng lờ theo dòng về biển cả. Sông đẹp nhất vào những ngày hè.

Buổi sáng, khi ông Mặt Trời thức dậy, vầng hồng rạng rỡ ở đằng đông, dòng sông sáng trong dưới ánh ban mai. Mặt Trời lên cao, nắng vàng óng ả chiếu xuống mặt sông lấp loáng. Sông khoác lên mình chiếc áo lụa đào của cô thiếu nữ. Sông in bóng những tòa nhà nguy nga, diễm lệ. Sông vang vọng âm thanh nơi thành phố quê em. Hai bên bờ sông, hàng dừa xanh nghiêng mình soi bóng xuống mặt nước gương trong, chim chóc đua nhau ca hót như đón chào ngày mới.

Trưa về, sông trầm tư dưới nắng trời oi ả, nhưng nó cũng thật đẹp với chiếc áo the xanh duyên dáng của mình. Mặt nước mênh mông vẫn lặng lờ theo dòng chảy. Thỉnh thoảng, những chú cá bông lại quẫy nhẹ dưới dòng nước ngọt lành.

Buổi chiều, sông lại rạng rỡ với chiếc áo vàng lung linh của trời chiều ngả bóng. Mặt nước long lanh phản chiếu ánh hoàng hôn. Những đám mây hối hả ghé ngang soi bóng rồi trôi dạt về một phương, mảng trời xanh thấp thoáng lộ ra, soi mình xuống mặt nước mênh mông. Trên bãi cát phẳng chạy dài ven sông, trẻ em chạy nhảy tung tăng, những người ngồi hóng mát, trò chuyện thật vui.

Tối đến, khi vầng trăng lưng linh tỏa sáng, gió đưa mảy đến, mặt nước sông một màu tím biếc như tấm thảm nhung mềm mại. Trên nền nhung tím ấy lại lấp lánh vầng trăng và muôn ngàn ánh sao đêm. Sông tĩnh mịch, bờ sông như dài thêm ra dưới những bãi ngô xanh sẫm một màu. Nước cứ xuôi dòng êm ả chảy. Đó đây, từng đàn cá thài bai đăm đắm nhìn mặt trăng tròn dưới nước. Trời nước lênh đênh. Xa xa, những chiếc xuồng con đang kéo lưới vào bờ.

Ôi, đẹp quá đi! Con sông của quê hương em. Sông làm cho phong cảnh thành phố ven sông thêm tươi đẹp, làng quê càng duyên dáng, nên thơ. Em ước mong dòng sông quê hương em mãi mãi trong xanh, tươi đẹp, trẻ trung.

b) Cảnh mặt trời mọc:

 Tảng sáng ngày hôm nay, tôi thức dậy trước khi mặt trời mọc lên từ phía bên kia những cao ốc. 

Bước ra khỏi phòng, đứng hít thở cái không khí trong lành của buổi sớm mai mát mẻ và tĩnh lặng, tôi như nghe được âm thanh của những ngọn gió sớm đang nô giỡn sau những chậu cây, nghe được tiếng bước chân xô đẩy của những tia nắng mặt trời đang hối thúc xếp hàng để toả sáng, và như nghe được nhịp đập đều của trái tim mình trong buổi bình minh. 

Mặt trời vươn cái đầu của mình lên từ phía đằng xa xa, phía những ngôi nhà thấp lè tè bên dòng kênh Nhiêu Lộc nằm đối lập với những cao ốc đang xây dựng chọc thẳng lên bầu trời còn đang nhuộm một màu chàm. 

Bị thời gian đánh thức, những tia nắng sớm còn ngái ngủ rón rén bò lên những nóc ngôi nhà thấp chủm đằng xa, rồi cựa mình chạy nhảy qua những thân cây sao cao vút, rồi tỉnh giấc leo trèo lên những bức tường kiếng khổng lồ của những building sáng lóa, và rồi reo hò sung sướng để chiếu sáng lòa cả một vầng trời từ phía xa xa của Sàigòn đang chập chờn tỉnh giấc. 

Tôi đứng nhìn về sự chuyển dịch của thời gian đó, bất động, mặc cho những tia nắng sớm soi rọi con người tôi. Mặt trời thong thả vươn những ngón tay dài xoa đỉnh đầu tôi, rồi mơn man xuống mắt, xuống mũi, xuống cằm, và rồi càng lúc càng nhanh, những ngón tay ánh sáng đó lan ra cả hai vai, lan ra trước ngực, và ào một cái, gót chân tôi đã thấm đẫm một vũng ánh sáng, cái thứ ánh sáng của buổi sớm mai, mang một chút sắc vàng nhẹ nhàng, mang một chút sắc trắng lung linh, mang một chút sắc hồng ấm áp và mang một chút sắc xanh của cả bầu trời đang bừng sáng phía trên cao. 

Phía đằng xa, những tia nắng đã len lỏi vào những ô cửa sổ, xuyên qua những tấm màn để đánh thức người ta dậy. Phía đằng gần, ánh sáng của buổi sớm mai đã soi rọi cho những người bán hàng sớm quét tước, dọn dẹp để chuẩn bị cho một buổi chợ sáng. 

Những âm thanh bắt đầu vang lên từ mọi phía xung quanh mình. Bắt đầu là khe khẽ xa xa, rồi rì rầm đâu đó, rồi râm ran, rồi rỉ rả, rồi xì xào và bắt đầu từ đó, sự biến chuyển của âm thanh đã không còn dừng lại được nữa. 

Những tiếng động mà tám triệu con người đang lục đục gây ra phía dưới đất kia như đang bơm những hơi âm thanh vào một trái bong bóng khổng lồ, để nó bay lên cao, lên cao nữa và cuối cùng khi nó đã ở ngay trên đỉnh đầu của hà nội, thì nó tới hạn, và những mớ âm thanh hỗn độn đó xé toạc lớp nilon mỏng manh kia để lao xuống trở lại nơi nó đã được sinh ra với tất cả hân hoan và sung sướng của sự giải thoát. 

Từ xa xưa, con người đã biết dùng âm thanh và ánh sáng để đẩy lùi bóng tối, đẩy lùi sợ hãi và tiếp thêm sức mạnh cho mình. Thì ngày hôm nay, ngay lúc này, âm thanh và ánh sáng cũng vẫn làm đúng chức năng đó của mình từ triệu triệu năm trước… 

Bắt đầu từ giây phút đó, cũng giống với tám triệu con người khác ở Hà nội, tôi quay trở vào nhà và chuẩn bị cho một ngày mới, vô cùng bận rộn nhưng cũng vô cùng tươi đẹp! 

Tôi thích cái cảm giác khi ngồi viết một entry vào buổi tảng sáng như vầy!

1 tháng 2 2016

Tham khảo nha :

Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Đó là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen.... nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè.

Con sông là một nhánh của sông Hồng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.

Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.

Em yêu dòng sông như yêu người mẹ hiền. Sau này dù thời gian có làm phai mờ những kỉ niệm thời thơ ấu nhưng hình ảnh dòng sông quê hương mãi mãi in sâu trong tâm trí em.

1 tháng 2 2016

Con sông Trà Khúc chảy ven thành phố quê. em. Sông đã gắn bó với bao người, gắn bó với em. Sông và em thân thiết từ lâu lắm.

Lòng sông rộng mênh mông, nước sông thường xanh biêng biếc và lặng lờ theo dòng về biển cả. Sông đẹp nhất vào những ngày hè.

Buổi sáng, khi ông Mặt Trời thức dậy, vầng hồng rạng rỡ ở đằng đông, dòng sông sáng trong dưới ánh ban mai. Mặt Trời lên cao, nắng vàng óng ả chiếu xuống mặt sông lấp loáng. Sông khoác lên mình chiếc áo lụa đào của cô thiếu nữ. Sông in bóng những tòa nhà nguy nga, diễm lệ. Sông vang vọng âm thanh nơi thành phố quê em. Hai bên bờ sông, hàng dừa xanh nghiêng mình soi bóng xuống mặt nước gương trong, chim chóc đua nhau ca hót như đón chào ngày mới.

Trưa về, sông trầm tư dưới nắng trời oi ả, nhưng nó cũng thật đẹp với chiếc áo the xanh duyên dáng của mình. Mặt nước mênh mông vẫn lặng lờ theo dòng chảy. Thỉnh thoảng, những chú cá bông lại quẫy nhẹ dưới dòng nước ngọt lành.

Buổi chiều, sông lại rạng rỡ với chiếc áo vàng lung linh của trời chiều ngả bóng. Mặt nước long lanh phản chiếu ánh hoàng hôn. Những đám mây hối hả ghé ngang soi bóng rồi trôi dạt về một phương, mảng trời xanh thấp thoáng lộ ra, soi mình xuống mặt nước mênh mông. Trên bãi cát phẳng chạy dài ven sông, trẻ em chạy nhảy tung tăng, những người ngồi hóng mát, trò chuyện thật vui.

Tối đến, khi vầng trăng lưng linh tỏa sáng, gió đưa mảy đến, mặt nước sông một màu tím biếc như tấm thảm nhung mềm mại. Trên nền nhung tím ấy lại lấp lánh vầng trăng và muôn ngàn ánh sao đêm. Sông tĩnh mịch, bờ sông như dài thêm ra dưới những bãi ngô xanh sẫm một màu. Nước cứ xuôi dòng êm ả chảy. Đó đây, từng đàn cá thài bai đăm đắm nhìn mặt trăng tròn dưới nước. Trời nước lênh đênh. Xa xa, những chiếc xuồng con đang kéo lưới vào bờ.

Ôi, đẹp quá đi! Con sông của quê hương em. Sông làm cho phong cảnh thành phố ven sông thêm tươi đẹp, làng quê càng duyên dáng, nên thơ. Em ước mong dòng sông quê hương em mãi mãi trong xanh, tươi đẹp, trẻ trung.

28 tháng 4 2016

mk viết kỉ niệm khi sắp phải chia tay mái trường tiểu học nha haha

28 tháng 4 2016

Thời gian thấm thoắt thoi đưa. Thế là đã 5 năm rồi. Con vẫn nhớ như in, cũng những ngày hè như thế này, lần đầu tiên con được mẹ đưa đến trường Tiểu học Lê Quý Đôn, vào lớp học dành cho những học sinh vừa tốt nghiệp mẫu giáo. Con đã ấn tượng ngay với sân trường rộng và thư viện thật nhiều sách. Chúng con rụt rè, ngơ ngác trong ngày khai giảng đầu tiên giữa ngôi trường rộng lớn, xa lạ. Nhưng cũng chính ngày đầu tiên đó, ánh mắt trìu mến, thân thương của cácthầy các cô làm cho con cảm thấy gần gũi, tự tin. Miệt mài bao tháng ngày, thầy cô đã dìu dắt chúng con qua từng khó khăn, từng thử thách. Thầy cô đã cầm tay chúng con, uốn từng nét chữ nắn nót đầu đời. Lời thầy giảng dễ hiểu, giọng cô đọc ấm áp. Rồi những lần chúng con bị điểm kém, những lần chúng con nô đùa, nghịch dại khiến thầy cô phải phiền lòng, thầy cô vẫn luôn nhẹ nhàng cổ vũ, động viên. Chúng con cảm nhận được từng ngày, trong từng bài giảng của thầy cô, không chỉ là kiến thức, mà là sự tận tụy, hết lòng vì học sinh thân yêu. Những giải thưởng và những thành tích mà chúng con đạt được, trên hết là công sức, là tấm lòng của các thầy các cô. Từ những con chữ đầu tiên thầy cô truyền dạy, giờ đây chúng con đã có một hành trang kiến thức, tự tin bước tiếp chặng đường dài. Chúng con trân trọng cảm ơn và tri ân các thầy các cô! Lúc này, mỗi giây mỗi phút trôi qua, con đều muốn níu giữ. Năm năm học, mái trường Lê Quý Đôn đã trở nên thân thương quá đỗi, chúng con đã có biết bao kỉ niệm ở nơi đây.

       Thầy cô ơi! Chúng con phải xa thầy cô thật sao? Hành trang của chúng con khi bước vào trường cấp hai và trên những chặng đường đời, sẽ là hình ảnh thân thương của các thầy cô giáo. Chúng con sẽ nhớ lắm cái xoa đầu của thầy, nhớ giọng nói trìu mến của cô. Chúng con sẽ nhớ lắm bóng dáng thầy cô trên bục giảng. Chúng con quên sao được những lễ khai giảng rộn ràng, náo nức, những hoạt động ngoại khóa lý thú, hứng khởi. Chúng con quên sao được những tiếng cười, những giọt nước mắt, của bạn bè, thầy cô… Chúng con nhớ lắm, không thể nào quên…

       Các bạn học sinh ơi! Có bao điều mới lạ và thú vị vẫn đang chờ chúng mình ở phía trước. Nhưng chúng mình sẽ luôn có trong tim hình ảnh thân thương của các thầy cô và những năm tháng đầu tiên của quãng đời học sinh ở Trường Tiểu học Lê Quý Đôn yêu quý, phải không các bạn?

       Chúng con cũng xin gửi lời tri ân tới các bậc phụ huynh, bằng yêu thương và tin tưởng, đã dành cho chúng con những gì tốt đẹp nhất!

 Khi hoa phượng nở

Ve kêu râm ran

Tiếng trống vang lên

Năm học kết thúc.

Ngày đầu vào lớp 

Lạ lẫm, ngỡ ngàng 

Giờ lại xốn xang 

Xa thầy, xa bạn. 

Khi vào trường mới 

Con sẽ không quên 

Những bài toán hay 

Những con chữ đẹp  

Nhớ mãi dáng thầy

Nhớ mãi lời cô 

Bao kỷ niệm đẹp 

Một thời ấu thơ!

       Con kính chúc các thầy cô ở lại mạnh khỏe, vững tay chèo lái con thuyền đến những bến bờ tri thức, chúc các em học sinh luôn chăm ngoan, học giỏi, làm rạng danh ngôi trường mang tên nhà bác học hiền tài Lê Quý Đôn.