K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

Dịch bệnh Covid – 19 quái ác đang gieo rắc nỗi ám ảnh kinh hoàng đến cuộc sống của toàn nhân loại, đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm ngàn người, số người nhiễm đã lên đến hàng triệu. Nó khiến cho nhiều quốc gia trên thế giới kể cả những cường quốc từ Á, Âu, sang Mỹ như Trung Quốc, Tây Ban Nha, Ý, Pháp, Mỹ… đang rơi vào tình trạng nguy cấp, khốn đốn khi mà số ca nhiễm và ca tử vong tăng lên từng ngày theo cấp số nhân đến chóng mặt. Trong tình hình đó, thật may mắn và thật đáng tự hào biết bao khi Việt Nam ta là một trong những nước giáp biên với Trung Quốc (là nơi khởi nguồn của dịch bệnh Covid) đã tận dụng được những khoảng “thời gian vàng”, phản ứng rất nhanh khi dịch bệnh xuất hiện, nhanh chóng áp dụng các biện pháp để bảo vệ đất nước trước mối đe dọa nghiêm trọng, khống chế hiệu quả dịch COVID-19. Có được kết quả khả quan và đáng mừng như vậy là nhờ sự lãnh đạo kịp thời, khẩn trương, sáng suốt của Đảng và Chính phủ, sự đồng lòng và ý chí mạnh mẽ của toàn dân, sự thống nhất và quyết tâm cao của các cấp các ngành. Đặc biệt là đội ngũ y bác sĩ trong cả nước – những “chiến sĩ áo trắng” nơi tuyến đầu đang căng mình trong trận chiến với dịch bệnh. Bài viết này tôi xin được gửi tới những y bác sĩ nói chung và các y bác sĩ công tác ở Đội Y tế dự phòng thuộc Trung tâm y tế Đà Lạt nói riêng như một lời tri ân sâu sắc, một sự cảm phục chân thành, một lời động viên sẻ chia với những khó khăn, vất vả mà các anh chị đang trải qua. Bởi những hi sinh thầm lặng của “những người lính thời bình” ấy đã góp phần không nhỏ trong trận chiến chung của toàn dân tộc, để giữ gìn cho cuộc sống của chúng ta được bình yên trước mối nguy hiểm khôn lường của dịch bệnh.
Bên cạnh các y bác sĩ đang trực tiếp điều trị thì những y bác sĩ ở công tác y tế dự phòng chính là những “lá chắn” phòng vệ vững chắc, ngăn chặn dịch bệnh thâm nhập và lây lan trong cộng đồng. Chúng ta vẫn thường nghe “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Trên thực tế, đội ngũ cán bộ y tế dự phòng chính là những người đầu tiên, trực tiếp và gần dân nhất để làm nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, giám sát cũng như triển khai các hoạt động phòng chống dịch, góp phần bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Từ những ngày đầu khi con virut mang tên Corona xuất hiện trên đất nước ta, đáp lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ “chống dịch như chống giặc”, cùng với nhân dân cả nước, đội y tế dự phòng của Trung tâm y tế Đà Lạt cũng sẵn sàng chuẩn bị tinh thần để chạy đua, trực dịch 24/24. Bác sĩ Trần Đắc Nguyện – Trưởng khoa Y tế dự phòng của Trung tâm y tế Đà Lạt cho biết: “Từ khi có dịch, nhiệm vụ của đội là ngay lập tức phải rà soát danh sách và trực tiếp đi đến các cơ sở lưu trú trên khắp toàn địa bàn thành phố để điều tra dịch tễ của những người nhập cảnh về địa phương, những người dân địa phương hoặc người nước ngoài đến hoặc đi từ vùng dịch đến Đà Lạt, khoanh vùng đối tượng tiếp xúc gần cần theo dõi hoặc cách li. Sau đó phải tổng hợp, đánh giá, dự báo tình hình, thực hiện những biện pháp hữu hiệu nhất để phòng dịch tại cộng đồng. Ở giai đoạn đầu, công tác điều tra dịch tễ và giám sát cộng đồng của đội gặp rất nhiều khó khăn bởi công việc rất nhiều và quá phức tạp. Thời điểm lượng khách du lịch ở Đà Lạt còn đông, mỗi ngày danh sách rà soát và điều tra lên gần cả ngàn người. Việc điều tra thông tin dịch tễ và vận động cách li cũng không hề đơn giản. Du khách nước ngoài không chịu hợp tác, luôn thay đổi lịch trình và di chuyển thường xuyên nên rất khó để tiếp cận. Một số chủ khách sạn, homestay sợ ảnh hưởng đến lợi ích kinh doanh nên chưa thực sự tạo điều kiện trong việc cung cấp thông tin của du khách. Nhiểu khi chỉ một trường hợp mà phải đi tới đi lui cả bốn năm lần mới có thể gặp được đối tượng để làm công tác tư tưởng và ghi nhận thông tin. Để đảm bảo tiến độ, các anh em nhân viên y tế phải làm việc cả ngoài giờ hành chính, có khi là xuyên đêm tới sáng”. Khó khăn là thế nhưng những “chiến sĩ áo trắng” ấy vẫn không ngần ngại. Trên những chiếc xe máy đơn sơ, dưới cái lạnh buốt của xứ cao nguyên, dù đêm muộn hay sáng sớm mờ sương, họ đi khắp các hang cùng ngõ hẻm, “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chỉ với một mục tiêu duy nhất là có được thông tin nhanh nhất, chính xác nhất để tổng hợp và chuyển về Sở y tế trước 16h hằng ngày. Bởi họ biết rằng, nếu chỉ vì sự chậm trễ một chút ít thời gian của cá nhân sẽ có thể gây ra những hệ lụy vô cùng to lớn cho cả cộng đồng, cả đất nước. Khái niệm ngày và đêm, ngày nghỉ cuối tuần hay lễ Tết không còn tồn tại trong những ngày tháng ấy. Quà Tết của họ là những báo cáo dài dằng dặc danh sách người nhập cảnh, người cần cách li, khai báo y tế. Bữa cơm của họ là những ổ bánh mì, những gói xôi mua vội dọc đường. Giấc ngủ của họ là những phút chợp mắt vội vàng, những cái gục đầu trên bàn máy tính vì quá mệt. Đổi lại, niềm vui và động lực cho những “người lính trên chiến trường không tiếng súng” ấy là cuộc sống nhân dân vẫn được bình yên, Đà Lạt thân yêu của chúng ta vẫn đang được bảo vệ một cách an toàn trước sự hoành hành ghê gớm của đại dịch.
Những gì tôi viết trên đây chỉ là những vất vả trong muôn vàn nỗi vất vả mà các y bác sĩ, các chiến sĩ bộ đội…tuyến đầu chống dịch của đất nước đang phải trải qua. Đó chỉ là một mảnh ghép trong muôn vàn các mảnh ghép của một bức tranh về cuộc chiến chống dịch Covid -19 mà nhân dân Việt Nam cùng thế giới đang căng mình chiến đấu. Hôm nay đây, chúng ta được ngồi trong nhà, ngủ trong nệm ấm chăn êm, được ăn cơm quây quần bên người thân…đã là một điều may mắn và hạnh phúc quá lớn lao. Bởi vì, để cho bạn, cho tôi có được niềm hạnh phúc ấy, có biết bao người đã và đang chịu rất nhiều vất vả thiệt thòi, đánh đổi cả khát khao hoài bão thậm chí là cả sự sống của bản thân để nhường hạnh phúc cho chúng ta. Những hi sinh thầm lặng ấy thật đáng trân quý và cảm phục biết bao!
Đà Lạt đang đón những cơn mưa đầu mùa. Và sau cơn mưa trời lại sáng. Mong rằng dịch bệnh sẽ sớm được đẩy lùi để mỗi sớm mai thức dậy, chúng ta có thể bình thản ngắm bình minh, không còn phải vội vàng bật ti vi hay điện thoại và nơm nớp lo sợ khi xem tin tức về số ca nhiễm, ca cách li hay ca tử vong vì vi rút Corona. Nhưng để làm được điều đó, ngay bây giờ chúng ta hãy cùng chung tay trong công cuộc chống dịch của cả đất nước và toàn thế giới. Hãy góp sức nhỏ bé của mình bằng những hành động đơn giản nhưng vô cùng thiết thực. Hãy đoàn kết, chung tay cùng lan tỏa những thông điệp, thực hiện những khuyến cáo và biện pháp mà Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch và Bộ Y tế đề ra thì chắc chắn, như lời của phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã nói: “Nhất định chúng ta sẽ chiến thắng, như dân tộc Việt Nam đã nhiều lần chiến thắng”.

20 tháng 5 2021

bạn ơi là đoạn văn nhé

 

14 tháng 12 2018

Đức hi sinh là phẩm chất tốt đẹp , tự nguyện nhận phần thiệt thòi , mất mát lớn lao nào đó vì mục đích , lí tưởng tình cảm cao đẹp . Đức hi sinh còn hi sinh cả thời gian , tình mạng của mình cho người khác

Người đời đã ghi nhớ , khắc tên biết bao nhiêu người đã dũng cảm hi sinh vì lợi ích của đất nước . Trong lịch sử , không quên hình ảnh Lê Lai - một vị tướng thời nhà Lê , đã liều mình cứu chúa . Ông đã hi sinh mạng sống của mình để cứu nguy cho Lê Lợi , cũng là cứu cả dân tộc Việt Nam . Trong kháng chiến , Nguyễn Văn Trỗi đã hi sinh tuổi thanh xuân , hạnh phúc gia đình chọn con đường , đầy kho khăn , nguy hiểm - diệt bộ trưởng Mỹ - để mang lại cuộc sống cho toàn dân . Ngày nay đất nước hòa bình thống nhất , nhiều chiến sĩ công an vẫn làm việc ngày đêm không nghỉ ngơi để đảm bảo trật tự an ninh xã hội cho nhân dân . Họ là những người làm việc thầm lặng , hi sinh quyền lợi của mình cho mọi người

Hi sinh là thước đo đánh giá phẩm chất của con người . Hi sinh không phải chịu thiệt vì mục đích cá nhân mà phải biết vì tập thể quê hương đất nước thì việc hi sinh mới có ý nghĩa . Hi sinh rèn luyện cho chúng ta đức tính dũng cảm , biết vượt qua những khó khăn rào cản trong cuộc sống chúng ta . Người có lòng hi sinh luôn được mọi người ghi nhớ công ơn đã góp phần đem lại cho đất nước phát triển . Người không có lòng hi sinh hay bị rụt rè , sợ sệt trước cái chết , không bản lĩnh thì làm chẳng ra hồn , những việc khó không muốn giải quyết .

4 tháng 1 2020

Mẹ là tiếng gọi thiêng liêng nhất mà mỗi con người từ khi sinh ra tới khi mất đi vẫn luôn ấp ủ yêu thương. Thế nhưng có thời điểm, có những công việc ta không cảm thấy thích thú khi mẹ làm. Tuy nhiên, những việc ấy lại là những bài học quý báu mà đôi khi ta đi trọn một kiếp người mới có thể nhận ra hết ý nghĩa. Mẹ là điều tuyệt vời nhất trong cuộc đời này. Sự hy sinh lặng lẽ của Mẹ dành cho những đứa con chính là món quà kỳ diệu nhất”.Quả thật, trên đời chẳng có ai có thể thay thế được mẹ! Dù có khi mẹ chẳng phải là “người bạn” tốt nhất, có khi mẹ bất đồng với chúng ta nhưng mẹ vẫn là người yêu thương, hy sinh và cống hiến cả cuộc đời cho mỗi đứa con. Mẹ bằng một cách nào đó luôn ở bên cạnh để lắng nghe những nỗi buồn, lo lắng của con và làm tất cả những điều tốt đẹp nhất cho đứa con thân yêu của mình. Mẹ chính là chiếc chìa khóa giúp bạn mở toang chiếc hộp chứa đựng những điều kì diệu, giúp bạn trưởng thành hơn trên con đường “làm người”.

27 tháng 12 2021

Tham khaor:

Bạn đã bao giờ đắm chìm trong những kỉ niệm tuổi thơ với một hình ảnh thân thuộc nào đó? Phải chăng hình ảnh ấy đã để lại cho bạn ấn tượng sâu sắc nơi tâm hồn? Với Bằng Việt, có lẽ bóng dáng thân thương của người bà bên bếp lửa đã thấm đẫm trang kí ức tuổi thơ. Những kí ức đó đã được Bằng Việt tái hiện chân thực qua bài thơ "Bếp lửa". Vậy hình ảnh người bà hiện lên trên những vần thơ ấy sâu sắc như thế nào? Điều đó góp phần thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm ra sao? Hãy thử hòa mình vào hơi ấm ngọn lửa của tình bà ngay từ những câu thơ đầu tiên:

"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa."

Dòng cảm xúc trong trẻo, bình dị ấy bắt nguồn từ hình ảnh bếp lửa "chờn vờn sương sớm", "ấp iu nồng đượm" gợi bàn tay nhóm lửa khéo léo, chi chút của người bà. Sự hi sinh thầm lặng miệt mài của bà đã sưởi ấm trái tim đứa cháu nhỏ, sưởi ấm những năm tháng tuổi thơ của cháu. Tuổi thơ ấy có thật sự bình yên, êm đềm bên ngọn lửa ấm áp? Không! Những kỉ niệm tuổi thơ bên cạnh bà là cuộc sống có nhiều gian khổ, thiếu thốn và nhọc nhằn:

"Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!"

Những dòng thơ chân thực đến ám ảnh, xót xa. Năm lên bốn, cháu đã phải đối mặt với nạn đói năm 1945, vậy mà trong những mảnh ghép kí ức mơ hồ ấy vẫn lưu giữ mùi khói bếp của bà - mùi khói đã hun nhèm mắt cháu, để đến bây giờ nghĩ lại "sống mũi còn cay". Cay vì khói bếp, cay vì cảm xúc sống dậy những mùi khói của mấy chục năm qua. Không thể không nhận thấy sức ám ảnh, lay động trong tâm hồn cháu khi mà dù cho những kỉ niệm đã nhạt nhòa thì mùi khói bếp năm nào vẫn để lại dư vị cay cay nơi sống mũi. Bà vẫn lặng lẽ, vẫn âm thầm tích góp hơi ấm nuôi dưỡng cháu trong những năm tháng ấy, đến tận "tám năm ròng". Càng lớn lên trong vòng tay của bà, những kí ức về bà lại càng sâu đậm trong tâm hồn người cháu:

"Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học."

Cảm nhận về hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa để thấy được tình cảm của tác giả dành cho bà

Trong sương khói mịt mờ của chiến tranh, cháu không được sống cùng bố mẹ, nhưng lại được yêu thương, che chở, nuôi dưỡng tâm hồn từ tấm lòng bà. Bên bếp lửa hồng bà kể chuyện, chuyện đời thường ngày nay, chuyện cổ tích ngày xưa. Từng việc, từng việc, nhỏ nhẹ, hai bà cháu từng ngày, từng tháng và "tám năm ròng" cùng nhau "nhóm bếp lửa" để nấu nướng thức ăn, để sưởi ấm chỗ ở, và hơn thế, là để soi sáng trí tuệ và tâm hồn. Bà đã đóng vai trò thay thế người mẹ, người cha, người thầy để dạy dỗ, yêu thương cháu một cách vô điều kiện. Bởi vậy, tình yêu và kính trọng bà được Bằng Việt thể hiện sâu sắc qua hình ảnh: "Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc". Bà và bếp lửa là chỗ dựa tinh thần, là sự chăm chút, đùm bọc dành cho cháu. Hơi ấm của bếp lửa ấy lại gợi thêm những kỉ niệm về một thời đầy vất vả, đau thương. Hình ảnh bà già nua, nhỏ bé nơi làng quên hoang tàn trong khói lửa chiến tranh vẫn không một lời kêu ca, phàn nàn khiến biết bao con tim chúng ta cảm phục. Đặc biệt, lời dặn cháu đã làm ngời sáng vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ giàu lòng vị tha, giàu đức hi sinh, cả đời vì con vì cháu:

"Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàm xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
'Bố ở chiến khu, bố còn việc bố
Mày có viết thư, chớ kể này, kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!"

Thật vậy! Người bà ấy gồng mình lên gánh vác mọi lo toan để các con yên tâm công tác với tấm lòng của một người hậu phương luôn hướng ra tiền tuyến, trong ý chí và nghị lực kiên cường. Bà mang vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống, sẵn sàng hi sinh tình riêng để đặt tình chung lên trên. Đó chẳng phải là biểu hiện cao cả nhất của lòng yêu Tổ quốc, yêu kháng chiến và cách mạng đấy ư? Bằng Việt đã thổi vào những vần thơ truyền cho người đọc sức mạnh của lòng yêu nước, sự can đảm và hi sinh lớn lao qua hình tượng người bà. Càng về cuối, nỗi xúc động dâng trào lên càng tha thiết và mãnh liệt khiến cho hình ảnh người bà càng trở nên chân thực và sống động hơn bao giờ hết, làm điểm sáng cho cả bài thơ với những hành động và phẩm chất tuyệt đẹp:

"Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!"

Bếp lửa không chỉ được nhen lên bằng nguyên liệu củi rơm mà còn được nhen lên từ ngọn lửa sức sống, lòng yêu thương, "luôn ủ sẵn" trong bà, của niềm tin vô cùng "dai dẳng", bền bỉ và bất diệt... Giọng thơ vang lên mạnh mẽ, đầy xúc động tự hào đã khẳng định ý chí, bản lĩnh sống của bà, cũng là của người phụ nữ Việt Nam thời chiến. Bà là người nhóm lửa, truyền lửa, cũng là người luôn giữ cho ngọn lửa ấm nóng, tỏa sáng trong gia đình. Trong tâm trí của Bằng Việt, bếp lửa và bà tuy thật bình dị, song ẩn giấu nhiều điều cao quý thiêng liêng: "Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!". Mỗi câu, mỗi chữ cứ như hồng lên, nồng ấm biết bao tình cảm nhớ thương, ơn nghĩa. Và đứa cháu hiếu thảo ấy giờ đây đã lớn, đã đi đến những chân trời mới mẻ, hạnh phúc. Thế nhưng dù có rời xa bếp lửa của bà, cháu vẫn nhớ mãi về ngọn lửa làm nhèm mắt cháu thuở lên bốn, vẫn nhớ mãi hình ảnh tảo tần nắng mưa nơi góc bếp của bà:

"Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?"

Đứng trong những điều mới mẻ của thế giới rộng lớn, tuổi thơ đã lùi xa, đứa cháu nhỏ giờ đã được chắp cánh bay cao nhưng quên sao được bà và bếp lửa quê hương, nơi nắng mưa hai bà cháu có nhau bởi bà và quê hương yêu dấu là điểm tựa, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho cháu trên mỗi bước đường đời. Hình ảnh bàn tay khéo léo, chắt chiu nhóm lửa vẫn luôn tỏa hơi ấm trong tâm hồn người cháu.

Bạch Cư Dị từng nói: "Cảm động lòng người trước hết không gì bằng tình cảm và tình cảm và tình cảm là cái gốc của văn chương". Thật vậy! Bài thơ "Bếp lửa" là một bài thơ như thế. Đọc những vẫn thơ thấm đẫm cảm xúc của Bằng Việt dường như trong ai cũng sống dậy những tình cảm đẹp, kí ức đẹp. Với bạn có thể là tình cảm với gia đình, người thân. Với bạn có thể là tình cảm với bạn bè, thầy cô. Bằng Việt cũng mang những cảm xúc đó, nhưng ông có thể chuyển tải nó qua những vần thơ tha thiết làm xao xuyến biết bao tâm hồn độc giả. Dòng cảm xúc trong trẻo ấy đã để lại trong ta nhiều ấn tượng, đặc biệt là hình ảnh thân thương của người bà.

27 tháng 12 2021

TK :

Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp Lửa của Bằng Việt là một hình ảnh thơ đẹp. Hình ảnh bếp lửa gắn với người bà tần tảo sớm hôm. Và hơn hết, bếp lửa ấy là cả tuổi thơ trong người cháu. Nó gắn với sương sớm, gắn với những yêu thương và cả những tháng ngày bố mẹ mẹ vất vả nơi chiến trường, bên cháu chỉ có bà và bếp lửa. Ký ức có phần đau thương bởi gắn với mùi hương của lửa, gắn với những tháng ngày xa nhà, thiếu vắng tình yêu thương của bố mẹ. Nhưng bù lại người cháu được sống trong tình yêu thương lớn lao của bà. Tám năm dòng cùng bà nhóm lửa là tám năm người cháu cháu được nghe những tiếng tu hú kêu, được sống trong tình yêu thương lớn lao của bà. Và dù bếp lửa có trải qua gian khó vẫn ấm áp mãi tình yêu thương. Ngay cả khi giặc đốt làng cháy tàn, cháy rụi thì bếp lửa ấy vẫn là nơi sưởi ấm tình thương của bà và cả niềm tin trong cháu. Điệp từ một ngọn lửa, một bếp lửa được lặp đi lặp lại trong toàn bài thơ như một sự khẳng định, một sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ dòng cảm xúc trong lòng tác giả. Bếp lửa là sự vất vả của bà nhưng những vất vả của bà đã làm nên tình thương lớn lao cho người cháu và trở nên: Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa! Hình ảnh bếp lửa không chỉ là hình ảnh của làng quê, không chỉ là hình ảnh của những năm tháng thiếu thốn mà bếp lửa trở thành những ký ức trong tâm hồn của cháu. Và dù để ở nước Nga xa xôi chúa vẫn mãi nhớ về bà, mãi nhớ về bếp lửa trong tất cả yêu thương nồng đượm.

5 tháng 8 2017

- Giới thiệu ngòi bút điềm tĩnh và giàu chất thơ của Nguyễn Thành Long.

- “Bối rối, xúc động, một nét thôi cũng đủ khơi gợi một tâm hồn”, lời kể giản dị và chân thật của anh thanh niên đã làm ông xúc động. Hoá ra cái đẹp thật giản dị, nó nằm ngay trong cuộc sống, ở quanh ta. Nhiều khi một nét, một chút cảm xúc “đủ đem lại ý nghĩa cho chuyến đi của ông, nó không hề vô ích” . Bối rối, ấy là tâm trạng xúc động, xao xuyến trước vẻ đẹp của cuộc sống. Người thanh niên không phải là một người anh hùng lao động được vinh danh như ta thường thấy, nhưng phải chăng chính nét đẹp dung dị như cuộc sống và lặng thầm như Sa Pa lại có sức thuyết phục nhất đối với những con người từng trải như ông ? Và người hoạ sĩ lại càng thấm thía…

- “Vẽ bao giờ…” (dẫn chứng sgk) ⇒ Suy nghĩ hết sức nghiêm túc về hội hoạ và nghề nghiệp. Phải là một con người giỏi nghề mới thấy được sự bất lực của hội hoạ trước cuộc đời, trước con người để luôn cố gắng vượt qua giới hạn của chính mình- những ngưỡng cửa đầy khó khăn. Phải làm thế nào để truyền lại cho người xem những cảm xúc ấy của ông về người thanh niên…

- Ông hoạ sĩ là người như vậy. Với ông, vẽ là một công việc gian nan và đầy khó khăn, không hề đơn giản. Không phải ai cũng có được những suy nghĩ sâu sắc như vậy.

⇒ Những suy nghĩ ấy không chỉ bó hẹp trong hội hoạ, điều ấy đáng để cho chúng ta ngẫm ngợi, nghĩ suy.

21 tháng 8 2018

Bài thơ về Hà Nội :

Hà Nội có chong chóng

Cứ tự quay trong nhà

Không cần trời thổi gió

Không cần bạn chạy xa

Hà Nội có nhiều hoa

Bó từng chùm cẩn thận

Mấy chú vào mua hoa

Tươi cười ra mặt trận

Hà Nội có Hồ Gươm

Nước xanh như pha mực

Bên hồ ngọn Tháp Bút

Viết thơ lên trời cao...

(Góc sân và khoảng trời – Trần Đăng Khoa)