K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 3 2018

1 “Quê hương tôi có dòng sông xanh biếc
Nước gương trong soi bóng những hàng tre”
Mỗi lần đọc lại hai câu thơ này, lòng tôi lại không khỏi bồi hồi xúc động nhớ về dòng sông quê hương. Dòng sông được nhắc tới trong hai câu thơ của Tế Hanh dường như không phải là dòng sông của riêng quê ông nữa mà đã trở thành dòng sông của bất kì ai, dòng sông gần gũi chảy qua những xóm làng yên bình trên mảnh đất Việt Nam.

Dòng sông chảy qua làng tôi là một nhánh nhỏ của dòng sông Hồng. Nó chảy qua biết bao xóm làng, những đồng ruộng bao la, núi đồi xanh mướt rồi khi tới làng tôi, dòng sông như lặng đi trước vẻ đẹp của một miền quê thanh bình, hạnh phúc. Hai bên bờ là những rặng tre tươi tốt, ngọn tre như vươn cao mãi tới tận mây xanh. Tôi tưởng như tre là một người con gái điệu đà, đang soi bóng xuống mặt nước để chiêm ngưỡng nhan sắc của chính mình. Phía xa xa là những cánh đồng lúa rộng mênh mông bát ngát nhìn mãi không thấy điểm kết thúc. Chính dòng sông đã mang phù sa cùng dòng nước ngọt ngào như dòng sữa mẹ cung cấp cho những cánh đồng, để cây lúa lớn lên tươi tốt. Bờ sông cũng là một nơi lí tưởng để cho những chú trâu nghỉ ngơi, nhẩn nha gặm cỏ và uống nước. Những thảm cỏ xanh mềm mại là chỗ bọn trẻ con vẫn hay nô đùa, tổ chức những trò chơi nghịch ngợm như: rồng rắn lên mây, mèo đuổi chuột. Nô đùa chán chê, chúng lại nắm dài trên bãi cỏ, lặng ngắm mây trời và dòng sông lững lờ trôi. Mỗi mùa dòng sông lại mang một dáng vẻ khác nhau. Mùa xuân nước sông trong vắt như có thể nhìn thấy đáy, tưởng như nó là một bà mẹ hiền ấm áp đang dang tay che chở, ôm ấp cho cả xóm làng. Mùa hè mưa nhiều, nước sông dâng cao, đỏ ngầu như màu gạch non và cũng chảy xiết hơn thường lệ. Dòng sông ấy cũng gắn liền với bao kỉ niệm tươi đẹp của tuổi thơ tôi. Đó là những buổi chiều cùng bạn bè ra sông tắm mát, tiếng nói cười làm vang cả một khúc sông. Đó là niềm vui tuổi thơ khi dòng sông dành tặng cho chúng tôi những chiến lợi phẩm là một giỏ đầy cá, tôm. Đó là những buổi trưa ngồi ở bờ bên này ngóng mẹ đi chợ ở bờ bên kia trở về, hay đúng hơn là mong đợi được mẹ mua cho ít quà bánh, dù chỉ là chiếc bánh đa có rắc vừng hay vài quả cam, quả bưởi.

Dòng sông quê hương luôn sống mãi trong tâm trí tôi, trở thành nỗi khắc khoải khôn nguôi của những người con xa xứ. Dòng sông gắn liền với tuổi thơ cũng chính là hiện thân của quê hương biết bao thân thương, yêu dấu.

5 tháng 3 2018

Mỗi chúng ta ai cũng đều lớn lên từ những lời ru ầu ơ ngọt ngào của bà của mẹ. Trong những lời ru ấy, ta bắt gặp hình ảnh của cánh cò trắng bay lả bay la, “bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng”, của cô Tấm hiền dịu và của dòng sông êm đềm uốn khúc bao quanh xóm làng. Hình ảnh dòng sông vì thế mà trở nên vô cùng thân thuộc, gần gũi, nó đi ra từ lời ru và gắn bó với ta cho đến lúc trưởng thành.

Quê hương tôi cũng có một dòng sông “ nước gương trong soi bóng những hàng tre” như trong bài “ Nhớ dòng sông quê hương” của Tế Hanh. Nhìn từ xa, dòng sông như một dải lụa đào tuyệt đẹp, duyên dáng, yêu kiều chảy ngang qua xóm làng. Hai bên bờ, những rặng tre, rặng liễu in bóng mình xuống mặt sông, nước sông trở thành mặt gương để cho tre, liễu soi mình. Trên ngọn tre, những chú cò đang đứng rỉa lông, rỉa cánh, vài chú chim bói cá vừa đạp nước bay lên đã thu ngay được chiến lợi phẩm là một con cá béo. Dòng sông như một người mẹ hiền từ, tốt bụng khi ban tặng cho làng tôi biết bao món quà vô giá. Những đồng ruộng nhờ có phù sa của dòng sông mà càng thêm tươi tốt. Nước sông là nguồn tưới tiêu chủ yếu cho cây cối và hoa màu hai bên bờ. Không chỉ thế, sâu dưới lòng sông là nguồn cá tôm vô tận, hàng chiều, tôi vẫn nghe thấy tiếng đuổi cá của bác thuyền chài làm náo động cả một góc sông. Có trò nghịch ngợm nào của tuổi thơ mà không diễn ra bên cạnh dòng sông. Làm sao quên được những lần cùng bạn bè ra sông mò cua, bắt cá. Hay sau một ngày làm việc chăm chỉ lại dắt trâu ra sông nghỉ ngơi, gặm cỏ, uống nước, rồi cả người và trâu cùng ngụp lặn trong dòng nước mát, nước sông cuốn bay mọi mệt mỏi của ngày dài. Vào mỗi thời điểm trong ngày, dòng sông lại khoác lên mình một chiếc áo khác nhau. Buổi sáng, khi mặt trời lên, chiếu những tia nắng tinh khôi đầu tiên xuống mặt nước, dòng sông trông như nàng thiếu nữ e ấp trong nắng sớm, sương giăng trên mặt sông tạo nên khung cảnh mơ hồ, huyền ảo. Buổi trưa, khi nắng chói chang và gay gắt hơn, cả dòng sông như ánh lên một màu vàng rực rỡ. Còn khi màn đêm đen buông xuống, dòng sông khoác lên mình chiếc áo nhung đen huyền bí được tô điểm bởi ánh sáng lấp lánh của các vì sao. Trăng trên trời in bóng xuống lòng sông, mỗi lần những gợn sóng nhấp nhô là trăng như vỡ ra làm ngàn mảnh.

Dòng sông quê sống mãi trong tâm trí tôi như một bóng hình của quê hương yêu dấu. Sông đã ôm ấp tuổi thơ của tôi, nuôi lớn những ước mơ nhỏ bé ngọt ngào.

15 tháng 4 2018

tham khảo làm nhs bn

Em được sống trong vòng tay âu yếm của gia đình. Nhưng đối với em , mẹ vẫn là người em yêu quý nhất.Mẹ thương em lăm, khi em bị ốm mẹ luôn ở bên em động viên, chăm sóc và lo cho em từng viên thuốc , ăn từng thìa cháo , mất ăn , mất ngủ từng ngày vì phải chăm sóc cho em .

Năm nay mẹ em đã ngoài ba mươi tuổi . Khi em bị ốm , đôi mắt mẹ đen láy , thâm quầng, ánh lên sự âu yếm. Mọi khi mái tóc mẹ mượt mà nhưng hôm nay tóc mẹ lại rối lên buộc gọn sau gáy. Mẹ lo cho em mà mẹ quên mất mình.Mẹ không cao lắm , dáng mẹ mảnh mai nhỏ nhăn. Mẹ hay lấy khăn ướm nướclau toàn thân cho em để em hạ nhiệt. Nhiều lúc , em đi bệnh viện , mẹ đã khóc, những giọt nước mắt của mẹ nghẹn nghào vì sợ em sẽ không khỏi. Sau đó mẹ hát cho em nghe, giọng hát của mẹ ngân nga như tiếng chuông đổ chùa giúp em có thể ổn định lại tinh thần.Em được mẹ đút cháo cho em ăn, em ăn từng muỗng như hồi còn bé . Khi em ăn gần hết chén cháo emvui lắm. Rồi mẹ cho em uống thuốc. Da mẹ sạm lại , khuôn mặt mẹ xanh xao , mẹ luôn đọng viên em để em hết bệnh rồi còn đi học với các bạn nữa chứ. Mẹ lo cho em đến nỗi mồ hôi của mẹ làm ướt đẫm chiếc áo ngủ.

Sáng hôm sau, bạn bè đến nhà thăm em , hỏi thăm sức khỏe của em nhưng lúc đó em rất vui vì em đã khỏi. Nhưng mẹ thì lại rất mệt vì đêm qua phải tần tảo chăm sóc cho em. Hôm đó em có một điểm mười để tặng mẹ . Mẹ rất vui sướng.

Tình cảm của mẹ như biển cả bao la .Mẹ là người giúp em vươn lên trong cuộc sống.Em sẽ không bao giờ bị bệnh nữa và cố gắng ăn thật nhiều vào để mẹ không phải khổ như ngày hôm đó.Em sẽ học thật giỏi để sau này kiếm thật nhiều tiền để giúp mẹ không phải làm việc vất vả nữa đâu. Yêu mẹ biết bao nhiêu , mẹ ơi!

15 tháng 4 2018

1.

Một hôm em đi học về bị mắc mưa ướt hết. Đến nữa đêm, cơn sốt ập đến. Mọi thành viên trong gia đình đều lo lắng cho em. Nhưng mẹ là người lo cho em nhiều nhất, thức suốt đêm canh chừng em. Mặc dù sáng mai mẹ vẫn phải đi làm… Cơn sốt quái ác, làm trán em nóng bừng bừng mà chân tay thì lạnh run.Mẹ vội vàng kẹp nhiệt kế vào nách em kiểm tra nhiệt độ cơ thể với vẻ đầy lo lắng. Mẹ lấy khăn ướt lau mát cho em, lấy thuốc cho em uống. Viên thuốc hạ sốt sủi bọt tan rất nhanh trong ly nước.

Mẹ nhẹ nhàng nâng đầu em lên, ghé cốc vào miệng em dỗ dành: Nào! Con gái yêu của mẹ, ráng uống một hơi hết cốc nước này, sau đó ngủ một giấc, tỉnh dậy là khỏi ngay! Em vâng lời mẹ, uống thuốc xong cố nhắm mắt ngủ nhưng đầu óc cứ căng lên, khó chịu vô cùng. Mẹ không yên tâm chốc chốc lại sờ vào trán em, đôi tay nhẹ nhàng và ấm áp làm sao, cái khô ráp chai sạn biến đâu cả rồi. Em thấy dường như đôi bàn tay ấy có sức mạnh diệu kì khi chạm vào da thịt em.

Dù mệt nhưng em vẫn nhìn thấy nếp quầng thâm trên mắt mẹ, tóc lòa xòa dính bết vào trán với những giọt mồ hôi nhễ nhại.Trong đôi mắt dịu hiền ấy như ngân ngấn nước mắt. Cái hương vị quen thuộc của bàn tay nội trợ thường ngày lại ùa về trong em. Tay mẹ luồn chiếc khăn lau mồ hôi dọc sống lưng cho em. Gió từ tay mẹ lại làm hạ nhiệt cơn sốt.

Em vòng tay ôm ngang lưng mẹ rồi thiếp đi lúc nào không biết. Sau mấy ngày chống chọi với cơn sốt, em thấy mình tỉnh táo hơn. Chợt tỉnh giấc em thấy mẹ đang thiếp đi trong giấc ngủ vội vàng.Trông mẹ rất phờ phạc, mệt mỏi vì thiếu ngủ. Rồi mẹ choàng tỉnh khi em trở mình. Nụ cười mẹ lại nở trên môi, những tiếng thì thầm dịu dàng ấm áp ấy như đưa em vào giấc ngủ.

Em lớn khôn từ đôi tay và tấm lòng yêu thương chở che của mẹ. Sự ấp ủ yêu thương của mẹ để lại cho em bao điều suy ngẫm về tình mẫu tử thiêng liêng. Mẹ đã vì con mà chịu nhiều vất vả, tình mẹ thật vô bờ bến, dâng tràn như biển cả mênh mông, không bao giờ cạn.

Trong những ngày ốm đau này, em mới hiểu rõ hơn, thấm thía hơn về tình mẫu tử, với câu ca mẹ thường ru ngày nào:


Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

13 tháng 2 2018

Chuyến tàu KN - 490 như một cánh én báo hiệu mùa Xuân đến sớm ở Trường Sa. Sau hơn hai ngày rời cảnh Cam Ranh, KN - 490 đã cập bến đầu tiên ở Đảo Đá Đông, rồi Đá Tây, Trường Sa Đông, Đá Lát, Trường Sa... Hàng hóa mang ra cho cán bộ, chiến sĩ đón Tết cổ truyền đủ cả, từ nhu yếu phẩm đến lá dong, gạo nếp, thịt lợn, su hào, bắp cải, hành khô, quất cảnh… đến những ống giang làm lạt buộc bánh chưng. Di chuyển hàng trăm hải lý từ đất liền, nhưng những trái quất vẫn tươi, căng mọng như khi ở đất liền... Theo Đại tá Trần Minh Thuần, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146, Trưởng đoàn công tác, đối với huyện đảo Trường Sa, nơi tuyến đầu Tổ quốc, để bảo đảm được Tết cổ truyền dân tộc đến với toàn quân và dân trên đảo, tất cả những món hàng mang ra đảo đều được chuẩn bị chu đáo, để có một cái Tết no đủ, đầm ấm không khác đất liền cho anh em chiến sĩ.

Khi những phần quà từ đất liền mang đến, cũng là lúc các cán bộ, chiến sĩ trên đảo Trường Sa chuẩn bị bữa cơm Tất niên thịnh soạn đón chúng tôi. Xong bữa cơm đầm ấm, chúng tôi được hòa mình vào không khí Tết với những cung bậc cảm xúc khó tả. Tết ở Trường Sa cũng như trong đất liền, không khí chào đón năm mới rộn ràng khắp đảo. Nhận quà Tết từ đất liền, Trung tá, Chỉ huy trưởng đảo Trường Sa Lương Quốc Anh chia sẻ: “Chúng tôi luôn xác định đơn vị là nhà, đồng chí là anh em. Dịp này, đảo tổ chức rất nhiều hoạt động để anh em chiến sĩ vui Xuân mới. Ngoài ra, chúng tôi cũng chuẩn bị trang trí trên đảo. Có ban thờ Bác Hồ, ban thờ tổ tiên ngày Tết rất gần gũi với đất liền. Bên cạnh những chuyến hàng từ đất liền, đảo đã phát huy nội lực, tăng gia sản xuất, chuẩn bị tốt về lương thực thực phẩm, có đầy đủ thực phẩm cho ngày Tết”.

Tết ở Trường Sa còn có những trò chơi dân gian như, hái hoa dân chủ, biểu diễn văn nghệ cây nhà lá vườn, chơi cờ tướng, cờ vua… Các chiến sĩ còn gói bánh chưng, tổ chức lễ đón giao thừa và chúc nhau những lời ý nghĩa. Đã nhiều lần đón Tết, nhưng với nhiều chiến sĩ, đây là lần đầu tiên trong đời được đón cái Tết giữa biển trời mênh mông nơi điểm đầu Tổ quốc. Trung sĩ Nguyễn Văn Đại quê ở TP Hà Nội cùng anh em chiến sĩ khác trang trí ban thờ Tổ quốc và cây quất cảnh được mang từ Hưng Yên ra. Vừa làm, Đại vừa chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên em đón Tết ở Trường Sa. Mặc dù nhớ nhà, nhưng ở đây lại có đồng đội nên em cũng thấy rất vui. Tết ngoài đảo cũng chẳng khác gì đất liền. Anh em cùng nhau trang trí ban thờ Tổ quốc, chép tay những vần thơ, những dòng nhật ký để trang trí lên tờ báo Tết treo tường. Vui lắm!”.

Cũng là gói bánh chưng ngày Tết, nhưng khi nhìn những cán bộ, chiến sĩ và người dân trên đảo Trường Sa chuẩn bị lá dong, gạo nếp và các vật liệu để gói bánh, thoảng trong mùi trầm hương giữa nơi trùng dương, chúng tôi như cảm thấy có gì đó linh thiêng, ý nghĩa hơn. Không khí đầm ấm, rộn ràng như thắt chặt thêm tình cảm quân dân nơi đảo xa. Đến gần trưa, số bánh đã được gần trăm cái, trong đó có nhiều cái được gói bằng lá bàng vuông trên đảo. “Gói bánh chưng bằng lá bàng vuông cũng như gói bằng lá dong, lá chuối ở đất liền. Bánh chưng vẫn xanh như bánh bình thường, những vị bánh hơi lạ, chan chát, nhưng cũng rất đặc biệt".

Khó có thể nói hết tình cảm sâu nặng của người dân đất liền với bộ đội Trường Sa. Dẫu biết đời sống vật chất của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên đảo Trường Sa hiện nay đã cơ bản được đáp ứng, song những phần quà, tình cảm từ đất liền gửi ra bao giờ cũng được nâng niu, trân trọng. “Những ấm áp của đất liền đã được chuyển đến và tặng cho chiến sĩ, quân và dân trên đảo đón Tết Nguyên đán. Cán bộ, chiến sĩ sẽ đón Tết trên tinh thần vui xuân mới không quên nhiệm vụ của những chiến sĩ ở nơi tuyến đầu Tổ quốc mà nhân dân đã giao phó”.

6 tháng 3 2018

1)

Trong bài thơ Lượm những hình ảnh chú bé Lượm nhanh nhẹn tinh nghịch và sự can đảm đã để lại trong em những ấn tượng khó quên. Đây là hình ảnh em nhớ nhất sau khi đọc xong bài thơ này.

Nhiệm vụ của Lượm được giao hàng ngày đó là làm liên lạc, đảm bảo thông tin luôn được thông suốt. Hôm nay vẫn như mọi lần em nhận thư và giao đến các đơn vị, con đường đi của Lượm không bình yên khi phải băng qua những những mặt trận ác liệt được diễn tả bằng cảnh “đạn bay vèo vèo” nhưng chú vẫn can đảm “Sợ chi hiểm nghèo”, Chiếc đầu nhỏ nhắn đội mũ ca lô nhấp nhô trên sóng lúa mênh mông của những cánh đồng ruộng vàng, Lượm luôn dặn lòng phải dũng cảm vượt qua mọi hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ. Bỗng từ đâu một viên đạn xuyên qua người, một dòng máu tươi tuôn ra, em đã trúng đạn. Đôi mắt nhắm nghiền, đôi tay vẫn còn nắm chặt những bông lúa thơm mùi sữa, em ngã xuống trên những bông lúa như một chiếc nệm êm đưa em vào giấc ngủ say nồng.

Cậu bé Lượm ngã xuống một sự hi sinh vì độc lập, sự hi sinh khi làm nhiệm vụ. Không còn cậu bé Lượm vui đùa, nhí nhảnh, đáng yêu không còn chú bé lượm với chiếc xắc xinh xinh sẵn sàng băng qua mưa bom bão đạn nữa.

Sự hi sinh cao cả của Lượm khi làm nhiệm vụ đó là tình yêu nước, sự dũng cảm, dù ngã xuống nhưng Lượm sống mãi trong lòng chúng ta.

6 tháng 3 2018

2)

Bác Hồ là vị cha già kính yêu của dân tộc. một đêm không ngủ của Bác đã trở thành cảm hứng chân thật và mãnh liệt để Minh Huệ khắc họa thành công hình tượng Bác Hồ trong bài thơ của mình

Đọc bài thơ, tác giả thấy nhà thơ đã không nói tới các chiến dịch, không nói tới việc Bác ngủ tạm ở lán trong rừng, mà chỉ nói việc Bác và bộ đội ở chung dưới một mái nhà tranh. Câu thơ Đêm nay Bác không ngủ được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong bài thơ và cũng là nhan đề của bài thơ. Phải chăng đó là một ý vị vinh viễn. Đêm nay là đêm cụ thể, nhưng cũng là tất cả mọi đêm.

Bài thơ lả cảm xúc mãnh liệt trước hình tượng “Đêm nay Bác không ngủ” rất thiêng liêng cao cả:

Mở đầu là khố thơ:

Anh đội viên thức dậy

Thấy trời khuya lắm rồi.

Mà sao Bác vẫn ngồi

Đêm nay Bác không ngủ.

Cách vào chuyện, vào bài tự nhiên quá, giản dị quá! Nó gợi lên một không khí thiêng liêng như cố tích giữa đêm khuya. Đang ngủ say chợt tỉnh giấc, anh ngạc nhiên nhìn Bác qua ánh lửa bập bùng. Anh tự hỏi mình: vì sao đã khuya lắm rồi mà sao Bác vẫn không ngủ.” Phải chăng đó là tâm trạng thắc mắc của anh hay cũng chính là của người đọc? vấn đề đã được mở, cái nút của chuyện đã xuất hiện, tạo sự hấp dẫn đầu tiên.

Hình tượng Bác Hồ là hình tượng trung tâm của bài thơ đã xuất hiện với vẻ “trầm ngâm yêu lặng”, suy tư, thâm trầm của nhà hiền triết phương Đông:

Lặng yên nhìn bếp lửa

Vẻ mặt Bác trầm ngâm.

Lần thứ ba anh đội viên thức dậy vẫn một hình ảnh ấy, nhà thơ khắc hoạ với bao khám phá diệu kì:

Bác vẫn ngồi đinh ninh

Chòm râu im phăng phắc.

Tưởng như Bác đã hóa thân thành bức tượng vững chắc. Đối lập với Bác, anh đội viên là người hay xúc động. Lòng anh thì bồn chồn, khi thì thổn thức, khi thì hốt hoảng giật mình Đặc biệt đêm nay của anh đội viên làm tôn thêm tính chất thâm trầm, của hình tượng Bác. Phải chăng đây là nét đặc sắc thứ nhai trong hình tượng của Bác - người cha của lực lượng vũ trang Việt Nam.

Lòng yêu thương chiến sĩ là nét thứ hai trong hình tượng Bác:

Rồi Bác đi dém chăn

Từng người từng người một

Sợ cháu mình giật thật

Bác nhón chân nhẹ nhàng.

Bác không chỉ đốt lửa cho anh đội viên nằm, mà còn có cử chỉ chăm sóc ân cần tới giấc ngủ của chiến sĩ. Bác dém chăn cho từng người từng người một. Bác dém chăn cho chiến sĩ ngủ ngon để ngày mai ra trận hay chính Bác đang đốt ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm tình thương cho con cháu! Điệp ngữ từng người biểu hiện sự chu đáo, diễn tả tình thương yêu bao la của Bác. Người lính nào cũng được Bác san sóc, cũng được Bác chia phần yêu thương. Đúng như nhà thơ Tố Hữu đã viết:

Bác ơi! Tim Bác mênh mông thế

Ôm cả non sông mọi kiếp người.

(Theo chân Bác)

Một tình thương đằm thắm, tế nhị, dịu dàng. Chỉ toả sáng trong tâm hồn nhân hậu như Bác. Trước tình thương ấy, anh đội viên đắm chìm trong một cảm giác hạnh phúc:

Anh đội viên mơ màng,

Như nằm trong giấc mộng

Bóng Bác cao lồng lộng

Ầm hơn ngọn lửa hồng.

Từ thực tế mơ màng rồi đến giấc mộng, và hình ảnh Bác trong tâm hồn ấy đúng là sưởi ấm hơn ngọn lửa hồng, bởi nó sưởi ấm tự bên trong con người!

Nét thứ ba trong hình tượng Bác Hồ là tình thương bao la. Người không chỉ thương các chiến sĩ trong lều tranh, mà thương tất cả đoàn dân công đang nằm dưới mưa đêm ngoài rừng lạnh.

Những vần thơ từu tượng tình cảm lo lắng, bồn chồn, sốt ruột của Bác:

Bác ngã không an lòng.

Trời thì mưa lâm thâm

Làm sao cho khỏi ướt!

Càng thương càng nóng ruột

Mong trời sáng mau mau.

Đọc đến đây, tác giả thấy tấm lòng của Bác như đã hoà chung với tấm lòng chiến sĩ. Người mang theo nỗi lo, nỗi mong của từng chiến sĩ. Cao hơn nữa là lo cho cả dân tộc:

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

{Cảnh khuya, Hồ Chí Minh)

Khổ thơ cuối của bài thơ đã thực sự nâng tầm khái quát về hình tượng Bác lên đỉnh cao tuyệt vời:

Đêm nay Bác ngồi đó Đềm nay Bác không ngủ vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh.

Từ chỗ cảm thấy “Bác không ngủ” là một việc lạ lùng, khác thường, không hợp lí, anh đội viên đã nhận ra ở Bác một tầm cỡ khác, có một cái thường tình khác - cái thường tình của các vĩ nhân, của Hồ Chí Minh. Từ chỗ thấy lạ đến chỗ không thấy lạ nữa là bước “nhảy vọt” trong nhận thức về vị lãnh tụ! Hai câu kết làm chấn động tâm hồn mỗi chúng ta: cái thường tình của Hồ Chí Minh là sự hy sinh, lòng thương yêu vô hạn đối với chiến sĩ, với dân tộc. Một cái thương tình, mà nếu ở xa Người, thì tác giả không dễ hiếu được. Nó trở thành lẽ sống của Người:

Chỉ biết quên mình cho hết thảy

Như dòng sông chảy nặng phù sa

(Tố Hữu)

Bên cạnh hình tượng Bác Hồ còn có hình tượng ngươi chiến sĩ cảm nhận Bác, yêu thương Bác. Một bức tranh hài hoà về tình yêu giữa lãnh tụ và quần chúng đạt tới mức lí tưởng. Bức tranh đó càng tô đậm hình tượng của Bác trong bài thơ.

Đêm nay Bác không ngủ, một bài thơ hay nhưng thật giản dị. Nhịp thơ năm chữ rất thích hợp để xuất hiện những dòng thơ cô đúc, nén chặt như những nét khắc, những câu thơ nhịp nhàng. Hình tượng Bác Hồ đã trở thành hình tượng trung tâm của bài thơ, gây được ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.

1 tháng 2 2018
Quê nội của em đẹp bởi có con sông chảy qua làng. Quanh năm cần mẫn, dòng sông chở nặng phù sa bồi đắp cho ruộng lúa. Buổi sớm tinh mơ, dòng nước mờ mờ phẳng lặng chảy. Giữa trưa, mặt sông nhấp nhô ánh bạc lẫn màu xanh nước biếc. Chiều tà, dòng nước trở thành màu khói trong, hơi tối âm âm. Hai bên bờ sông, luỹ tre làng nối vai nhau che rợp bóng mát cho đôi bờ. Sông đẹp nhất vào những đêm trăng. Bóng trăng lồng vào nước, luỹ tre làng in bóng trên dòng sông, vài chiếc thuyền neo trên bờ cát. Cảnh vật hữu tình đẹp như tranh vẽ.
1 tháng 2 2018

Đề 1:Từ ngay ông mất bố mẹ em có nhiệm vụ chăm sóc vườn .Khu vườn không rộng lắm nhưng được trồng nhiều loại cây khác nhau . Theo em có lẽ khu vườn đẹp nhất vào buổi sáng.
Vì em phải bận học nên ko theo bố mẹ vào vườn được . Nhưng hôm nay là ngày chủ nhật nên em cùng bố mẹ ra thăm vườn và phụ giúp bố mẹ làm vườn. Người mở cổng vườn đầu tiên là em . Sáng hôm đó ko khí trong lành mát mẻ, cảnh vật còn chìm trong màn sương đêm,bầu trời trong xanh cao vời vợi . Pha lẫn là những đám mây trắng đang trôi bồng bềnh . Trên những chiếc lá còn động lại những hạt sương sớm nó lấp lánh như kim cương . Những hàng cây đang đung đưa theo gió như nói chuyện với nhau . Những chú chim ríu rit líu lo gọi bầy . Tất cả làm nên một bức tranh thiên nhiên đẹp sinh động .
Mới bước vào vườn em đã nghe tiếng sủa của chú chó vệnh lông vàng đang ngoe ngoẩy cái đuôi hít hít cái mũi . Chắc nó mừng vì sau một tuần gặp lại cô chủ xa cách . Bố mẹ trồng nhiều loại cây ăn quả khác nhau nào là : xoài , ổi , sầu riêng . Cây sầu riêng la loai cây cao nhất không biết nó được trồng từ bao giờ mà nó cao đến thế . Hoa sầu riêng mọc từng chùm nó có mùi thơm ngào ngạt khắp cả vườn . Cây sầu riêng đã vào mùa những quả như những chú nhím treo lủng lẳng trên cành . Nó lớn dần theo từng ngày . Dọc theo hàng ranh là những hàng cây mít . Thân nó sù xì to cao khỏe như những chàng sĩ canh giữ khu vườn . Mít đã ra quả non . Nhìn từ xa những quả mít như những chú heo con treo lủng lẳng trên cành rất dễ thương . Ở cuối vườn bố mẹ trồng cây măng cụt . Thân măng cụt không to lắm nhưng cành lá lại sum xuê, những tán lá của nó lớn to khép kín vào nhau còn ủ đầy sương . Quả của nó khi chưa chín thì nó phát lên một màu xanh non . Nhưng khi chín , quả tròn trịa khoác lên màu tím . Cầm trên tay , ta có thể biết được số múi của nó . Xung quanh nhà là cây đu đủ thân cây không to lắm , nhưng quả sum xuê . Quả đu đủ dài màu vàng nghệ treo lủng lẳng trên cành . Em thích nhất là ăn đu đủ .
Mặt trời càng lên cao xua đi màn sương đêm khu vườn càng nhộn nhịp hơn những chú sóc lông vàng mát dịu với những sọc đen dài trên lưng đang chuyền cành từ cành này sang cành nọ như đang tìm trái mít chín cây thơm lừng . Nó tranh dành một trái mít chín nó kêu chíp chíp khoái chí . Vì có một bữa sáng ngon lành . Chị chào mào hót líu lo như đón một buổi sáng bình minh . Tất cả đã tạo nên một âm thanh " Lao Xao " của khu vườn nhà em .
Khu vườn trong nắng mai của nhà em thật đẹp để lại cho em nhiều ấn tượng không bao giờ phai . Em sẽ chăm sóc khu vườn để nó luôn luôn tươi đẹp .

5 tháng 2 2018

1.Bài làm:

Năm nay, giữa tháng bảy Âm lịch, nước từ thượng nguồn sông Trường Giang đổ về, gây ra cảnh ngập lụt kéo dài. Ruộng vườn, nhà cửa, trường học, trạm y tế... của bao làng xóm ven sông bị nhấn chìm trong biển nước.

Xã Tam Quang, huyện Núi Thành quê em là một vùng đất bãi nằm ngoài đê cho nên thường phải hứng trọn những hậu quả ghê gớm của mùa lũ. Từ trên đênhìn xuống, sông Hồng ngầu đỏ phù sa, cuồn cuộn chảy, cuốn theo vô số thứ, từ những cây rừng bật gốc, những mảnh thuyền vỡ nát, đến những căn nhà làm bằng tre nứa cũng bị cuốn trôi vùn vụt cùng với những bè lau sậy... Mặt sông lúc này trông thật đáng sợ. Bờ bãi bên kia sông bị đẩy lùi ra xa tít tắp.

Gần một tuần nay, mưa tầm tã. Bầu trời xám xịt, chớp rạch nhoang nhoáng, sấm sét đì đùng. Gió quật tơi tả những vườn chuối, vườn ngô xanh tốt. Nước lũ dâng cao đã đến mức báo động số 3. Tình hình rất nguy cấp. Chính quyền xã đã kịp thời sơ tán dân chúng vào phía trong đê. Mấy chục dãy lán dựng tạm cho bà con có chỗ trú thân. Trâu bò cũng được tập trung trên gò đất cao ở gần điếm canh. Đội thanh niên xung kích đi tuần liên tục để phát hiện những chỗ rò rỉ ở thân đê. Dân làng đành bó tay đứng nhìn những ngôi nhà ngập trong nước và thành quả lao động suốt mấy tháng trời giờ bị lũ cướp trắng mà lòng xót xa, lo lắng.

Trong những ngày này, tình nghĩa xóm giềng gắn bó hơn bao giờ hết. Mọi người san sẻ cho nhau từng cân gạo, bát ngô, mớ củi, bó rau, con cá...

Sau khi tình hình ngập lụt ở xã em được chiếu trên tivi, có rất nhiều cơ quan, đoàn thể và những người hảo tâm đã mang hàng cứu trợ đến tận nơi. Quần áo, sách vở, lương thực, thuốc men... được đưa đến tận tay từng người, từng nhà. Do đó sinh hoạt hằng ngày cũng đỡ khó khăn. Bác Anh Bí thư Đảng uỷ xã, bác Tin Chủ tịch xã thay mặt bà con địa phương cảm ơn sự quan tâm thiết thực của mọi người.

2.Bài làm:

Bạn thân mến!

Thế là chúng mình làm bạn với nhau được một năm rồi nhỉ. Nhưng thật tiếc là bạn chưa được về quê mình chơi. Mặc dù bây giờ đang mùa đông giá lạnh nhưng quê mình vẫn đẹp lắm.

Khi những chiếc lá xa cành, khi tiết trời se lạnh và những đám mây mùa hạ rủ nhau đi chơi xa... đó là lúc nàng Đông trở về. Nàng Đông không về đột ngột mà báo trước, có khi từ rất sớm để mọi người chuẩn bị. Khi nàng Thu ra đi, nàng Đông đến, thôn xóm có sự thay đổi. Khắp nơi khoác lên mình một cái áo mới màu xám. Bầu trời không còn những ánh nắng gay gắt nữa. Gió thổi về mang theo hơi lạnh. Đâu đâu cũng thấy sự xuất hiện của chị gió. Có khi còn nghe rõ bước đi của chị bay lượn vào trong nhà. Những con đường trong thôn lúc nào cũng xào xạc lá bay. Cây trong vườn như lạnh, đứng sát lại bên nhau. Có cây trơ trọi với cánh tay khẳng khiu vươn ra như anh vận động viên đang khởi động chuẩn bị vào cuộc thi. Từng nếp nhà muốn thu mình lại, nhỏ đi để bớt lạnh. Luỹ tre đầu làng vì lạnh mà gần gũi nhau thêm. Chúng bên nhau, cùng đu đưa và tâm sự. Xa xa, cánh đồng làng mùa đông vẫn trải dài một màu xanh, đẹp lạ lùng. Mặc cho giá rét, những cây hoa màụ vẫn dũng cảm vươn lên mạnh mẽ. Vắng nhất là những tiếng chim mùa đông trốn đi đâu hết, để lại không gian cao rộng, mênh mông. ..

Mùa đông làm cho cuộc sống con người như hiền hoà hơn, không dịu dàng vào mùa thu, sôi động như mùa hạ, tràn trề như mùa xuân mà điềm tĩnh như thường. Lạnh cũng gắn kết con người lại gần nhau hơn. Sáng sáng, tỉnh giấc bao giờ cũng bắt đầu bằng một cốc nước nóng. Áp nó lên má, để hơi toả lên mặt, lên mặt thật dễ chịu và vừa tỉnh ngủ. Trời mùa đông bị thần thời gian kéo ngắn lại nên ai ra ngoài cũng có cảm giác vừa mới thôi đã trở về. Mọi người trong nhà thấy vui hơn vì lại quây quần với nhau bên mâm cơm sốt dẻo. Mùa đông, vui nhất là học sinh đến trường, được khoe với nhau những chiếc áo ấm thật đẹp, thật rực rỡ. Nhìn những em nhỏ áo quần ấm áp, chạy nhảy ngoài sân trông nặng nề, chậm chạp như những chú gấu dễ thương. Những người già ngồi trong nhà đàm đạo, uống những li trà nóng. Cuộc sống cứ như thế diễn ra, duờng như thấy bình tĩnh hơn, không vội vàng gấp gáp. Con người tự lắng mình lại để chiêm nghiệm, suy nghĩ.

Bạn thấy không, tuy mùa đông đã về, tuy khắp nơi ngập tràn hơi lạnh nhưng làng quê mình vẫn đẹp. Đẹp bởi cuộc sống nơi đây bình yên và giản dị. Dù có đi đâu xa mình cũng không thể quên được những ngày đông lạnh giá này, nhất là những lúc được ở bên gia đình.


5 tháng 2 2018

đinh phước hoàng bạn có thể bài làm 1 xem trong ti vi được ko vậyeoeoeoeoeoeo

11 tháng 2 2018

Đề 1 :

Chao ôi, cảnh buổi sáng đầu xuân thật tuyệt! Nó như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài.

Ông mặt trời lúc này vẫn còn say ngủ trong chiếc chăn mỏng của màn mây ấy thế mà mấy chú chim đã dậy từ bao giờ, hót líu lo trên cành hòa nhịp với loa phóng thanh của hợp tác xã tạo nên một bản nhạc du dương trầm bổng đón chào một ngày xuân mới. Tôi tung tăng chạy nhảy như một con sáo nhỏ ra đầu làng để tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ của làng quê. Một lúc sau, phía đằng đông, ông mặt trời thức dậy, vứt bỏ chiếc chăn mỏng, ông vươn vai, ban phát những tia nắng xuân vàng dịu xuống vạn vật. Tôi như nghe thấy tiếng cựa mình của cỏ cây, hoa lá trước sắc xuân. Cây nào cây ấy cũng đều chọn cho mình bộ quần áo đẹp nhất để đón chào xuân mới. Nhìn cảnh quê hương lúc này như một lẵng hoa đầy mầu sắc. Chúng như đang lượn vòng trong các cành cây, như đang nô đùa, nhảy nhót dưới ánh nắng của mùa xuân. Bên lũy tre, cạnh bờ ao, cô gió đánh nhịp cho lá cây vui hát rì rào. Dưới mặt ao, ánh nắng chênh chếch chiếu xuống làm mặt ao lóng la lóng lánh như người ta vừa giát một mẻ vàng mới luyện song. Đứng giữa cánh đồng lúa, tôi như tưởng tượng mình đang lạc vào một thế giới cổ tích. Một mùa xuan đầy sức sống đang về trên quê hương tôi. Quê hương tôi thật đẹp phải không các bạn? Tôi mong ước quê mình mãi đẹp dưới sắc xuân.

Ôi, quê mình vào buổi sáng đầu xuân đẹp quá, đẹp quá đi! Tôi thật sung sướng và tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất yêu dấu này. Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp hơn.

Đề 2 :

Ôi yêu sao hai tiếng “Quê Hương” đối với tôi thật là gắn bó biết nhường nào.  Tôi cảm thấy mình thật may mắn khi được sinh ra và lớn lên trên đất Hạ Long, nơi có rất nhiều cảnh đẹp nổi tiếng. Nhưng được ngắm nhìn cảnh bình mình trên biển là điều tuyệt vời nhất đối với tôi.

Khi mặt trời chưa lên, màn đêm yên tĩnh bao trùm lên mọi cảnh vật. Tiếng gió thổi nhẹ qua làm cây lá cọ vào nhau kêu xào xạc. Sự tĩnh lặng của đêm còn làm tôi nghe được cả tiếng côn trùng kêu, tiếng đồng hồ đang tích tắc đều đều. Có lẽ giờ này, mọi người vẫn chìm sâu trong giấc ngủ. Rồi những chú gà trống bắt đầu gáy vang gọi ông mặt trời thức dậy. Ông từ từ đội biển nhô lên, tỏa những tia nắng ban mai mát dịu. Mọi vật lúc này như vừa bừng tỉnh sau một đêm dài nghỉ ngơi. Bầu trời cao vợi, hồng rực như được thoa một lớp phấn. Những đám mây trôi bồng bềnh như những chú cừu non có bộ lông trắng tuyệt đẹp. Mặt biển lúc này phẵng lặng như một tấm gương khổng lồ nhuộm màu đỏ đục. Xa xa, những dạy núi ẩn hiện sau làn sương mù như đang chơi trò ú tim. Từng đàn hải âu đang chao liệng trên trời như những con diều nhỏ. Bãi cát vàng trải dài như một dãi lụa mềm mại. Các anh chị dã tràng đã thức dậy và làm công việc se cát quen thuộc của mình. Từng đợt sóng thi nhau xô vào bờ như đang chơi đùa với bãi cát. Những hàng dừa đung đưa theo gió, trông như những cô thiếu nữ duyên dáng. Những con thuyền trắng đậu im lìm trên mặt biển như những chú thiên nga đang say ngủ. Các bác làm nghề chài đang chuẩn bị đồ đạc để đi làm. Con thuyền đánh cá đêm qua đã trở lại, ai cũng vui vẻ khi nhìn thấy mẻ cá của mình đầy ắp. Chị gió thổi nhẹ qua làm cho không khí trở nên mát mẻ và dễ chịu. Cảnh biển trong buổi bình minh thật đẹp biết nhường nào.

Mk tự làm nhé bn!

Chúc bn học giỏi!



 

21 tháng 11 2020

đề 1

Thế là một năm bận rộn đã qua đi,để lại cho ta bao cảm giác mới lạ và không khí se lạnh vào ngày đầu tiên của năm mới. Vậy là mùa xuân đã đến.

Thời tiết tuy lạnh nhưng trời lại hửng lên,mang theo hơi ấm của mùa xuân.Nhìn ra cửa sổ, bầu trời trong xanh,những cô mây,cậu mây bồng bềnh như những que kẹo bông đang chơi đùa với gió.Ông mặt trời vàng rực chiếu những tia nắng vàng ấm áp,mượt mà xuống mặt đất.Hai bên đường,hàng cây trơ trụi lá không còn nữa,thay vào đó là những chồi non mơn mởn.Trên cây,những chú chim họa mi hót líu lo như muốn chào đón nàng tiên mùa xuân.Khu phố em ở đã được quét dọn và sơn mới.Nó vui vẻ,hãnh diện khi có bộ cánh mới đón tết. Nhà nào cũng treo những lá cờ đỏ sao vàng bay phất phới.Không khí phấn khởi, náo nức chuẩn bị đón tết bao chùm khắp không gian.Mọi vật đều thay đổi.

Ai cũng hân hoan và vui vẻ,gạt bỏ những âu lo,bộn bề trong năm.Không còn vẻ mặt đăm chiêu hay những tiếng gắt gỏng.Ra đường mọi người cùng chúc nhau năm mới may mắn,vạn sự như ý.Tất cả trở nên tình cảm hơn.Bọn trẻ em được bố mẹ mừng tuổi và mua quần áo mới,trông đứa nào cũng đẹp,cũng xinh.Những tiếng nô đùa,reo hò làm không khí ngày xuân thêm tưng bừng.Những cửa hàng bánh,mứt chật kín người.Những cành hoa đào,mai được bày bán khắp phố.Mọi người tấp nập đi sắm tết.

Ngày xuân làm mọi người thêm gần nhau hơn,làm cho không khí thêm náo nhiệt, nhộn nhịp. Những người đi xa trở về quê hương,nhà nào cũng sum họp bên nhau đông đủ.Em rất thích mùa xuân..

đề 2 

Quê hương biết mấy thân yêu...

Vâng! Đúng vậy. Chúng ta ai cũng có một quê hương đê mà yêu mà nhớ. Với em, sức hấp dẫn mạnh mẽ nhất vẫn là cảnh đẹp mê hồn của buổi bình minh trên quê hương.

Khi chú gà trống cất tiếng gáy em đã thức dậy chạy ra sân với bài tập thể dục nhịp điệu nhẹ nhàng. Khí trời se lạnh, gió thoảng, khẽ lay động. Cả làng xóm dường như bồng bềnh trong biển sương sớm. Về phía đông, mặt trời tròn xoe, ửng hồng còn e ấp sau hàng bạch đàn, toả ánh sáng lấp lánh như hình rẽ quạt nhiều màu rực rỡ. Trên không, từng đám mây trắng, xanh với các hình thù kỳ lạ đang nhè nhẹ trôi. Bỗng ánh đèn từ trong ngôi nhà thức sớm đã vội vã tắt. Khói bếp lại bay lên quyện vào sương mai tạo nên những dải lụa mềm uốn lượn trên bầu trời rộng rồi lan tỏa nhanh cả khắp cánh đồng. ở đây lúa bắt đầu chắc hạt, trĩu bông, ngả đầu vào nhau thì thầm trò chuyện. Nhìn ra xa, cánh đồng như một tấm thảm khổng lồ màu vàng nhạt, nhấp nhô theo làn gió sớm. Trong ánh sáng dịu dàng buổi bình minh, sương tan, ánh nắng chan hoà. Đến khi vầng đông đã thực sự hiện ra giữa màn mây trắng, chiếu ánh sáng kì diệu xuống mọi vạn vật thì làng xóm như bừng lên dưới ánh bình minh. Cánh đồng lúa tràn ngập nắng và rộn ràng mọi âm thanh, tiếng động. Em say sưa ngắm cảnh và hít thở không khí trong lành mà đã lâu chưa được thưởng thức. Tất cả tạo nên một bức tranh quê tuyệt vời.

Được thưởng thức buổi bình minh trên quê hương thân yêu, tâm hồn em thêm vui khoẻ, lạc quan và yêu cuộc sống. Em hứa sẽ cố gắng học giỏi, rèn luyện tốt để mai này góp phần làm cho quê hương mình ngày càng tươi đẹp, ấm no hơn nữa.

mk ko hề chép !!!

chúc học tốt

11 tháng 2 2018

khó thể xem trên mạng

2 tháng 2 2019

1. Mở bài: Bố là người cần cù và tháo vát nhất trong gia đình em.

2. Thân bài:

a) Ngoại hình:

- Ngoài bốn mươi tuổi.

- Thích mặc bộ quần áo công nhân màu xanh đậm, đội nón nhựa

- Dáng cao, gầy.

- Da màu bánh mật.

- Đôi tay rắn chắc.

- Cặp mắt tinh anh.

- Cặp lông mày đen.

- Mũi cao.

- Khuôn mặt vuông vức, quai hàm bạnh.

- Miệng tươi cười.

- Hàm răng trắng có chiếc răng khểnh rất có duyên.

- Bàn tay to rám nắng.

- Bước chân thường sải dài, chắc nịch.

b) Tính tình:

- Quan tâm đặc biệt đến con cái.

- Quan tâm đến các thành viên trong gia đình.

- Sống nhân nghĩa, giúp đỡ người nghèo khó.

- Quan tâm đến hàng xóm, láng giềng.

- Tháo vát mọi việc trong gia đình.

- Làm đâu ra đấy, ít thích nghỉ ngơi

- Bố thường dạy em coi trọng chữ nhân nghĩa ở đời.

- Bố nghiêm khắc khi con cái mắc lỗi.

- Quan tâm sửa sai cho em để mỗi ngày một tiến bộ hơn.

3. Kết bài:

- Bố là một trụ cột gia đình, là điểm tựa cho em.

- Em rất yêu bố

- Em nguyện chăm ngoan, học giỏi để bố vui lòng.

2 tháng 2 2019

cuộc thi viết thư quốc tế UPU đúng ko bạn 

Bài làm

Trường mình đẹp lắm! Đẹp nhất là những buổi sớm mai của mùa xuân trước khi vào giờ học. Lúc ấy, ông mặt trời vừa nhô lên lơ lửng như một quả bóng vàng khổng lồ, tỏa những tia nắng dìu dịu xuống vạn vật. Đất trời bừng tỉnh dậy sau một đêm dài. Đó cũng là lúc tụi nhỏ chúng mình ríu rít đến trường để được ngắm những cảnh đẹp của một ngày nắng mới.

Sân trường lúc này mới nhộn nhịp, tấp nập làm sao! Nhìn từ xa như có một đàn bướm trắng rập rờn bay lượn trong nắng sớm. Màu áo, màu khăn quàng hòa lẫn trong sương sớm bàng bạc. Hai cánh cổng trường mở ra từ lúc nào. Người ra, người vào nhộn nhịp không khác gì một ngày hội. Giữa sân trường, những cây điệp, cây phượng cành lá còn đọng những hạt sương sớm long lanh như những viên ngọc giữa màu xanh lục của tán lá, như vui mừng chào đón những người bạn thân quen. Sân trường sôi động hẳn lên bởi tiếng cười, tiếng nói râm ran. 

Những em học sinh lớp Một vai mang cặp, tay xách bình nước được ba mẹ đưa đến tận lớp học, gương mặt còn ngơ ngác. Những học sinh lớp trên thì bạo dạn hẳn bởi đã quen trường quen lớp nên chạy nhảy đùa nghịch như những chú bê con nô đùa trên đồi cỏ. Khắp sân trường, những trò chơi của tuổi nhỏ diễn ra sôi động, hấp dẫn. Chỗ này chơi bi, chỗ kia đá cầu, chỗ nọ đuổi bắt nhau… Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục, cổ vũ cho đường bay của những trái cầu đẹp mắt hay một đường bi chính xác được bắn ra từ một “xạ thủ” nào đó. Nhóm các bạn gái cũng không kém phần sôi động. Trò chơi nhảy dây quen thuộc lúc nào cũng hấp dẫn mọi người. Sợi dây uốn lượn lên xuống nhịp nhàng với những bước nhảy đẹp mắt, trông các bạn như những “nghệ sĩ xiếc” chơi trò nhảy dây trên màn ảnh nhỏ. Trên cành điệp, cành phượng cao tít, những chú chìa vôi, chim sẻ, chích bông… cũng đua nhau cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hòa mình với cuộc vui bên dưới. Mình cũng tham gia tích cực vào trò chơi kéo co. Bởi mình kéo rất khỏe và thường đem về chiến thắng cho đồng đội nên được các bạn đặt cho cái tên ngồ ngộ: “đầu máy xe lửa”. Ở trong các hành lang cua lớp học, rải rác một so nhóm đang chụm đầu vào nhau bàn bạc sôi nổi về những bài tập chưa giải được. Hòa trong khí thế sôi động ấy, những bản nhạc thiếu nhi phát ra từ cái loa phóng thanh đặt ở phòng thiết bị nghe sao mà náo nức, rộn rã. Quang cảnh sân trường của mình trước giờ vào học: tấp nập, nhộn nhịp chẳng khác nào một ngày hội “Phù Đổng” thi tài đua sức.

Dẫu mai đây, chúng mình phải chia tay với những ngày vui của tuổi thơ thì dư âm của của những buổi sáng đẹp trời trong cái sân trường trước buổi học mãi đọng lại trong tâm hồn với hương vị ngọt ngào, êm dịu nhất.

# Chúc bạn học tốt #

23 tháng 2 2019

Những buổi sáng đẹp trời, em cùng các bạn thường cắp sách tới trường với tâm trạng háo hức phấn khởi. Bởi niềm vui của tuổi thơ chúng em là những giây phút túm năm tụm bảy trước giờ học hay giờ ra chơi, những gây phút ngắm cảnh sân trường vào buổi sớm mai. 
Bầu trời trong xanh, thoáng đãng, không khí rất trong lành. Chỉ có tiếng lá cây xào xạc và tiếng chim hót líu lo. Lúc này, sân trường thật tĩnh mịch, yên ả. Có rất ít học sinh đến trường. Những ánh đèn trong lớp học dần được thắp sáng, những chiếc quạt cũng dần bật lên, để lộ những hàng ghế màu vàng. Ba dãy nhà tầng được xếp theo hình chữ L, để lại một khoảng sân trống rỗng với lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới, cũng chẳng có tiếng học sinh nô đùa. Mặt trời đã nhô lên, trông giống như quả bóng khổng lồ .Những tia nắng dìu dịu chiếu xuống sân trường làm nó sáng hẳn lên. Những giọt sương sáng sớm đọng lại trên những chiếc lá xanh non long lanh như những hạt ngọc. Một vài phút sau, học sinh đến nhiều hơn. Bây giờ, sân trường đã náo nhiệt hơn lúc trước. Tiếng học sinh cười, nói vang dội khắp sân trường. Mỗi bạn chơi một trò, bạn thì đá cầu, bạn thì nhảy dây...Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục cổ vũ cho những người thắng cuộc. Trên cành phượng, cành xà cừ những chú chim sẻ, chim chích bông đua nhâu nhảy nhót, cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hoà mình với những cuộc vui phía dưới. Các thầy, cô giáo đều đã đến trường để chuẩn bị bài giảng của mình. Bác trống nằm im nhìn chúng em. Các khu nhà sáng rực lên như được rát vàng. Mấy phút sau, tiếng trống vào học vang lên: Tùng! Tùng! Tùng!”, thế là giờ học bắt đầu. Bên ngoài không khí lại tĩnh mịch, yên lặng trở lại. Chỉ còn lá cờ bay phần phật và tiếng cô giáo giảng bài vang vang. 
Em rất thích quang cảnh của buổi sớm mai vì đó là một quang cảnh yên tĩnh và thơ mộng đáng nhớ.

Hok tốt !