Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhân vật Thánh Gióng trong tác phẩm cùng tên đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc.Khi được chào đời,chàng đã được sinh ra trong một gia đình nghèo,chứng tỏ Gióng đã được sinh ra từ nhân dân.Câu nói đầu tiên của Gióng là câu nói xin đi đánh giặc,câu nói đó đã thể hiện tình yêu nước sâu sắc, yêu Tổ quốc quê hương. Gióng đã đánh giặc bằng tất cả tình yêu thương của mình với To quốc,và để làm được điều đó,Gióng đã được bà con trong làng nuổi nấng,chăm sóc.Điều đó chứng tỏ Gióng là biểu tượng của tinh thần đoàn kết,sức mạnh của toàn nhân dân.Qua những yếu tố trên,ta có thể thấy Gióng là sản phẩm do lòng yêu nước,tình yêu thương,và cả sức mạnh đoàn kết của nhân dân trong buổi đầu dựng nước
Thánh gióng là người anh hùng dũng cảm. Muốn giúp sức cho nước nhà mà không ham lợi. Đây cũng là biểu tượng và mong muốn của nhân dân ta về 1 vị anh hùng cứu nước. Và nó như được hiện thực hóa bởi những thứ dân dã nhất đặc trưng nhất của nước ta. Dù vủ khí thô sơ như tre thì vị anh hùng vẫn đứng lên cứu nước và nhân dân ta!
Tự nghĩ nha!! 9 dòng viết tay đó
Câu 2:
Truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng Ngữ Văn 6 mang lại sự không chỉ là sự giải trí và bài học đích đáng cho những kẻ hống hách “xem trời bằng vung” như là chú ếch.
Chú ếch sống lâu ngày trong giếng cứ nghĩ nghĩ bầu trời bé như một cái vung, chú nghĩ rằng những con vật tồn tại xung quanh chỉ có cua, ốc, nhái, bầu trời chỉ nhỏ như cái miệng giếng mà không nghĩ rằng tất cả đó chỉ là một phần rất nhỏ của cuộc sống và môi trường.
Nơi chú ếch đang sống có các con vật nhỏ bé mà chỉ cần nghe thấy tiếng kêu chú ếch đã khiếp sợ điều này khiến chú đã trở nên kiêu căng. Tính cách ấy được ếch coi trời bằng vung, khinh đời. Đến một ngày khi trời mưa lớn, đưa ếch ra khỏi cái đáy giếng nhỏ bé đó thì mọi chuyện đảo lộn hết. Môi trường sống thay đổi không còn là phạm vi nhỏ hẹp nữa đòi hỏi ếch phải thay đổi, tuy nhiên ếch vẫn nghĩ rằng mặt đất kia cũng giống như đáy giếng.
Câu chuyện về chú ếch cũng nhằm phê phán những người có thói khoác lác, khuyên răn những con người nên mở rộng hơn tầm nhìn hạn hẹp của mình. Tác giả đặt bối cảnh vào nhân vật để nêu lên ý nghĩa tượng trưng qua những hình ảnh hiện thực. Tiếng kêu của ếch thì âm vang mà giếng lại quá nhỏ không đủ để cho ếch nhận ra sự hống hách và kém hiểu biết thái quá của chính mình. Chính vì vậy cơn mưa không phải là nguyên nhân gây nên cái chết của ếch mà chính và thói chủ quan không coi ai ra gì của nó gây nên.
ngày sinh nhật của em thì em tự vt chớ , nói chung thì lúc đó là ngày nào tháng nào nêu tâm trạng của mình nè , rồi được tổ chức thế nào, cảm xúc của mình ra sao , biết ơn mọi người chẳng hạn , kết thúc đại loại là em nêu tấm lòng của mình ( ngày hôm nay là ngày tuyệt vời nhất của em , em rất thích sinh nhật vì....)
Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài. Trong truyện, tác giả đã xây dựng nhân vật chính là chú Dế Mèn với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý. Nhưng nhân vật mà em ấn tượng nhất là chú dễ choắt. Dù chỉ xuất hiện ở những phần đầu câu chuyện nhưng những câu nói cuối cùng của chú trước khi mất nhưng nó làm cho mỗi độc giả mãi không thể nào quên. Cậu là một người có thân hình nhỏ bẻ nhưng khá am hiểu sự đời, cách đối đãi với mọi người xung quanh. Bằng chứng là câu nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. Chỉ vài câu thôi, nhưng nó đã làm thay đổi một Dế Mèn kiêu căng, ngạo mạn lúc bấy giờ. Vậy mỗi người chúng ta hãy học theo Dễ Choắt, đừng bao giờ kiêu căng, làm việc bậy bạ mà ảnh hưởng đến cả mình, cả người khác.
Dế mèn trong bài "Bài học đường đời đầu tiên" được Tô Hoài khắc họa là một chàng dế thanh niên cường tráng, khỏe mạnh, rất đẹp những điều đó được thể hiện qua các hình ảnh như: đôi càng to, mẫm bóng; cặp râu dài; cái đầu to, rất bướng;... nhưng Dế Mèn lại có tính cách là hống hách, kiêu ngạo, không coi ai ra gì do đó đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt và Dế Mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình ( A, mình xin lỗi, mình sẽ viết bài mới ở dưới)
Đối với em, Dế mèn là một cậu dế bảnh trai, cường tráng, khỏe mạnh với nhiều hình ảnh như: với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh... bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, lại thêm đầu... to ra và nổi từng tảng rất bướng, hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lười liềm máy làm việc..., Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ. Oai phong hơn, Dế Mèn còn có sợi râu... dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Dương dương tự đắc, chú ta đi đứng oai vệ, luôn tranh thủ mọi cơ hội để thể hiện mình. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, chú ta “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ” hay chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm (quát các chị Cào Cào, đá anh Gọng Vó,...). Tính cách của Dế Mèn lại kiêu căng, xốc nổi, điệu đàng, hung hăng và ngộ nhận. Thái độ của Dế Mèn với Dế Choắt là kẻ cả, trịch thượng (qua cách đặt tên là Dế Choắt, ví von so sánh như gã nghiện thuốc phiện, xưng hô chú mày, tính tình khinh khỉnh, giọng điệu bề trên, dạy dỗ). Không những thế, Dế Mèn còn tỏ ra ích kỉ, không cho Dễ Choắt thông ngách sang nhà, lại còn mắng “Đào tổ nông thì cho chết”.Khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thật hung hăng, kiêu ngạo: “Sợ gì ? Mày bảo tao sợ cái gì ? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa !”. Thậm chí, hát trêu xong, Dế Mèn vẫn tự đắc, thách thức: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu !”. Nhưng khi chứng kiến chị Cốc đánh Choắt, Dế Mèn khiếp hãi “nằm im thin thít”. Biết chắc chị Cốc đi rồi, mới dám “mon men bò lên”. Từ hung hăng, kiêu ngạo, Dế Mèn trở nên sợ hãi, hèn nhát. Qua đó, Dế mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.
Kính chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là..........học sinh.........trường......... Sau đây tôi xin kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân mình. Cuộc sống hiện đại cuốn chúng ta vào guồng quay cùng sự phát triển nhộn nhịp khiến ta đôi khi buông lơi những mối quan hệ tưởng chừng như rất quan trọng trong một khoảng thời gian nào đó. Chỉ đến khi gặp lại họ, một cách tình cờ, ta mới thấy bản thân đã mất đi những gì.
Nhà tôi thuê một chiếc taxi để trải nghiệm đường rừng từ Đà Lạt. Đường rừng chưa được cải thiện nhiều, đường rất gồ ghề khó đi. Nhưng bỏ qua những trở ngại ấy, tôi đắm chìm vào những cánh rừng bạt ngạt, xanh mướt. Gần đến Đà Lạt rừng càng dày đặc, không khí cũng dễ chịu hơn. Tôi còn nghe thấy cả tiếng chim lảnh lót hót vang khu rừng đem lại cảm giác bình yên chưa từng có. Ở thành phố bây giờ rất khó kiếm tiếng chim hót vì chúng bị chiếm hết những ngôi nhà xanh để xây dựng đô thị, nhà cao tầng, chung cư… Tôi thích Đà Lạt cũng vì cái lẽ đó. Tôi thích khung cảnh bình yên và nhẹ nhàng.Trước khi đến với những kỉ niệm ở Đà Lạt, tôi sẽ giới thiệu qua một vài bức ảnh lưu kỉ niệm của bản thân ở Đà Lạt. Cả nhà tôi dành 3 ngày để ở lại Đà Lạt và trải nghiệm thành phố của tình yêu này. Chúng tôi đi thăm vườn hoa, trải nghiệm chợ đêm Đà Lạt và thử đi ngựa rồi đi xe đạp quanh thành phố. Đà Lạt yên bình và nhẹ nhàng lắm. Ở Đà Lạt, chúng tôi được trải nghiệm cái mà người ta gọi là “một ngày bốn mùa”. Sáng như mùa xuân, trưa như mùa hè, chiều mang hơi thở mùa thu và tối lạnh như chớm đông. Tối nào tôi cũng đòi bố mẹ đến chợ đêm vì tôi yêu thích trải nghiệm ẩm thực nơi đây với sữa chua dâu, sữa đậu, bánh canh, bánh tráng nướng,…
Nhưng có một trải nghiệm mà tôi không thể quên, đó là gặp được bạn cũ của mình ở đó. Ánh là người bạn thân thời câp 2 của tôi. Chúng tôi đã trải qua 4 năm cấp 2 với biết bao trải nghiệm cùng nhau từ vui đến buồn. Chúng tôi đã từng hứa sẽ trở thành bạn thân cho đến mãi về sau. Vậy mà cuối cùng, Ánh lại không đỗ vào ngôi trường mơ ước của chúng tôi. Còn tôi, khi vào môi trường mới và có chút áp lực về việc phải giữ vững phong độ học tập, vô tình đã quên mất người bạn ấu thơ này. Cho đến khi bất ngờ gặp Ánh tại hội chợ, cô bạn cũng đi du lịch ở đây vào dịp này, tôi chợt sững người lại. Chúng tôi nhìn nhau rất lâu trước khi có thể mở lời chào nhau. Mọi thứ trở nên gượng gạo, ngượng ngùng cứ như thể những con người mới quen nhau lần đầu. Cuối cùng, bọn tôi xin phép bố mẹ để cùng đi với nhau một lúc. Chúng tôi ngồi lại, kể cho nhau nghe về cuộc sống trong thời gian vừa rồi. Ánh có nói một câu khiến tôi rất đau lòng “Tớ thấy cậu vui vẻ với những người bạn mới quá nên tớ ngại làm phiền cậu”. Ôi chữ “phiền”! Tôi đâu có ngờ được sự vô tâm của mình đã khiến bạn mình đau lòng như thế. Tôi ân hận vô cùng vì sự việc ấy. Chúng tôi đã ngồi bên nhau rất lâu, nói với nhau những điều giấu trong lòng và quyết định làm hòa. Kết thúc chuyến đi, chúng tôi về cùng nhau và từ đó vẫn giữ mối quan hệ thân thiết đến bây giờ.
Chuyến đi vừa rồi đã mang lại cho tôi nhiều điều. Nó mang lại những giây phút giải trí thoải mái sau quãng thời gian học tập căng thẳng. Nó mang lại những kiến thức về văn hóa, địa lí,… về vùng đất mới. Nhưng đặc biệt, nó tìm lại cho tôi một tình bạn đẹp. Tôi nhận ra rằng: Không có điều gì có thể phá vỡ tình bạn ngoài sự vô tâm của bản thân. Tôi mong muốn có được nhiều thời gian hơn với Ánh, có thể là trong một chuyến đi mới, để có thể lưu giữ tình bạn này. Mong rằng tất cả mọi người hãy quan tâm hơn đến những người xung quanh mình để không phải hối hận như tôi đã từng. Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Tôi rất vinh hạnh nếu được nghe chia sẻ của thầy cô và các bạn về kỉ niệm của mọi người.
Chúc bn học tốt! (Có thể hơi dài, bn có thể chọn những ý bn thích thui!)
Bn ơi, nếu dài quá thì bn chỉ cần chọn những ý bạn thích thui!
Vào mỗi dịp tết đến, xuân về, trên khắp mọi miền Tổ quốc thân thương của em lại có dịp được làm và thưởng thức những loại bánh cổ truyền rất thơm ngon. Đó chính là bánh chưng và bánh giầy. Có thể nói, mỗi khi nhắc đến hai loại bánh ấy ta lại nhớ đến câu truyện truyền thuyết bánh Trưng bánh Giầy được nhân dân lưu truyền đến tận ngày nay. Đặc biệt, Lang Liêu – một nhân vật chính tiêu biểu trong truyện là người đã để lại những ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Trong tác phẩm, Lang Liêu được nói đến là một người “chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai …”. Đó là một người giàu nhân đức, rất cần cù, chăm chỉ, sống gần dân, biết coi trọng nghề nông là nghề truyền thống của dân tộc từ ngàn đời. Chàng mồ côi mẹ, là một chàng hoàng tử bị “lép vế”, chịu nhiều thiệt thòi nhất trong hoàng tộc. Một hôm nhà vua , vua muốn truyền ngôi nên vua đã gọi các con đến và nói sẽ truyền ngôi cho người nào làm vừa ý ta.Nhưng bời bấy lâu nay vốn là người quanh năm chỉ gắn bó với đồng ruộng, cỏ cây, nên chàng không thể có những loại báu vật quý giá như ngà voi, ngọc ngà châu báu để dâng vua. Càng gần tới ngày dâng lễ vật chàng càng lo lắng tới mức quên ăn quên ngủ. Một hôm do mệt quá nên Lang Liêu chợt thiếp đi. Trong giấc mơ, Lang Liêu gặp một vị thần tiên và người đóđã nói với chàng “Trong trời đất không có gì quý bằng gạo, chỉ có gạo mới nươi sống con người. Khi tỉnh dậy, nghĩ lại lời thần nói nói trong giấc mơ vô cùng đúng đắn nên chàng đã gói những chiếc bánh như trong giấc mơ. Chàng chọn gạo nếp trắng tinh thơm lừng , vo thật sạch, lấy đậu xanh ,thịt lợn làm nhân lấy lá rong gói bánh. Trong ngày dâng lễ vật cúng tiên vương, chỉ duy nhất hai loại bánh của Lang Liêu là giản dị và ít có giá trị vật chất nhất. Vua đi qua một lượt ,nhưng khi ăn tới món ăn của Lang Liêu nhà vua cảm thấy ngạc nhiên bởi món ăn đó có mùi vị thơm ngon, Vua chầm ngâm suy nghĩ rồi chọn thứ bánh ấy làm lễ cúng Tiên vương Nhà vua nói Chiếc bánh hình vuông tượng trưng cho trái đất gọi là bánh trưng còn chiếc bánh hình tròn tượng trưng cho bầu trời bao la rộng lớn gọi là bánh nói rồi vua liền truyền ngôi cho Lang Liêu vì trong 20 người con của vua thi chỉ có Lang Liêu là hiểu được ý vua cha.Chính từ lúc đó, nhà vua quyết định lấy loại bánh này để cúng giỗ tổ tiên trong những ngày Tết, những ngày giỗ tổ tiên. Phong tục này vẫn còn được gìn giữ và lưu truyền đến tận ngày nay. Lang Liêu không chỉ là một nhân vật biểu tượng cho truyền thống cần cù, nhân nghĩa, sáng tạo của dân tộc mà còn hiện lên như một người anh hùng văn hóa của đất nước. Chàng đã biết tiếp thu, chắt chiu, tìm tòi, sáng tạo từ những thành quả của nhân dân trong suốt quá trình xây dựng nền văn hóa dân tộc. Việc Lang Liêu được thừa kế ngôi vua là một kết quả xứng đáng cho một người con hiền lành, chịu khó, một con người tài năng, sáng tạo và một tấm lòng nhân đức, lương thiện. Không chỉ vậy, nhân vật Lang Liêu trong câu chuyện còn thể hiện một chân lý: những con người ở hiền thì sẽ được trời thương giúp đỡ.
Trong truyện cổ dân gian, sự xuất hiện của Thần, Tiên, Bụt, Phật … đã tạo nên yếu tố hoang đường, yếu tố kì diệu. Những nhân vật siêu nhiên ấy nhằm giúp đỡ, độ trì người nghèo, bênh vực kẻ yếu, ban phép lạ cho người tốt, trừng phạt bọn xấu xa, gian ác trong cuộc đời. Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy cũng có nhân vật Thần. Thần xuất hiện trong giấc mộng, mách bảo cho Lang Liêu mới được nối ngôi Vua “tuy đúng, nhưng chưa thật đầy đủ. Chưa thật đầy đủ ở điểm nào? Vì ý kiến ấy chưa đề cập đến yếu tố con người, van trò con người. Đó là Lang Liêu và nhà vua.
Lang Liêu là một ông hoàng “chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai …”. Đó là một ông hoàng giàu nhân đức, rất cần cù, sống gần dân, biết trọng nghề nông là nghề căn bản của dân tộc. Anh mồ côi mẹ, là một ông hoàng bị “lép vế” trong hoàng tộc nên mới được Thần hiến kế và độ trì. Việc Lang Liêu gặp Thần trong giấc mộng có ý nghĩa là Lang Liêu được lòng dân, bởi lẽ “thần bảo như dân bảo”.
Lang Liêu là một con người rất sáng tạo. Thần chỉ nói về giá trị của gạo, và mách bảo Lang Liêu nên lấy gạo để làm bánh, chứ không chỉ về cách thức cụ thể làm bánh ra sao. Thế nhưng Lang Liêu đã biết lấy gạo nếp đem vo sạch, lấy đõ xanh và thịt lợn làm nhân, lấy lá dong gói thành bánh hình vuông đem nấu chín; biết đồ gạo nếp, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn. Lang Liêu đã sử dụng nguyên liệu sẵn có của nhà nông, của quê hương xú sở, sáng tạo thành hai thứ bánh rất ngon. Anh rất xứng đáng nhận mọi phân thưởng cao quý.
Bánh của Lang Liêu sáng tạo nên không chỉ ngon mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu xa, tốt đẹp. Bánh giầy tượng trung cho Trời, bánh chưng tượng trưng cho Đất. Thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài. Có thể nói đó là sự hòa hợp giữa con người với đất trời, thiên nhiên tạo vật. Lá dong bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Vua Hùng qua chiếc bánh chưng xanh gói bằng lá dong mà nêu cao bài học thương yêu đòan kết. Nhà vua ngẫm nhắc các hoàng tử và quân thần bài học giữ nước. Bánh chưng, bánh giầy với biểu tượng cao quý ấy đã thể hiện cái tâm cái tài, nhất là lòng trung hiếu của Lang Liêu. Lang Liêu đã làm vừa ý vua cha, xứng đáng được vua Hùng truyền ngôi báu, có Tiên vương chứng giám.
Truyền thuyết này đã giải thích nguồn gốc và tính nhân văn của bánh chưng, bánh giầy. Truyện bộc lộ niềm tự hào về một nét đẹp truyền thống của đất nước ta với hương vị Tết cổ truyền rất đậm đà. Và đó chính là bản sắc tốt đẹp của nền văn hóa, nền văn hóa Việt Nam.
Sâu xa hơn nữa, truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy còn thể hiện ý thức lấy nước, lấy dân làm gốc, coi trọng nghề nông, quý hạt gạo, biết ơn tổ tiên, kính Trời Đất với tất cả tấm lòng hồn hậu, chân thành của con người Việt Nam chúng ta.
chúc bạn học thật tốt nha>.<