K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 12 2017

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là một trong số những vị anh hùng .Điểm nổi bật ở Ông là tấm lòng thiết tha yêu nước của Tấm lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn đã thể hiện cao độ khi ông tố cáo tội ác của quân thù bằng lời lẽ đanh thép. Trước nạn ngoại xâm, quốc gia dân tộc đang lâm nguy. Trần Quốc Tuấn không khỏi băn khoăn lo lắng, đến độ quên ăn, mất ngủ, xót xa như đứt từng khúc ruột.Không chỉ căm thù giặc mà trần Quốc Tuấn còn nguyện hy sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc.Trần Quốc Tuấn quả là một con người yêu nước thương dân, ông đúng là tấm gương sáng cho binh sĩ noi theo để mà biết hy sinh bản thân vì nước vì dân. 
Một vị tướng tài ba, ngoài lòng yêu nước, họ còn phải biết yêu thương binh sĩ. Và Trần Quốc Tuấn đã hội tụ đủ những yếu tố đó. Ông luôn quan tâm, chia sẻ, xem binh sĩ như những người anh em khi xông pha trận mạc cũng như khi thái bình: “không có mặc thì ta cho cơm, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ra cấp bổng, đi thủy thì cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa”. Thật là cảm động thay cho tình sâu nghĩa nặng của ông đối với binh sĩ. 
Toàn bộ văn bản “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn đã chứng minh được một điều rằng: ông là một vị tướng kiệt suất tài ba, không những giỏi về quân sự mà còn văn chương xuất chúng, mấy ai sánh được. Ngoài ra ông còn thấm đẫm một niềm thương dân sâu sắc, là tiêu biểu cho lòng yêu nước lúc bấy giờ. Tác phẩm này của ông xứng đáng là một ánh thiên cổ hùng văn trong nền văn học nước nhà. Tên tuổi của Ông đã gắn liền với những chiến công hiển hách của dân tộc.

3 tháng 12 2017

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là một trong số những vị anh hùng .Điểm nổi bật ở Ông là tấm lòng thiết tha yêu nước của Tấm lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn đã thể hiện cao độ khi ông tố cáo tội ác của quân thù bằng lời lẽ đanh thép. Trước nạn ngoại xâm, quốc gia dân tộc đang lâm nguy. Trần Quốc Tuấn không khỏi băn khoăn lo lắng, đến độ quên ăn, mất ngủ, xót xa như đứt từng khúc ruột.Không chỉ căm thù giặc mà trần Quốc Tuấn còn nguyện hy sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc.Trần Quốc Tuấn quả là một con người yêu nước thương dân, ông đúng là tấm gương sáng cho binh sĩ noi theo để mà biết hy sinh bản thân vì nước vì dân. 
Một vị tướng tài ba, ngoài lòng yêu nước, họ còn phải biết yêu thương binh sĩ. Và Trần Quốc Tuấn đã hội tụ đủ những yếu tố đó. Ông luôn quan tâm, chia sẻ, xem binh sĩ như những người anh em khi xông pha trận mạc cũng như khi thái bình: “không có mặc thì ta cho cơm, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ra cấp bổng, đi thủy thì cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa”. Thật là cảm động thay cho tình sâu nghĩa nặng của ông đối với binh sĩ. 
Toàn bộ văn bản “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn đã chứng minh được một điều rằng: ông là một vị tướng kiệt suất tài ba, không những giỏi về quân sự mà còn văn chương xuất chúng, mấy ai sánh được. Ngoài ra ông còn thấm đẫm một niềm thương dân sâu sắc, là tiêu biểu cho lòng yêu nước lúc bấy giờ. Tác phẩm này của ông xứng đáng là một ánh thiên cổ hùng văn trong nền văn học nước nhà. Tên tuổi của Ông đã gắn liền với những chiến công hiển hách của dân tộc.

Tham khảo:
Đoạn thơ thể hiện tình cảm biết ơn, hiếu nghĩa của người con đối với người mẹ của mình. Mẹ đã phải thức khuya, dậy sớm, làm lụng vất vả để mang đến hạnh phúc cho những đứa con của mình từ thuở vừa lọt lòng. Những đêm mẹ thức trắng làm việc để kiếm tiền nuôi cho con mình được ăn ngon, mặc đẹp. Đôi bàn tay gầy gầy, xương xương, chai sần vì công việc đồng áng của mẹ đã làm đủ mọi việc trên đời, tôi nhớ những buổi trưa hè mẹ ngồi quạt mát cho chúng tôi; và ủ ấm cho chúng tôi cả những ngày mùa đông giá rét. Mẹ đã hi sinh tất cả vì các con của mình. Mẹ ơi, con yêu mẹ biết bao!

Cảm ơn bạn.🤗💖

17 tháng 8 2023

i do not know

10 tháng 1 2022

Quê hương em chính là cái nôi êm đềm đã cho em biết bao nhiêu tình yêu thương chân thành nhất.Thường thường vào buổi chiều khi mặt trời đã sắp lặn em lại đứng trên bờ đê thân thuộc để ngắm nhìn quê hương thân yêu của mình,xa xa bên kia là thành phố nhộn nhịp khác hẳn với phong thái yên bình,tĩnh lặng ở nơi đồng quê thơm mùi lúa chín.Cái mảnh đất thân thuộc này chính là nơi em được sinh ra,lớn lên trong vòng tay ấm áp của những người thân yêu,quê hương em mênh mông,bát ngát là những cánh đồng lúa đã chín rộ,thơm lừng.Này nhé! Quê em còn nổi tiếng với cả món "đặc sản" nhãn lồng nữa cơ đấy! Cứ vào độ tháng năm,tháng sáu ngồi ở ngoài hiên nhà ta cũng có thể ngửi thấy thoang thoảng mùi nhãn chín,đấy là còn chưa kể đến vị ngọt thanh của quả nhãn đâu,ngon ơi là ngon.Quê hương em có rất nhiều người là mẹ anh hùng có thể nói quê hương em là một nơi rất nghĩa tình, đã sản sinh ra những đứa con ưu tú của Đảng,của nhà nước.Những người con ấy đã tình nguyện ra đi vì quê hương đất nước. 

12 tháng 10 2016

Tuổi thơ, bước chân chưa đi xa, nhưng "hồn" chân quê được giáo dưỡng từ lời ông bà, từ hương quê – hương nhãn máu thịt. Và đến hôm nay, quê tôi vẫn giữ gìn, vun xới cho nhãn lồng thêm sai quả. Cây nhãn lồng cổ thụ ở Phố Hiến 400 tuổi đã trở thành "bảo tàng sống" của giống nhãn lồng mà từ thời Lê Quý Đôn, ông đã ghi chép vào sách "Phủ biên tạp lục", nhưng "chút chít" của nó có mặt trên khắp xứ Hồng Châu màu mỡ. Từ bao đời nay, mạch sống của đất đai con người vẫn ngầm chảy không ngưng nghỉ như thể để tạo nên sắc thái riêng của quê hương, xứ sở cho chúng ta một "cõi nhớ" không thể quên nơi chốn sinh thành.

Nhìn những chú ong mật cần mẫn lấy phấn hoa nhãn để làm nên mật ong vàng dịu, trong veo, thơm hương nhãn, càng thêm thương người dân quê tôi cũng hệt như đàn ong mật kia, một nắng hai sương làm đẹp cho đời từ cây nhãn. Quả nhãn lồng thơm ngon, long nhãn, mật ong nhãn – những vị thuốc bổ được ưa chuộng, đều là những đặc sản của vùng đất sa bồi vốn được mở mang từ thuở Vua Hùng thứ 18.

 

12 tháng 10 2016

 Sinh ra trên mảnh đất Hưng Yên, cái chưa đi đã nhớ, chưa về đã thương của người xa quê từ xa xưa đã được ông cha ta khẳng định: “Dù ai buôn Bắc bán Đông/Đố ai quên được nhãn lồng Hưng Yên” (Ca dao). Bởi, thông thường người tha hương nhớ về những gì được coi là đặc trưng nhất của vùng quê mình: “Quê ta quê của tình thương/ Quê ta quê của vị hương nhãn lồng”; “Bình minh trên dải sông Hồng/ Sum suê bóng nhãn mượt đồng đay xanh” (Ca dao). Trở về Hưng Yên vào đúng mùa nhãn, chúng ta mới thấy hết được sức sống mạnh mẽ của nhãn và tình cảm sâu nặng của con người nơi đây đã bao đời gắn bó với nhãn.Nhãn ra hoa đúng vào mùa xuân còn quả chín vào tháng sáu âm lịch vì thế, ca dao có câu “Tháng sáu buôn nhãn bán trăm…”. Đi giữa hai hàng nhãn trĩu nặng trái vào “tháng nhãn” (chữ của Vũ Bằng), hương nhãn thơm mát tỏa ra như đưa ta ngược dòng thời gian trở về những miền ấu thơ. Thuở nhỏ, dưới tán nhãn xòe ra như một cây nấm cổ thụ, ta thường tập tụ nô đùa và nở những nụ cười khoái chí, hồn nhiên, những tiếng reo hò tinh nghịch như pháo rang làm rộn ràng một khoảng trời thơ. Rồi, sau những trận mưa trút, mấy người bạn thân cùng rủ nhau đi nhặt những trái nhãn rụng. Nhặt những trái nhãn chín mọng dưới tán cây nhãn, thỉnh thoảng những giọt mưa còn đọng lại trên lá rơi xuống mà cứ ngỡ nhãn rụng... Nhãn như người bạn cùng ta lớn lên từng ngày. Nhãn gắn bó mật thiết với tuổi thơ tanhư bóng với hình.

1 tháng 12 2016

Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.



 

 
1 tháng 12 2016

Chiến thắng Việt Bắc, Thu — Đông 1947 đã ghi vào lịch sử bằng những nét vàng son chói lọi của quân và dân ta. Khi chiến dịch đang còn diễn ra vô cùng ác liệt, để thế hiện tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu nước tha thiết, Người đã sáng tác bài thơ Cảnh khuya để tả cảnh suối rừng Việt Bắc vào một đêm trăng đẹp và nỗi lòng thao thức của Người.Bài thơ là âm hưởng , là tình yêu quê hương đất nước của Bác. Cảnh đẹp đêm trăng núi rừng say đắm lòng người, nhưng vẻ đẹp ấy không thể làm xua tan đi được nỗi lo lắng của Bác với đất nước. Lời thơ giản dị nhưng chân thực, câu thơ cuối bộc lộ sức nghĩ của Người về vận mệnh dân tộc, trước cuộc kháng chiến đầy cam go và trước thiên nhiên tươi đẹp.Kết hợp nhuần nhuyễn giữa bút pháp so sánh ẩn dụ, tả thực và khả năng liên tưởng, tưởng tượng bay bổng, phong phú, bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết trong phẩm chất thi sĩ – chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh.

Chúc bn hc tốt!