K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 3 2021

tham khảo

Trong lịch sử văn học dân tộc, áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai. Đó là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Chỉ qua đoạn trích “Nước Đại Việt ta” (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2) ta đã thấy rõ điều đó.


 
“Bình Ngô đại cáo” ra đời sau khi Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn đánh tan bè lũ xâm lược nhà Minh. Bài cáo ra đời bố cáo với toàn thiên hạ chiến thắng của dân tộc, khẳng định nền độc lâp tự chủ của nước nhà đồng thời cảnh tỉnh ý thức của binh lính nhà Minh về cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược nước ta.

Văn bản Nước Đại Việt ta là phần mở đầu của bài cáo. Tuy ngắn gọn nhưng đoạn trích nêu lên những tiền đề cơ bản, làm nổi bật những quan điểm tích cực, có ý nghĩa then chốt đối với nội dung của toàn bài. Những tiền đề đó là chân lí về nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

Văn bản được mở đầu bằng những lời văn đầy nhân nghĩa:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. Mà muốn yên dân thì trước hết phải diệt trừ bọn tàn bạo. Người dân mà tác giả nói đến ở đây là những người dân Đại Việt đang phải chịu bao đau khổ dưới ách thống trị của giặc Minh. Như vậy khái niệm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với lòng yêu nước, gắn liền với quốc gia, dân tộc. Những kẻ bạo ngược mà tác giả nói đến ở đây không phải ai khác, đó chính là bọn giặc Minh nói riêng và bề lũ xâm lược nói chung.

Đoạn trích được nối tiếp bằng những dòng văn đầy tự hào:

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu''

Chứng tỏ rằng nước Đại Việt không phụ thuộc vào các nước khác

26 tháng 3 2021

cảm ơn cậu.cậu giúp mik nhiều quá nèyeu

 

23 tháng 9 2021

Tham khảo:

Từ xưa cho đến nay, mỗi khi có giặc ngoại xâm thì tinh thần yêu nước của dân ta lại được thể hiện mạnh mẽ. Chẳng hạn như cuộc khởi nghĩ Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Quang Trung... Rồi đến chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang, chiến thắng mùa xuân năm 1975 dưới sự lãnh đạo của Bác Hồ đã đánh tan bọn giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi đất nước. Điều đó chứng tỏ lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng của tinh thần yêu nước của dân ta.

5 tháng 3 2023

mik c.ơn nha

5 tháng 3 2023

c.ơn bn nhiều lắm 

thank you very much

23 tháng 9 2021

Tham khảo:

DIỄN DỊCH:

Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Nhìn về quá khứ chúng ta có quyền tự hào về các vị anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Quang Trung… Tiếp đến là hai cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, cha ông ta đã đánh đổi cuộc đời xương máu để chúng ta có cuộc sống tự do như ngày nay. Kẻ thù ngoại xâm tuy mỗi thời một khác nhưng xuyên suốt chiều dài lịch sử chính là sự đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn của cả quốc gia, dân tộc.

QUY NẠP:

Từ xưa cho đến nay, mỗi khi có giặc ngoại xâm thì tinh thần yêu nước của dân ta lại được thể hiện mạnh mẽ. Chẳng hạn như cuộc khởi nghĩ Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Quang Trung… Rồi đến chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang, chiến thắng mùa xuân năm 1975 dưới sự lãnh đạo của Bác Hồ đã đánh tan bọn giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi đất nước. Điều đó chứng tỏ lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng của tinh thần yêu nước của dân ta.

30 tháng 3 2018

Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Nhìn về quá khứ chúng ta có quyền tự hào về các vị anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Quang Trung… Tiếp đến là hai cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, cha ông ta đã đánh đổi cuộc đời xương máu để chúng ta có cuộc sống tự do như ngày nay. Kẻ thù ngoại xâm tuy mỗi thời một khác nhưng xuyên suốt chiều dài lịch sử chính là sự đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn của cả quốc gia, dân tộc.

Tham khảo:

*Quy nạp*

 Từ xưa đến nay, nhiều cuộc nổi dậy chống lại lũ giặc ngoại xâm đã diễn ra rất tiêu biểu ở nước ta. Đầu tiên là trận đánh chống và thắng lợi hoàn toàn của Hai Bà Trưng với nghĩa quân Lam Sơn đầy nham hiểm. Tiếp theo là trận đánh của Ngô Quyền với trí thông minh dùng cọc cắm dưới sông nhờ sức nước thủy triều và đoàn kết đã tạo nên công lớn. Và hàng trăm cuộc đấu tranh khác như: Lê Lợi, Quang Trung ... cũng được tiếp tục. Qua đó đã khẳng định rằng: '' Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta ''.

*Diễn dịch*

  Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Đất nước ta vốn là nơi có nhiều tài nguyên thiên nhiên quý giá, bởi vậy luôn bị kẻ thù nhòm ngó rắp tâm xâm lược. Nhưng chưa khi nào dân ta cam chịu cảnh nô lệ lầm than, chưa khi nào bó tay nhìn giặc tràn sang xâm lấn. Từ những năm 40, Hai Bà Trưng với nỗi hận nợ nước thù nhà đã phất cờ nổi dậy đánh tuổi tên Thái thú Tô Định nhà Hán. Trong lời hịch xuất quân của Hai Bà có những lời thật hùng tráng:

“Một xin rửa sạch nước thù

Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng

Ba kẻo oan ức lòng chồng

Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”.

      Sau Hai Bà Trưng còn có Bà Triệu, Phùng Hưng, Mai Thúc Loan,... liên tục nổi dậy chông ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc. Và đến năm 938, với chiến thắng Bạch Đằng lịch sử, Ngô Quyền đã khẳng định quyền tự chủ của đất nước, đưa giang san vào kỉ nguyên mới. Sau Ngô Quyền, tinh thần yêu nước của cha ông tiếp tục thể hiện đậm nét trong nhiểu chiến thắng lớn. Đó là ba lần đánh đuổi giặc Nguyên - Mông của vua tôi nhà Trần. Đó là đại chiến mùa xuân 1789 đánh quân xâm lược nhà Thanh của Nguyễn Huệ... Và gần thời đại chúng ta nhất là chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, là đại thắng mùa xuân 1975 đầy hào sảng...