K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 1 2022
Mỗi ngày học online xong thì em sẽ làm bài tập vào buổi tối. Tuy bài tập nhiều nhưng em đã tìm được rất nhiều niềm vui trong việc học bài. Em rất thích làm bài nhóm với các bạn. Tối hôm nào 2 bạn hàng xóm Mình và Phương hay đến nhà em,làm bài chung với em. Em rất yêu thích học bài để mai sau,em là một người có ích cho xã hội.
6 tháng 4 2022

Cuộc sống sẽ ra sao nếu con người ai cũng nhút nhát không dám làm, không dám thể hiện mình? Có thể thấy, dũng cảm đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người nói riêng và đối với cuộc sống nói chung. Dũng cảm đó là một tinh thần vượt qua tất cả những khó khăn và thử thách dám vượt qua và vững bước trên cuộc sống này. Đó là điều tạo nên những giá trị vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Dũng cảm còn là không sợ nguy hiểm, khó khăn, dám đối đầu với mọi thử thách gây cản trở, làm khó dễ cho bản thân; dám lao vào làm những điều mà người khác e sợ. Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa. Trong xã hội có nhiều người rơi vào hoàn cảnh khó khăn cần sự cứu giúp, lòng dũng cảm sẽ giúp con người hành động thiết thực, giải thoát họ khỏi tình huống đó. Nếu trong cuộc sống con người ai cũng có lòng dũng cảm, nghĩa hiệp thì sẽ có nhiều hành động, nghĩa cử cao đẹp, tạo nên một cuộc sống văn minh, đẹp đẽ hơn. Lòng dũng cảm đi cùng với tình yêu thương đồng loại, nếu thấy chết mà không cứu, thấy khó khăn mà không giúp thì đó là một con người vô cảm, hèn nhát, lạnh lùng cần bị xã hội đào thải. Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có những người nhầm tưởng lòng dũng cảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí. Lại có những người hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống… Là một học sinh, mầm non tương lai của đất nước, ngay từ hôm nay chúng ta hãy rèn luyện cho bản thân lòng dũng cảm để có thể đương đầu với khó khăn, sóng gió trong tương lai sau này. Cuộc sống không trải hoa hồng đón những người hèn nhát, việc bạn phấn đấu hôm nay sẽ là quả ngọt cho ngày mai.

sai thì khỏi k nha

6 tháng 4 2022

Những ngày mưa lũ ở quê em, nước sông dâng cao gây ngập các ao hồ nuôi cá, tôm. Cá vì vậy mà tràn ra ngoài rất nhiều, đặc biệt là ở các kênh mương. Điều này khiến cho những hộ gia đình có ao hồ bơi thiệt hại rất lớn. Mặt khác, một số người dùng kích điện để đánh bắt cá tôm đem bán nhằm kiếm thêm thu nhập.

Hôm đó, như thường lệ, chú Huy cũng ra đồng, đến các kênh mương đánh cá. Khi chú đưa hai đầu của chiếc sào có dòng điện chạy qua xuống nước thì các loài cá tôm và những động vật xung quanh vùng điện giật gây tê liệt rồi chết đi. Sau đó, chú dùng vợt vớt cá lên bỏ vào giỏ của mình.

Bên kia mương, chú Mai kéo điện từ nhà ra tới bờ mương để bắt cá. Tôi rất lo sợ, vì qua bài học cô giáo giảng, em biết được rằng việc đánh bắt cá bằng dụng cụ kích điện là vô cùng nguy hiểm. Tôi cố lấy hết dũng cảm đến và nói với hai chú:

- Dạ thưa chú, cháu nghĩ các chú không nên đánh bắt cá bằng các dụng cụ như thế này ạ.

Chú Giang ngước lên, nhìn tôi bằng vẻ cảnh cáo rồi bảo:

- Để yên cho chú làm, cháu đừng cản như thế, không hay đâu.

Tôi gắng giải thích:

- Chú ạ, chú biết không, nước và đất thuộc hai loại môi trường có khả năng dẫn điện. Nên lỡ mà nguồn điện có hở khi đang trong quá trình đánh bắt, nguồn điện phóng ra rất dễ gây suy tim..

Chưa kịp để tôi nói xong, chú Giang ngắt lời:

- Mày đừng nói gở, thằng nhóc con này.

Chú Kiểm bên cạnh nghe thế , bèn nói:

- Để cho cháu nó nói hết xem nào

Tôi tiếp lời:

- Khi dùng kích điện đánh bắt, không chỉ cá tôm bị giết mà còn những loài sinh vật có lợi cho môi trường cũng bị tiêu diệt, gây ảnh hưởng vô cùng lớn đến hệ sinh thái và môi trường lắm các chú ạ. Pháp luật nước ta cũng đã ban hành điều luật nghiêm cấm việc dùng kích điện đấy ạ.

Rồi tôi thêm kể một vài trường hợp trên báo đài đưa tin tử vong vì đánh bắt cá.

Các chú dần hiểu ra, rồi dừng lại hành động của mình, lên bờ mương vỗ vai tôi mà nói:

- Thằng bé này được đấy, ngoan ngoãn lại còn biết bảo vệ môi trường, bảo vệ những người xung quanh mình. Chú rất cảm kích vì những lời cháu nói. Từ nay các chú sẽ ngưng dùng việc này lại.

Rồi cả hai chú và tôi nữa cùng vận động, tuyên truyền, giải thích cho bà con trong thôn, trong xóm hiểu và ý thức hơn để tránh tình trạng đánh bắt cá bằng kích điện.

Tôi rất vui vì việc làm của mình được mọi người ủng hộ, đồng tình. Hy vọng rằng tất cả chúng ta đều hiểu và chúng tay góp sức để bảo vệ chính mình, bảo vệ nguồn thủy sản cho môi trường, cho chính chúng ta.

21 tháng 11 2021
....xong nha cảm ơn đi:)
19 tháng 1 2022

Sáng nào cũng vậy, cứ chuông báo 6 giờ 30 thì mỗi thành viên trong nhà lại có một việc riêng cho mình. Mẹ búi tóc gọn gàng xuống bếp chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà. Bố dậy chạy thể dục ở công viên gần nhà. Bà nội dậy quét nhà và sân sạch sẽ. Ông nội ra vườn hít thở không khí và tưới nước cho cây cảnh. Còn em, sau khi chuông báo thức, em dậy xếp sách vở vào cặp, gọi em gái dậy để ăn sáng rồi đi đến trường. Khởi đầu ngày mới của các thành viên trong gia đình em là như vậy đó.

24 tháng 7 2024

;\

 

8 tháng 5 2018

  Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sức khỏe cộng đồng nhưng hiện nay môi trường đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng do chính bàn tay của con người. Vì vậy mỗi chúng ta cần ý thức và hiểu được rằng: bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

  Môi trường là tất cả những gì xung quanh chúng ta và rất thân thiện, gần gũi chúng ta. Môi trường bao gồm: môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. Môi trường tự nhiên bao gồm: đất đai, sông ngòi, không khí, cây cối, động-thực vật,...Môi trường nhân tạo là do con người tạo nên như đường xá, nhà máy, xí nghiệp,...tất cả những vấn đề trên đều có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống con người.

  Thật vậy! Môi trường có mối quan hệ mật thiết tới cuộc sống con người. Những cánh rừng bạt ngàn như những lá phổi xanh khổng lồ đem lại bầu không khí trong lành cho con người. Không những thế, rừng còn che chắn bão lũ, là nơi trú ngụ của những loài động vật quý hiếm. vậy mà giờ đây rừng đang bị chính bàn tay con người tàn phá một cách không thương tiếc dẫn đến thiên tai lũ lụt xảy ra càng ngày nghiêm trọng dẫn đến bao cảnh đau lòng. Mặt khác nguồn nước cũng bị ô nhiễm bởi các chất thải từ các nhà mấy dẫn đến cá chết hàng loạt nguồn nước sinh hoạt không được đảm bảo dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm cho con người. Ở các thành phố lớn, cư dân đông, đường xá cầu cống xuống cấp, lượng xe cộ nhiều nên không khí cũng bị ô nhiễm nặng, tai nạn giao thông ngày càng nhiều đã cướp đi bao sinh mạng. Ở nông thôn, do hình thức và trình độ hiểu biết của người dân chưa cao nên sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu không có hiệu quả. Từ những vấn đề nêu trên đã giúp chúng ta hiểu rõ môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cộng đồng nói chung và sự sống của con người nói riêng. Từng ngày từng giờ môi trường đang lên tiếng kêu cứu. Vậy mỗi chúng ta phải làm gì để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta?

  Tóm lại môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng. Vậy nên chúng ta phải có ý thức giữ gìn môi trường sống . Là học sinh, chúng ta phải có ý thức trồng thêm cây xanh, giữ gìn vệ sinh trường lớp. Làm như vậy là chúng ta đã góp phần bảo vệ được cuộc sống của chính mình.

K CHO MK NHA !!!

8 tháng 5 2018

bạn tra google đi

Bài làm

Với người Việt Nam, từ già tới trẻ, dù đi làm ăn xa mấy cũng cố gắng về sum họp với gia đình mấy ngày Tết. Và đêm giao thừa là một trong những giờ phút quan trọng mà mỗi thành viên trong gia đình mong chờ. Cũng chính bởi lý do đó, trước giao thừa, mọi người thường chuẩn bị đón Tết rất kỹ để có được một cái Tết thật vui vẻ và đầm ấm. Khoảng 20 tháng chạp, các gia đình đã đi xem đào, quất, nhà nào cũng rất cẩn thận để chọn cho được một cây đào, một cây quất thật đẹp, có nhiều lộc hay một bình hoa thuỷ tiên mang về nhà chơi mấy ngày Tết. Điều quan trọng nhất đối với mỗi gia đình là phải có một mâm cỗ cúng đêm giao thừa thật đầy đủ để tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên. Và bánh chưng là một thứ không thể thiếu trong mâm cỗ cúng. Bởi thế ngay từ 23 tháng Chạp, nhiều nhà đã chuẩn bị mua lá dong, lạt về gói bánh chưng. Và tới khoảng 25, 26 Tết bắt đầu tiến hành gói bánh. Cảm xúc được cùng cả nhà chuẩn bị gói bánh chưng đối với mỗi người cũng thật khác nhau, có người nhớ cảm giác khi còn nhỏ được tự gói riêng cho mình một cái bánh chưng bé, có người lại nhớ cảm giác được cùng cả nhà quây quần bên nồi bánh, chờ tới khi bánh chín, vớt ra, nhìn những chiếc bánh vuông vức với màu xanh mướt của lá thật thú vị … Có nhà ngoài nấu bánh chưng, vẫn quen nếp xưa: mua thịt lợn về gói giò. Và trong mâm cỗ cúng trời đất ngoài gà (nhà ai không cúng gà thì thay bằng chân giò lợn), rượu, bánh chưng, xôi gấc, còn có gạo, muối. Trên bàn thờ tổ tiên thường có mâm ngũ quả. Chiều 30 Tết cả nhà thường quây quần bên nhau ăn bữa cơm tất niên. Đây là một phong tục tốt đẹp từ xưa đến nay của người Việt. Các thành viên trong nhà, dù đi làm xa cũng cố gắng có mặt trong bữa cơm tất niên bởi đây là thời gian mọi thành viên trong gia đình được quây quần bên nhau, cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong một năm. Cũng bởi thế mà có người đã từng chia sẻ cảm xúc về bữa cơm tất niên như thế này: “Tết đến, được trở về ngôi nhà thân yêu, cùng ăn bữa cơm chiều 30 với cả nhà, tôi cảm thấy sung sướng vô bờ… sung sướng nào hơn được sống giữa tình thương yêu, đùm bọc của những người mà mình hằng yêu quí”. Quả thực người Việt Nam trọng tình, trọng nghĩa nên khoảnh khắc trước và sau giao thừa đối với mỗi người thật quan trọng và khó quên. Bữa cơm tất niên còn là thời gian tất cả mỗi thành viên trong gia đình ngồi ôn lại những gì đã và chưa làm được trong một năm. Những điều tốt sẽ được tiếp tục phát huy, còn những điều chưa tốt sẽ đựợc khắc phục trong năm tới. Tới khoảng 10 giờ tối, mâm cỗ cúng bắt đầu được sửa soạn để đúng đến thời khắc 12 giờ đêm, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, một thành viên trong gia đình, thường là đàn ông – người trụ cột của gia đình sẽ thắp hương cúng tổ tiên, trời đất cầu xin ông bà tổ tiên phù hộ cho cả gia đình một năm mới đầy may mắn và hạnh phúc, con cái trong nhà học hành giỏi giang, nghe lời ông bà cha mẹ. Chờ cho tới khi hết hương cũng là lúc những giây phút đầu tiên của năm mới tới, cả nhà cùng nâng chén rượu, dù có ai không uống được rượu nhưng cũng cố gắng nhấp môi để cùng chúc các thành viên trong gia đình một năm mới tràng đầy hạnh phúc và may mắn. Một nét đẹp nữa của người Việt sau thời khắc giao thừa là cả nhà cùng quây quần bên nhau để nghe lời chúc Tết của Chủ tịch nước. Thông thường nhà nào có ba thế hệ cùng chung sống thì con cháu thường chúc ông bà sống lâu trăm tuổi. Ông bà, cha mẹ lì xì cho các con, các cháu, mong các con hay ăn chống lớn và sống có ích cho xã hội. Thời xưa, trẻ con thường được lì xì bằng tiền màu đỏ cho may mắn. Thời nay, người lớn thường để tiền lì xì cho trẻ con vào những phong bao màu đỏ in nhiều hình rất ngộ nghĩnh. Người Việt có thói quen lên chùa xin lộc, cầu may sau những khoảnh khắc đầu tiên của năm mới. Những cành lộc khi đêm về thường được cho vào lọ cắm để trên bàn thờ, mong cho mọi may mắn sẽ tới với gia đình trong một năm. Bên cạnh đó mọi người còn có tục lệ xin chữ của ông đồ về treo trong nhà, thường mọi người thường hay xin chữ: Phúc , Lộc , Thọ… mong cho may mắn sẽ tới với gia đình trong năm mới. Những người hàng xóm thường qua nhà nhau chúc Tết ngay sau giao thừa, mọi người cùng chúc nhau đón một năm mới với tất cả sự may mắn và hạnh phúc. Xưa, khi Tết đến nhà nhà được đốt pháo, giây phút giao thừa được mọi người cảm nhận qua tiếng pháo nổ đì đùng, thời nay giây phút giao thừa được mọi người cảm nhận qua những chùm pháo hoa sáng trên bầu trời với đủ màu sắc. Với những người ngoại quốc, được đón Tết ở Việt Nam là cả một niềm hạnh phúc và thú vị, đặc biệt hơn khi họ đón giao thừa, được cảm nhận hương vị ấm cúng của Tết Việt. Bởi không phải ở đâu giây phút chuyển giao giữa năm cũ và năm mới lại được đón nhận trong không khí ấm áp và nồng nhiệt như ở Việt Nam. Có những người ngoại quốc dù chỉ đón giao thừa một lần ở Việt Nam thì cảm xúc đêm giao thừa dường như vẫn còn nguyên vẹn trong họ: đầm ấm và hạnh phúc khó tả.

# Chúc bạn học tốt #

11 tháng 2 2019

Khi những nụ hoa đào chớm nở và vườn quất nặng trĩu qủa cũng là lúc báo hiệu một mùa xuân tới. Xuân về, trăm hoa khoe sắc, cảnh vật, con người dường như cũng hoà vào sức xuân, tất cả đều bừng lên một sức sống mãnh liệt. Và thời khắc giao thừa – tiễn một năm cũ, đón chào một năm mới bao giờ cũng đem lại cho mỗi người những cảm xúc thật khó tả.

Với người Việt Nam, từ già tới trẻ, dù đi làm ăn xa mấy cũng cố gắng về sum họp với gia đình mấy ngày

Tết. Và đêm giao thừa là một trong những giờ phút quan trọng mà mỗi thành viên trong gia đình mong chờ. Cũng chính bởi lý do đó, trước giao thừa, mọi người thường chuẩn bị đón Tết rất kỹ để có được một cái Tết thật vui vẻ và đầm ấm.

Khoảng 20 tháng chạp, các gia đình đã đi xem đào, quất, nhà nào cũng rất cẩn thận để chọn cho được một cây đào, một cây quất thật đẹp, có nhiều lộc hay một bình hoa thuỷ tiên mang về nhà chơi mấy ngày Tết.

Điều quan trọng nhất đối với mỗi gia đình là phải có một mâm cỗ cúng đêm giao thừa thật đầy đủ để tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên. Và bánh chưng là một thứ không thể thiếu trong mâm cỗ cúng.

Bởi thế ngay từ 23 tháng Chạp, nhiều nhà đã chuẩn bị mua lá dong, lạt về gói bánh chưng. Và tới khoảng 25, 26 Tết bắt đầu tiến hành gói bánh. Cảm xúc được cùng cả nhà chuẩn bị gói bánh chưng đối với mỗi người cũng thật khác nhau, có người nhớ cảm giác khi còn nhỏ được tự gói riêng cho mình một cái bánh chưng bé, có người lại nhớ cảm giác được cùng cả nhà quây quần bên nồi bánh, chờ tới khi bánh chín, vớt ra, nhìn những chiếc bánh vuông vức với màu xanh mướt của lá thật thú vị … Có nhà ngoài nấu bánh chưng, vẫn quen nếp xưa: mua thịt lợn về gói giò. Và trong mâm cỗ cúng trời đất ngoài gà (nhà ai không cúng gà thì thay bằng chân giò lợn), rượu, bánh chưng, xôi gấc, còn có gạo, muối.

Trên bàn thờ tổ tiên thường có mâm ngũ quả. Chiều 30 Tết cả nhà thường quây quần bên nhau ăn bữa cơm tất niên. Đây là một phong tục tốt đẹp từ xưa đến nay của người Việt.

Các thành viên trong nhà, dù đi làm xa cũng cố gắng có mặt trong bữa cơm tất niên bởi đây là thời gian mọi thành viên trong gia đình được quây quần bên nhau, cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong một năm. Cũng bởi thế mà có người đã từng chia sẻ cảm xúc về bữa cơm tất niên như thế này: “Tết đến, được trở về ngôi nhà thân yêu, cùng ăn bữa cơm chiều 30 với cả nhà, tôi cảm thấy sung sướng vô bờ… sung sướng nào hơn được sống giữa tình thương yêu, đùm bọc của những người mà mình hằng yêu quí”.

Quả thực người Việt Nam trọng tình, trọng nghĩa nên khoảnh khắc trước và sau giao thừa đối với mỗi người thật quan trọng và khó quên. Bữa cơm tất niên còn là thời gian tất cả mỗi thành viên trong gia đình ngồi ôn lại những gì đã và chưa làm được trong một năm. Những điều tốt sẽ được tiếp tục phát huy, còn những điều chưa tốt sẽ đựợc khắc phục trong năm tới.

Tới khoảng 10 giờ tối, mâm cỗ cúng bắt đầu được sửa soạn để đúng đến thời khắc 12 giờ đêm, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, một thành viên trong gia đình, thường là đàn ông – người trụ cột của gia đình sẽ thắp hương cúng tổ tiên, trời đất cầu xin ông bà tổ tiên phù hộ cho cả gia đình một năm mới đầy may mắn và hạnh phúc, con cái trong nhà học hành giỏi giang, nghe lời ông bà cha mẹ. Chờ cho tới khi hết hương cũng là lúc những giây phút đầu tiên của năm mới tới, cả nhà cùng nâng chén rượu, dù có ai không uống được rượu nhưng cũng cố gắng nhấp môi để cùng chúc các thành viên trong gia đình một năm mới tràng đầy hạnh phúc và may mắn.

Một nét đẹp nữa của người Việt sau thời khắc giao thừa là cả nhà cùng quây quần bên nhau để nghe lời chúc Tết của Chủ tịch nước.

Thông thường nhà nào có ba thế hệ cùng chung sống thì con cháu thường chúc ông bà sống lâu trăm tuổi.

Ông bà, cha mẹ lì xì cho các con, các cháu, mong các con hay ăn chống lớn và sống có ích cho xã hội.

Thời xưa, trẻ con thường được lì xì bằng tiền màu đỏ cho may mắn. Thời nay, người lớn thường để tiền lì xì cho trẻ con vào những phong bao màu đỏ in nhiều hình rất ngộ nghĩnh.

Người Việt có thói quen lên chùa xin lộc, cầu may sau những khoảnh khắc đầu tiên của năm mới. Những cành lộc khi đêm về thường được cho vào lọ cắm để trên bàn thờ, mong cho mọi may mắn sẽ tới với gia đình trong một năm. Bên cạnh đó mọi người còn có tục lệ xin chữ của ông đồ về treo trong nhà, thường mọi người thường hay xin chữ: Phúc , Lộc , Thọ… mong cho may mắn sẽ tới với gia đình trong năm mới.

Những người hàng xóm thường qua nhà nhau chúc Tết ngay sau giao thừa, mọi người cùng chúc nhau đón một năm mới với tất cả sự may mắn và hạnh phúc. Xưa, khi Tết đến nhà nhà được đốt pháo, giây phút giao thừa được mọi người cảm nhận qua tiếng pháo nổ đì đùng, thời nay giây phút giao thừa được mọi người cảm nhận qua những chùm pháo hoa sáng trên bầu trời với đủ màu sắc. Với những người ngoại quốc, được đón Tết ở Việt Nam là cả một niềm hạnh phúc và thú vị, đặc biệt hơn khi họ đón giao thừa, được cảm nhận hương vị ấm cúng của Tết Việt.

  •  

Bởi không phải ở đâu giây phút chuyển giao giữa năm cũ và năm mới lại được đón nhận trong không khí ấm áp và nồng nhiệt như ở Việt Nam. Có những người ngoại quốc dù chỉ đón giao thừa một lần ở Việt Nam thì cảm xúc đêm giao thừa dường như vẫn còn nguyên vẹn trong họ: đầm ấm và hạnh phúc khó tả.

Dù là ai, làm gì, ở đâu, vào khoảnh khắc giao thừa, mọi người cũng mong được có mặt ở nhà để được cùng nâng chén rượu chúc sức khoẻ ông bà, cha mẹ, được nhận từ ông bà cha mẹ tiền lì xì đầu năm cùng lời chúc mừng năm mới – một năm tràng đầy hạnh phúc và gặp nhiều may mắn.

18 tháng 1 2022

hôm nay, tổ chúng tôi dược phân công trực nhật, chúng tôi đã phân công như sau: mình xếp bàn ghế, linh quét nhà, phong lau bảng, ngân quét hiên. Bởi vì chúng tôi phân công như thế nên làm việc rất nhanh, chỉ tâm 20p. Cô giáo khen tổ chúng tôi đã làm rất tốt trong việc phân công trực nhật và tổ chúng tôi đã rút được bài học về cách vệ sinh lớp.

29 tháng 12 2021

2

Sáng ra, em thức dậy khoảng năm giờ. Em bước ra sân tập mấy động tác thể dục. Sau đó, em đánh răng, rửa mặt. Cũng vừa lúc mẹ dọn bữa điểm tâm lên. Em cùng mọi người ngồi vào bàn ăn sáng. Chị em lấy xe đưa em đến trường.

Tất cả các câu trên đều là câu kể Ai làm gì?

29 tháng 12 2021

mình chị 

4 tháng 2 2019

Bố em đi xem pháo hoa .

Mẹ em đi làm .

Anh em đi học thêm

Chị em đi chăm em bé nhà ngta

Còn em ở nhà.....................!

4 tháng 2 2019

tối nay là giao thừa . bố và em trai em đi xem pháo hoa. mẹ thì ngồi xem táo quân . em cùng chị bày bánh kẹo , sắp xếp mâm ngũ quả . tuy bận rộn nhung ai cũng vui.