Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong tất cả những thứ tình cảm: tình bạn, tình thầy trò,… thì tình mẫu tử, phụ tử là tình cảm duy nhất khởi nguồn ngay từ khi bạn chưa chào đời. Tình cảm ấy là duy nhất, là bất biến và vĩnh cửu. Từ thuở bạn còn đang là giọt máu đỏ tươi trong bào thai, cha mẹ đã dành cho chúng ta sự trân trọng, nâng niu và thương yêu hơn bất cứ một điều gì khác. Và cũng từ khi ấy, công cha, nghĩa mẹ với bạn đã tồn tại. Khi bạn cất tiếng khóc chào đời, cha mẹ cũng chính là người hạnh phúc nhất. Tôi tin chắc, khoảnh khắc bạn hé đôi môi chào nhân gian cũng chính là phút giây cha mẹ bạn mãi mãi chẳng bao giờ quên. Khi bạn chập chững tập đi, cha là người nâng bước bạn. Khi bạn bi bô tập nói, mẹ là người lắng nghe đầu tiên. Rồi khi bạn trưởng thành, cha là người dẫn bước để bạn không lạc lối, mẹ là người luôn an ủi, động viên. Để tình cảm cha mẹ và con cái không trở thành những sự việc đáng lên án, con người ta cần gìn giữ và bồi đắp cho tình cảm sơ khai này. Hãy để tình cảm là sợi dây gắn kết những người chung dòng máu mủ với nhau! “Máu mủ ruột rà” mãi mãi là tình cảm thiêng liêng nhất, đáng trân quý nhất trong cuộc đời của bạn.
Em đã làm nhiều việc để thể hiện tình yêu thương đối với cha của mình. Đầu tiên, em luôn cố gắng làm việc chăm chỉ và học tập tốt để không làm cha thất vọng. Em cũng thường xuyên giúp đỡ cha trong công việc nhà, như làm vệ sinh, nấu ăn hay làm việc vườn. Ngoài ra, em cũng thường xuyên dành thời gian để trò chuyện và lắng nghe những chia sẻ của cha. Em cố gắng hiểu và đồng cảm với những khó khăn và áp lực mà cha đang phải đối mặt. Cuối cùng, em cũng thường xuyên tỏ lòng biết ơn và yêu thương cha bằng cách nói lời cảm ơn và trao cho cha những món quà nhỏ ý nghĩa.
Trong đời sống tinh thần đa dạng và phong phú của con người thì tình cha con là tình cảm máu thịt thiêng liêng, sâu đậm nhất. Công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều trong ca dao, dân ca: Công cha như núi Thái Sơn,.., Con có cha như nhà có nóc, Phụ tử tình thâm…
Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Mọi việc lớn như làm nhà, tậu ruộng, tậu trâu, dựng vợ gả chồng cho con cái… thường là do người cha quyết định. Trách nhiệm của người cha rất nặng nề. Con cái ngoan hay hư, chủ yếu là tùy thuộc vào sự bảo ban dạy dỗ của người cha. Bên cạnh người mẹ dịu dàng là người cha nghiêm khắc. Dẫu cách thức biểu hiện tình thương yêu có khác nhau nhưng bậc cha mẹ nào cũng mong muốn nuôi dạy con cái trưởng thành về mọi mặt, đúng như dân gian đã nói: Con hơn cha là nhà có phúc. Trong lúc mẹ hằng ngày chẳng quản vất vả nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo thì người cha, ngoài những thứ đó ra còn phải nghĩ đến việc dạy dỗ, truyền kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để các con học được những bài học thiết thực khi bước vào đời. Thật hạnh phúc cho những đứa con được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ!
Có biết bao người cha chấp nhận thiệt thòi về mình, dành tất cả thuận lợi cho con cái. Em đọc trên báo và xem truyền hình thấy những người cha lam lũ, quần quật làm những việc như: quét rác, đội than, đội trấu, đạp xích lô… không từ nan bất cứ chuyện gì, miễn là lương thiện đế kiếm tiền nuôi đàn con ăn học đến nơi đến chốn. Gần nhà em có một bác người Quảng Ngãi, tuổi hơn năm chục, làm nghề mài dao kéo. Ngày ngày, bác rong ruổi khắp nơi trên chiếc xe đạp cà tàng với vài hòn đá mài và thùng nước nhỏ. Bác vào thành phố đã hơn ba năm, kể từ khi anh con trai lớn thi đậu đại học Bách khoa. Mỗi lúc kể về những đứa con ngoan, bác cười rất mãn nguyện, đôi mắt ánh lên vẻ tự hào: – Nhà bác nghèo lắm! Được mấy đứa con, đứa nào cũng ham học và học giỏi. Năm nay, cô con gái thứ hai cũng đậu Đại học Sư phạm. Bác ráng làm kiếm ngày vài chục ngàn, cha con đùm túm nuôi nhau. Mình chẳng có chi cho các con thì cho chúng cái chữ, cái nghề !
Em thấy ở bác có những nét rất giống cha em, một người thợ cơ khí bình thường, quanh năm làm việc với máy móc, dầu mỡ. Đôi bàn tay cha chai sần, thô ráp, mạnh mẽ nhưng ấm áp lạ thường. Có thể nói rằng trong gia đình em, cha làm nhiều nhất và hưởng thụ ít nhất; Cha giống mẹ ở chỗ nhường nhịn hết cho đàn con những miếng ngon miếng lành, còn mình chỉ cơm dưa cơm mắm qua ngày.
Đức tính nổi bật của cha em là cần cù chịu khó, hết lòng vì vợ con. Tuy công việc thường xuyên bận bịu, cha vẫn cố dành thời gian quan tâm săn sóc đến việc học hành của các con. Cha em ít lời, chỉ nói những câu nào đáng nói như nhắc nhở, uốn nắn khuyết điểm hay động viên, khen ngợi khi các con làm được điều tốt, điều hay. Cha dạy chúng em lòng tự trọng và tính tự lập. Có lần cha bảo: – Đã là người thì phải có ý chí, không được ngại khó ngại khổ.
Càng khó càng phải làm bằng được. Em quý nhất cha em ở thái độ tôn trọng mọi người, tôn trọng vợ con. Có việc gì không vừa ý, cha bình tĩnh phân tích chứ không la lối, chửi bới. Bởi thế nên dù tính cha nghiêm khắc mà vẫn dễ gần, từ vợ con đến hàng xóm láng giềng đều nể phục. Cứ nghe những lời cha nói, nhìn những việc cha làm, em học được rất nhiều điều hay, điều tốt. Cha thường bảo con cái lấy bố mẹ làm gương nên cha rất giữ gìn ý tứ.cam nghi ve nguoi cha em
Chúng em yêu kính cha, cố gắng chăm học, chăm làm để cha mẹ vui lòng. Đó cũng là cách đáp đền chữ hiếu cụ thể và thiết thực nhất. Cảm ơn nhạc sĩ Phạm Trọng cầu đã nói giúp tuổi thơ chúng em những suy nghĩ tốt đẹp về cha mẹ: Cha sẽ là cánh chim, đưa con đi thật xa. Mẹ sẽ là cành hoa, cho con cài lên ngực. Cha mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con… Ngày mai con khôn lớn, bay đi khắp mọi miền. Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương!
Tôi sẽ kể cho các bạn nghe về tình yêu thương của cha tôi đã dành cho tôi từ khi tôi chào đời cho đến bây giờ . Nhiều đứa trẻ ước mơ được sự yêu thương của cha dù chỉ một lần cho nên tôi thấy nó vô giá đến vô cùng , tôi đã được hưởng sự yêu thương của cha , tôi sẽ trân trọng nó như một báu vật mà chỉ có một lần thôi .
Cha tôi là một người cha chỉ biết nghĩ đến con mà quên đi bản thân của mình . Cha tôi là vậy đấy , cha có một nước da ngăm ngăm đen cùng với một vóc dáng cao thực thụ . Trên khuôn mặt của cha tôi luôn tỏa ra một ánh sáng ôn hòa , một người cha cần mẫn , với chiếc mũi thẳng tắp và với đôi mắt 2 mí long lanh , đôi môi hơi thâm vì công việc đã khiến cho mọi người xung quanh nhìn thấy tỏ vẻ ngưỡng mộ , vì họ nghĩ cha của tôi là một người họ có thể đến để nhờ giúp đỡ bất cứ lúc nào , và luôn nghĩ đến con của mình . Năm tháng trôi nhanh thật , ai cũng bảo chỉ vừa mới đây tôi còn là một đứa trẻ , cũng chỉ vừa mới đây thôi cha tôi được bắt đầu làm cha , ấy vậy mà giờ tôi đã là học sinh trung học còn cha tôi đã là một ông bố 45 tuổi mà vẫn phải quần quật để làm việc nuôi gia đình . Tôi còn nhớ lắm, những ngày đầu tiên đôi chân nhỏ nhắn của tôi bước lon ton trên đường để đi học , cha lúc nào cũng kè kè sao lưng tôi để dõi theo tôi , có những hôm cha nhìn tôi sợ tôi đi chân mỏi , cha đã đến bên và nói " nào lên lưng cha đi , để cha cõng " . Lúc ấy còn nhỏ , nên tôi đâu có biết cha mệt đến nhường nào , vậy mà tôi vẫn vô tư leo lên lưng cha để cha cõng . Rồi đến khi dần dần lớn lên nhìn những giọt mồ hôi của cha , tôi mới chợt nhận ra và trong lòng luôn cảm thấy nhức nhối thương cha đến nhường nào . Những giọt mồ hôi lăn tăn từ trên mái tóc đen rơi xuống má , những giọt mồ hôi làm ướt sũng lưng của cha , những giọt mồ hôi sao tôi lại ghét nó đến thế cơ chứ . Nhưng không , tôi đã hiểu sai về những giọt mồ hôi này rồi , vì tôi và vì gia đình nên cha mới phải làm việc vất vả , nếu như cha không thương tôi và không thương gia đình thì cha đã không phải làm việc thì những giọt mồ hôi này cũng sẽ không rơi xuống . Tôi thương cha nhiều lắm , thương từ những lần tôi đi thi những cuộc thi lớn cha luôn ngồi ở ngoài đợi tôi dù trời mưa hay trời có nắng thì sự ân cần của cha tôi vẫn không thể đánh đổ . Tôi đã từng tự hỏi , tôi có thể làm gì cho cha của tôi , và câu trả lời là '' cha chỉ mong con học giỏi ''
Vậy là tôi đã hiểu , những gì cha làm cho tôi là để tôi có thể ăn học thành người , tôi không thể phụ lòng mong mỏi của cha được , tôi quý cha , và biết ơn cha rất nhiều . Cảm ơn cha vì tất cả những gì cha đã làm cho con
Tham khảo!
Mỗi con người khi sinh ra trên cõi đời này đều là một sự may mắn mà cha mẹ mang lại, chính vì vậy, chúng ta phải có trách nhiệm với cha mẹ của mình. Mẹ là người sinh ra ta, chăm sóc ta từng li từng tí, lo cho ta miếng ăn giấc ngủ. Cha là người vất vả bon chen ngoài cuộc sống để lấy tiền lo cho tương lai của ta và dạy ta những bài học làm người quý giá. Từ những công lao to lớn này, mỗi người con chúng ta cần sống với sự biết ơn, tình yêu thương cha mẹ và có trách nhiệm với cha mẹ lúc họ về già. Họ dành cho chúng ta nửa cuộc đời để nuôi ta lớn, giúp ta tạo dựng tương lai, sau này giúp chúng ta chăm sóc con cái của mình. Chính vì vậy, phần đời còn lại của họ khi họ già yếu, không còn khả năng lao động, mỗi người con chúng ta hãy chăm sóc họ với tình yêu thương, sự ân cần quan tâm giống như họ đã làm cho ta. Sự yêu thương, kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ lúc về già không chỉ giúp cho tình cảm gia đình thêm đầm ấm, gắn bó hơn mà nó còn là tấm gương cho con cái chúng ta sau này học tập theo, giúp chúng có tư du và suy nghĩ đúng đắn. Chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ lúc về già mang đến cho chính chúng ta những lợi ích quý báu. Chúng ta hãy là những người con hiếu thảo với cha mẹ mình để xứng đáng với công sức của họ đã vun đắp cho mình và trở thành công dân tốt của xã hội.
Trong cuộc đời của mỗi con người, ngoài cha mẹ là những bậc sinh thành, Thầy Cô giáo cũng có công lao rất lớn. Đặc biệt, đối với những học sinh đang thời cắp sách tới trường như chúng em thì Thầy Cô giáo chính là những người cha, người mẹ thứ hai.
Thầy Cô - hai chữ thiêng liêng mà chỉ có những học sinh đủ tư cách mới được phép gọi. Họ là những người đã dẫn dắt chúng em đi trên con đường đời của riêng mình, người chắp cánh ước mơ cho chúng em. Mọi người vẫn thường nói thầy cô là người lái đò cho học sinh. Khi một năm học kết thúc là chuyến đò cập bến. Có lẽ trong chuyến đò đó đã có biết bao điều thú vị. Thầy Cô dạy cho chúng em biết rằng trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng cũng có vô vàn niềm vui và sự bất ngờ. Nhờ thầy, nhờ cô luôn tận tình điều khiển, lèo lái chuyến đò đó nên chúng em đã vượt qua tất cả những khó khăn, để rồi theo chuyến đò cập bến cảng kiến thức trong niềm vui, niềm không chỉ riêng của chúng em, mà còn của thầy cô nữa. Những gì thầy cô làm cho chúng em thiêng liêng, cao quí đâu kém những gì cha mẹ làm cho chúng em.
Con người chắc hẳn ai cũng có thời cắp sách tới trường. Đó là khoảng thời gian đẹp nhất, thời của tuổi mộng mơ, của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi, của cả sự ngỗ nghịch. Chính thầy cô là những người thay đổi cuộc đời chúng em, uốn nắn chúng em từng chút một trên con đường học vấn. Từ khi chúng ta còn bi bô tập nói đã đã được đưa tới trường mẫu giáo để tập làm quen với trường lớp. Cũng chính tại đó, thầy cô đã dạy cho chúng ta biết thế nào là lễ nghĩa, là biết cách cư xử cho phải phép. Rồi từng ngày, chúng ta bước lên những bậc cao hơn của nấc thang kiến thức. Thầy cô luôn dõi theo chúng ta. Từ một con điểm tốt, một ý tưởng hay cho đến một sai phạm nhỏ, một lần không thuộc bài, thầy cô đều chú ý khen ngợi hoặc nhắc nhở. Thầy cô là những người thầm lặng đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức, cho chúng em một tương lai tươi đẹp.
Chúng em luôn tự hào vì là học sinh của trường Hà Nội - Amsterdam, tự hào không chỉ vì được học tập trong một môi trường tốt, mà còn vì chúng em đã được những thầy cô giáo giỏi tận tình dạy dỗ. Ở đây, thầy cô giáo không chỉ đơn thuần là một người thầy, người cô mà còn là người cha, người mẹ. Thầy cô sẵn sàng dành thời gian lắng nghe những thắc mắc, những tâm sự của chúng em. Thầy cô có thể tạo cho chúng em những trận cười sảng khoái trong giờ học khi chúng em cảm thấy căng thẳng. Thầy cô có thể kiên nhẫn lắng nghe và thông cảm với chúng em. Thầy cô khẽ cười và gật đầu khi chúng em cúi chào lễ phép. Phải chăng thầy cô đã luôn không cho phép mình được khóc mỗi khi học trò hư, để giữ lòng mãi cứng rắn dạy bảo chúng em. Tất cả, từ những gì nhỏ nhặt nhất đến những điều cao cả nhất chúng em đều coi trọng, vì đó là tình thương mênh mông như trời biển của thầy cô dành cho chúng em.
Trên cuộc đời này, có biết bao tình cảm vô cùng thiêng liêng và sâu sắc. Tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em và cả tình thầy trò. Mọi tình cảm đều có ý nghĩa khác nhau. Thầy cô đã cho chúng em hiểu thế nào là tình thầy trò, một tình thầy trò thực thụ. Chúng em sẽ mãi biết ơn thầy cô. Chúng em sẽ cố gắng dành tặng cho thầy cô những đóa hoa điểm mười chứa đựng sự biết ơn sâu sắc nhất của chúng em vào những ngày 20-11. Chúng em biết rằng tình cảm đó sẽ không bằng những gì thầy cô dành cho chúng em. Nhưng chúng em sẽ cố gắng làm cho thầy cô cảm thấy tự hào về chúng em,để thầy cô có thể mỉm cười mãn nguyện. Thầy cô ơi, thầy cô sẽ mãi là người dìu dắt chúng em trên đường đời. Chúng em sẽ luôn chăm chỉ học hành để không phụ lòng thầy cô. Xin hãy tin vào chúng em!
Trong gia đình mẹ em là người vất vả nhất và tất cả những nỗi vất vả ấy em đều nhận thấy được, thế nên lúc nào em cũng thân thiết với mẹ hơn. Nhưng khi em lớn một chút em chợt nhận ra rằng tóc bố đã bạc nhiều, bố cũng là người hy sinh và yêu thương chúng em vô cùng.
Hy sinh của người cha không phải ai cũng nhận ra, thuở nhỏ ấn tượng của em về bố chỉ quẩn quanh mấy chữ lạnh lùng và khô khan. Bố em là người ít nói, ít khi nào đùa giỡn với chúng em, thế nhưng tình cảm mà bố dành cho chúng em cũng chẳng thua kém gì mẹ. Bố ít đi chợ, cũng không chú ý đến việc mua rau, thịt, trứng, cá thế nào cho ngon, vậy mà chẳng có lần nào mà bố không mua quà vặt cho hai chúng em cả, có lúc là chiếc bánh chưng hai chị em chia đôi, lúc là cái bánh bao trắng ngà, thơm nức mũi, đôi khi chúng em còn được bố mua cho cả bóng bay. Chúng em không biết thổi bóng, bố lại bỏ công bỏ việc thổi bóng, cột dây rồi hướng dẫn chúng em cách chơi sao cho bóng không bị bể. Nhớ nhất vẫn là những ngày trời mưa gió, bố đưa chúng em đi học, nhà em cách trường khá xa, nối từ nhà đến trường là một con đường đất đỏ ba-dan, cứ mưa xuống thì trơn trượt lầy lội, đến mức đi bộ cũng khó. Thế nhưng không quản ngại khó khăn, bố chẳng để chúng em nghỉ học ngày nào, mà đều đặn 5h30 sáng chở chúng em đi học bằng con xe dream đã 20 năm tuổi. Ngồi sau lưng bố em thấy yên tâm và vô cùng ấm áp, dẫu ngoài kia trời có mưa to, đường có xấu chỉ cần dựa vào tấm lưng to rộng, tin tưởng và đôi chân vững chãi đang chèo chống là em lại chẳng còn sợ hãi mà an tâm đến trường. Có lần đường khó đi quá, nên bố con em bị ngã xe, bố vội vàng hỏi em có bị thương không, rồi liên tục xoa chân cho em, mặc kệ chiếc xe nằm ngổn ngang, trời mưa tầm tã. Có những lúc, bố dẫn em đi chơi, bố vẫn thường cõng em trên lưng, bước chân chầm chậm, tuy bố không nói nhiều nhưng em vẫn cảm nhận được tình thương của bố.
Bố em là người như thế đấy, tuy bề ngoài có vẻ lạnh lùng, trầm tĩnh nhưng thực ra trái tim lại ấm áp vô cùng. Em yêu mẹ, cũng thương bố vô cùng, sau này khôn lớn em sẽ hết lòng chăm sóc phụng dưỡng bố mẹ, để đền đáp lại công ơn nuôi dưỡng và tình cảm quý báu mà hai người đã hy sinh cả cuộc đời để dành cho em