K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu hỏi của Linh Trần Thị Mỹ - Ngữ văn lớp 8 | Học trực tuyến

Bạn tham khảo tại đây!

3 tháng 5 2017

Kết quả tìm kiếm | Học trực tuyến

Tham khảo trong đây

Hiện nay, tình trạng học sinh với vấn đề an toàn giao thông đang là dấu chấm hỏi mọi lúc, mọi nơi của quý bậc phụ huynh cũng như những nhà giáo yêu nghề. Tại sao lại như thế? Chúng ta có thể bắt gặp các bạn học sinh đi ngoài đường vi phạm Luật giao thông rất nhiều: đá bóng lòng đường, đi xe dàn hàng ba, đi xe máy phân phối lớn, không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện,..Vậy tại sao các bạn ấy lại vi phạm luật giao thông? Có thể là do các bạn ấy có công việc gấp, hoặc là do các bạn ấy ngại. Theo như khảo sát, có bạn còn nói mũ bảo hiểm lùng bung như cái nồi cơm điện đó! Không. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là sự đua đòi theo bạn bè của các bạn. Và khi không chấp hành luật giao thông, các bạn đều phải lãnh hậu quả nghiêm trọng. Thứ nhất, các bạn sẽ bị phạt, viết giấy kỉ luật đưa về trường, ảnh hưởng đến danh dự của bản thân, gia đình và xã hội.Thứ hai, một khi không chấp hành luật giao thông thì các bạn sẽ bị tai nạn giao thông, anh hưởng đến sức khỏe và cơ thể. Vì vậy, mình mong rằng các bạn sẽ nói không với tai nạn giao thông. Mỗi người chúng ta cần phải tìm hiểu rõ về giao thông để thực hiện các hành động an toàn giao thông.

Giaỉ thích:

Câu nghi vấn:

- Vậy tại sao các bạn ấy lại vi phạm luật giao thông?

- Tại sao lại như thế?

Câu phủ định:

Không.

Câu cầu khiến:

Mỗi người chúng ta cần phải tìm hiểu rõ về giao thông để thực hiện các hành động an toàn giao thông.

3 tháng 5 2017

Đoạn văn này quá dài, cần phải rút gọn cho phù hợp với yêu cầu của đề bài

Hiện nay, vấn nạn học sinh hút thuốc lá đang là "tâm điểm" của các vấn đề thời sự, đã trở thành những văn hóa không văn minh trên đất nước đang phát triển mà chúng ta sinh sống. Chúng ta có thể bắt gặp các bạn học sinh đang đeo khăn quàng đỏ, mang trên ngực huy hiệu đoàn mà vẫn vi vu sành điệu bên điếu thuốc lá ở nhà vệ sinh, trên vỉa hè,.. Vậy, nguyên nhân dẫn đến vấn nạn này là gì? Nguyên nhân khách quan là do phụ huynh không quan tâm đến con em, rồi các bạn học sinh bị lôi kéo bỏi bạn bè và do song song với sự phát triển của xa hội là sự du nhập văn hóa phương Tây để đổi mới nhưng các bạn học sinh lại lạm dụng quá mức. Nhưng cơ bản là các bạn học sinh không ý thức được việc làm của mình nên mới chủ động tìm đến "thuốc lá". Thuốc lá sẽ cho các bạn ấy cảm giác gì, nó có lợi hay hại? Nếu hút thuốc lá vừa phải, thỉnh thoảng làm một điếu thì không sao, theo như viện nghiên cứu khoa học thì trong điếu thuốc lá chưa nhiều chất độc gây nên nhiều bệnh tật, biến dị cho người. Bên cạnh nhà tôi, có một thầy giáo vì nghiện thuốc là mà phải rời xa cõi trần gian mãi mãi. Tôi không nghĩ các bạn lại hút thuốc lá nhiều đến như vậy! Và để không phải hối hận về sức khỏe bản thân cũng như tương lai con em chúng ta, là một học sinh chúng ta cần phải nói không với điều thuốc lá trong trường. Đừng quên lời tôi nói!

Giaỉ thích:

Câu nghi vấn:

- Vậy, nguyên nhân dẫn đến vấn nạn này là gì?

- Thuốc lá sẽ cho các bạn ấy cảm giác gì, nó có lợi hay hại?

Câu cầu khiến:

- Đừng quên lời tôi nói!

Câu phủ định:

- Tôi không nghĩ các bạn lại hút thuốc lá nhiều đến như vậy!

29 tháng 4 2017

Hiện nay, học sinh hút thuốc lá không chỉ phổ biến với các ngôi trường ở những thành phố lớn mà đối với các thành phố nhỏ cũng xảy ra hiện tượng này. Mặc dù, chúng ta đã xem rất nhiều các thông báo, quảng cáo tới các trường học nhưng các bạn học sinh không có quan tâm tới vấn đề ấy. Thuốc lá có tác hại gì ? một câu hỏi quen thuộc với tất cả chúng ta. Với các bạn nam đã đành nhưng với các bạn nữ thì hiện tượng này nhiều hơn. Tôi không hiểu thuốc lá có vị gì mà gây mê được các bạn? Những gì có trong thuốc lá chủ yếu là các chất độc hại ảnh hương tới tính mạng con người. Biết là thế, nhưng các bạn vẫn bỏ nó ngoài tai, coi như chưa biết đến nó. Đúng! Với bạn nó không sao nhưng với những người thân của bạn là cả một vấn đề lớn. Từ bỏ đi, từ bỏ bây giờ chưa muộn, đừng để muộn rồi mới biết ân hận, hối tiếc.

ở trên mạng đầy

29 tháng 3 2021

tham khảo

Chao ôi! Phải chăng thu đã về? Tiết trời trở nên mát dịu không còn cái nắng gay gắt nóng nực của mùa hè nữa.  Cái se lạnh đặc trưng của mùa thu cùng làn sương sớm mờ ảo bao trùm khắp không gian. Thoang thoảng, mùi ổi chín cùng mùi thơm của từng khóm cúc vàng trong vườn tỏa hương thơm lan tỏa khắp không gian. Ao thu nước trong veo, từng đàn cá nối đuôi nhau kiếm mồi, thỉnh thoảng vài chú cá còn ưỡn mình vươn khỏi mặt nước đớp mồi đánh động cả không gian tĩnh lặng. Những anh gọng vó thân người gầy gò kẽ lướt mình trên mặt nước như những nghệ sĩ múa ba lê điêu luyện. Mùa thu trên quê hương thật đẹp, chúng ta hãy sống chậm lại để cảm nhận nhưng điều xung quanh bạn nhé!

Câu cảm thán: Chao ôi!Câu nghi vấn: Phải chăng thu đã vềCâu phủ định: Tiết trời trở nên mát dịu không còn cái nắng gay gắt nóng nực của mùa hè nữa. Câu cầu khiến: Mùa thu trên quê hương thật đẹp, chúng ta hãy sống chậm lại để cảm nhận nhưng điều xung quanh bạn nhé!Câu trần thuật: Những anh gọng vó thân người gầy gò kẽ lướt mình trên mặt nước như những nghệ sĩ múa ba lê điêu luyện

Ông cha ta có câu "Học đi đôi với hành". Đến ngày hôm nay câu nói ấy vẫn còn nguyên giá trị. Học tập là quá trình tiếp thu kiến thức làm đầy vốn sống và sự hiểu biết của bản thân. Song chúng ta cần học nhưng cũng cũng không thể thiếu việc thực hành để khắc sâu kiến thức. Nếu chúng ta học không đi với hành thì điều gì sẽ xảy ra? ( Nghi vấn ) Những kiến thức chúng ta biết chỉ là những lí thuyết trên sách vở mà chúng ta không thể vận dụng nó vào thực tế để phục vụ cho công việc của mình. Đặt trong bối cảnh khoa học kĩ thuật hiện nay, người chỉ biết học mà không biết áp dụng vào thực tiễn cũng sẽ không được trọng dụng. Mỗi chúng ta hãy tự rèn luyện cho mình thói quen học tập đi đôi với thực hành thường xuyên để chúng ta có được hiệu quả học tập cao nhất ( cầu khiến)

28 tháng 4 2021

Trong thời đại công nghệ 4.0 khi công nghệ phát triển, con người chủ yếu giao tiếp với nhau qua thiết bị điện tử, mạng xã hội và ứng dụng trực tuyến thì hiện tượng sống ảo trở nên phổ biến trong toàn xã hội, nhất là giới trẻ hiện nay. Đây là vấn đề đặt nhiều mối quan tâm và lo ngại cho con người ngày nay.

Các bạn đều truyền tai nhau cụm từ “sống ảo” nhưng có số đông vẫn không biết “Sống ảo là gì?” và “Vì sao có nhiều người đam mê nó đến vậy?”. Sống ảo là sống trong hoang tưởng không đúng với thực tại của cuộc sống. Các bạn không cần giao lưu hay tham gia những chương trình ngoại khóa cũng có thể kết bạn và nói chuyện với mọi người khắp nơi qua ứng dụng chat trực tiếp hay mạng xã hội Zalo, Facebook, Twitter…Thực tế hiện nay, có 10 người đang trong độ tuổi vị thành niên thì có đến 9 người sử dụng mạng xã hội và một người sử dụng ứng dụng giao tiếp trực tiếp. Không chỉ giới trẻ mà có cả người lớn và trẻ em. Và nó đã trở nên quá phổ biến trong xã hội loài người vì sự hiện đại và thông dụng của nó. Ngày xưa chúng ta sử dụng thư viết tay để truyền nhau những lời nhắn nhủ, những tình cảm tha thiết và để bày tỏ sự chân thành. Bây giờ tất cả những điều đó đã được thay thế bởi những ứng dụng công nghệ cao có thể gửi nhanh qua mạng internet nên mọi người đều đắm chìm trong đó quá nhiều và quá lâu.

 

Từ một thói quen sử dụng mạng xã hội đã trở thành xu hướng chuộng “sống ảo” đều có nguyên nhân cả. Có thể hiểu theo nhiều cách nhưng có lẽ cách hiểu đơn giản và chính xác nhất là xuất phát từ tâm lí: đa số bạn trẻ thích thể hiện bản thân, hành vi của họ là để bù đắp cho sự thiếu tự tin ngoài thực tế. Họ muốn được yêu thương, ngưỡng mộ, chấp nhận thông qua việc đăng những ảnh mà họ cho rằng sẽ khiến họ trở nên hấp dẫn hơn hay chỉ đơn giản là để bắt kịp “trend” và theo kịp thời đại. Mọi người đều có một hình ảnh “ảo” mà bản thân mình không bao giờ có thể hoàn hảo được như thế nên suy cho cùng, sống "ảo" là hệ quả của việc sống thiếu bản lĩnh, thói quen mong hưởng thụ nhiều hơn cố gắng.

Thực tế đã chứng minh “sống ảo” đem đến cho thế hệ trẻ chúng ta nhiều cách nghĩ phụ thuộc, tiêu cực, hình thành tập tính bầy đàn. Đơn giản khi trên mạng xã hội xuất hiện một vấn đề nóng hổi, đang là đề tài “hot” thì lập tức có những “anh hùng bàn phím” xuất hiện. Không cần biết rằng nhân vật chính trong câu chuyện đúng hay sai, điều đầu tiên họ làm là theo đám đông a dua, cười đùa thậm chí chửi rủa họ. Những lời lẽ trên mạng xã hội chính là con dao hai lưỡi đã giết chết bao nhiêu sinh mạng, nhất là những người sống quá phụ thuộc vào mạng xã hội. Theo số liệu của ComScore - một trong những công ty dẫn đầu thế giới về đo lường và đánh giá hiệu quả các giải pháp marketing trực tuyến đã từng công bố báo cáo về thị trường trực tuyến tại Việt Nam và châu Á, trong hơn 30 triệu người sử dụng internet tại Việt Nam, có khoảng 87,5% đã và đang sử dụng các mạng xã hội, đa số là những người trẻ tuổi, nằm trong độ tuổi 15-34 (khoảng 71%). Và có đến hơn phân nửa thời gian các bạn dành cho việc lướt web, nói chuyện với bạn bè, bình luận trên các trang mạng xã hội…. Đó không phải một con số nhỏ khi hầu hết thanh thiếu niên Việt Nam đang trong tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào cuộc sống ảo trên mạng. Đã có rất nhiều vụ bắt cóc, giết người hay mâu thuẫn xảy ra trong quá trình giao tiếp trên mạng. Chúng ta không thể xacs định đối phương là ai, tốt hay xấu, thật hay giả… Tỉ lệ an toàn dành cho mỗi chúng ta khi quyết định từ một mối quan hệ mạng là không cao.

 

Thế nhưng bên cạnh đó cũng không thể phủ nhận những điều tốt mà mạng xã hội mang lại cho con người. Nó trở thành nơi mở rộng quan hệ, chia sẻ thông tin, quan điểm, là nơi con người thoải mái thư giãn, thể hiện phần mà bản thân mình không dám lộ ra ngoài thực tế… Tất cả sẽ thành tác dụng khi chúng ta biết sử dụng mạng xã hội đúng cách, không lâm vào tình trạng sống “ảo”, sống phụ thuộc quá nhiều vào mạng xã hội.

Sống “ảo” không còn là một hiện tượng xa lạ trong xã hội, thậm chí nó đã trở nên vô cùng phổ biến và đang lan truyền rộng rãi trong xã hội công nghệ hiện nay. Giới trẻ chúng ta cần có những nhận thức đúng đắn và kịp thời về mức độ nguy hiểm của căn bệnh xã hội này. Trường học cần mở lớp học ngoại khóa tuyên truyền và giảng dạy cho các em học sinh, sinh viên về vấn đề sử dụng mạng xã hội, cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc sát sao con cái hơn nữa để ngăn các em khỏi tình trạng sống phụ thuộc vào mạng xã hội.Chúng ta phải chung tay vì một thế hệ trẻ Việt Nam tươi sáng.

Hãy sống thật với chính mình ngay từ hôm nay, hãy đem tất cả những gì vốn có của nó trả lại vị trí ban đầu. Hãy hành động vì chính bản thân các bạn. Cuộc sống là hiện thực, bạn phải học cách sống thật với chính bản thân mình.

tk nha bn

12 tháng 5 2021

Trường học là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, nơi bồi dưỡng cho tâm hồn giúp ta nên người(CTT). Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến toàn xã hội lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường. Nó được hiểu là những hành vi sai trái, đùng bạo lực để giải quyết vấn đề của các bạn học sinh, có thể là của cả giáo viên dành cho học sinh. Nó được biểu hiện với nhiều trạng thái khác nhau trong trường học như: bạn bè ghen ghét, đố kị nhau cũng lôi nhau ra đánh, mâu thuẫn, xích mích nhỏ cũng đánh nhau, chửi nhau thậm tệ. Hay việc học sinh ngang bướng, cãi lời thì thầy cô dùng hình thức đòn roi, lời nói khó nghe để trừng trị. Quan trọng hơn, nó không có ảnh hưởng tốt đến chúng ta trong tương lai.(CPĐ​) Vâng!(CCT) Nguyên nhân dễ nhận thấy chính là do tự bản thân các em có suy nghĩ về cái tôi quá lớn, lúc nào cũng muốn thể hiện mình. Thêm vào đó mới là sự thiếu giáo dục từ gia đình, bố mẹ bỏ bê, vô trách nhiệm, hoặc chiều chuộng quá đáng. Tiếp theo là từ phía nhà trường, kỉ luật quá lỏng lẻo, không có hình thức xử phạt nghiêm khiến học sinh coi thường. Vậy làm thế nào để loại bỏ bạo lực học đường?(CNV) Việc làm này không phải của một riêng ai, mỗi cá nhân trong xã hội đều cần phải quan tâm tới sự giáo dục của con em mình. Đầu tiên cần thiết lập kỷ cương trong nhà trường, sau đó cần sự quan tâm phối hợp tới các em từ phía gia đình, những người xung quanh. Thiết nghĩ nếu nạn bạo lực học đường không được ngăn chặn thì thế hệ ngày mai sẽ ra sao?(CNV) Hãy tránh những hiện tượng, xu hướng bạo lực học đường học nhà trường, trở thành một công dân tốt.(CCK)

12 tháng 5 2021

Mình cảm ơn nha🤗