K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 9 2021

Tham khảo

Ngày nay, thật đáng buồn khi học sinh đang có xu hướng học vẹt, học tủ. Vậy nên hiểu như thế nào là học vẹt, học tủ? Học vẹt chính là học thuộc lại những kiến thức đã có dù mình không hiểu gì còn học tủ là học theo vận may, chỉ học một kiến thức nhất định. Chính việc học tủ, học vẹt đã để lại nhiều hậu quả cho quá trình học tập của học sinh. Với cách học này, học sinh sẽ bị hổng kiến thức, không nắm vững được kiến thức của bài học, thiếu kiến thức nền tảng và phụ thuộc vào sự may mắn. Sở dĩ có điều đó bởi nhiều người không ý thức được vai trò của việc học, đó là cả một quá trình tích lũy lâu dài, học để mở mang kiến thức cho bản thân. Như vậy, có thể thấy, học vẹt, học tủ là một cách học mang tính phiến diện, bởi vậy, để có thể mở mang kiến thức mỗi người cần có cho mình phương pháp học phù hợp, đúng đắn để mang lại hiệu quả cao.

Em tham khảo bài làm của anh:

Xã hội ngày càng phát triển, đó là một bước tiến của nhân loại, nhưng có lẽ, dần dần ngày nay, những điều có sẵn ấy đã làm cho học sinh mất đi hứng thú với việc học và tìm tòi ,dẫn đến một vấn đề đáng lo ngại là học vẹt, học tủ. Nói đơn giản, cách học vẹt, học tủ là học một cách sơ sài, không hiểu thấu đáo vấn đề và chỉ học thuộc để nhằm mục đích nào đó, rất nhanh bị quên lãng trong tương lai. Cách học này đang được học sinh áp dụng rất nhiều. Kết quả tốt, có; hậu quả đem lại, có; nhưng có lẽ thì hậu quả sau này sẽ làm học sinh phải cân nhắc. Cách học như vậy khiến học sinh không hiểu bài, không rõ kiến thức, không áp dụng được bài làm, học một cách thụ động mà không có ích gì cho cuộc sống. Nó không chỉ ảnh hưởng đến học sinh mà nó còn ảnh hưởng đến giáo dục và cả xã hội này nữa. Vậy nên, hãy chấm dứt ngay tình trạng học sinh học tủ, học vẹt mà hãy giữ gìn bản sắc của dân tộc Việt Nam với những học sinh miệt mài, chăm chỉ luôn tìm tòi khám phá!

14 tháng 3 2021

                                                                                   Bài làm

Sinh thời, bác Hồ đã từng nói học phải đi với hành . Điều đó đồng nghĩa với việc cách học phải thực sự hiệu quả , nâng cao khả năng nhận thức và tự giác . Tuy nhiên hiện nay , tình trạng học tủ học vẹt ngày càng lan rộng trong nhà trường.Cả hai cách học đều đem lại những hậu quả khó lường khiến kết quả học tập của học sinh ngày càng đi xuống . Học tủ , học vẹt những bài của thầy cô giảng chính là không hiểu gì , đầu óc , rỗng tuếch,kiến thức hạn hẹp  nông cạn . Khi đề ra so khác với ban đầu  , lập tức học snh sẽ cảm thấy lũng tũng không biết làm cách nào để có thể giải quyết vấn đề . Tình trạng ngày càng một phổ biến cũng đều có nguyên nhân của nó . Nhiều người có thói quen ỷ lại , không chịu suy nghĩ để phat triển khả năng sáng tạo . Vì vậy , khi học ta phải vừa học vừa suy nghĩ , đặc biệt trước khi học thuộc câu chữ phải hiểu vấn đề , tránh xa vào việc lặp đi lặp lại . Xác định đúng mục đích của việc học tập học để làm người , để để mở mang kiến thức chứ không phải học để lấy thành tíchphù phiếm là cách mà một học sinh nên làm . Việc học tập xét đến cùng cũng đều để phục vụ tương lai . Hãy dùng phương pháp học tâp đũng đắn để những kiến thức ta có được trên ghế nhà trường có giúp ích cho chính cuộc sống của ta.

a) Bạn tham khảo :

1. Mở đoạn:

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

2. Thân đoạn

a. Giải thích
+ Học tủ là gì?
+ Học vẹt là gì?

b. Thực trạng
Tình trạng học tủ xuất hiện tại các trường học
c. Nguyên nhân
+ Do ý thức tự giác học và rèn luyện trong một quá trình dài chưa có
+ Học sinh bị ép học quá nhiều kiến thức, quá nhiều môn học cùng lúc, không thể tiêu hóa nổi nên đến kì thi phải lựa chọn cách học tủ, học vẹt để giải quyết vấn đề điểm số
+ Hệ thống giáo dục thiếu thực tế, đặt nặng kiến thức sách vở, học sinh đọc thuộc lòng nhưng không hiểu bản chất vấn đề

d. Hậu quả
+ Học sinh hổng kiến thức
+ Điểm số cao nhưng thực chất học sinh không hiểu bài giảng

e. Giải pháp
+ Thay đổi phương pháp giảng dạy, truyền đạt tới học sinh
+ Tạo điều kiện phát triển thực tế
+ Học sinh cần có ý thức học tập

3. Kết đoạn

Kết luận vấn đề

12 tháng 5 2017

I. Mở bài:

Tuổi trẻ là tương lai của đất nước, là mùa xuân của xã hội. Chúng ta – thế hệ trẻ cần phải xác định cho mình một con đường học tập đúng đắn. Đó là học để biết, học để làm, học để hội nhập và khẳng định bản thân. Vậy mà, trong một bộ phận học sinh chúng ta hiện nay vẫn tồn tại tình trạng học tủ, học vẹt.

II. Thân bài:

Khái quát:

Cách “học tủ”, “học vẹt” trong một bộ phận học sinh hiện nay đã và đang là một vấn đề băn khoăn, khó khắc phục trong ngành giáo dục. Đó là những cách học đối phó rất phổ biến trong giới học sinh và chúng mang lại những hậu quả không nhỏ. Vậy chúng ta hiểu thế nào là “học tủ”, “học vẹt”?

Giải thích:

“Học tủ” là cách học chọn lọc những kiến thức quan trọng, cần thiết để làm bài kiểm tra, làm bài thi. Cách học này mang tính may rủi rất cao và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhất là khi các bạn học sinh đoán sai đề thi. “Học vẹt” là cách nói ẩn dụ, ví cách học của học sinh với con vẹt – bắt chước, nói nhại lại, nhưng không hiểu gì. Khi học thuộc bài, đọc rất trôi chảy nhưng không nắm chắc nội dung, học một cách máy móc và thụ động.

Nguyên nhân:

Tuy khái niệm về hai phương pháp học trên là khác nhau nhưng nó đều có cùng một nguyên nhân. Trước hết phải kể đến những nguyên nhân khác quan từ xã hội. Do mặt trái trong tiến trình phát triển của xã hội, định hướng giáo dục của nước ta còn chưa thực sự phù hợp. Ba mẹ nào cũng muốn con mình học hành giỏi giang, nên gây áp lực, khiến con em mình luôn phải “oằn” mình gánh lấy ước mơ lớn lao của cha mẹ.Mặt khác, do chương trình học của bộ giáo dục đề ra nặng về kiến thức, khô khan, cứng nhắc khiến một bộ phận học sinh chán học, học chống đối bằng cách duy nhất là “học tủ” và “học vẹt”.Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận nguyên nhân một phần cũng một phần xuất phát từ chính bản thân mỗi học sinh. Nhiều học sinh ngay từ đầu đã không có mục đích, động cơ học tập rõ ràng dẫn đến lười học, học chưa đúng phương pháp. Đồng thời cũng do một phần là chưa có ý thức tự giác trong học tập, học chống đối, thụ động.

Tác hại:

Hai cách học trên là cách học mang tính chất đối phó, không thực sự coi trọng việc tiếp thu kiến thức để tích lũy và nâng cao hiểu biết. Vì là học vẹt, học mà không tư duy cho nên không hiểu, không nắm chắc kiến thức dẫn đến không biết vận dụng vào thực tế, vào thực hành. Việc học như thế dẫn đến tốn thời gian, vô bổ. Vì là học tủ, cho nên không nắm bắt kiến thức một cách đầy đủ, toàn diện, phụ thuộc vào sự may mắn, nếu lệch tủ sẽ không đạt được kết quả như mong muốn, phụ công ơn thầy cô, tốn tiền bạc của bố mẹ. Đồng thời, cũng tạo ra một thói quen xấu, làm mất đi ý nghĩa tốt đẹp của việc học, và trở thành những con người không trung thực. Việc “học tủ”, “học vẹt” không chỉ nguy hại cho bản thân mỗi học sinh mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Thử hỏi xem, một đất nước toàn bộ học sinh chỉ biết gian dối, học chống đối, không có kiến thức thực chất, thì phát triển ra sao? Xã hội sẽ mất niềm tin vào ngành giáo dục của đất nước, chất lượng giảm sút, ảnh hưởng đến tiến trình phát triển và hội nhập của đất nước.

Ý kiến đánh giá, bình luận:

“Học tủ, học vẹt” là cách học rất nguy hại, cần phải bài trừ và loại bỏ. Nếu không thay đổi phương phát học tập thì dù có đỗ đạt, có bằng cấp thì đầu óc vẫn rỗng tuếch, dẫn đến công việc không hiệu quả. Học sinh chúng ta cần phải thay đổi cách học tập để lấp đầy tri thức, để hoàn thiện phẩm chất con người chứ không phải vì tấm bằng. Hãy học một cách tự giác, học đi đôi với hành, học đến đâu chắc đến đó. Chỉ có như vậy chúng ta mới tránh được cách học tủ, học vẹt.

III. Kết bài:

Nếu ai cũng có ý thức, có định hướng cho riêng mình, biết suy nghĩ về hành vi, việc làm của mình thì tin chắc rằng sẽ không còn ai nhắc đến căn bệnh “học vẹt”, “học tủ” nữa. Lúc đó mỗi học sinh sẽ có những kiến thức cần thiết để chuẩn bị hành trang bước vào đời góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh.

28 tháng 1 2018

Học hành là sự nghiệp lâu dài, cần có phương pháp và cách thức phù hợp để có thể tiếp thu được kiến thức một cách nhanh chóng, có chọn lọc nhất. Tuy nhiên bên cạnh những người có phương pháp học khoa học, hiệu quả thì vẫn còn những người học vẹt, học tủ, học đối phó. Đây là những phương pháp khiến cho thành tích học tập của bạn tụt dốc trầm trọng.

Học vẹt và học tủ là hai phương pháp học không mang lại kết quả tốt cho việc học tập của bạn. Học vẹt chính là học chay, học không có khoa học, học tràng giang đại hải, học kiểu bắt chước, nhại lại nhưng thực chất của vấn đề lại không hiểu được. Kiểu học này sẽ khiến cho bạn học nhanh quên, hổng kiến thức nhiều.

Học tủ chính là phương pháp học lựa chọn những mục, những phần mà học sinh thấy mình có khả năng tiếp thu tốt nhất để học. Cách học này có thể sẽ khiến cho các bạn đạt điểm 0 tối đa, vì lệch tủ, lệch đề.

Hai phương pháp học trên đều không tốt đối với các bạn học sinh. Học tủ chỉ mang tính xác xuất, phần trăm nên khi không trúng được tủ chắc chắn bài thi của bạn sẽ trật và điểm số chết ở mức báo động. Còn học vẹt thì bạn sẽ chỉ như con vẹt cứ nhai đi nhai lại điều người khác nói, và kiến thức trong chốc lát sẽ trống rỗng, chẳng còn gì. Và vì nhai đi nhai lại nên sẽ chóng quên. Như vậy thật uổng phí. Học vẹt và học tủ đều để lại hậu quả không tốt đối với mỗi bạn học sinh. Nó khiến cho bạn lười nhác hơn, không chịu động não suy nghĩ, không chịu mày mò và phát triển kiến thức. Bản thân sẽ ngày càng hổng kiến thức nhiều, cách phân tích và nhận xét vấn đề không còn nữa. Có thể bạn sẽ mất dần đi khả năng sáng tạo.

Nguyên nhân của việc học vẹt, học tủ là do đâu? Có rất nhiều nguyên nhân xoay quanh phương pháp học này. Thầy cô giáo truyền đạt kinh nghiệm một cách khô khan, học sinh không hiểu rõ vấn đề, áp lực về bài tập cho học sinh. Điều này sẽ khiến cho học sinh đâm ra căng thẳng, chán nản không muốn tập trung học nên mới không đầu tư thời gian. Thứ hai, ý thức của chính các em sẽ quyết định phương pháp học. Học vẹt và học tủ chỉ dành cho những bạn lười nhác, không chịu tư duy, không chịu cố gắng phấn đấu. Các em đang tạo nên thói quen học tập không tốt cho bản thân mình, và nó sẽ có ảnh hưởng đến thành tích học tập của các em sau này. Đây là một thực trạng rất đang buồn.

Hiện nay trong các kì thi học kì ở các trường đại học, vì số lượng câu hỏi nhiều chất đống về các bộ môn Chính trị nên các bạn sinh viên lựa chọn cách học tủ đến thử xem vận may của mình có gõ cửa. Học tủ cứ ngày càng tràn lan, điểm sổ “ngàn cân treo sợi tóc”. Mặc dù biết xác xuất không lớn nhưng các em vẫn cứ mạo hiểm lựa chọn phương pháp học như thế này.

Mỗi bạn học sinh khi nhận ra tác hại của việc học vẹt, học tủ như vậy thì nên điều chỉnh lại phương pháp học của mình để mang lại hiệu quả trong học tập được cao hơn. Đây là điều mà mỗi bạn nên nhận ra từ sớm để cố gắng và phấn đấu thành học sinh tiên tiên. Gia đình và nhà trường cần tạo môi trường học hành lành mạnh, thân thiện, không áp lực để học sinh có thể phát huy tinh thần của mình.

Học vẹt, học tủ là phương pháp học nên tránh xa. Bạn cần phải ý thức được điều này để lựa chọn cho mình phương pháp hữu ích hơn.

12 tháng 2 2017

Muốn chiếm lĩnh được tri thức cần có phương pháp khoa học thay vì việc học tủ và học vẹt. Học vẹt là học chay, học không khoa học, tràng giang đại hải, học theo kiểu bắt chước một cách vô thức, không hiểu bản chất của vấn đề. Còn học tủ là lối học lỏi, chọn phần tiếp thu nhanh để học. Hai lối học tai hại này đều gây ra hậu họa khôn lường. Học tủ có thể bị "lệch tủ", "trật tủ" và khả năng bị điểm liệt, điểm yếu rất báo động. Học vẹt khiến cho học sinh rỗng kiến thức và làm mất đi lối tư duy phân tích, tổng hợp vấn đề. Cả hai cách học này đều khiến học trò bị mất phương hướng, và hoàn toàn trống rỗng khi học. Kiến thức thực sự, khả năng sáng tạo và phát triển trí tuệ sẽ không được bị triệt tiêu bởi hai phương pháp học tủ và học vẹt lệch lạc, phiến diện.

13 tháng 5 2020

Google thẳng tiền

13 tháng 5 2020

hỏi từ điển Google

11 tháng 3 2022

Thời gian trôi đi nhanh thật đấy, mới ngày nào đó em vừa bỡ ngỡ nép sau lưng mẹ bước vào mái trường tiểu học thân yêu. Vậy mà hôm nay đã là buổi học cuối cùng em được ngồi bên cạnh bạn bè, được lắng nghe cô giảng bài, được là học sinh của mái trường này. Một sáng mùa hè trong veo và yên ả, những tia nắng đang rọi xuống từng vòm cây xanh mượt mà. Cảnh sân trường buổi sáng mai tĩnh lặng đến lạ kì, có lẽ vì do các bạn học sinh chưa đến hết. Đi giữa sân trường, em thấy mình nhỏ bé và lạc lõng với môi trường đã thân thuộc suốt 5 năm qua. Lát nữa thôi, chúng em sẽ ngồi ngay ngắn vào bàn và làm đứa học sinh lớp 5 cuối cùng, chia tay bạn bè, chia tay thầy cô. Buổi học hôm ấy nhẹ nhàng, không ồn ào, vội vã, các bạn cũng không tranh cãi, nói chuyện riêng, tiếng cô trầm bổng, lớp học rơi vào tĩnh lặng. Bởi ai cũng biết đó là buổi học chia tay của khối học sinh lớp 5. Nhìn gương mặt bạn nào cũng thoáng chút buồn và nuối tiếc. Chúng em đã có với nhau biết bao nhiêu kỉ niệm với những thứ thuộc về nơi đây, nhưng chúng em lại sắp phải nói lời tạm biệt. Tạm biệt để bước sang trang mới, cấp học mới và nhiều thứ mới mẻ hơn nữa. Ngoài kia, nắng vẫn đu mình trên cây. Hôm nay chỉ có các bạn học sinh khối lóp 5 đi học nên tâm trạng của mọi người đều như nhau, nuối tiếc và đầy lưu luyến.  Cô nhìn một loạt các bạn học sinh, mắt rơm lệ, và nhắn nhủ chúng em phải cố gắng để trở thành học trò ngoan và giỏi ở cấp học mới. Chúng em ai cũng cúi đầu vâng dạ, không dám nhìn ai, vì thực sự cảm xúc đang vỡ òa. Những năm tháng cùng ngồi chung bàn, học chung lớp, nghịch ngợm.Đây là buổi học cuối cùng ở trường tiểu học.