Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo bạn nhé!
Nhân cách mỗi người đều được nuôi dưỡng bằng môi trường sống xung quanh, đặc biệt là ảnh hưởng từ những người gần gũi với chúng ta nhất: cha mẹ. Cha mẹ là người đắp nặn hình hài và cả tâm hồn cho chúng ta, là người quan trọng nhất cho sự phát triển về nhân cách và điều kiện sống. Vì vậy mà dân gian đã lưu truyền từ đời xưa câu ca dao “Có cha có mẹ thì hơn. Không cha không mẹ như đờn đứt dây”.
Câu ca dao thể hiện rõ nét công lao to lớn của người làm cha, làm mẹ đối với con cái. Đờn là đàn được đọc lái âm tạo vần làm cho câu ca dao mang nhịp điệu nhẹ nhàng dễ đi vào lòng người. Đàn phát ra âm thanh trong trẻo phục vụ đời sống tinh thần cho nhân dân ta từ xưa đến nay. Âm thanh được tạo ra từ dây đàn, khi đàn đứt dây thì nó sẽ chẳng còn tác dụng gì nữa giống như người con. Cha mẹ chính là tiền đề cho con cái phát triển và phục vụ công sức của mình cho xã hội, là mảnh ghép quan trọng nhất trong cuộc đời của con cái, giống như sự quan trọng của dây đàn vậy.
Cha luôn là trụ cột của gia đình, gánh vác những công việc nặng nhọc, đổ những giọt mồ hôi để con cái có điều kiện sống tốt nhất. Cha còn dạy con cách sống, cha truyền cho con sự mạnh mẽ và tinh thần trách nhiệm. Cha là người chăm lo cho cuộc sống của con và mẹ là người nuôi dưỡng tâm hồn con. “Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”, mẹ dành tất cả tình yêu vô bờ của mình cho con, yêu con vô điều kiện. Mẹ cũng là người dạy con cách làm người, trở thành một người tốt, sống lương thiện, yêu thương mọi người xung quanh. Ơn sâu nghĩa nặng của cha mẹ nào đâu kể xiết. Cha mẹ là đôi mắt dẫn đường cho con, là bàn tay che chở bao bọc con, nâng đỡ con dậy, động viên con bước vào đời. Đằng sau mỗi thành công, mỗi bước trưởng thành của người con là ánh mắt luôn dõi theo của cha mẹ. Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất đời con, là nhà nơi con tìm về.
Không cha không mẹ là nỗi bất hạnh lớn nhất của người con: “như đàn đứt dây”. Con thiếu cha là thiếu đi một lá chắn bảo vệ che chở, thiếu một người thầy giáo dục ta về cách sống và cả sự thiếu thốn về vật chất. Con không mẹ sẽ thiếu thốn về tình yêu thương sâu đậm từ trái tim người mẹ, không có sự dạy dỗ nhân cách một cách cẩn thận chu toàn, thiếu thốn về tinh thần. Không có cả cha lẫn mẹ thì người con sẽ bị khiếm khuyết cả vật chất lẫn tinh thần, mất đi một phần hạnh phúc. Họ không có người chở che, không có những lời khuyên hữu ích, không có điều kiện phát triển học thức và giáo dục. Vì vậy họ dễ sa chân lỡ bước và thậm chí khi họ gục ngã cũng sẽ không có cha mẹ máu mủ ruột thịt ở bên an ủi, nâng đỡ họ dậy, khuyến khích họ bước tiếp. Họ thiếu đi sự an toàn khi sau lưng họ thiếu vắng bóng hình cha mẹ. Những người con ấy có thể sẽ không có tuổi thơ hạnh phúc – tuổi thơ tràn ngập yêu thương chiều chuộng như những đứa trẻ khác. Điều ấy khác ghi trong tâm trí họ, trở thành một nỗi trăn trở đớn đau đeo bám họ suốt cuộc đời.
Trong dân gian cũng có nhiều câu ca dao khác về tình cha mẹ mà mỗi người con nào cũng đã biết tiêu biểu như câu ca dao: “Công cha như núi ngất trời. Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”. Công lao to lớn của cha mẹ luôn trường tồn, to lớn và dạt dào. Đó là nguồn dinh dưỡng cho cây con mọc lên từ một mầm cây yếu ớt trở thành cây cổ thụ sừng sững với thời gian. Không có ngôn từ nào có thể kể hết được công lao vô bờ của cha mẹ.
Tóm lại, không cha không mẹ là nỗi bất hạnh, bất hạnh ở sự thiếu thốn tình thương, thiếu sót sự nuôi dưỡng , chăm sóc và giáo dục. Cha mẹ giáo dục ta thành người, là cái rễ của cuộc đời người con. Mong rằng không ai trên thế giới này lâm vào hoàn cảnh không cha không mẹ, không ai có số phận lang bạt hẩm hiu. Mong sao ai ai cũng có cha mẹ để được nhận tình thương đong đầy và những điều tốt đẹp nhất.
gợi ý: Không có ngôn từ nào nói hết công lao cha mẹ vất vả vì con bạn ạ! Không có tình nào bao la, vĩ đại hơn tình cha mẹ dành cho con. Ai còn cha còn mẹ mà không biết quý trọng thì đó là nỗi bất hạnh của chính họ. " Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng", con cái đau một cha mẹ khổ mười........Còn cha còn mẽ thì thứ gì cũng có, mất cha mất mẹ "lót là nằm đường", hay như cây đàn mà không có dây thì đâu thể phát ra những giai điệu du dương được bạn!
Nói về cha mẹ thì tôi có thể ca ngợi cả ngày cũng không hết. Nhưng với tôi có một kỷ niệm mà cả đời tôi sẽ không quên được. Đó là vào mùa lũ lớn ở quê tôi khi đó tôi đã là học sinh cấp 3 to xác rồi thế mà khi nước lũ vào nhà tôi, xung quanh ngập đầy nước không thể ở trong nhà được mẹ tôi đã cõng tôi lội nước sang nhà ngoại vì sợ tôi lội nước bạc dơ dấy. Mỗi khi nghĩ lại chuyện này tôi thật sự thương mẹ và trách mình sao tệ đến thế. Cho đến lúc lớn khôn, trưởng thành ba mẹ vẫn cứ bao bọc và muốn giành làm mọi thứ cho các con dù chúng tôi đã lớn và có thể làm được. Đó là tại sao hả bạn?
Có sự hi sinh nào cao đẹp hơn thế không???
THAM KHẢO:
Bố mẹ luôn căn dặn và nhắc nhở em rằng: “Muốn làm con ngoan, trò giỏi không phải chỉ học tập tốt mà còn phải làm thật nhiều việc tốt”. Ghi nhớ lời dạy nên em đã làm được một số việc tốt khiến bố em vui lòng.
Việc tốt mới đây nhất em đã làm đó là nhặt rác vứt vào đúng nơi quy định. Ở gần cổng trường học của em có rất nhiều hàng quán bán bánh kẹo, đồ ăn sáng cho các bạn học sinh ăn trước khi vào trường. Tuy nhiên các bạn học sinh lại rất thiếu ý thức, ân xong thức ăn lại vứt ngay vỏ bánh, kẹo xuống lòng đường, cổng trường, khiến cho cổng trường đầy rác rất ô nhiễm. Lúc đó em nhìn thấy một bạn vừa ném rác xuống liền nhắc nhở bạn nên vứt rác vào thùng không được vứt bừa bãi sẽ làm ô nhiễm môi trường và xấu đi hình ảnh ngôi trường, bạn đó rất xấu hổ và đành cúi xuống nhặt rác của mình vứt rác vào thùng, sau đó em rủ bạn cùng nhặt rác xung quanh cổng trường bỏ vào thùng rác. Bác bảo vệ thấy vậy khen chúng em và cũng nhắc nhở các bạn khác nên hành động như chúng em. Lúc tan học mẹ đến đón em em đã kể cho mẹ nghe về việc làm của mình, mẹ rất vui và tự hào về việc làm tốt của em.
Em nhận ra việc làm tốt của mình không chỉ giúp bảo vệ môi trường, cảnh quan mà còn có thể mang đến những niềm vui cho bố mẹ và chính bản thân mình.
Tham khảo
“Công cha đức mẹ cao dày
Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ
Nuôi con khó nhọc đến giờ
Trưởng thành con phải biết thờ song thân”
Công lao sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ đối với con cái là vô cùng to lớn, không sao kể xiết. Vì vậy, những người làm con khi đã khôn lớn, trưởng thành phải luôn ghi nhớ công lao trời biển ấy và báo đáp, phụng dưỡng cha mẹ. Đúng như những lời trong câu ca dao: “Một lòng thờ mẹ kính cha/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
Bất kể ai cũng vậy, từ khi mới chào đời ta đã nhận được tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ và những người xung quanh. “Mang nặng đẻ đau” chín tháng mười ngày để rồi vỡ òa trong niềm vui và hạnh phúc khi nghe thấy tiếng khóc đầu đời của con. Còn gì vui sướng hơn khi sau bao nhiêu ngày tháng chờ đợi, thiên thần của cha mẹ đã ra đời. Và cũng từ đó, cha mẹ vất vả hơn khi phải chăm sóc con, lo cho con tất cả mọi thứ, thức trắng đêm trông nom khi con ốm. Cứ như vậy cho đến khi con “ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi”, thời gian trôi con lớn dần trong vòng tay yêu thương, chăm sóc của cha mẹ còn cha mẹ thì vất vả hơn vì vừa phải lo cho công việc vừa phải lo cho con. Nhưng có một điều mà chắc chắn ai cũng biết đó là cho dù vất vả, nặng nhọc đến đâu chỉ cần những đứa con luôn vui tươi, khỏe mạnh thì đó đã là niềm động viên, an ủi, tiếp thêm sức mạnh cho những người làm cha, làm mẹ rồi.
Công lao của cha mẹ thật vô cùng lớn lao, chính vì vậy con cái cần làm tròn trách nhiệm của mình đối với cha mẹ ngay từ khi còn nhỏ cho đến lúc trưởng thành. Khi còn nhỏ, bổn phận của con cái là phải biết vâng lời cha mẹ, chăm chỉ học tập rèn luyện để cha mẹ được vui lòng. Tuy còn nhỏ, chưa thể giúp gì nhiều cho cha mẹ nhưng việc phấn đấu để trở thành con ngoan trò giỏi chính là món quà to lớn dành cho cha mẹ của mình. Mặc dù có nhiều lúc cha mẹ có quát mắng ta nhưng suy cho cùng, những bậc làm cha làm mẹ chỉ muốn những điều tốt đẹp nhất cho con cái của mình. Có thể khi đó, chúng ta còn quá nhỏ để hiểu được một cách sâu xa những lời quát mắng đó là muốn tốt cho mình, nhưng khi đã trưởng thành, ta thầm cảm ơn những lời quát mắng đó đã giúp ta hiểu ra nhiều điều hơn. Khi con cái dần trưởng thành cũng là lúc cha mẹ ngày càng già yếu đi, đây chính là lúc những người làm con cần làm làm tròn chữ hiếu của mình, đó là phải phụng dưỡng, chăm sóc chu đáo cho cha mẹ của mình, có như vậy mới làm tròn chữ hiếu của đạo làm con.
Tuy nhiên không phải những người con nào cũng làm tròn trách nhiệm của mình đối với cha mẹ. Có những người con xem cha mẹ của mình là gánh nặng khi họ già yếu đi, anh em trong cùng một gia đình đùn đẩy trách nhiệm nuôi cha mẹ hết cho người này rồi đến người khác, có một số người chọn cách đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão để không mất thời gian chăm sóc. Cha mẹ cả một đời vất vả vì con cái, chỉ mong lúc về già được an nhàn, sum họp bên con cháu, vậy mà những người con nỡ nhẫn tâm bỏ mặc cha mẹ trong sự cô đơn, mặc dù vẫn đầy đủ về cuộc sống vật chất nhưng lại thiếu thốn tình cảm, lúc nào cũng cảm thấy cô đơn.
“Công cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”
Một lần nữa phải luôn tự nhắc nhở rằng, công lao, ơn nghĩa của cha mẹ là không gì có thể sánh nổi. Những người làm con phải luôn ghi nhớ công lao ấy và phải làm tròn trách nhiệm của mình đối với cha mẹ, đừng để khi cha mẹ mãi mãi không còn trên thế gian này nữa thì mọi sự báo đáp cũng đã muộn rồi.
Tình phụ tử trong câu chuyện Lão Hạc nói riêng và trong cuộc đời của mỗi con người nói chung thật thiêng liêng, cao quý. Người cha có thể không mang nặng đẻ đau, không chăm sóc con gái nhiều như người mẹ nhưng tình yêu thương của người cha thì vô bờ bến. Nếu tình mẹ bao la như biển cả không bao giờ cạn thì tình cha sừng sững như núi Thái Sơn không bao giờ bị mai một, hay bị mòn đi bởi thời gian, mãi mãi đứng đó che chở cho con cái kể cả khi chính bản thân mình cũng không đủ cơm ăn áo mặc, người cha vẫn luôn hy sinh cuộc đời mình để lo cho con cái được bằng bạn bằng bè. Người cha ít khi thể hiện tình cảm của mình nhưng trong sâu thẳm luôn muốn con mình được hạnh phúc. Cả cha và mẹ đều yêu thương con hết mực không có gì có thể sánh được với công cha nghĩa mẹ. Để đổi lấy hạnh phúc và cuộc sống yên bình cho các con, những người làm cha làm mẹ luôn trăn trở, đau đáu một nỗi lòng mà những người con không gì có thể hiểu được.
Tham khảo:
Qua tình cảm và những cảm xúc mãnh liệt mà Hồng giành cho mẹ trong văn bản "Trong lòng mẹ", ta có thể thấy rằng: mỗi con người khi sinh ra trên cõi đời này đều là một sự may mắn mà cha mẹ mang lại, chính vì vậy, chúng ta phải có trách nhiệm với cha mẹ của mình. Mẹ là người sinh ra ta, chăm sóc ta từng li từng tí, lo cho ta miếng ăn giấc ngủ. Cha là người vất vả bon chen ngoài cuộc sống để lấy tiền lo cho tương lai của ta và dạy ta những bài học làm người quý giá. Từ những công lao to lớn này, mỗi người con chúng ta cần sống với sự biết ơn, tình yêu thương cha mẹ và có trách nhiệm với cha mẹ lúc họ về già. Họ dành cho chúng ta nửa cuộc đời để nuôi ta lớn, giúp ta tạo dựng tương lai, sau này giúp chúng ta chăm sóc con cái của mình. Chính vì vậy, phần đời còn lại của họ khi họ già yếu, không còn khả năng lao động, mỗi người con chúng ta hãy chăm sóc họ với tình yêu thương, sự ân cần quan tâm giống như họ đã làm cho ta. Sự yêu thương, kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ lúc về già không chỉ giúp cho tình cảm gia đình thêm đầm ấm, gắn bó hơn mà nó còn là tấm gương cho con cái chúng ta sau này học tập theo, giúp chúng có tư du và suy nghĩ đúng đắn. Chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ lúc về già mang đến cho chính chúng ta những lợi ích quý báu. Chúng ta hãy là những người con hiếu thảo với cha mẹ mình để xứng đáng với công sức của họ đã vun đắp cho mình và trở thành công dân tốt của xã hội.