K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Qua mười năm sống và làm việc ở những nước tư bản phát triển, Nguyễn Ái Quốc không choáng ngợp trước sự giàu có của giai cấp tư sản mà lại nhận thấy chế độ tư bản có nhiều khuyết tật. Người khẳng định dứt khoát chủ nghĩa tư bản không cứu được nước, không cứu được dân. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã giúp Nguyễn Ái Quốc nhanh chóng nhận ra chân lý thời đại: Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ. Khác với các nhà yêu nước đương thời, Nguyễn Ái Quốc có một phương pháp nghiên cứu độc lập, tự chủ, sáng tạo, đem lý luận đối chiếu với thực tiễn, lấy mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội làm tiêu chuẩn đánh giá các học thuyết, tiếp thu kinh nghiệm cách mạng thế giới có chọn lọc.

2 tháng 5 2022

Tham khảo

a Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới vì:

- Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp, nên ông đã ý thức được lòng yêu nước từ khi còn bé.

- Trên cả nước, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại.

=> Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, đồng thời nhìn thấy những mặt hạn chế của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

Quá trình ra đi tìm đường cứu nước từ năm 1911-1917

– 5/6/1911: Bác ra đi tìm đường cứu nước

– 1911 đến 1917: Bác đi khắp các nước qua châu Phi, châu Mĩ, châu Âu.năm 1917 Bác trở về Pháp học tập ѵà Ɩàm việc tại Pháp 

Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vì Bác đã ý thức được lòng yêu nước từ khi còn be.Trong nước có nhiều cuộc khởi nghĩa ѵà phong trào đấu tranh nổ ra nhưng đều thất bại

-Con đường cứu nước của các bậc tiền bối trước đó: Phan Bội Châu chọn con đường sang phương Đông (Nhật Bản) xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp

- Còn Nguyễn Tất Thành thì chọn con đường đi sang các nước phương Tây: đi vào tất cả các giai cấp và tầng lớp,đi vào phong trào quần chúng giác ngộ,đoàn kết họ đứng lên dành độc lập bằng sức mạnh là chính mình.


 

2 tháng 5 2022

dạ cảm ưn pé nha

24 tháng 10 2023

Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc (tên thật là Hồ Chí Minh) có những đặc điểm mới và độc đáo so với các nhà yêu nước khác trong cuộc chiến đấu chống Pháp trước đó ở Việt Nam. Dưới đây là một số điểm đặc biệt:

- Quan điểm chính trị đổi mới: Bác đã đề xuất một quan điểm chính trị đổi mới, bao gồm chủ nghĩa cộng sản, trong cuộc chiến đấu chống Pháp. Đây là một phương pháp chính trị hoàn toàn mới mẻ và khác biệt so với các nhà yêu nước trước đó, như Phan Bội Châu, Nguyễn Thái Học, và Phan Chu Trinh, mà họ chủ yếu theo đuổi các phong cách lãnh đạo đặc thù hoặc chủ nghĩa dân tộc.

- Tổ chức hệ thống lãnh đạo: Bác đã xây dựng và lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) với cơ cấu tổ chức mạnh mẽ và quân đội đều đặn. Đây là một phong cách lãnh đạo tổ chức chặt chẽ, khác biệt với các phong cách lãnh đạo cá nhân của các nhà yêu nước trước đó.

- Chiến lược chiến đấu: Bác đã phát triển một chiến lược chiến đấu tổng hợp bao gồm cả chiến đấu quân sự và chiến đấu chính trị, với sự tham gia rộng rãi của dân chúng. Điều này đã giúp tạo nên một cuộc chiến đấu chiến thắng chống Pháp.

- Tầm nhìn toàn diện: Bác không chỉ xem xét cuộc chiến đấu ở mặt nội chiến và dân tộc mà còn đặt ra mục tiêu toàn diện hơn, bao gồm cả khía cạnh xã hội, kinh tế và văn hóa. Ông đã thúc đẩy các chương trình cải cách và phát triển đồng thời với cuộc chiến đấu.

-> Những điểm này cùng với sự sáng tạo, sự linh hoạt, và tầm nhìn của mình, Bác đã làm nên sự khác biệt của cuộc chiến đấu chống Pháp và mở ra một hướng đi mới cho phong trào độc lập và tự do ở Việt Nam.

7 tháng 4 2023

30 năm

7 tháng 4 2023

Nguyễn Ái Quốc từ khi ra đi tìm đường cứu nước đến khi trở về nước là 30 năm.

12 tháng 5 2021

Không biết ??????/

12 tháng 5 2023

a) Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước:

+ Ngày 05 - 06 - 1911, từ bến cảng Nhà Rộng, Người ra đi tìm đường cứu nước. Người quyết định sang phương Tây để tìm hiểu những bí mật ẩn náu đằng sau những từ: "Tự do - Bình đẳng - Bác ái".

+ Sau hành trình kéo dài 6 năm, qua nhiều nước ở Châu Phi, Châu Mĩ, Châu Âu, ... đến năm 1917, Người từ Anh trở về Pháp, tham gia hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước ở Paris.

+ Người tích cực tham gia hoạt động trong phong trào công nhân Pháp và tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga. Từ khảo sát thực tiễn, Người đã đúc kết thành kinh nghiệm rồi quyết định đi theo chủ nghĩa Mác-Lênin.

b) Hướng đi của người có gì mới so với những nhà yêu nước chống pháp trước đó:

 + Các bậc tiền bối như Phan Bội Châu... chọn con đường đi sang phương Đông (Nhật Bản, Trung Quốc), đối tượng mà ông gặp gỡ là những chính khách Nhật để xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp, chủ trương đấu tranh là bạo động.

 + Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường đi sang phương Tây, nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, có khoa học kỹ thuật và nền văn minh phát triển để tìm hiểu xem vì sao nước Pháp thống trí nước mình và thực chất của các từ "Tự do - Bình đẳng - Bác Ái". Từ đó Người hòa mình vào thực tiễn và tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.

17 tháng 12 2022

mik cần gấp, giúp mik vs ạ=((

 

26 tháng 4 2021

Nhiều chí sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đã xuất từng tìm đường cứu nước nhưng vẫn không tìm ra một con đường mang lại hiệu quả đích thực. Trước thực tế ấy, Nguyễn Tất Thành, người con xứ Nghệ, mới 21 tuổi, đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước, bởi trong Người đang nung nấu một quyết tâm cháy bỏng: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đây là tất cả những điều tôi hiểu

26 tháng 4 2021

Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vì:
- Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp, nên ông đã ý thức được lòng yêu nước từ khi còn bé.
- Trên cả nước, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại.
- Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, đồng thời nhìn thấy những mặt hạn chế của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.