K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 10 2021

Em tham khảo:

   Cuộc chia tay của những con búp bề là tác phẩm đã để lại trong lòng người đọ bao nhiêu là tình cảm. Truyện kể về cuộ chia tay của hai anh em Thành và Thủy khi bố mẹ ly hôn. Cả hai anh em đều hiện lên với những vẻ đẹp riêng biệt. Anh Thành chính là một trong số đó. Thành là anh cả trong nhà, một người anh rất yêu thương em. dù vẫn chỉ là một cậu bé nhưng Thành đã có những suy nghĩ rất truongr thành, ra dáng một người anh luôn bảo vệ em gái mình. Thành là một cậu bé sống nội tâm, dù đứng trước hoàn cảnh chia li nhưng cậu vẫn cố giấu nỗi buồn trong lòng. Khi chia đồ chơi, Thành nhường hết cho em. Lúc chia tay em, Thành mếu máo, chân như chôn xuống đất, hứa với em sẽ để con Vệ Sĩ và Em Nhỏ cạnh nhau. Tuy rằng cảm xúc là vậy nhưng Thành vẫn rất kiên cường, giỏi chịu đựng, Thành như đành cam chịu, chết lặng trước khoảnh khắc chia li. Tóm lại, nhân vật Thành đã hiện lên đây đẹp đẽ trong mắt người đọc, Thành mãi là nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc đối với đọc giả.

21 tháng 12 2020

mong mấy bạn giúp mik nhaeoeo

26 tháng 12 2021

Tham khảo:

Sau bao năm bôn ba nước ngoài, Người được trở về với dân tộc Việt Nam. Bác chọn quê hương Cao Bằng, nơi rừng núi hoang vu để làm nơi sống và hoạt động cách mạng. Bài thơ đã khắc họa cuộc sống của người nơi đây với nhịp sống đều đặn (sáng ra – tối vào) và chan hòa với thiên nhiên: bờ suối, hang đá, bẹ, rau măng, bàn đá. Cuộc sống của Người nơi núi rừng khó khăn, thiếu thốn trăm bề, Bác chỉ ăn những thức sẵn từ núi rừng và ngủ trong hang đá lạnh tối. Nhưng Người không cảm nhận đó là sự thiếu thốn, gian truân, câu thơ với nhịp thơ nhịp nhàng gợi ra một tâm thế ung dung, Người hài lòng với cuộc sống hiện tại. Đằng sau cuộc sống mộc mạc, giản dị ấy là công việc lớn lao mà Bác đang theo đuổi, là phong trào cách mạng đang cần sự chỉ đạo sáng suốt của Người. Bên bờ suối Lê- nin nước chảy róc rách, cạnh đó là chiếc bàn đá và quyển sách, hình ảnh Bác Hồ hiện lên như một yếu tố quan trọng đưa bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy từ tĩnh sang động. Và với người chiến sĩ cách mạng, cuộc đời ấy “thật là sang”, đó là cái sang về mặt tinh thần. Được hoạt động cách mạng, được phấn đấu cho lí tưởng độc lập cho dân tộc là con đường mà cả cuộc đời Người theo đuổi. Niềm vui lớn của Người không phải "thú lâm tuyền" đơn điệu mà trước hết là niềm vui vô hạn của người chiến sĩ yêu nước vĩ đại sau 30 năm xa tổ quốc được trở về sống giữa lòng đất nước yêu dấu, trực tiếp lãnh đạo phong trào. Qua Tức cảnh Pác Bó, ta thấy được một nếp sống giản dị, thanh cao và phong thái ung dung, lạc quan, tin tưởng vào tương lai cách mạng của Bác.

26 tháng 12 2021

Bạn ơi viết một đoạn văn ngắn

2 tháng 11 2021

Tham khảo!
Cá không ăn muối cá ươn
Con cưỡng cha mẹ, trăm đường con hư

Bài ca dao đã nhắc nhở bổn phận làm con của mỗi người. Mỗi chúng ta đều cảm nhận được tình yêu thương mà cha mẹ đã dành cho mình, chúng ta tự biết mình phải sống, phải lao động và học tập như thế nào để không phụ công nuôi dưỡng, thương yêu của mẹ cha. Làm một người tốt, đó là sự trả ơn, là đạo hiếu lớn nhất mà mỗi người con có thể đền đáp cho những nỗi nhọc nhằn của cha mẹ.

2 tháng 11 2021

cảm mơn chị nhìu lém 🥰😘😍

9 tháng 9 2021

“Cuộc chia tay của những con búp bê” nằm trong hệ thống văn bản nhật dụng với chủ đề chính về quyền trẻ em. Văn bản làm người đọc vô cùng xúc động trước cuộc chia tay đầy nước mắt của hai anh em hơn thế còn cho thấy vai trò, tầm quan trọng của gia đình đối với trẻ thơ.

Trong tác phẩm diễn ra ba cuộc chia tay: cuộc chia tay của Vệ Sĩ và Em Nhỏ (hai con búp bê của anh em Thành Thủy), cuộc chia tay của hai anh em Thành Thủy, cuộc chia tay với lớp học. Nguyên nhân của tất cả các cuộc chia tay này đều xuất phát từ sự đổ vỡ trong cuộc hôn nhân của cha mẹ Thành Thủy. Truyện được kể ở ngôi thứ nhất, nhân vật “tôi” - người anh là người trong cuộc chứng kiến và chịu những đau khổ, bất hạnh của cuộc chia ly này nên câu chuyện diễn ra vô cùng chân thực, cảm động.

Trước khi hai anh em chia ly là những lời tâm sự thẫm đẫm nước mắt, đọc đến đây có lẽ không ai có thể cầm được nước mắt trước tình cảnh đau lòng của chúng. Thủy khóc cả đêm trước ngày lên xe theo mẹ về quê, “đôi mắt tuyệt vọng”, “buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều”. Người anh cũng chẳng thể khá hơn, dù đã cố gắng kìm nén sự đau khổ nhưng “nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo”. Làm sao có thể không đau đớn, xót xa cho được khi giây phút chia tay của hai anh em mỗi lúc một gần hơn. Việc cha mẹ ly hôn như một tai họa nặng nề giáng xuống đầu cả hai. Thành lo sợ sẽ phải xa em mãi mãi, em không muốn tin điều ấy và chỉ mong đó chỉ là một giấc mơ thôi. Thành kinh ngạc khi thấy cảnh vật, con người vẫn như mọi khi, vẫn diễn ra đông vui tấp nập, nắng vẫn vàng ươm mà cuộc sống của hai em lại tăm tối ảm đạm khôn cùng. Sự đối lập giữa ngoại cảnh và tâm cảnh càng thể hiện rõ hơn tâm trạng bơ vơ, thất vọng của em.

24 tháng 10 2016
Trong ca dao – dân ca, ngoài những câu hát yêu thương, tình nghĩa, những câu hát than thân… còn nhiều câu hát mang nội dung hài hước, châm biếm nhằm phơi bày các hiện tượng ngược đời, phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người và hiện tượng đáng cười trong xã hội. Dưới đây là những bài được phổ biến rộng rãi trong dân gian:  Cái cò lặn lội bờ ao,
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
Chú tôi hay tửu hay tăm,
Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.
Ngày thì ước những ngày mưa,
Đèm thì ước những đêm thừa trống canh.Bài thứ nhất là lời giới thiệu, quảng cáo về nhân vật chú tôi. Chân dung của người chú là bức biếm họa được vẽ toàn bằng những nét giễu cợt, mỉa mai.
Hai câu mở đầu: Cái cò lặn lội bờ ao, Hỡi cô yểm đào lấy chú tôi chăng làm nhiệm vụ bắt vần và chuẩn bị cho việc giới thiệu nhân vật. Cô yếm đào là hình ảnh tương phản với hình ảnh của nhân vật chú tôi. Chiếc yếm đào tượng trưng cho những cô gái nông thôn trẻ, đẹp. Xứng đáng lấy cô yếm đào phải là chàng trai chăm chỉ, giỏi giang chứ không thể là người có nhiều thói hư tật xấu. 

Cái cò giới thiệu về chú của mình với cái giọng cố làm ra vẻ phô trương, trịnh trọng: Chú tôi hay tửu hay tăm, Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa. Ý nghĩa phê phán, chỉ trích nằm cả ở từ hay. Theo cách hiểu dần gian thì hay có nghĩa là tài giỏi, nhưng trong văn cảnh này thì nó có nghĩa ngược lại. Tưởng hay lam hay làm, ai dè lại hay rượu hay chè đến mức nghiện ngập, bê tha. Ý mỉa mai của từ hay còn hàm chứa ở tầng nghĩa sâu hơn nữa. Tuổi thanh niên sức dài vai rộng mà không lo chí thú làm ăn, lại chấp nhận sống đời tầm gửi thì quả là chẳng đáng mặt làm trai. Người xưa có câu: Làm trai cho đáng nên trai, xuống Đông Đông tĩnh, lên Đoài Đoài yên… để khẳng định khí phách nam nhi. Bên cạnh đó cũng có câu: Đời người ngắn một gang tay, Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang với nội dung phê phán những kẻ siêng ăn nhác làm. Nhân vật chú tôi trong bài ca dao trên là loại người như thế.

Câu ca dao cụ thể hoá sự lười biếng của nhân vật chú tôi thành những điều ước trái lẽ tự nhiên: Ngày thì ước những ngày mưa, Đêm thì ước những đêm thừa trống canh. Anh ta ước những ngày mưa để không phải đi làm và ước những đêm thừa trống canh để được tha hồ ngủ. Vậy là ngoài nghiện rượu, nghiện chè, chú tôi lại còn thêm nghiện… ngủ (!) Rõ là con người lắm thói hư tật xấu, rất đáng chê cười.

  Thông thường, để tác thành việc nhân duyên cho ai, người đứng ra mai mối phải nói tốt, nói đẹp cho người đó. Nhưng ở bái ca dao này thì ngược lại. Bài ca dùng ngôn ngữ hài hước, châm biếm để giới thiệu nhân vật chú tôi – tiêu biểu cho hạng người bất tài vô dụng. Liệu có cô yếm đào nào đủ can đảm để trao thân gởi phận cho những “ông chồng” như thế ?!
24 tháng 10 2016

Mỗi chúng ta đều được lớn lên trong tiếng ru ngọt ngào của bà, của mẹ. Tuổi thơ của chúng ta luôn được đắm chìm trong tiếng sáo diều vi vút trong trẻo và những lời ru, những câu chuyện cổ tích chứa chan nghĩa tình. Và ở nơi đó chúng ta học được bao nhiêu điều hay, lẽ phải. Rất khéo léo và trữ tình, cha ông ta đã gửi gắm những lời giáo dục đạo đức trong những câu ca ngọt ngào. Em đã vô cùng xúc động và thấm thía khi nghe câu ca dao:Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy raMột lòng thờ mẹ kính chaCho tròn chữ hiếu mới là đạo conĐây là câu ca dao vô cùng quen thuộc đối với mỗi người. Câu ca đơn giản và vô cùng dễ hiểu nhưng nội dung lại rất sâu sắc và thấm thía. Bài ca dao nói đến công ơn to lớn của cha mẹ và giáo dục đạo lí làm con. Nhân dân ta đã ví công lao của cha mẹ với những hình ảnh hùng vĩ, to lớn. Công cha sừng sững như Thái Sơn – ngọn núi lớn. Hình ảnh so sánh mạnh mẽ và hùng vĩ, vững chãi. Tục ngữ đã có câu: “Con không cha như nhà không nóc”. Người cha là chỗ dựa vững chắc cho những đứa con. Hình ảnh so sánh mang đầy ý nghĩa. Ngọn núi Thái Sơn biểu tượng cho sự vững chãi của người cha. Và càng thú vị hơn khi tìm hiểu ý nghĩa của cặp “Công cha – nghĩa mẹ”. Cha có công nuôi dưỡng giáo dục, mẹ là người mang nặng đẻ đau và sinh thành ra ta. Công cha lớn bao nhiêu thì nghĩa mẹ vô tận bấy nhiêu. Bên cạnh người cha vững chãi như Thái Sơn là mẹ hiền với bao yêu thương. “Nước trong nguồn” vừa trong lành, mát rượi vừa không bao giờ vơi cạn. Hai hình ảnh tạo nên những biểu tượng nghệ thuật đầy ý nghĩa. So sánh giản dị, đời thường mà sao sâu sắc đến vậy. Hai hình ảnh so sánh vừa có ý nghĩa biểu tượng, vừa thể hiện được tính chất của “công cha – nghĩa mẹ”. Cha là núi Thái Sơn bởi chja là người che chở, là chỗ dựa và cũng là đỉnh cao để con hướng tới. Còn mẹ luôn dịu dàng, chăm sóc, yêu thương. Tình thương của mẹ là dòng sữa ngọt lành nuôi ta lớn lên, là lời ru ngọt ngào đưa ta vào những giấc ngủ êm đềm, là những bữa cơm ngon, làn gió mát. Tình thương của cha mẹ dành cho con là vô bờ, chỉ có thể so sánh với những gì vĩ đại nhất của thế giới này. Cha nẹ cho ta cuộc sống, dạy ta cách sống và là chốn bình yên nhất để ta hướng đến mỗi khi nỗi nhọc nhằn của cuộc sống đè nặng lên vai. Mái nhà thân yêu, nơi có mẹ có cha ta chính là bến đỗ bình yên và an toàn trong cuộc đời mỗi con người. Nhà thơ Nga Êxênin đã từng viết về mẹ như thế:Chỉ mẹ là niềm vui ánh sáng diệu kìChỉ mình mẹ giúp đời con vững bướcVì thế mỗi chúng ta phải biết thương yêu, quý trọng cha mẹ, dù còn nhỏ hay đã trưởng thành đều phải biết nghe lời cha mẹ, phải sống cho trọn đạo hiếu. Cha ông đã từng nói:Cá không ăn muối cá ươnCon cưỡng cha mẹ, trăm đường con hưBài ca dao đã nhắc nhở bổn phận làm con của mỗi người. Mỗi chúng ta đều cảm nhận được tình yêu thương mà cha mẹ đã dành cho mình, chúng ta tự biết mình phải sống, phải lao động và học tập như thế nào để không phụ công nuôi dưỡng, thương yêu của mẹ cha. Làm một người tốt, đó là sự trả ơn, là đạo hiếu lớn nhất mà mỗi người con có thể đền đáp cho những nỗi nhọc nhằn của cha mẹ.
Bạn tham thảo nha!

1 tháng 12 2021

Tham khảo!

   Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc. Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc. Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Nếu giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, thì tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác.

 

25 tháng 12 2021

mn giúp mik với

15 tháng 4 2020

Tham khảo:

Nếp sống thanh cao và giản dị là một trong những vẻ đẹp cao cả, đáng quý trong phong cách của Hồ Chí Minh. Là lãnh tụ của cả một đất nước, một dân tộc nhưng Bác chẳng yêu cầu, ham muốn những thứ cao sang, bóng bẩy. Từ nơi ăn chốn ở, trang phục hay ăn uống, Bác đều thực hiện đơn sơ, đạm bạc và giản dị hết mức. Tuy Bác sống giản dị là vậy nhưng lại không hề kham khổ. Trái lại, cách sống giản dị, đạm bạc của Chu tịch Hồ Chí Minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng. Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó, lại càng không phải là “cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời”, mà là một cách sống có văn hóa đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. Phong cách sống của Bác có nét gần gũi với các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,… - thanh cao từ trong tâm hồn đến thể xác.

Chúc bạn học tốt!

15 tháng 4 2020

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là tấm gương của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, ở Người còn toát lên hình ảnh một con người rất đỗi giản dị, khiêm tốn, gần gũi nhân dân mà ai cũng có thể học theo, làm theo để trở thành người cách mạng, người công dân tốt trong xã hội.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, từ Chiến khu Việt Bắc trở về Thủ đô Hà Nội, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước mời Người ra ở tòa nhà lớn sang trọng của Phủ toàn quyền Đông Dương trước đây, nhưng Bác đã từ chối và chọn ngôi nhà của người thợ điện trong khu vực Phủ Chủ tịch để ở và làm việc. Khi có ngôi nhà sàn, Bác dùng tầng dưới làm nơi họp Bộ Chính trị và làm việc với cán bộ các ngành, tiếp khách, bạn bè đồng chí gần gũi hoặc các cháu thiếu niên, nhi đồng, còn chỉ dành cho mình hai phòng nhỏ ở tầng trên để làm việc và ngủ. Phòng làm việc cũng như phòng ngủ của Bác hết sức đơn giản: chiếc giường đơn trải chiếu cói, cái tủ nhỏ, bộ bàn ghế, chiếc máy thu thanh, cái quạt nan và những quyển sách. 

Phải nói rằng, giản dị, gần gũi, cởi mở, tế nhị, chu đáo với mọi người là những đặc tính nổi bật trong đạo đức, lối sống và phong cách Hồ Chí Minh. Đúng như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khái quát phong cách sống của Hồ Chí Minh: “Giản dị - lão thực - hiền minh”, thật cô đọng, thấm thía, sâu sắc.