Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ai sinh ra trên đời cũng đều có quê hương của mình, quê hương gắn bó với tôi suốt 1 thời thơ ấu. Lớn lên phải học nhiều, tôi không còn được rong chơi khắp làng, được chạy nhảy tung tăng trên những ngả đường đất nâu như trước nữa. Tôi chỉ tìm thấy những ký ức xưa hiện về trong từng giấc mơ ngắn ngủi. Tôi bỗng nhớ tha thiết cái cảm giác được hoà mình vào gió, được đứng giữa cánh đồng lúa xanh rì mà đuổi bắt chuồn chuồn. Đến mùa lúa chín, tôi đã từng được thưởng thức hương cốm thơm ngây ngất, được nếm vị ngon ngọt của thức quà quê. Những súc cảm ấy vẫn luôn trong tôi không gì xoá mờ được. Giờ đây, tuy thân thể tôi xa cách quê hương nhưng tâm hồn của tôi vẫn hướng về nó, vẫn luôn bên nó như chưa từng có sự chia ly. Tôi yêu quê hương của tôi nhiều lắm !
cặp từ trái nghĩa có trong bài trên là '' có'' - '' không''
Quê ngoại em ở dưới chân núi Bạch Mã. Rặng núi lô nhô “cao thấp” chạy dài ăn ra tới phà Tam Giang. Buổi “sáng” trời trong đứng ở cây số ba có thể nhìn thây hình dáng chú ngựa trắng đang bay trên phiến đá khổng lồ lưng chừng núi. Buổi “tối” trăng lên, gió nồm nam thổi đưa những đám mây trắng tràn qua đỉnh núi giống như một thác nước khổng lồ đang chảy. Nếu có dịp trèo lên tới đỉnh Bạch Mã bạn sẽ thấy vô cùng tuyệt vời. Phía “trước” mặt là biển cả mênh mông, “sau” lưng núi non trùng điệp chồng chất lên nhau, “trên” đầu trời cao xanh thẳm và “dưới” là làng mạc bình yêu ẩn mình dưới những lũy tre xanh. Em yêu vô cùng quê ngoại thân yêu!
bn ơi làm thơ chứ k phải à sưu tầm nha^^^
đù sao cg cảm ơn bn!!!
Mở bài:
– Cho biết thời gian xảy ra sự việc.
– Sự việc đó là gì và em cảm thấy như thế nào?
Thân bài:
– Diễn biến sự việc.
+ Hoàn cảnh khiến em gây ra lỗi lầm.
+ Hành động của em gây ra hậu quả như thế nào?
+ Em có suy nghĩ gì về những hành động sai trái đó?
Kết bài:
Viết ra những cảm nghĩ của em về những lỗi lầm mắc phải và quyết tâm sửa chữa để cuộc sống tốt đẹp hơn.
Đã có ai phải tự hỏi: “mình đã làm cho thầy cô vui hay chỉ làm thầy cô thêm mệt mỏi?”. Riêng tôi,tôi chỉ là 1 học sinh tầm thường mà tôi đã biết bao lần làm cho cô tôi buồn. Tuy đã bao nhiêu năm,nhưng tôi không thể quên được cái lỗi lầm ấy,cái lỗi lầm tôi gây ra khiến cô buồn…
Đó là 1 buổi sáng đẹp trời,tôi đến lớp sớm như mọi ngày. Nhưng hôm nay,tôi vừa vào lớp thì đã thấy tụi thằng Thuận đợi sẵn. Thấy tôi,nó chạy đến vỗ lên vai tôi,nói: “Ê! Hôm nay đi trễ thế mạy?”.”Tao không đi trễ,tại tụi mày đi sớm thôi”-tôi trả lời. Thuận thở dài nói tiếp:”thôi dù sao cũng vô rồi. Buồn ghê! Hay là chúng ta tổ chức 1 cuộc thi vẽ đi. Và phần thưởng sẽ là 1 chuyến đi tham quan phòng thí nghiệm của cô Bích. Tụi mày đồng ý ko?”.” Ok,nhưng tao không cung cấp giấy để thi đâu à nha!”-thằng Tâm tiếp lời. Tôi nói:” Tường trắng,bàn gỗ mới “tin” đây này,cần gi giấy chứ!”.
Thế là cuộc thi bắt đầu. Sau vài phút căng thẳng,cả bọn buôn ra xem cái thành quả của mình. Ôi! Cái gì thế này-tôi thốt lên. Những bức hình trong thấy ghê. Thế là chả có thằng nào thắng cuộc. Nhưng bọn tôi vẫn quyết định đi 1 chuyến tham quan trong phòng thí nghiệm của cô Bích. Cả đám hì hục trèo vô phòng. Đi 1 vòng quanh phòng,tôi lấy 1 lọ nước,đổ vào 1cái gì đó. Bổng dưng 1 tiếng nổ phát lên,cả bọn hoảng hốt bỏ chạy. Chạy 1 mạch ra tới bờ sông mới dám dừng lại. Tôi nói:”thôi,quay lại học đi”. Thằng Thuận ngắt lời:”Thôi đi mày. Lỡ ra đây rồi,không tắm thì uổng lắm”. Thế là cả đám lao xuống sông tắm. Có thằng thì leo lên cầu,ra dáng vận động viên bơi lội rồi nhảy xuống. Tắm sông xong,chúng tôi ra đồng chơi đánh trận giả,sau đó qua nhà Ông Sáu,trốn trong vườn ổng mà ăn ổi. Ôi! Hương ổi chín khiến chúng tôi không thể cưỡng lại. Thấm thoát đã xế chiều,chúng tôi trở về trường lấy cặp vở. Vừa tới trước cổng trường,tôi đã thấy cô Thu-cô chủ nhiệm của tôi, đã đứng đợi sẵn. Nước mắt cô rưng rưng nhìn thẳng vào hướng chúng tôi không nói gì. Tôi bước đến,cô ghì chặt lấy tay tôi thét lên trong tiếng nấc:”em có biết hôm nay lớp chúng ta dự giờ không? Em có biết lọ chất hoá học mà em là đổ là dùng để cho buổi dự giờ hôm nay không? Chỉ vì việc làm của bọn em mà cả lớp phải bị thiệt vì buổi dự giờ hôm nay”. Nói xong cô quay đi,bỏ lại trong tôi nổi nghẹn ngào khôn xiết. Bỗng thằng Thuận nói: ” thằng Minh chứ không ai vào đây. Chắc chắn nó là thằng mách với cô,hồi sáng chạy ra tao thấy nó đây mà. Để ông gặp mày,ông cho mày ốm đòn con à!”.”thôi đi,bây giờ mà mày còn nói thế nữa hả Thuận!”-tôi hét lên.
Sáng hôm sau,chúng tôi đến gặp cô xin lỗi cô 1 lần nữa. Lúc này cô tôi đã bớt giận rồi. Vì chúng tôi đã biết lỗi,đến xin lỗi cô Bích,lao sạch những hình vẽ ghê tởn. Cô tôi có nói “siêu nhân vẫn là người,không ai mà không mắc lỗi,không ai là hoàn thiện tất cả. Quan trọng là làm lỗi mà có biết lỗi và sửa lổi hay không!”.
Tôi khuyên các bạn,đừng nên làm gì khiến người xung quanh mình phải buồn,nếu ko 1 ngày nào đó,người hối hận sẽ là chúng ta!
Bình minh vừa rạng , phương đông ửng hồng .Từ phía xa xa , Ông Mặt Trời mặc bộ xiêm y hoàng bào lộng lẫy từ tư bước lên cao. Trên trời những đám mây màu vàng nhạt lững lờ trôi đi. Những chú gà trống oai phong như những chàng hiệp sí dạo lên những khúc kèn hoành tráng : "Ò ó o o",... từ xa vọng lại . Những chị gió thướt tha mang những luồng khí mát lạnh đến quê huơng tôi . Ngoài đồng , các bác nông dân đang gặt lúa Khung cảnh thật yên bình tuyệt đẹp trong buổi sáng mùa hè trên quê hương tôi !
Con người và động vật trên trái đất cần cuộc sống tốt đẹp và dĩ nhiên mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho con người về tài nguyên, không khí,.....Nhưng con người chúng ta không biết coi trọng nó, không biết giữ gìn nó.Môi trường sống của chúng ta đang bị ô nhiễm rất nặng. Nó có một phần lớn là do con người. Ô nhiễm môi trường đất. Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái. Vì vậy, con người đang phải gánh chịu hậu quả mình gây ra. Con người phá rừng, làm ô nhiễm nguồn nước,......Đó là lỗi do con người gây nên và đương nhiên điều đó con người phải chịu hết toàn bộ lỗi lầm của mình.
Chúc bạn học tốt!
Nông thôn Việt Nam nói chung và địa phương em nói riêng là nơi sinh sống chủ yếu là nông dân, là vùng sản xuất nông nghiệp là chính. Tuy nhiên trong những năm qua, kinh tế địa phương tôi tương đối phát triển mạnh nhờ sản xuất đa ngành, từ một địa phương thuần nông nay xuất hiện nhiều ngành nghề như làm bún truyền thống, nuôi trâu bò, nuôi lợn, nuôi gà,trồng hoa màu, một số hoạt động kinh doanh dịch vụ cũng xuất hiện…nhờ đó đã làm cho đời sống kinh tế của người dân địa phương tôi có những bước phát triển mới. Cùng với sự phát triển đó thì đời sống bà con địa phương được nâng lên. Các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra sôi nổi; nhà nhà làm kinh tế, người người làm kinh tế. Công ăn việc làm ở địa phương cơ bản được giải quyết. Tình trạng nông nhàn sinh ra các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc hầu như không đáng kể. Các hộ nghèo giảm hẳn. Nhà của của bà con được xây dựng khang trang kiên cố. Đường xá được bê tông hóa nên giao thông đi lại rất thuận tiện. Ai đi xa lâu ngày khi trở về quê đều không khỏi ngỡ ngàng trước sự thay đổi lớn của địa phương. Tuy nhiên, từ đó cũng nảy sinh vấn đề xã hội nan giải là ô nhiễm môi trường. Địa phương tôi cũng phải sống trong cảnh môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng từ nước thải chuồn trại gia súc không đảm bảo, nước thải sản xuất bún , sản xuất nông nghiệp, rác thải sinh hoạt…
Nghiên cứu tác động của ô nhiễm môi trường đến môi trường xã hội địa phương, tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề này là công việc hết sức cấp bách nhằm ổn định xã hội về phát triển kinh tế, bảo vệ sức khỏe cho bà con, phòng chống các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, đặc biệt là các bệnh dịch có sức lây lan nhanh như xuất huyết, tiêu chảy cấp…qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống từ vật chất đến tinh thần cho bà con địa phương, xây dựng nếp sống làng xã ngày một văn minh hơn.
1. Nụ cười của mẹ
Mẹ còn nhớ không mẹ? mỗi lần ba đi công tác xa, con đã khóc, lúc ấy đôi tay mẹ đã đã ôm lấy ***** dỗ dành và bảo con đừng khóc rồi ba sẽ về và mua quà cho con. Trong vòng tay mẹ con hiểu con đang được chở che. Thế rồi ba đi mãi, ba ra đi để tìm hạnh phúc cho riêng mình. Lúc ba đưa tờ giấy gì đó con thấy được trong đôi mắt mẹ là một nỗi buồn và trong đó còn cả niềm vui nữa, bàn tay mẹ nắm chặt run run khi kí vào tờ giấy đó.
Khi ấy con còn quá nhỏ để hiểu hết chuyện gì đang xảy ra, sau này khi đã trưởng thành con mới hiểu. Mẹ vẫn thường bảo con rằng con không được trách ba vì ba luôn rất yêu thương con. Sau khi ba đi một mình mẹ nuôi con thật vất vả, mẹ phải đi làm kiếm tiền để con ăn học nên người, mẹ không muốn con phải sống cực khổ như mẹ, những đêm khuya mẹ cặm cụi bên ánh đèn tính toán chi phí cho những bữa cơm hằng ngày, tay mẹ vì thế mà cũng xấu hơn, chai sần hơn nhưng mẹ ơi, trong lòng con đôi bàn tay mẹ vẫn là đẹp nhất những vết chai sần càng làm con thêm yêu mẹ nhiều hơn.
Có thể nếu một ngày các bạn nhìn thấy đôi bàn tay của mẹ tôi, các bạn sẽ thấy nó vô cùng xấu xí nhưng với tôi đôi bàn tay ấy đã đem đến cho tôi một niềm hạnh phúc vô bờ bến và tình thương yêu bao la của người mẹ đối với con.
… Mùa đông…gió rít từng hồi lạnh buốt…Ai cũng mặc áo bông mà vẫn cứ xuýt xoa. Nhật ký nè ! Mình mới có một “trải nghiệm” hết sức thú vị. Mình nhận thấy mùa đông không khó gần như mọi người vẫn tưởng mà ngược lại…mùa đông mang đến tình yêu thương giữa con người với… con người. Sáng nay, dậy muộn, mùa đông mà, mình toàn “ngủ nướng” thôi ! Mình bước vội khỏi nhà, mẹ chạy theo đưa mình chiếc áo khoác cùng một nụ cười thật tươi. Và khi ấy, vẫn bầu trời xám xịt, vẫn cơn gió lạnh lẽo mà sao mình cảm thấy ấm áp vô cùng bởi nụ cười của mẹ…
Mẹ ơi ! Mẹ có biết nụ cười của mẹ có ý nghĩa với con biết nhường nào không ? Trong bài văn tả mẹ, con đã viết : nụ cười của mẹ tựa như bông hoa mùa xuân đang chúm chím hé nở, nhưng ngay lúc này đây con lại cảm thấy nụ cười ấy không chỉ là bông hoa mà nó còn như ánh mặt trời sưởi ấm tâm hồn con. Hồi nhỏ, con nghe bố kể rằng : lúc con chào đời, mẹ đã nở một nụ cười thật mãn nguyện và khi ấy mẹ đã khóc. Lúc đó, con còn quá ngây thơ và hỏi bố : “Tại sao mẹ vui mà lại khóc hả bố ?” Bố đã trả lời con rằng : Mẹ khóc vì mẹ tự hào vì đã đem đến “một đoá hồng” rực rỡ cho cuộc đời, còn mẹ cười vì mẹ tin “thiên thần vừa chào đời” sẽ không làm bố thất vọng. Nghe bố nói con chỉ hiểu đơn giản : Nụ cười của mẹ đã đánh dấu một kỷ niệm quan trọng của đời con và sẽ mãi dõi theo con trên bước đường đời. Khi con chập chững những bước đi đầu tiên, một nụ cười đầy hy vọng đã nở trên đôi môi của mẹ, giúp con tự tin hơn trên con đường cuộc sống. Hồi ấy, nếu có người hỏi còn rằng : “Người mà con yêu nhất là ai ?” thì con chỉ biết nói : “Con yêu mẹ nhất trên đời”, bố đã chẳng ghen tị khi nghe con nói đó sao ?
Lớn hơn một chút, con đã ngắm nhìn mẹ và nhận thấy : … Khi mẹ cười, đôi mắt mẹ lonh lanh, dường như ánh sáng hào quang đang rọi vào trong con, khiến con cứ muốm ngắm mãi thôi. Con đã hỏi mẹ : “Mẹ có yêu con không ?” . Mẹ trả lời : “Yêu nhiều lắm, vì con là “nàng công chúa nhỏ” của mẹ mà ! Ngốc ạ !”
Con đến trường, cô giáo dạy con những nét chữ đầu tiên và con đã ngồi suốt cả buổi tối chỉ để viết thật đẹp chữ “MẸ”, vì con biết khi nhìn thấy nó mẹ sẽ cười, điều đó khiến con cảm thấy hạnh phúc. Ở trường con bị ngã nhưng con không khóc vì sợ bị bạn bè gọi là “Mít ướt”. Về nhà, nhìn thấy mẹ, chẳng hiểu sao nước mắt con cứ thế tuôn trào, hình như con làm nũng mẹ vì ở bên mẹ con luôn tìm được sự chở che và thấy mình nhỏ bé làm sao.
Lúc con được điểm cao, thật lạ, mẹ chỉ cười chứ không khen con, trong lòng con luôn có câu hỏi “Vì sao ?” Giờ đây, con đã đủ lớn để hiểu : Mẹ cười để chia sẻ niềm vui cùng con và khích lệ con tiến bộ, mẹ không khen con vì mẹ sợ con gái của mẹ “kiêu”. Và có lẽ, đôi lúc con cũng có chút kiêu căng thật, mẹ vẫn bảo chẳng có ai hoàn hảo mà. Nhưng con biết, con có quyền ngẩng cao đầu và tự hào vì con có một người mẹ thật tuyệt vời.
Khi con lên lớp năm, đi thi, giải mà con đạt được không cao, điều đó khiến con cảm thấy buồn, buồn vì công sức mình bỏ ra không được đền bù xứng đáng. Lúc ấy mẹ vẫn cười với con nhưng con biết mẹ đang buồn khi thấy con khóc nức nở. Nụ cười của mẹ khi ấy như bàn tay diệu kì nâng đỡ tâm hồn con và giúp con vượt qua khó khăn. Rồi đến khi con đạt giải cao, con lại nhìn thấy nụ cười của mẹ - một nụ cười đầy mãn nguyện. Niềm vui của con được nhân lên nhiều lần. Bên mẹ, con luôn tìm được tình yêu thương, tìm được sự bình yên sâu thẳm trong tâm hồn. Con chẳng biết nói gì ngoài ba tiếng : CON – YÊU - MẸ . Nếu mẹ là cây lớn toả bóng mát thì con chỉ muốn là bông hoa nhỏ dưới gốc cây để mãi được mẹ yêu thương.
Nhiều khi con nghĩ : Con chẳng muốn lớn, bởi khi con lớn lên, mẹ đâu còn ôm con, mẹ đâu còn kể chuyện cổ tích cho con nghe nữa. Nhưng bây giờ, con có thể hiểu : con phải lớn, phải lớn thật nhanh để đền đáp công ơn của mẹ, để nụ cười của mẹ mãi tười tắn trên môi… Mẹ có biết, mỗi khi mẹ về quê, chỉ hai, ba ngày thôi nhưng con vẫn cảm thấy thật trống trải. Một điều thật giản dị mà con nhận thấy : Con không thể thiếu mẹ, không thể thiếu nụ cười của mẹ…
Mẹ ơi ! Con đã biết con cần phải làm gì để nụ cười luôn nở trên đôi môi của mẹ. Mẹ hãy tin con – tin vào “thiên thần” mà cách đây mười hai năm – sáu tháng mẹ đã nở một nụ cười mãn nguyện để chào đón. Mẹ ơi ! “Con dù lớn vẫn là con của mẹ - Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”…
Bà Huyện Thanh Quan là 1 trong số rất ít nữ sĩ hiếm có đã ghi lại tên tưởi của mình trong văn học trung đại Việt Nam. Tác phẩm của bà hiện còn sáu bài thơ Đường luật, trong đó có bài" Qua Đèo Ngang" rất tiêu biểu và quen thuộc với bạn đọc Việt Nam.
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhf
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời,non,nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Đọc bài thơ,điều đầu tiên làm em ấn tượng sâu sắc là bức tranh buồn về cảnh Đèo Ngang. Nhà thơ đã đặt chân đến *** Ngang vào buổi chiều tà, thời điểm này rất dễ gợi buồng, nhất là đối với những kẻ lữ thứ xa hương. Đến với câu thơ thứ hai" cỏ cây chen đá lá chen hoa", cảnh *** ngang hiện lên qua hình ảnhnuis rừng rậm rạp ít chịu tác động của con người. Đến với hai câu thơ tiếp theo:
" Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà."
Hình ảnh con người được hiện ra không những không làm cho bức tranh sống động hơn, đông đúc hơn mà nó còn góp phần gợi thêm sự hoang sơ, heo hút, đìu hiu, vắng vẻ ở nơi đây. Các lượng từ "vài", " mấy' kết hợp với hai từ láy "lom khom", "lác đác" đã diễn tả sọ sống con gn]ời thưa thớt ở Đèo Ngang. Không những vậy, những âm thanh được nói đén trong bài càng gợi buồn:
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miêng cái gia gia"
Âm thanh của con quốc quốc, gia gia, vốn dĩ nó đã rất não ruột, mà lại xuất hiện trong khung cảnh như vậy, thời điểm như vậy thì chắc chắn sẽ càng làm cho bài thơ hiện rõ sự trông trải, lạnh lẽo, cô đơn. Bằng nét nghệ thuật chấm phá, bà Huyện Thanh Quan đã mở ra 1 không gian gợi buồn.
Đọc bài thơ ta cảm nhận sâu sắc về tâm trạng của tác giả. Rõ ràng khi đứng trước một khung cảnh như vậy, chắc hẳn bà sẽ rất buồn, không những vậy, bà còn không có ai để sẻ chia, mà một nỗi niềm không thể sẻ chia sẽ gợi cho tác giả sự cô đơn, buồn lặng. Câu thơ cuối thể hiện sự cô đơn đến tuyệt đối với cảnh trời, non, nước bao la, hùng vĩ, bà như cảm thấy mình nhỏ bé, nỗi nhớ nước thương nhà lại càng thẳm sâu. Nếu như cụm từ " ta với ta" trong " Bạn đến chơi nhà" thể hiện một tình bạn, đôi bạn gắn bó sâu nặng thì ở đây, cụm từ bộc lộ nỗi cô đơn gần như tuyệt đối của tác giả. Tuy nhiên, điều làm cho ta ngạc nhiên là sư hoài cổ của tác giả. Bà nhớ về một thuở vằng son đã đi vào dĩ vãng. Chứng tỏ rằng, bà cũng nhớ gia đình thiết tha, yêu nước sâu nặng.
Đọc bài thơ, em hiểu và khâm phuc thêm tài thơ của tác giả- bà huyện thanh quan.
Nhà thơ Xuân Diệu rất mê Hồ Xuân Hương. Ông đã dành nhiều thời gian để thưởng thức, nghiên cứu thơ Xuân Hương và rất tâm đắc với cái biệt danh mà ông đặt cho nhà thơ này: Bà chúa thơ Nôm.
Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nổi tiếng của nước ta vào cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, cùng thời với đại thi hào Nguyễn Du. Chế độ phong kiến ở giai đoạn suy tàn đã bộc lộ mặt trái đầy xấu xa, tiêu cực. Là người giàu tâm huyết với con người và cuộc đời, Hồ Xuân Hương đã gửi gắm vào thơ những điều suy tư trăn trở trước hiện thực phức tạp của xã hội, trước số phận bất hạnh của con người, nhất là phụ nữ. Bài thơ Bánh trôi nước phản ánh thân phận đau khổ, phụ thuộc của người phụ nữ và ngợi ca phẩm chất cao quý của họ.
Bánh trôi là thứ bánh quen thuộc, dân dã của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Gạo nếp xay thành bột nhuyễn, lọc cho mịn, để thật ráo rồi bẻ thành từng miếng nhỏ, nặn cho tròn, nhân làm bằng đường thẻ có màu nâu đỏ. Cho bánh vào nồi nước sôi, luộc chín, vớt ra nhúng sơ vào nước lạnh rồi xếp vào đĩa. Lúc nguội, bánh ăn dẻo và thơm ngọt. Người xưa cho rằng đây là thứ bánh tinh khiết, có thể dùng để cúng. (Mùng 3 tháng 3 Âm lịch có tục cúng trời đất, tổ tiên bằng bánh trôi, bánh chay và hoa quả).
Bài thơ Bánh trôi nước thuộc loại thơ vịnh vật (giống như Quả mít, Cái quạt, Con ốc nhồi…) Hồ Xuân Hương chịu ảnh hưởng sâu sắc của cách diễn đạt trong thơ ca dân gian:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Chiếc bánh trôi vừa trắng, vừa tròn, thật đẹp đẽ, đáng yêu nhưng đằng sau những chi tiết rất thực ấy lại là điều Hồ Xuân Hương muôn nói người phụ nữ và thân phận họ. Xưa nay, phụ nữ được gọi là phái đẹp, là tinh hoa của tạo hóa. Bởi vậy, nhìn chiếc bánh trôi nước xinh xắn, ta dễ liên tưởng đến vẻ đẹp trong trắng của người con gái đang xuân.
Cũng giống như chiếc bánh trôi bao lần chìm nổi, người phụ nữ xưa phải chịu số phận bảy nổi ba chìm trong xã hội trọng nam khinh nữ đầy bất công. Lễ giáo phong kiến đã tước đoạt quyền tự do, buộc họ phải sống lệ thuộc vào người khác. Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Đã vậy, những thế lực đen tối luôn đẩy họ vào nghịch cảnh đau thương. Người phụ nữ trong thơ Xuân Hương cũng cùng chịu chung số phận với người phụ nữ trong thơ Nguyễn Du: Đau đớn thay phận đàn bà, Lời rằng bạc mệnh củng là lời chung!
Không được làm chủ số phận của mình, người phụ nữ nào có khác chi chiếc bánh trôi ngon hay dở là do tay kẻ làm ra nó: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn.
Nhưng điều đáng nói lại là chuyện khác, chuyện tấm lòng son. Nhân bánh trôi làm bằng đường thẻ màu nâu sẫm. Khi bánh chín lớp vỏ bằng bột nếp có màu trắng trong, nhìn thấy rõ màu của nhân. Ví nhân bánh như tấm lòng son thì cái ẩn ý mà tác giả muôn gửi gắm đã bộc lộ ra. Hồ Xuân Hương muốn khẳng định rằng dù có bị chà đạp, vùi dập, dù cuộc đời có ba chìm bảy nổi đến đâu chăng nữa thì người phụ nữ vẫn giữ nguyên vẹn phẩm giá cao quý của mình. Cách nói khiêm nhường mà chứa đựng một ý chí kiên định biết chừng nào. Đồng thời nó như một lời thách thức ngấm ngầm mà quyết liệt với cả xã hội phong kiến bạo tàn:
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Bài thơ tứ tuyệt chỉ có 4 câu, 28 chữ mà hàm chứa bao ý nghĩa. Nữ sĩ Xuân Hương với cái nhìn nhân văn, với quan điểm tiến bộ và thái độ dũng cảm hiếm có đã phác họa thành công chân dung đẹp đẽ về người phụ nữ Việt Nam. Tư tưởng tiến bộ của Xuân Hương đã được thể hiện qua nghệ thuật thơ sắc sảo, điêu luyện. Điều đó khiến thơ của bà sống mãi trong lòng người đọc.
CHúc bn hc tốt!
Người phụ nữ ngày xưa xuất hiện trong văn học thường là những người phụ nữ đẹp. Từ vẻ đẹp ngoại hình cho đến tính cách. Đều là đẹp nhưng mỗi người lại mang một vẻ đẹp khác nhau, mỗi thân phận có một đặc điểm ngoại hình riêng biệt.Trong tác phẩm " Bánh trôi nước" của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, hiện lên hình ảnh người con gái "vừa trắng lại vừa tròn", một người mang vẻ bề ngoài đầy đặn, tròn trịa. Đó là vẻ đẹp tự nhiên, dân dã, không chăm chút mà mộc mạc, tự nhiên nhưng không kém phần duyên dáng với làn da trắng mịn màng. Đấy chính là vẻ đẹp của người con gái lao động hay lam hay làm, đầy mạnh mẽ chốn thôn quê. Ta cũng bắt gặp người phụ nữ như thế xuất hiện trong "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ. Vũ Thị Thiết cũng giống như cô gái trong "Bánh tôi nước", là một người phụ nữ tư dung tốt đẹp, chăm chỉ siêng năng,… khiến Trương Sinh phải đem lòng thương mến mà bỏ ra trăm lạng vàng rước nàng về làm dâu.Những người phụ nữ đẹp là thế, vậy mà đáng tiếc thay họ lại sống trong một xả hội phong kiến thối nát với bộ máy quan lại mục ruỗng, chế độ trọng nam khinh nữ vùi dập số phận họ. Càng xinh đẹp họ lại càng đau khổ, lại càng phải chịu nhiều sự chén ép, bất công. Như một quy luật khắc nghiệt của thời bấy giờ "hồng nhan bạc phận". Đớn đau thay số phận của nàng Vũ Nương! Chỉ vì muốn con vui, muốn bớt buồn,giải khuây khi sống cô đon vò võ nuôi con nên nàng đã lấy cái bóng, nói với con đó là cha. Nhưng nàng đâu thể ngờ, chính điều này đã gây ra cho nàng bao nỗi bất hạnh, tủi nhục, bị chồng nghi oan mà phải trầm mình xuống sông tự vẫn! với nàng, để minh oan, không còn cách nào khác nữa. Nàng đã cùng đường mất rồi! Giá như cái xã hội này có một chút công bằng, để cho lời nói của người phụ nữ có giá trị thì chắc chuyện đáng tiếc này đã không xảy ra. nàng không phải chịu uất ức, không phải lấy nước sông để rửa trôi nỗi nhục mà chồng nàng áp đặt.
Người phụ nữ ngày xưa xuất hiện trong văn học thường là những người phụ nữ đẹp. Từ vẻ đẹp ngoại hình cho đến tính cách. Đều là đẹp nhưng mỗi người lại mang một vẻ đẹp khác nhau, mỗi thân phận có một đặc điểm ngoại hình riêng biệt.Trong tác phẩm " Bánh trôi nước" của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, hiện lên hình ảnh người con gái "vừa trắng lại vừa tròn", một người mang vẻ bề ngoài đầy đặn, tròn trịa. Đó là vẻ đẹp tự nhiên, dân dã, không chăm chút mà mộc mạc, tự nhiên nhưng không kém phần duyên dáng với làn da trắng mịn màng. Đấy chính là vẻ đẹp của người con gái lao động hay lam hay làm, đầy mạnh mẽ chốn thôn quê. Ta cũng bắt gặp người phụ nữ như thế xuất hiện trong "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ. Vũ Thị Thiết cũng giống như cô gái trong "Bánh tôi nước", là một người phụ nữ tư dung tốt đẹp, chăm chỉ siêng năng,… khiến Trương Sinh phải đem lòng thương mến mà bỏ ra trăm lạng vàng rước nàng về làm dâu.
Từ những cô gái quê chân chất đến tiểu thư đài các con của viên ngoại "gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung" đều mang vẻ đẹp thật đáng yêu, đáng quý. Như Thúy Vân và Thúy Kiều trong tác phẩm lớn của đại thi hào Nguyễn Du "Truyện Kiều", là hai tiểu thư cành vàng lá ngọc, thông minh xinh đẹp "mai cốt cách, tuyết tinh thần’. Tuy mỗi người một vẻ nhưng ai cũng vô cùng xinh đẹp, dáng vẻ thanh thoát, yêu kiều như nhành mai, còn tâm hồn lại trắng trong như băng tuyết, thanh cao, kiều diễm và quý phái…
Những người phụ nữ đẹp là thế, vậy mà đáng tiếc thay họ lại sống trong một xả hội phong kiến thối nát với bộ máy quan lại mục ruỗng, chế độ trọng nam khinh nữ vùi dập số phận họ. Càng xinh đẹp họ lại càng đau khổ, lại càng phải chịu nhiều sự chén ép, bất công. Như một quy luật khắc nghiệt của thời bấy giờ "hồng nhan bạc phận". Đớn đau thay số phận của nàng Vũ Nương! Chỉ vì muốn con vui, muốn bớt buồn,giải khuây khi sống cô đon vò võ nuôi con nên nàng đã lấy cái bóng, nói với con đó là cha. Nhưng nàng đâu thể ngờ, chính điều này đã gây ra cho nàng bao nỗi bất hạnh, tủi nhục, bị chồng nghi oan mà phải trầm mình xuống sông tự vẫn! với nàng, để minh oan, không còn cách nào khác nữa. Nàng đã cùng đường mất rồi! Giá như cái xã hội này có một chút công bằng, để cho lời nói của người phụ nữ có giá trị thì chắc chuyện đáng tiếc này đã không xảy ra. nàng không phải chịu uất ức, không phải lấy nước sông để rửa trôi nỗi nhục mà chồng nàng áp đặt.
Ngồi 1 mk trong căn phòng nhà ngoại, nhìn mưa bay bay...Tôi thấy mk nao nao rống vắng...Những giọt mưa cứ rơi, rơi mãi và trong giọt mưa ấy, tôi thấy bóng dáng mẹ như con cò lướt thướt đi kiếm mồi cho con.
Ký ức chợt trở về trong 1 cơn mưa...Hôm đó, tôi đang chơi ném đá(chọi đá)với lũ bạn ngoài đồng. Mải chơi, tôi chọi ngay viên đá lớn vào 1 em nhỏ đi ngang. Em bé khóc lớn. Trong khi đó tôi lại hèn nhát chạy về nhà. Chiều. Đúng như tôi nghĩ. Mẹ gọi tôi đến và mắng tôi rất lớn tiếng. Cho là mẹ ghét mk, sau khi cơm nc xong, tôi lén bỏ đi chơi, cũng chỉ muốn biết mẹ lo lắng cho mk hay ko. Hơn 10h, tôi mới chuẩn bị về nhà.Đi đến 1 quán ven đường, trời bỗng đổ mưa...Tôi quyết định đợi khi nào tahj mưa sẽ về...Đã 11h rồi! Không thê tiếp tục đợi đk. Tôi lấy hết sức chạy thật nhanh nhưng cuối cùng vẫn ướt nhẹp. Tôi bước lên thềm cửa. Qua khe cửa, tôi thấy mẹ đang ngồi khâu áo, thỉnh thoảng lại nhìn ra cửa xem tôi đã về chưa...Xung quanh tôi lúc này chỉ còn tiếng mưa rơi, tiếng côn trùng nỉ non như trách móc giận hờn. Tôi đứng lặng 1 lúc lâu. Thấy mẹ như vậy, tôi cảm thấy thương mẹ vô cùng. Tôi chạy vào nhà, ôm lấy cổ mẹ, vừa ns vừa khóc: Con xin lỗi mẹ...Mẹ tha lỗi cho con...Cho đứa con hư hỏng này...Mẹ xoa đầu tôi, cười: Quan trọng là con nhận ra lỗi lầm của mk...Nhưng mọi chuyện vẫn chưa dừng lại. Nửa đêm hôm đó, tôi ốm nặng, có lẽ là do đi mưa về. Mẹ vội vàng đi mua thuốc cho tôi,nấu cháo cho tôi ăn...Nhưng ko hiểu sao tôi ko muốn ăn. Mẹ dỗ dành tôi, tôi hét lớn: Mẹ muốn ăn thf ăn đi mẹ đừng có ác với con như thế. Mẹ tôi cười: Vậy thì 2 mẹ con mk cùng ăn nhé! _Tôi im lặng. Tôi vẫn ko chịu ăn. Mẹ cứ nói đi ns lại...Tôi vô ý hất tay làm chiếc bát trên tay mẹ rơi xuống sàn.Cháo bốc khói, lênh láng khắp mặt đất. Tôi kéo chăn, mặc mẹ muốn làm j thiflamf....
Sáng hôm sau, khi thức dậy, tôi thấy mk đang nằm trong viện. Mệt quá! Tôi cố gượng dậy. Nhưng ng đầu tiên tôi nhìn thấy lại ko fai là mẹ. Đó là cô tôi. 1 câu hỏi thác mắc hiện ra trong đầu tôi: Mẹ mk đâu rồi nhỉ??? Tôi hỏi cô: Mẹ cháu đi đâu thế cô? - Đêm qua cháu sốt cao, mẹ cháu ko mặc áo mưa hay j cả, chỉ vội vàng che cho cháu rồi đưa cahus vào viện. Vậy nên giờ lại ốm, ddc mn đưa sang phòng khác để khám rồi. Tôi thấy rõ ràng tất cả nh vc này là do mk...Sau đó, tôi hỏi phòng mẹ tôi và đến thăm. Mẹ tôi ốm mà gầy đi nhiều quá! Mạt mẹ xanh xao, phờ phạc...Nước mắt tôi rơi lã chã...
Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” - câu tục ngữ này luôn đúng trong mọi thời đại. Dù theo thời gian, những quan niệm về chuẩn mực của người phụ nữ có nhiều thay đổi thì phụ nữ vẫn là người thắp lửa trong gia đình, vẫn là người có tác động đặc biệt quan trọng đối với mỗi thành viên trong gia đình, nhất là đối với con cái của họ.
Từ xa xưa, việc chăm lo gia đình, nuôi dạy con cái đã là thiên chức của người mẹ. Niềm hạnh phúc vô bờ bến của mỗi người phụ nữ đó là được làm mẹ, được chăm sóc cho những người mình yêu thương. Điều đó không hề thay đổi theo tiến trình lịch sử, dù quan niệm của mỗi thời đại có khác nhau đi chăng nữa.
Ai đã từng làm mẹ sẽ cảm nhận sâu sắc về tình yêu thương, sự nhọc nhằn, hy sinh, tảo tần nuôi con khôn lớn của người mẹ. Mẹ là người mang nặng đẻ đau và nuôi con khôn lớn nên người. Chín tháng mười ngày nuôi dưỡng những bào thai, khi con mẹ cất tiếng khóc chào đời dù đang trong cơn đau đớn để cho con ra đời nhưng mẹ vẫn mỉm cười hạnh phúc. Không quản ngày đêm, mẹ chăm lo cho con từng miếng ăn giấc ngủ. Nhà thơ Trần Quốc Minh đã có những câu thơ ngọt ngào và sâu lắng nhất khi nói về tình cảm, tấm lòng của người mẹ dành cho con:
Mẹ không chỉ là người đã cho con một hình hài và nuôi dưỡng con nên người mà mẹ còn là cô giáo đầu đời của con.
Mẹ đã phải dành rất nhiều thời gian luôn bên con để cùng con đọc sách, nói chuyện, cười đùa, mẹ dạy con học chữ, dạy con học hát, dạy con đạo lí làm người. Với tâm tình dịu hiền, đảm đang, người mẹ dạy con mình nên người, biết sống theo đạo lí với bản chất lương thiện. Niềm hạnh phúc của người mẹ là mong muốn được nhìn thấy con mình trở thành những người hữu ích cho gia đình, quê hương và xã hội.
Trong gia đình, thường thì người cha giáo dục con cái về chí hướng, sự nghiệp và nghị lực; còn người mẹ thường thiên về bồi dưỡng tâm hồn và tình cảm cho con. Nhờ công lao sinh thành, dưỡng dục của những người mẹ hiền, nhiều người con đã thành đạt, hiển vinh, nhiều người con đã thành những anh hùng, thậm chí đã trở thành thiên tài. Một văn hào đã từng nói: “ Không có phụ nữ thì không có người mẹ. Không có người mẹ thì không có các anh hùng”.
Một gia đình có nề nếp, gia phong thì cha mẹ là tấm gương cho con cái noi theo. Trong đó, vai trò giáo dục con cái vẫn thuộc về người mẹ đúng như câu tục ngữ mà dân gian vẫn lưu truyền: “Phúc đức tại mẫu”. Dù trong mọi hoàn cảnh nào, mẹ vẫn luôn là người bao dung, che chở, dõi theo bước con đi. Trên bước đường thành công của con mẹ luôn là hậu phương, là chỗ dựa vững chắc nhất của con về mọi mặt. Mẹ luôn là bờ vai ấm áp để cho con tựa vào, mỗi lúc con vui mẹ vui cùng con, lúc buồn con sà vào lòng mẹ để được mẹ ôm ấp, vỗ về, động viên: con mẹ hãy mạnh mẽ lên và tiếp bước trên con đường tương lai. Những gì mẹ dành cho con, những gì mẹ dạy cho con sẽ là hành trang con mang theo suốt cuộc đời. Mẹ là người thầy đầu tiên và cũng là người thầy suốt đời của con.
Ngày nay, vai trò của người mẹ càng được đề cao. Mẹ không chỉ là người mẹ hiền đảm đang, gìn giữ hạnh phúc gia đình mà còn là những nhà khoa học, những vị lãnh đạo, những cán bộ có năng lực…Chính vì thế, ảnh hưởng của người mẹ đối với việc giáo dục con cái cũng thay đổi theo chiều hướng tích cực.
Con cái chính là tấm gương phản ánh thực trạng đạo đức, nếp sống mỗi gia đình, của việc giáo dục con cái của những bậc làm cha, làm mẹ. Xã hội phát triển khi có những gia đình tốt, những công dân tốt. Hạt nhân đó chính là thành quả do những người cha, người mẹ gây dựng nên. Đặc biệt, bàn tay người mẹ chăm sóc, gieo trồng cho những hạt giống đó được đâm chồi, nảy lộc và tỏa sáng.