Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Câu tục ngữ " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về con người và xã hội. Câu tục ngữ gồm 2 vế,sử dụng hình ảnh ẩn dụ. "Ăn quả" là những người hưởng thụ những trái quả ngon ngọt, mát lành ; "kẻ trồng cây" là những người tạo nên những trái quả ngon ngọt đó ; "nhớ" là hành động biết ơn. Câu tục ngữ muốn đề cao một đạo lí, truyền thống, lời khuyên cho tất cả mọi người về lòng biết ơn bởi trong tự nhiên không có một thành quả nào mà không nhờ tới công sức của con người. Vì thế, chúng ta khi hưởng thụ thành quả phải biết trân trọng, giữ gìn những thành quả tốt đẹp mà những tiền nhân đã tạo ra. Làm như thế là đã có lòng biết ơn. Câu tục ngữ trên rất hay và giàu ý nghĩa, nó mang giá trị trường tồn.
2. Vậy là đã hai năm trôi qua từ khi tôi bước đi tạm biệt ngôi trường cấp 1 yêu dấu này. Ôi! Sao nhớ quá! Những hình ảnh về buổi đầu tiên đến trường cứ gợi lên mãi trong tâm trí tôi. Tất cả hiện lên thật quá đỗi thân thương. Hình ảnh thầy cô, hình ảnh bạn bè và cả hình ảnh sân trường giờ ra chơi. Ngày mai, tôi sẽ chuyển đến một nơi rất xa cùng với gia đình mình nhưng có lẽ những kỉ niệm về ngôi trường đặc biệt này tôi sẽ mãi không bao giờ quên.
3. Ông cha ta đã căn dặn con cháu dù trong hoàn cảnh này cũng phải sống lương thiện, sống tốt đẹp, tuyệt đối không được đánh mất đi phẩm giá của mình. Kinh nghiệm này đã được dân gian đúc kết qua câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm". Vậy đói, rách, sạch, thơm có nghĩa là gì? Đói, rách ở đây đều chỉ sự thiếu thốn của con người. Rách là tình cảnh nghèo nàn, rách nát. Thơm có nghĩa là đẹp đẽ, sạch sẽ. Câu tục ngữ đã đưa đến cho chúng ta một thông điệp vô cùng ý nghĩa, đó là dù trong hoàn cảnh nào bạn cũng phải giữ cho mình những phẩm chất tốt đẹp nhất, cao quý nhất của con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều người nghèo, hoàn cảnh thiếu thốn nhưng họ luôn nỗ lực, chăm chỉ làm việc để vượt qua số phận. Họ không bao giờ nghĩ đến chuyện ăn cắp, ăn trộm một tài sản quý giá của ai đó để làm giàu cho bản thân. Tuy nhiên vẫn có những người không thiếu thốn, có đủ khả năng lao động nhưng suốt ngày đi cướp của, ăn cắp bởi lẽ họ là những người lười lao động và không màng đến những phẩm chất tốt đẹp của con người. Thật vậy, hãy là người sống tốt, sống sạch! Đừng để những bóng đen ở ngoài kia che lấp đi ánh sáng của bạn.
=> Câu đặc biệt: Thật vậy, hãy là người...
em tham khảo các ý sau để làm bài nha:
a. Một số hoàn cảnh có thể sử dụng “Uống nước nhớ nguồn”:
- Để nhắc nhở mọi người ghi nhớ công ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
- Để thể hiện lòng biết ơn đối với những anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc, nhân dân.
- Để thể hiện tình cảm của các thế hệ học sinh đối với công lao của các thày, cô giáo…
b.
* Hình thức: một đoạn văn ngắn (khoảng 8 – 10)
* Nội dung: đây là đề mở, chủ đề tự chọn. Có thể tham khảo một trong cách chủ đề ở câu a). Có thể sử dụng câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” để làm câu mở đoạn, giới thiệu vấn đề hoặc câu kết đoạn để khẳng định lại vấn đề.
Đoạn văn tham khảo:
“Uống nước nhớ nguồn” là truyền thống đạo lý tốt đẹp của nhân dân ta. Lòng nhớ ơn, biết ơn là một tình cảm rất đẹp. Câu tục ngữ giáo dục chúng ta lòng biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Nó nhắc nhở chúng ta biết ơn nhân dân vĩ đại đã đem mồ hôi xương máu xây dựng và bảo vệ đất nước. Bát cơm ta ăn, mái nhà ta ở, trang sách, ngọn đèn, ngôi trường soi sáng tâm hồn ta... đã thấm sâu công ơn hàng triệu người dân cày, người thợ, thầy giáo, cô giáo... Lá quốc kì đỏ thắm, đất nước độc lập thanh bình... là do xương máu của biết bao anh hùng liệt sĩ. Lòng biết ơn không chỉ được khắc sâu trong tâm hồn mà còn phải được thể hiện bằng hành động cụ thể. Con cháu hiếu thảo với ông bà cha mẹ. Tục cúng lễ giỗ tết với nén hương thơm toả khói trên bàn thờ gia tiên. Con cái chăm học chăm làm, sống tốt đẹp làm vẻ vang cho dòng họ, biết săn sóc ông bà cha mẹ khi già yếu. Ngày 27/7 và ngôi nhà tình nghĩa là sự thế hiện lòng biết ơn của toàn dân đối với thương binh liệt sĩ. Uống nước nhớ nguồn là bài học lớn dạy ta biết làm người. Nó gợi nhớ trong lòng ta món nợ đời sâu nặng:
Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao
Qua câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”, tác giả dân gian đã sử dụng hình ảnh đối xứng cùng những hình ảnh gần gũi để đề cao sự giữ gìn nhân phẩm trong sạch. Đối với mỗi con người, nhân phẩm chính là “tờ giấy” mà chúng ta luôn phải giữ nó thật trắng; khi chúng ta “đói”, “rách” thì chúng ta vẫn phải giữ gìn mình sao cho “sạch”, “thơm”. Dù nghèo khổ, thiếu thốn nhưng chúng ta vẫn phải ăn ở sạch sẽ. Trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, chúng ta vẫn phải giữ cho nhân phẩm được trong sạch để không làm huê ố tổ tiên, không làm những điều trái với lương tâm. Trong những lúc cuộc sống khốn khó nhất, chúng ta vẫn phải giữ gìn nhân phẩm thơm ngát ngàn đời, không sa vào tôi lỗi. Nhân phẩm tạo cho chúng ta một sức mạnh to lớn, nhờ vào ý chí, niềm tin để nỗ lực, phấn đấu. Chúng ta hãy sống một cuộc sống tốt đẹp nhất, một cuộc sống vì mọi người và cũng vì chính chúng ta.
Tham khảo:
Câu 1:
Chiều xuân! Một chiều xuân trên quê hương Quảng Bình yêu dấu. Đẹp biết bao những cánh đào thắm nở, cánh mai vàng khoe sắc trên mỗi ngõ phố, con đường. Đi trên đường, nghe tiếng cười nói rộn rã của trẻ em và tiếng hỏi thăm nhau, lời chúc nhau may mắn thành công trong năm mới phấn khởi, rộn ràng. Trên những hàng cây xanh, búp non của chồi xuân hé nở, lộc xuân căng tràn trên từng cảnh vật. Chiều xuân. Mưa bụi bay bay phảng phất trong gió nhẹ, giọt mưa vương trên cánh đào mỏng manh, vương trên mái tóc của cô gái tuổi xuân thì. Chiều xuân. Đẹp quá. Yêu biết bao nhiêu xuân trên quê hương mình.
Rút gọn chủ ngữ: in đậm
Câu 2:
Đi học! Em thích nhất giờ Tập đọc – kể chuyện bài “Cóc kiện Trời”. Khi cô giới thiệu bài, mọi người đều háo hức muốn biết về câu chuyện thú vị này. Cả lớp im lặng lắng nghe cô đọc. Giọng cô thật diễn cảm. Cô đọc chậm rãi, rõ ràng những đoạn dẫn chuyện. Rồi cô giả giọng giống các nhận vật trong bài giúp em như thấy được sự việc đang diễn ra vậy. Sau khi tìm hiểu bài, cô cho chúng em đóng kịch, diễn lại câu chuyện “ Cóc kiện Trời”. Em sắm vai Cóc, còn các khác vào vai Trời, Cua, Ong, Cáo,… Chúng em được đội những chiếc nón bằng giấy có vẽ hình các con vật để diễn. Tiết học càng sôi nổi, hào hứng. Ai cũng vui và thấy thú vị. Em thích chú Cóc nhỏ bé nhưng rất thông minh, mưu trí đã buộc trời phải làm theo ý mình. Em nhớ mãi tiết học hôm ấy.
Câu đặc biệt: in đậm
1
Mùa xuân 1 : chủ ngữ
Mùa xuân 2 : trạng ngữ
2
Tại lăng Bác, mọi người xúc động tưởng niệm vị lãnh tụ vĩ đại ( tại lăng bác là trạng ngữ, câu trạng ngữ chỉ vị trí)
Bằng chiếc xe đạp cũ kỹ, thanh đã đạp nó suốt 5 năm để đi hok
3
Ý văn tự làm
Câu 1 (2 điểm).
Mùa đông (1): làm chủ ngữ; mùa đông (2): làm trạng ngữ
Câu 3:Vậy là đã hai năm trôi qua từ khi tôi bước đi tạm biệt ngôi trường cấp 1 yêu dấu này. Ôi! Sao nhớ quá!Những hình ảnh về buổi đầu tiên đến trường cứ gợi lên mãi trong tâm trí tôi. Tất cả hiện lên thật quá đỗi thân thương. Hình ảnh thầy cô, hình ảnh bạn bè và cả hình ảnh sân trường giờ ra chơi. Ngày mai, tôi sẽ chuyển đến một nơi rất xa cùng với gia đình mình nhưng có lẽ những kỉ niệm về ngôi trường đặc biệt này tôi sẽ mãi không bao giờ quên.
+ Câu đặc biệt: in đậm
+ Câu rút gọn: in nghiêng