K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đoạn văn :

Tình bạn cao cả vượt qua mọi vật chất của cụ Nguyễn Khuyến qua bài thơ ''Bạn đến chơi nhà'' em cảm thấy tình bạn là tình cảm trong sáng và quý giá thể hiện qua một tình huống khó xử là nhà của cụ cái gì cũng có nhưng chúng đều không sử dụng được để bạn thông cảm cho hoàn cảnh của mình rồi hạ một câu kết "Bác đến chơi đây, ta với ta" để ngụ ý rằng người bạn của Nguyễn Khuyến đến đây để chơi với tác giả, khẳng định tình bạn là cao cả, là trên hết vượt qua mọi vật chất. Tác giả đề cao tình bạn chân thành qua một cùm từ nhưng nó chứa đựng một tình bạn đậm đà của cụ Nguyễn Khuyến đối với người bạn lâu ngày đến thăm. Qua bài thơ đó, em đã biết tình bạn là thứ không có gì có thể thay thế được.

1 tháng 11 2017

Tình bạn cao cả vượt qua mọi vật chất của cụ Nguyễn Khuyến qua bài thơ ''Bạn đến chơi nhà'' em cảm thấy tình bạn là tình cảm trong sáng và quý giá thể hiện qua một tình huống khó xử là nhà của cụ cái gì cũng có nhưng chúng đều không sử dụng được để bạn thông cảm cho hoàn cảnh của mình rồi hạ một câu kết "Bác đến chơi đây, ta với ta" để ngụ ý rằng người bạn của Nguyễn Khuyến đến đây để chơi với tác giả, khẳng định tình bạn là cao cả, là trên hết vượt qua mọi vật chất. Tác giả đề cao tình bạn chân thành qua một cùm từ nhưng nó chứa đựng một tình bạn đậm đà của cụ Nguyễn Khuyến đối với người bạn lâu ngày đến thăm. Qua bài thơ đó, em đã biết tình bạn là thứ không có gì có thể thay thế được.

2 tháng 11 2016

Quê hương em rất thanh bình và yên tĩnh,có những cánh đồng thẳng cánh cò bay chạy theo những con đươngd làng quanh co. Những buổi sáng mùa xuân đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi sóng lúa nhấp nhô từng đợt đuổi nhau ra xa tít. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Đầu làng có con sông nước xanh ngắt, trong lành. Vào những buổi dân làng đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên những câu hò, câu hát vang trời. Gần cánh đồng có cây đa to để mọi người ngồi nghỉ sau những buổi lao động mệt nhọc. Mùa lúa chín, trong biển lúa vàng ánh lên màu đen nhánh của những cái liềm của người dân đi gặt. Rải rác khắp cánh đồng là những chiếc nón trắng của người đi gặt nhấp nhô lên xuống.
- Những từ đồng nghĩa là: thanh bình và yên tĩnh; xanh thẳm và xanh ngắt.

2 tháng 11 2016

chủ đề học tập bạn ơi !!!!!!!

8 tháng 10 2017
Quê nội em xứ sở của dừa. Đây là loại cây ăn quả mà em thích nhất. Hàng tuần cứ mỗi tuần thứ bảy, em cùng mẹ về thăm quê nội và thăm vườn dừa của nội ở quê. Từ đằng xa, em đã thấy sừng sững cây dừa ở bờ ao. Thân dừa to bằng hai vòng tay em. Thân dừa khoác chiếc áo cứng sần sùi màu nâu đất. Rễ dừa thuộc loại rễ chùm, bám sâu vào lòng đất. Bởi thế thân dừa cao nhưng đứng vững vàng. Cây dừa có dáng nghiêng rất đẹp, vẻ đẹp của nó một phần nhờ vào lá. Lá tập trung ở phần ngọn, ngoại em gọi là tàu dừa. Lá dừa màu xanh đậm, gân và phiến lá song song, mọc đối xứng nhau như răng lược trên tàu dừa. Bởi thế nhà thơ Trần Đăng Khoa đã viết: Tàu dừa như chiếc lược chải vào mây xanh. Tàu dừa bám chắc vào thân dừa trên ngọn. Khi lá già, tàu rụng đi để nhường chỗ cho lá non phát triển. Gặp làn gió thoảng qua, lá dừa xôn xao đung đưa thật duyên dáng. Khi có gió mạnh, lá dừa xào xạc như tiếng gươm khua, trông dừa hiên ngang, cứng cáp dẻo dai. Vào mùa, dừa ra hoa. Từ nách của các tàu dừa, những bẹ non lộ ra. Hoa mọc thành chùm trên một cái cuống dài và có nhiều nhánh phụ. Hoa dừa màu vàng nhạt, hoa li ti rụng trắng cả góc vườn, hương thơm dịu nhẹ. Nhìn hoa rụng em thật sốt ruột bởi em đâu nghĩ đó là sự hi sinh cao cả. Hoa đang nhường chỗ cho quả non chào đời. Chùm quả như đàn lợn con bám chặt vào thân mẹ, rồi cứ thế chúng mỗi ngày một lớn. Quả non có màu xanh non của lá. Quả già, vỏ khô ráp lại, có màu nâu của thân. Nước dừa non uống thật ngon, thật mát lành. Nước dừa thức uống giải khát mà ai cũng thích. Dừa là loại cây có ích. Dừa không những cho quả để chế biến thức ăn, nước dừa giải khát cho mọi người, dừa còn đế chế biến ra dầu, dừa phục vụ cho công nghiệp. Thân dừa vừa làm cột, làm kèo, vỏ dừa làm củi đun nấu, làm dây thừng để cột... Dừa thật có ích cho đời sống con người. Dừa là đặc sản của quê em. Dừa tăng thêm vẻ đẹp duyên dáng của làng quê Việt Nam. Em mong dừa vẫn mãi mãi xanh tươi. Nhìn màu xanh của dừa em nhớ về quê nội yêu dấu của mình.
8 tháng 10 2017

I/ MB:
1) Những đặc điểm của cây dừa
- Giới thiệu đối tượng: cây dừa - loài cây em yêu.
- Tình cảm: dừa là người bạn thân nơi quê hương.
II/ TB:
- Thân cây cao vút -> Ngừơi vệ sĩ hiên ngang gìn giữ bình yên cho bầu trời quê hương.
- Dáng nghiêng nghiêng ra bờ nước -> Cô thôn nữ dịu dàng duyên dáng.
- Tán lá xanh mướt thả dài, khẽ đu đưa trong làn gió mát -> Phát ra những âm thanh xào xạc vui tai -> Bài ca bất tận, bản nhạc ko có nốt nhạc cuối cùng.
- Vị dừa ngọt, tinh khiết -> Thấm nhuần vào lòng ngừơi -> Hương vị, hơi thở của quê hương.
2) Cây dừa trong cuộc sống của con người:
- Có mặt ở khắp nơi (thân cây làm cột nhà vững chãi, chiếc gáo dừa thân thuộc, đôi đũa ăn cơm bình dị, nhịp cầu dừa bắc qua con mương...) -> Có cảm gáic thân quen như người bạn gắn bó, bền chặt.
- Hương vị đậm đà trong nhiều món ăn của quê hương.
- Vật liệu làm nên những món quà thủ công xinh xắn -> Gợi nỗi nhớ quê hương của kẻ xa quê.
3) Cây dừa trong cuộc sống của em:
- Gắn bó với những kỉ niệm tuổi thơ (lúc ông còn sống, những lần rãnh rỗi, em và ông lại có những trò chơi dân gian thú vị bên gốc dừa).
III/ KB:
- Khẳng định: Cây dừa là hồn quê -> Một hình tượng đẹp đẽ của quê hương thân yêu.
- Em sẽ làm gì nếu về quê hương, thăm cây dừa.

9 tháng 9 2016

1)(tự làm nha)

2)

Đêm đã về khuya rồi. Ngoài trời gió lồng lộng thổi. Không còn tiếng chim kêu lích chích trong tán cây. Cảnh rừng Việt Bắc âm u, tĩnh mịch quá!

 

Chẳng biết vì sao, tôi không ngủ được. Tôi suy nghĩ cho trận chiến nay mai, chiến dịch Điện Biên Phủ. Đang nghĩ ngợi mông lung thì tôi nghe có tiếng sột soạt rất khẽ. Tôi nhôm dậy. Là Bác ư? Khuya rồi, sao Người chưa ngủ nhi?

Bác ngồi yên lặng bên cạnh bếp lửa hồng, vẻ mặt của Bác trầm ngâm như đang suy nghĩ việc gì đó. Ngoài mái lều tranh cũ nát, mưa rơi lâm thâm, dai dẳng. Tôi ngước mắt nhìn Bác, càng nhìn, tôi càng thấy thương Bác hơn. Bác như một người cha vậy. Người cha ấy đang nhóm lửa cho tôi và đồng đội nằm ấm.

Sau đó, Bác đi dém chăn cho chúng tôi: từng người một. Như sợ các anh em giật mình, Bác nhón chân nhẹ nhàng, thật nhẹ. Bóng Bác ánh lên trước ngọn lửa, cao lồng lộng, bao trùm cả cán lều. Tôi có cảm giác mơ màng cái bóng của Bác như làm chúng tôi ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng đang cháy hừng hực kia.

Thổn thức nỗi lòng, tôi thầm thì hỏi:  

– Bác ơi, Bác chưa ngủ ạ? Bác có thấy lạnh không?

Bác nhìn tôi, mỉm cười rồi trả lời bằng một giọng ấm áp:

– Ừ, Bác chưa ngủ đâu. Chú cứ ngủ cho đẫy giấc, để mai còn đi đánh giặc nữa chứ!

Đêm nay, Bác không ngủ vì Bác là người luôn lo cho mọi người hơn bản thân

Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt, nhưng vẫn bồn chồn. Tôi năm mà vẫn lo Bác ốm, lòng tôi cứ bộn bề. Chiến dịch còn dài lắm! Rừng Việt Bắc lám dốc, lắm ụ. Nếu Bác cứ không ngủ suốt thế này, thì Bác lấy sức đâu để mà đi? Thế rồi tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

Lần thứ ba tôi thức giấc thì đã canh tư. Nhìn thấy Bác vẫn đang ngồi, tôi hoảng hốt, giật thót mình. Bác vẫn chưa ngủ ư? Trời sắp sáng rồi!!! Tôi vội vã:

– Bác ơi, trời sắp sáng rồi, Bác hãy ngủ để sáng mai có sức mà đi!

Vẫn bằng giọng dịu dàng, Bác nói với tôi:

– Chú cứ ngủ đi, còn Bác thức thì cứ mặc Bác. Bác không ngủ được đâu! Bác đang nghĩ về đoàn dân công, trời mưa như thế này, chắc họ lạnh lắm. Bác chỉ mong trời sáng cho nhanh thôi. Không biết các cô chú ấy có sao không?

Tôi chợt hiểu ra, Bác thức vì chuyện ấy. Bác không chỉ chăm lo cho chúng tôi mà còn lo lắng cho cả những người ở xa chưa hề được gặp Bác. Tấm lòng của Bác thật cao cả. Lòng tôi vui sướng tràn trề và tôi quyết định thức luôn cùng với Bác.

Đêm nay, Bác không ngủ vì Bác là người luôn lo cho mọi người hơn bản thân. Bác là người Cha già của nhân dân Việt Nam – Vì Bác là Hồ Chí Minh.

THAM KHẢO NHÉ CHÚC EM HỌC TỐT



 

4 tháng 10 2016

Trong cuộc đời tôi, những ngày tháng đẹp nhất là những ngày tôi được sống và chiến đấu bên cạnh Bác. Những ngày ấy thực sự đã để lại trong tôi những kỷ niệm không thể nào quên.

Lúc ấy, tôi là một anh lính mới (người chiến sĩ khi đó thường được gọi là đội viên). Đơn vị tôi vừa mới hành quân ra mặt trận thì cũng vừa lúc Bác trực tiếp ra chiến trường để chỉ đạo tiến quân. Đêm đó Bác ngủ lại cùng anh em ở đơn vị. Và cũng trong đêm đó, Bác đã để lại trong niềm yêu kính của tôi một ấn tượng khó phai.

Khoảng quá nửa đêm khi tất cả anh em chiến sĩ đã say sưa trong giấc ngủ thì không hiểu sao tôi lại bỗng nhiên chợt thức. Tôi chưa kịp nhổm dậy nhưng đã nhìn thấy khuôn mặt Bác. Bác còn thức và hình như Bác chưa hề ngủ. Bác ngồi trầm ngâm lặng yên bên bếp lửa. Ngoài trời mưa đã lác đác rơi. Tôi nhìn dáng Bác, càng nhìn tôi lại càng thương. Bác đang khơi ngọn lửa. Người cha già tóc bạc đang đốt lửa sưởi ấm cho tôi.

Tôi vẫn lặng yên và quan sát. Tôi thấy Bác đứng dậy. Bác đi dém lại những mảnh chăn một cách nhẹ nhàng. Nhìn Bác, tôi mơ màng như đang nằm trong giấc mộng. Bác mênh mông quá! Ấm nóng và cao quý quá! Tôi thổn thức và thì thầm hỏi nhỏ:

–    Bác ơi! Bác chưa ngủ! Bác có lạnh lắm không?

Bác quay lại nhìn tôi trìu mến:

–    Chú cứ việc ngủ ngon. Ngày mai đi đánh giặc.

Tôi vâng lời Bác nhắm mắt nhưng không sao ngủ được. Tôi bồn chồn, nằm và lo Bác Ốm. Chiến địch vẫn còn dài và bao khó khăn vẫn đợi chờ phía trước.

Lần thứ ba tôi tỉnh giấc. Tôi hốt hoảng giật mình khi thấy Bác vẫn ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc. Tôi vội vàng luống cuống:

–    Bác ơi! Trời sắp sáng mất rồi, Bác nghỉ đi một lát. Bác vẫn nhẹ nhàng như lần trước:

–    Chú cứ việc ngủ ngon. Ngày mai đi đánh giặc.

Bác ngủ không ngon vì Bác không thấy an lòng. Trời mưa như vậy không biết các cô chú dân công ăn ngủ làm sao. Ở trong rừng mà có mỗi manh áo mồng thì chắc là ướt mất. Bác thấy nóng ruột quá. Bác mong sao trời sáng thật mau.

Tôi nhìn Bác, lòng tôi ấm áp và vui sướng mênh mông. Đêm ấy, tôi thức luôn cùng Bác. Tôi cảm thấy hạnh phúc vô cùng bởi tôi đã nhân ra một điều đường như đã trở thành chân lý: Bác của chúng ta vĩ đại bởi Bác đã dành trọn cuộc đời cho những lo lắng và yêu thương.

5 tháng 9 2016

B1;

Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống với nhau hiếu thuận có đạo đức.

Bài ca dao trên cũng như phần lớn các bài ca dao khác với nghệ thuận so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc... đã nhằm nói lên được tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời nay.

B2:

 


 

5 tháng 9 2016

ca dao nào z bn

ns rõ ddj rùi mik làm cho ak

10 tháng 12 2016

Tụng giá hoàn kinh sưnhư một trang kí sự bằng thơ nóng hổi tính thời sự và đầy ắp sự kiện lịch sử của thời đại nhà Trần. Bài thơ tứ tuyệt này ghi lại một cách hào hùng hai chiến công vang dội của quân và dân Đại Việt vào xuân - hè năm Ất Dậu (1285): trận Hàm Tử và trận Chương Dương. Thừa thắng, quân ta tiến lên giải phóng kinh thành Thăng Long. Trần Quang Khải kể lại hào khí chiến thắng đó:

“Chương Dương cướp giáo giặc,

Hàm Tử bắt quân thù

Thái bình nên gắng sức,

Non nước ấy ngàn thu”.

Thượng tướng Trần Quang Khải là một người văn võ toàn tài, một trong những anh hùng - thi sĩ tài ba lỗi lạc thời nhà Trần. Ông là một trong những anh hùng đã đem tài thao lược chỉ huy tướng sĩ làm nên những chiến công oanh liệt Chương Dương, Hàm Tử.

Hai câu đầu ghi lại những trận thuỷ chiến dữ dội nổ ra trên chiến tuyến sông Hồng. Trận Hàm Tử diễn ra vào tháng 4 - 1285, tướng Trần Nhật Duật chém được Toa Đô. Hai tháng sau, Trần Quang Khải đại phá giặc Nguyên - Mông tại bến Chương Dương. Hàng vạn giặc bị tiêu diệt, bịbắt làm tù binh. Quân ta chiếm được nhiều chiến thuyền, vũ khí và lương thảo của quân giặc phương Bắc.

Nhà thơ đã sử dụng thủ pháp liệt kê và phép đối, làm nổi bật hai sự kiện lịch sử mang tầm chiến lược đã diễn ra tại bến đò và quan ải trọng yếu trên phòng tuyến sông Hồng. Việc sau (Chương Dương) nói trước, việc trước (Hàm Tử) kể sau: nói ít mà gợi nhiều, sức rung cảm của vần thơ rất kì diệu:

“Đoạt sáo Chương Dương độ,

Cầm Hồ Hàm Tử quan”.

Hai cụm từ: “Đoạt sáo” (cướp giáo) và “Cầm Hồ” (bắt giặc Hồ) được đặt ở vị trí đầu cầu thơ, như một trọng âm, một nốt nhấn trong khúc ca khải hoàn, đồng thời gợi tả hai cú đánh trời giáng xuống đầu quân xâm lược, Chiến công nối tiếp chiến công, quân ta đánh thắng giòn giã. Niềm vui thắng trận tràn ngập lòng người. Từ nhà vua đến tướng sĩ, từ vương hầu đến người dân, ai ai cũng hả hê, sung sướng.

Cuốn Kinh thế đại điển tự lục đời Nguyên đã ghi nhận: “Thuỷ lục đến đánh vào đại doanh, vây thành vòng, tuy chết nhiều, nhưng quân tăng thêm càng trở nên đông. Quan quân (nhà Nguyên) sớm tối đánh rất khôn đôn, thiếu thôn, khí giới đều kiệt”.

Hai chiến công ở bến Chương Dương và cửa Hàm Tử đã làm thay đổi cục diện chiến trường, quân ta từ rút lui chiến lược đã tiến lên phản công như vũ bão. Mới ngày nào, 50 vạn quân Mông cổ do Thoát Hoan cầm đầu kéo sang như sóng dữ tràn ngập bờ cõi Đại Việt. Khói lửa ngút trời kinh thành Thăng Long. Giặc từ hai phía kẹp lại như hai gọng kìm sắt, từ ải Nam Quan đánh xuống, từ Chiêm Thành đánh ra. Vận nước như ngàn cân treo sợi tóc. Nhưng với tài thao lược của Trần Quốc Tuấn và tướng sĩ, quân ta đã “lấy đoản binh chế trường trận” của quân xâm lược Thiên triều. Trận Chương Dương, Hàm Tử đại thắng. Thế cờ đảo ngược. Quân ta đánh thắng giòn giã, giáng sấm sét xuống đầu lũ giặc phương Bắc. Kinh thành Thăng Long được hoàn toàn giải phóng. Quân xâm lược bị quét sạch ra khỏi đất nước ta. Đó là những ngày tháng vinh quang của dân tộc. Mùa hè năm Ất Dậu (1285) là mùa hè mà niềm vui chiến thắng trào dâng sông núi. Câu thơ của Trần Quang Khải như một trang kí sự chân thực, hào hùng, mang phẩm vị anh hùng ca tạo nên một nét rất đẹp của bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư.

Máu xương của ba quân, lòng quả cảm của người chiến binh, tài thao lược của tướng soái... đã góp phần làm nên chiến công Chương Dương, Hàm Tử oanh liệt. Phải là người trong cuộc, phải là nhà thơ tài hoa, Trần Quang Khải mới viết được những câu thơ hùng tráng như vậy! Tác giả Tụng giá hoàn kinh sư là một trong những thi sĩ đầu tiên của Đại Việt đã đem địa danh sông núi thân yêu in đậm vào lịch sử và nền thơ ca dân tộc như mộtdấu son chói lọi: Chương Dương và Hàm Tử. Ta đã biết tính hàm súc là một trong những tính chất làm nên vẻ đẹp văn chương của thơ ca đích thực. Chỉ bằng hai câu thơ ngũ ngôn, thi sĩ đã gợi ra bao ý nghĩ, bao liên tưởng, bao cảm xúc, ý vị sâu xa về sức mạnh Đại Việt.

Từ trong khói lửa của chiến tranh, từ trong đống tro tàn của đất nước, nhà thơ đã nghĩ về đất nước trong ngày mai thanh bình. Phần hai của bài thơ nói lên những suy nghĩ của Trần Quang Khải về giang sơnTổ quốc, về tiền đồ của dân tộc. Giọng thơ trở nên sâu lắng, thâm trầm. Như một lời tâm tình, nhắn gửi:

“Thái bình tu trí lực,

Vạn cổ thử giang san”.

Nhà thơ tự nói với mình, tự nhắc nhở mình về nhiệm vụ trước mắt mà cũng là nhiệm vụ lâu dài: “Thái bình tu trí lực”. Giặc ngoại xâm đã bị quét sạch, đất nước mới được thái bình, các quý tộc, các vương hầu phải “tu trí lực”, nghĩa là nên gắng sức, đem tài trí, đem sức người, sức của ra xây dựng đất nước. Đó cũng là điều tâm huyết mà nhà thơ muốn nhắc nhở mọi người. Lời thơ cho thấy nhãn quan sáng suốt, sâu xa của Trần Quang Khải, cho thấy tầng lớp quý tộc nhà Trần là lực lượng tiến bộ nhất, trong xu thế đi lên của lịch sử, đang nắm quyền lãnh đạo đất nước Đại Việt.

Vì sự vững bền của giang sơn đến muôn đời mà “tu trí lực”. Lời thơ bình dị, nhưng ý tưởng chứa đựng bên trong, cái ý thức nhắc nhở của nhà thơ thì không chút tầm thường và đơn giản. Câu thơ hàm chứa một tư tưởng vĩ đại. Khi Tổ quốc Đại Việt đứng trước họa xâm lăng của Hốt Tất Liệt thì “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức” (Trần Quốc Tuấn). Trong hòa bình, từ vua tôi đến tướng sĩ, từ vương hầu đến người dân bình thường, ai ai cũng phải biết “tu trí lực” sống hết mình vì sự bền vững muôn thuở của đất nước thân yêu: Tự hào về quá khứ oanh liệt của ông cha, mọi người phải nghĩ về tương lai của đất nước, về tiền đồ của dân tộc, để sống và lao động sáng tạo sao cho thật có ích, có nhiều ý nghĩa:

“Thái bình nên gắng sức,

Non nước ấy ngàn thu”.

Tóm lại, bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư là một kiệt tác trong nền thơ văn cổ Việt Nam. Ý thơ hàm súc, ngôn ngữ thơ bình dị mà sâu sắc. Bài thơ có giá trị lịch sử như một tượng đài chiến công tráng lệ, nó làm ta sống lại những năm tháng kháng chiến hào hùng đánh thắng giặc Nguyên - Mông. Nó nhắc nhở mỗi con người Việt Nam biết nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trong bảo vệ và dựng xây đất nước thanh bình, đẹp tươi, bền vững muôn đời. Trên hành trình đi tới thế kỉ XXI của nhân dân ta, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh...”. Bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư của Trần Quang Khải vẫn mang tính thời sự thiết thực đốivới mỗi chúng ta. Tâm thức của thi sĩ - anh hùng vẫn như ánh sao chiếu sáng bầu trời quê hương đất nước!

10 tháng 12 2016

+ Thời tiết diễn biến thất thường

+ Mùa mưa có năm đến sơm, năm lại đến muộn

+ Lượng mưa có năm ít, có năm gây lũ lụt, năm lại gây hạn hán

16 tháng 12 2016

Trong trái tim mỗi người Việt Nam, tình yêu quê hương có lẽ là thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Mỗi người sinh ra, ai mà không có cội nguồn gốc gác, ai mà không có quê hương. Quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi chôn rau cắt rốn của ta. Quê hương cho ta những kỷ niệm ngọt ngào, cho ta tuổi thơ tươi đẹp. Quê hương dạy ta những bài học làm người đầy ý nghĩa, để cho ta lớn khôn và trưởng thành. Với tôi, quê hương có một vị trí vô cùng đặc biệt, chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim tôi.

Vùng quê tôi nghèo lắm. Con người sống chủ yếu bằng nghề nông, ngày ngày làm việc trên cánh đồng, quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Cuộc sống cơ cực, vất vả, đầy khó khăn, thiếu thốn, có những lúc còn không đủ ăn, đủ no. Mặc dù sống trong cảnh bần hàn, khó khăn là thế, nhưng con người nơi đây sống có tình có nghĩa. Xóm làng yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Họ sống với một tình cảm chân thành, chất phác, trong sáng, một thứ tình cảm chỉ có ở những người nông dân nghèo. Quê hương Hưng Yên chính là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời, đó cũng là nơi đã cho tôi tuổi thơ tươi đẹp, ngọt ngào. Có thể nói, tôi sinh ra trong sự yêu thương của gia đình và lớn lên trong sự đùm bọc, ấm áp tình làng nghĩa xóm.

Xa quê hương từ bé. Cho nên, nhiều kỷ niệm thời thơ ấu, tôi đã khóa chặt trong ký ức. Những lần từ HN trở lại quê hương thường gắn liền với những mất mát vô cùng to lớn đối với tôi và gia đình. Vì vậy, có nhiều ký ức vẫn nằm sâu trong ngăn kéo trái tim. Giờ đây mới có dịp trở về thăm quê hương, ký ức bỗng nhiên tràn về. Những cảm xúc khó diễn ta tràn ngập trong cõi lòng. Tôi sanh ra vào một ngày hè oi bức trên quê hương. Ngày ấy, gia đình tôi cũng nghèo lắm. Tuổi thơ tôi 4 năm sống trên quê hương. Quãng thời gian ấy đủ cho tôi có những ký ức, kỷ niệm ngọt ngào. Khi mới sanh ra đời, tôi bụ bẫm, đáng yêu lắm (Chứ không đáng ghét như bây giờ đâu). Xóm làng, ai cũng yêu quí và thích bế tôi. Dòng sữa ngọt ngào, mát lành đã nuôi tôi lớn suốt thời thơ ấu không chỉ của mẹ tôi. Tôi ở quê với mẹ và anh trai. Cha tôi một mình trên HN cực nhọc kiếm từng đồng tiền gửi về quê, không có điều kiện về thăm mẹ con thường xuyên. Một mình mẹ tôi với hai anh em nơi quê nghèo xoay sở hết sức khó khăn. Chính những lúc khó khăn ấy, sự cưu mang, đùm bọc của làng xóm đã cho mẹ con tôi động lực để vượt qua tất cả, cho tôi những kỷ niệm ngọt ngào. Tôi nhớ thời bé thơ được mọi người bồng bé, âu yếm, hát cho tôi nghe những lời hát ru đưa tôi vào giấc ngủ, nhớ những dòng sữa mát lành nuôi tôi lớn khôn. Tôi nhớ cả những lần ngôi trên thúng được mẹ gồng gồng gánh gánh theo ra đồng; nhớ mùi thơm béo ngậy của những con muôm muỗm, mẹ bắt ngoài đồng, dùng đóm nướng cho ăn. ( Đóm là những cây que rất mỏng, vót từ cây tre, rồi phơi khô, dùng để hút điếu cầy và thắp đèn ngày xưa). Tôi nhớ cả những lần lễ tết, xóm làng mổ lợn đêm, mình thức trắng đêm xem mổ lợn chỉ để xin cái đuôi. Tôi nhớ mùi thơm của hương lúa, rơm rạ, mùi hương dịu nhẹ của hoa nhài, hoa bưởi; nhớ những cánh đồng mênh mông, bát ngát; nhớ ao nước bầy vịt; nhớ cây gạo đầu đình; nhớ bụi tre xanh; nhớ mỗi tối hàng xóm quây quần ngồi hát, mình ngủ trong lòng mẹ lúc nào không hay; nhớ cây kẹo kéo, kẹo mút, nhớ hạt bỏng ngô; nhớ hòn bi ve; nhớ cả những hàng vải um tùm, chi chít quả; nhớ trẻ dắt trâu ăn cỏ ngoài đồng, dắt bò về nhà mỗi tối, nhớ bãi phân trâu; nhớ những mái nhà lợp ngói, câu cau hoa rụng sân nhà, ***** con mèo nằm sưởi nắng; nhớ tiếng ếch nhái kêu ồm ộp… Giờ đây đứng trên đất quê hương, nhìn trên bầu trời đêm sao sáng, tôi lại nhớ những đêm cùng nhau đùa rỡn dưới trăng, rồi khi mệt nhoài, nằm lăn ra sân ngắm sao trời lung linh. Tôi nhớ cảnh thanh bình nơi quê hương. Tôi nhớ ông nội tôi. Tôi là đứa cháu được ông cưng chiều nhất. Ông nội là người thường cõng tôi đi chợ và mua cho tôi rất nhiều quà bánh. Ông nội thường xuyên dắt tôi đi chơi, thăm làng thăm xóm. Tên của tôi do chính ông đặt. Và ông nội cũng chính là người dạy tôi học ăn, học nói, dạy cho tôi những bài học đạo đức đầu tiên. Nhiều ký ức đẹp tôi có được từ ông. Tuổi thơ tôi ấm áp tình cảm ông nội dành cho tôi. Mặc dù ông nội đã mất từ khi tôi còn rất nhỏ, nhưng tình cảm ông nội dành cho tôi suốt đời không quên. Có thể nói, tình làng nghĩa xóm, cảnh vật thanh bình nơi quê hương đã in dấu trong tôi những ký ức thật đẹp đẽ, ngọt ngào, khiến cho tình yêu quê hương đối với tôi trở lên thiêng liêng.

Người dân quê tôi tôn thờ đạo Phật lắm. Ai cũng có Phật ở trong tâm. Vì thế, dù rất nghèo nhưng mọi người luôn tâm niệm: “ Đói cho sạch, rách cho thơm”. Họ sống trong sáng, giản dị. Làng xóm yêu thương, đùm bọc lẫn nhau: “ Lá lành đùm lá rách”, hay “ Lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Cho nên, dù cho cuộc sống thiếu thốn, nhưng con người nơi đây vẫn luôn vui vẻ, lạc quan. Và nét đẹp tôi thấy được từ người dân quê, cũng như ở mẹ tôi, đó là sự chân thật. Mọi tình cảm mà người dân nơi đây dành cho nhau đều rất chân thành, trong sáng. Tôi nhìn những cụ già và trẻ nhỏ nơi quê nhà, ở họ toát lên một nét gì đó thật an bình. Nhưng người dân quê tôi tôn thờ đạo Phật không chỉ vì đạo Phật dạy cho con người ta cách sống lạc quan trước những khó khăn. Mà điều quan trọng, đạo Phật dạy con người sống phải có hiếu. Có lẽ vì thế, một nét đẹp mà tôi thấy được ở người dân quê, đó là: “ Họ sống có thứ tự trên dưới, kính trên nhường dưới. Mỗi khi có của ngon vật lạ, trước tiên phải mời tổ tiên ông bà trước, sau đó mới nhường con cháu. Mọi người sống trong cùng một gia đình, dòng họ sống đoàn kết, gắn bó, không bao giờ cãi vã hay to tiếng”. Người dân nơi đây sống luôn nhớ về cội nguồn, gốc gác. Vì thế, quê hương tôi có rất nhiều đình chùa, miếu thờ đâu cũng thấy. Mỗi nhà đều có một bàn thờ tổ tiên, quanh năm thắp hương khấn bái. Mỗi dịp cuối năm, tết đến xuân về. Dù cho có bận việc đồng áng đến thế nào, mọi người ai cũng đến mộ tổ tiên, ông bà thắp hương, cho tròn đạo hiếu, tỏ lòng biết ơn tổ tiên. Tất cả đều là những nét văn hóa thật đẹp vẫn còn đọng lại trong ký ức tôi.

Nhân ngày tết ông công ông táo năm nay, tôi có dịp trở về quê nhà cùng với mẹ đi tảo mộ. Tôi trở về quê hương để nhớ về cội nguồn; trở về quê hương để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, ông bà; trở về quê hương để làm sống dậy những ký ức một thời thơ ấu; trở về quê hương để thấy mình khôn lớn và trưởng thành; trở về quê hương để thấy nơi đây đã giàu mạnh và ngày càng đổi mới… Tôi vui lắm khi thấy ông bà ngoại tôi, dù đã gần 80 tuổi nhưng vẫn còn khỏe mạnh; vui vì thấy làng xóm, ai cũng nhớ thằng kết bé nhỏ này nào, ai cũng nhận ra mình, tay bắt mặt mừng; vui vì được nhìn thấy cảnh đồng quê, cánh đồng, sống nước ngày xưa; vui vì thấy quê hương đổi mới, mọi người đã có cuộc sống no đủ, nhà cửa khang trang hơn, điện nước đầy đủ, nhà ai cũng có tivi, xe máy…
Nhưng điều làm tôi vui mừng hơn cả, đó là: Tình cảm của làng xóm dành cho tôi vẫn như xưa, không hề thay đổi. Cảnh thanh bình của làng quê mà ngày xưa tôi đã thấy, trong mất tôi giờ đây vẫn còn đấy. Thật đáng tiếc! Vì tôi không có máy ảnh để chia sẻ cho các bạn những cảnh thanh bình đó. Nhưng nếu bạn muốn, sẽ có một ngày, tôi cùng bạn về quê hương, để thấy được cảnh thanh bình tuyệt vời nơi đây. Thật là hạnh phúc! Quê hương tôi…!

Chúc bn làm bài tốt

16 tháng 12 2016

cam on nhieu

 

1 tháng 8 2019

Tham khảo:

Bài thơ "bạn đến chơi nhà" là bài thơ thành công nhất của Nguyễn Khuyến, và cũng là bài thơ đại điện cho thơ Nôm Đường luật Việt Nam. Bài thơ bày bày tỏ về cảm xúc của ông và một người bạn quen nhau chốn quan trường, nay gặp lại nơi thôn quê thanh bình. Từng câu từ trong bài mượt mà mà thanh cao, tình cảm thắm thiết, gắn bó, mặn mà, đầy chất nhân văn. Nó thể hiện một con người chất phác, sống bằng tình cảm nơi ông. Câu thơ mở đầu như một tiếng reo vui, nó là khởi nguồn cho tất cả tình huống, cảm xúc trong bài. Gặp lai một người bạn cũ thật khôn xiết biết bao, đặc biệt là khi lại gặp nhau nơi chân quê. Hôm nay bác tới chơi nhà thật quý và hơn nữa là sau bao năm xa cách, nhưng ngặt nỗi hoàn cảnh điều kiện và đó là một tình huống khó xử đối với tác giả: trẻ thì đi vắng, chợ thị xa, ao sâu khó chài cá .... Lời thơ tự nhiên, vui vẻ, trong sáng, toát lên được sự hiếu khách của chủ nhà trước một vị khách quý. Tuy thiếu vắng, ngay đến cả cái tối thiểu để tiếp khách như miếng trầu cũng không có thì câu cuối cùng lại là sự bất ngờ, đầy lý thú và cũng chất chứa những cảm xúc dạt dào, khó tả. Tình bạn ấy vượt lên trên cả nhưng lễ nghi tầm thường. Ba từ: “ta với ta” là tâm điểm, trọng tâm của bài. Đó là nồng thắm tình cảm bạn bè chân thành, thanh tao, trong sáng. Và đằng sau nhưng câu từ dân dã kia là hai tình cảm chân chất, nhỏ nhẹ mà hóm hỉnh đang hướng về nhau. Tình cảm chính là điều mà tác giả mong đợi, khao khát nhất, và chỉ mình nó cũng là đủ để sưởi ấm một buổi trò chuyện, gặp mặt.

31 tháng 10 2017

Đọc thơ Nguyễn Khuyến ta chẳng thấy mấy bài vui bởi tâm trạng ông mang nặng nỗi buồn trước cảnh đất nước thương đau, trước thói đời lắm nỗi éo le. Nỗi buồn ấy càng sâu càng đậm từ khi ông cáo quan về ở ẩn. Nhưng ta niềm vui bất chợt khi đọc Bọn đến chơi nhà. Ẩn chứa trong bài thơ là một tình bạn bằng hữu tâm giao cao quý vượt lên mọi nghi thức đời thường. Cái nghèo vật chất không lấn át được tình cảm ấm áp chân thành.

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đây, ta với ta.

Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng sự phát triển của ý thơ khá bất ngờ không theo cấu trúc (đề, thực, luận, kết) thường thấy ở thơ Đường. Có lẽ đây cũng là một điều rất đặc biệt như chính tình bạn của họ.

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Câu thơ mở đề giản dị, tự nhiên như lời chào hỏi thân tình của hai người bạn thân lâu lắm mới gặp nhau. Tuổi già thường cảm thấy cô đơn nên người ta khao khát có bạn để chuyện trò, giãi bày tâm sự. Vì vậy khi có bạn đến thăm thì quá đỗi vui mừng. Cách xưng hô thân mật bằng bác, cách gọi thân mật dân dã gợi sự nể trọng cũng như thân tình thể hiện sự gắn bó trọng tình giữa chủ và khách. Câu thơ giống như lời chào quen thuộc hàng ngày: đã lâu rồi nay có dịp bác đến chơi nhà, thật là vui quá. Tôi, bác chẳng xa lạ gì thôi thì mong bác thông cảm cho! Ngày còn ở chốn quan trường việc có bạn tới thăm là lẽ thường nhưng giờ ông đã từ quan, có bạn đến tận nhà thăm thì hẳn phải là thân thiết lắm bởi thói đời: giàu thời tìm đến, khó thời ***** lui. Vui sướng, xúc động nhà thơ đã lấy sự sung túc, giàu có của tình bạn thay vào cái túng thiếu về vật chất để tiếp bạn.

Thông thường theo phép tắc xã giao khi bạn đến nhà dù là thân hay sơ thì trước hết trầu nước sau là cơm rượu đãi bạn. Nhưng sau lời chào bạn Nguyễn Khuyến nhắc đến một loạt những khó khăn của gia đình:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Nhà thơ như đang phân trần với bạn về sự tiếp đãi chưa chu đáo của mình.

Phần thực, luận tính hệ thống của ngôn ngữ thơ rất chặt chẽ, nhất quán ở một cách nói. Có tất cả mà cũng chẳng có gì để đãi bạn thân. Có ao và có cá, có vườn và gà, có cà và cải, có mướp và bầu, nhưng ... Bức tranh vườn hiện lên sống động vui tươi. Một nếp sống thôn dã chất phác, cần cù, bình dị đáng yêu. Một cuộc đời thanh bạch ấm áp cây đời và tình người. Ta cảm thấy Nguyễn Khuyến đang dắt tay bạn mình ra thăm vườn cây, ao cá và hơn thế mong bạn cảm thông với cuộc sống của mình chăng?

Các từ (sâu, cả, rộng, thưa), các trạng từ chỉ tình trạng (khôn, khó), các trạng từ chỉ sự tiếp diễn của hành động (chửa, mới, vừa, đương) hô ứng bổ trợ cho nhau một cách thần tình, khéo léo, dung dị và tự nhiên. Những từ ngữ này biểu hiện một cuộc sống dung dị, tự nhiên gần gũi đáng yêu.

Dân gian có câu:

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Phải chăng cái nghèo của cụ Tam Nguyên Yên Đổ lại đến mức ấy ư? Nhà thơ đã cường điệu hoá cái nghèo của mình. Một ông quan to triều Nguyễn về ở ẩn, với một cơ ngơi chín sào tư thố là nơi ở thì không thể “miếng trầu” cũng không có. Rõ ràng đây là lời bông đùa hóm hỉnh với bạn. Đồng thời để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho khước từ lương bổng của giặc Pháp, lui về sống cuộc đời bình dị giữa xóm làng quê hương.

Những vật chất bình thường nhất mang ra tiếp bạn đều không có, mà thay vào đó là tình cảm chân thành tha thiết. Tình bạn của họ được vun đắp, dựng xây trên cơ sở của tình cảm, lòng yêu thương kính trọng. Vật chất là quan trọng nhưng không phải là tất cả. Thật xúc động khi đọc nhưng dòng thơ thể hiện tình cảm của Nguyễn Khuyến với bạn:

Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta

Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước

Bác với tôi hôm sớm cùng nhau...

(Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến)

Tình cảm của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê thật cảm động, họ tri kỷ tri âm với nhau cũng xuất phát từ đó. Đúng vậy, trong bài thơ này những nghi thức xã giao vật chất dần bị bóc để lộ ra hạt ngọc lung linh - ấy là tâm hồn, tình cảm cao quý của họ.

Bác đến chơi đây, ta với ta

Câu kết là sự “bùng nổ” ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, sơn hào hải vị mà chỉ cần có một tấm lòng.

Lần thứ hai chữ bác xuất hiện, bác không quản ngại đường xá xa xôi đến thăm bạn thì thật đáng quý. Tình bạn là trên hết, không gì mua được. Mong tiếp bạn bằng những thứ thật sang, thật bất ngờ nhưng rồi chỉ có ta với ta. Họ hiểu nhau, họ tuy hai nhưng là một, cái đồng điệu ấy chính là sự xem thường vật chất, trọng tình cảm, trọng tình bằng hữu.

Tôi và bác chỉ cần gặp nhau để trò chuyện tâm sự là đã đủ. Tình cảm của họ bộc lộ một cách trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng.

Ta với ta trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan là sự bắt gặp đối diện với chính mình, chính tâm trạng cô đơn u hoài của nữ sĩ. Còn ta với ta trong bài thơ này là sự bắt gặp của hai tâm hồn, hai con người.

Có một số bài thơ của Nguyễn Khuyến viết về bạn khi đọc ta mới thấy hết được ý vị của nó:

Từ trước bảng vàng nhà có sẵn

Chẳng qua trong bác với ngoài tôi

(Gửi bác Châu Cầu)

Bài thơ Bạn đến chơi nhà là bài thơ hay viết về tình bạn, một tình bạn thắm thiết keo sơn. Một tâm hồn thanh bạch cao quý của hai con người hòa là một, một cách sống thanh cao trọng tình trọng nghĩa. Tình bạn của họ thật cảm động chứ không như Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng lên án Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi. Tình bạn cao quý ấy còn chói ngời mãi, là điển hình cho tình bằng hữu xưa nay.

Khép lại bài thơ, ai ai cũng xúc động trước tình bạn cao quý của họ. Lời thơ dung dị, ý thơ chất chứa bao tình cảm thân thương trìu mến tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.

28 tháng 9 2017

1) 2 từ ghép đẳng lập: lo sợ, tức giận

2) Phẩm chất người mẹ: là người hết lòng yêu thương con và sẵn sàng hi sinh tất cả vì con

Em rút ra bài học: người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình; tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng nhất; hãy trân trọng, yêu thương và giúp đỡ mẹ mình khi còn có thể; đừng bao giờ để mẹ phải buồn vì con của mình.

17 tháng 12 2016

Quê hương..!

Trong trái tim mỗi người Việt Nam, tình yêu quê hương có lẽ là thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Mỗi người sinh ra, ai mà không có cội nguồn gốc gác, ai mà không có quê hương. Quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi chôn rau cắt rốn của ta. Quê hương cho ta những kỷ niệm ngọt ngào, cho ta tuổi thơ tươi đẹp. Quê hương dạy ta những bài học làm người đầy ý nghĩa, để cho ta lớn khôn và trưởng thành. Với tôi, quê hương có một vị trí vô cùng đặc biệt, chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim tôi.

Vùng quê tôi nghèo lắm. Con người sống chủ yếu bằng nghề nông, ngày ngày làm việc trên cánh đồng, quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Cuộc sống cơ cực, vất vả, đầy khó khăn, thiếu thốn, có những lúc còn không đủ ăn, đủ no. Mặc dù sống trong cảnh bần hàn, khó khăn là thế, nhưng con người nơi đây sống có tình có nghĩa. Xóm làng yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Họ sống với một tình cảm chân thành, chất phác, trong sáng, một thứ tình cảm chỉ có ở những người nông dân nghèo. Quê hương Hưng Yên chính là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời, đó cũng là nơi đã cho tôi tuổi thơ tươi đẹp, ngọt ngào. Có thể nói, tôi sinh ra trong sự yêu thương của gia đình và lớn lên trong sự đùm bọc, ấm áp tình làng nghĩa xóm.

Xa quê hương từ bé. Cho nên, nhiều kỷ niệm thời thơ ấu, tôi đã khóa chặt trong ký ức. Những lần từ HN trở lại quê hương thường gắn liền với những mất mát vô cùng to lớn đối với tôi và gia đình. Vì vậy, có nhiều ký ức vẫn nằm sâu trong ngăn kéo trái tim. Giờ đây mới có dịp trở về thăm quê hương, ký ức bỗng nhiên tràn về. Những cảm xúc khó diễn ta tràn ngập trong cõi lòng. Tôi sanh ra vào một ngày hè oi bức trên quê hương. Ngày ấy, gia đình tôi cũng nghèo lắm. Tuổi thơ tôi 4 năm sống trên quê hương. Quãng thời gian ấy đủ cho tôi có những ký ức, kỷ niệm ngọt ngào. Khi mới sanh ra đời, tôi bụ bẫm, đáng yêu lắm (Chứ không đáng ghét như bây giờ đâu). Xóm làng, ai cũng yêu quí và thích bế tôi. Dòng sữa ngọt ngào, mát lành đã nuôi tôi lớn suốt thời thơ ấu không chỉ của mẹ tôi. Tôi ở quê với mẹ và anh trai. Cha tôi một mình trên HN cực nhọc kiếm từng đồng tiền gửi về quê, không có điều kiện về thăm mẹ con thường xuyên. Một mình mẹ tôi với hai anh em nơi quê nghèo xoay sở hết sức khó khăn. Chính những lúc khó khăn ấy, sự cưu mang, đùm bọc của làng xóm đã cho mẹ con tôi động lực để vượt qua tất cả, cho tôi những kỷ niệm ngọt ngào. Tôi nhớ thời bé thơ được mọi người bồng bé, âu yếm, hát cho tôi nghe những lời hát ru đưa tôi vào giấc ngủ, nhớ những dòng sữa mát lành nuôi tôi lớn khôn. Tôi nhớ cả những lần ngôi trên thúng được mẹ gồng gồng gánh gánh theo ra đồng; nhớ mùi thơm béo ngậy của những con muôm muỗm, mẹ bắt ngoài đồng, dùng đóm nướng cho ăn. ( Đóm là những cây que rất mỏng, vót từ cây tre, rồi phơi khô, dùng để hút điếu cầy và thắp đèn ngày xưa). Tôi nhớ cả những lần lễ tết, xóm làng mổ lợn đêm, mình thức trắng đêm xem mổ lợn chỉ để xin cái đuôi. Tôi nhớ mùi thơm của hương lúa, rơm rạ, mùi hương dịu nhẹ của hoa nhài, hoa bưởi; nhớ những cánh đồng mênh mông, bát ngát; nhớ ao nước bầy vịt; nhớ cây gạo đầu đình; nhớ bụi tre xanh; nhớ mỗi tối hàng xóm quây quần ngồi hát, mình ngủ trong lòng mẹ lúc nào không hay; nhớ cây kẹo kéo, kẹo mút, nhớ hạt bỏng ngô; nhớ hòn bi ve; nhớ cả những hàng vải um tùm, chi chít quả; nhớ trẻ dắt trâu ăn cỏ ngoài đồng, dắt bò về nhà mỗi tối, nhớ bãi phân trâu; nhớ những mái nhà lợp ngói, câu cau hoa rụng sân nhà, ***** con mèo nằm sưởi nắng; nhớ tiếng ếch nhái kêu ồm ộp… Giờ đây đứng trên đất quê hương, nhìn trên bầu trời đêm sao sáng, tôi lại nhớ những đêm cùng nhau đùa rỡn dưới trăng, rồi khi mệt nhoài, nằm lăn ra sân ngắm sao trời lung linh. Tôi nhớ cảnh thanh bình nơi quê hương. Tôi nhớ ông nội tôi. Tôi là đứa cháu được ông cưng chiều nhất. Ông nội là người thường cõng tôi đi chợ và mua cho tôi rất nhiều quà bánh. Ông nội thường xuyên dắt tôi đi chơi, thăm làng thăm xóm. Tên của tôi do chính ông đặt. Và ông nội cũng chính là người dạy tôi học ăn, học nói, dạy cho tôi những bài học đạo đức đầu tiên. Nhiều ký ức đẹp tôi có được từ ông. Tuổi thơ tôi ấm áp tình cảm ông nội dành cho tôi. Mặc dù ông nội đã mất từ khi tôi còn rất nhỏ, nhưng tình cảm ông nội dành cho tôi suốt đời không quên. Có thể nói, tình làng nghĩa xóm, cảnh vật thanh bình nơi quê hương đã in dấu trong tôi những ký ức thật đẹp đẽ, ngọt ngào, khiến cho tình yêu quê hương đối với tôi trở lên thiêng liêng.

Người dân quê tôi tôn thờ đạo Phật lắm. Ai cũng có Phật ở trong tâm. Vì thế, dù rất nghèo nhưng mọi người luôn tâm niệm: “ Đói cho sạch, rách cho thơm”. Họ sống trong sáng, giản dị. Làng xóm yêu thương, đùm bọc lẫn nhau: “ Lá lành đùm lá rách”, hay “ Lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Cho nên, dù cho cuộc sống thiếu thốn, nhưng con người nơi đây vẫn luôn vui vẻ, lạc quan. Và nét đẹp tôi thấy được từ người dân quê, cũng như ở mẹ tôi, đó là sự chân thật. Mọi tình cảm mà người dân nơi đây dành cho nhau đều rất chân thành, trong sáng. Tôi nhìn những cụ già và trẻ nhỏ nơi quê nhà, ở họ toát lên một nét gì đó thật an bình. Nhưng người dân quê tôi tôn thờ đạo Phật không chỉ vì đạo Phật dạy cho con người ta cách sống lạc quan trước những khó khăn. Mà điều quan trọng, đạo Phật dạy con người sống phải có hiếu. Có lẽ vì thế, một nét đẹp mà tôi thấy được ở người dân quê, đó là: “ Họ sống có thứ tự trên dưới, kính trên nhường dưới. Mỗi khi có của ngon vật lạ, trước tiên phải mời tổ tiên ông bà trước, sau đó mới nhường con cháu. Mọi người sống trong cùng một gia đình, dòng họ sống đoàn kết, gắn bó, không bao giờ cãi vã hay to tiếng”. Người dân nơi đây sống luôn nhớ về cội nguồn, gốc gác. Vì thế, quê hương tôi có rất nhiều đình chùa, miếu thờ đâu cũng thấy. Mỗi nhà đều có một bàn thờ tổ tiên, quanh năm thắp hương khấn bái. Mỗi dịp cuối năm, tết đến xuân về. Dù cho có bận việc đồng áng đến thế nào, mọi người ai cũng đến mộ tổ tiên, ông bà thắp hương, cho tròn đạo hiếu, tỏ lòng biết ơn tổ tiên. Tất cả đều là những nét văn hóa thật đẹp vẫn còn đọng lại trong ký ức tôi.

Nhân ngày tết ông công ông táo năm nay, tôi có dịp trở về quê nhà cùng với mẹ đi tảo mộ. Tôi trở về quê hương để nhớ về cội nguồn; trở về quê hương để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, ông bà; trở về quê hương để làm sống dậy những ký ức một thời thơ ấu; trở về quê hương để thấy mình khôn lớn và trưởng thành; trở về quê hương để thấy nơi đây đã giàu mạnh và ngày càng đổi mới… Tôi vui lắm khi thấy ông bà ngoại tôi, dù đã gần 80 tuổi nhưng vẫn còn khỏe mạnh; vui vì thấy làng xóm, ai cũng nhớ thằng kết bé nhỏ này nào, ai cũng nhận ra mình, tay bắt mặt mừng; vui vì được nhìn thấy cảnh đồng quê, cánh đồng, sống nước ngày xưa; vui vì thấy quê hương đổi mới, mọi người đã có cuộc sống no đủ, nhà cửa khang trang hơn, điện nước đầy đủ, nhà ai cũng có tivi, xe máy…
Nhưng điều làm tôi vui mừng hơn cả, đó là: Tình cảm của làng xóm dành cho tôi vẫn như xưa, không hề thay đổi. Cảnh thanh bình của làng quê mà ngày xưa tôi đã thấy, trong mất tôi giờ đây vẫn còn đấy. Thật đáng tiếc! Vì tôi không có máy ảnh để chia sẻ cho các bạn những cảnh thanh bình đó. Nhưng nếu bạn muốn, sẽ có một ngày, tôi cùng bạn về quê hương, để thấy được cảnh thanh bình tuyệt vời nơi đây. Thật là hạnh phúc! Quê hương tôi…!

12 tháng 5 2017

Mỗi con người đều được sinh ra và có những người bạn thực sự bên mình, để có thể có những người bạn tốt trước hết chúng ta hãy là những người bạn tốt, quy luật của cuộc sống đó là cần giao tiếp vì vậy con người không thể sống thiếu tình bạn được.

Tình bạn đó là quan hệ gắn bó gần gũi với nhau, tình bạn dựa trên những đặc điểm tương đồng về tính cách, hoàn cảnh… Tình bạn đẹp đó là tình bạn không có sự lợi dụng hay ghen ghét đố kị với nhau, chúng ta những con người sống trong một xã hội hiện đại hãy sống vì bạn bè và đừng vì những lợi ích nhỏ nhoi mà đánh mất đi những tình bạn đẹp của mình. Ai ai sinh ra cũng đều được cắp sách tới trường và được gặp những người bạn trên lớp nhưng thực sự để có những người bạn tốt chúng ta hãy sống vì bạn bè đừng vì ghen ghét mà tạo nên những cái quan hệ không tốt cho mình, cuộc sống có rất nhiều những thăng trầm và cả những thử thách nhưng chúng ta hãy sống là chính mình để không hổ thẹn vì những điều chúng ta đã làm, người bạn thật sự tốt đó là sẵn sàng chia sẻ niềm vui nỗi buồn cùng với ta, không vì những vụ lợi cá nhân mà đánh mất đi tình bạn đẹp. Câu con người không thể sống thiếu tình bạn là 1 câu nói hoàn toàn đúng vì con người cần có những chia sẻ và hội nhập trong học tập chúng ta cần có sự trao đổi để cho quá trình học tập tốt hơn, như người xưa đã từng nói học thầy không tày học bạn câu nói đó đúng ở mọi hoàn cảnh, chúng ta không chỉ học người thầy về kiến thức mà chúng ta cần học bạn bè những cử chỉ thái độ tốt để bù đắp thêm cho nhân cách của chính mình, muốn phát triển toàn diên chúng ta cần linh hoạt trong tất cả mọi điều trong cuộc sống, khi ra ngoài môi trường giáo dục nhà trường chúng ta sẽ hoàn toàn tiếp xúc ở môi trường hoàn toàn mới, chúng ta có thể gặp những người bạn có cùng chí hướng và cùng hoàn cảnh, vì vậy nên hợp tác và gần gữi với nhau để cùng chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm để hoàn thành tốt những điều trong cuộc sống này. Điều ban tặng lớn lao của thượng đế là mỗi người sinh ra đều có những người bạn, nhưng chúng ta biết chân trọng những người bạn đó như thế nào mới là điều quan trọng.

Có những người bạn tốt sẽ giúp chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp hơn, cho dù ở môi trường nào chúng ta cũng có thể sống tốt được, hãy giúp đỡ những người bạn của mình để mình cũng có những người bạn thật sự tốt như vậy. Niềm hạnh phúc lớn lao của mỗi người khi đến những lúc khó khăn vẫn có những người bạn luôn gắn bó và động viên. Ngược lại có một số cá nhân không coi trọng tình bạn chỉ vì những ghen ghét đố kị đã làm mất đi những tình bạn đẹp không đáng mất, vì vậy mỗi người chúng ta hãy biết chân trọng những người bạn của mình, dù bạn có ra sao nếu chúng ta cảm thông và chia sẻ đồng cảm thì chúng ta cũng có người bạn thật sự tốt được.

Cuộc sống không phải lúc nào cũng trải toàn màu hồng mà nó luôn có những trông gai những thử thách, chúng ta dám đối mặt với những điều đó để hoàn thành tốt những việc của mình thì mọi điều đến với chúng ta sẽ cực kì tốt đẹp. Bạn bè cũng là những người cần cha sẽ cho nhau cả khi vui lẫn khi buồn, khi vui thì chia sẻ niềm vui đó cùng bạn bè, khi buồn thì động viên nhau để vượt qua nó. Câu đúc kết của cha ông ta quả là rất đúng khi ai ai cũng phải tìm cho mình những người bạn tốt và thật sự hiểu mình, muốn có những người bạn tốt trước hết chúng ta hãy là những người bạn tốt.

Trong cuộc sống ai ai cũng cần phải có những người bạn thật sự bên mình, không ai có thể sống thiếu tình bạn, sống thiếu tình bạn chúng ta sẽ là những con người lạc lỏng ra ngoài xã hội.

12 tháng 5 2017

Dàn ý:

Mở bài: khái quát về ý nghĩa của tình bạn ==> nhận định

Thân bài:

- Tình bạn là gì? Tình bạn là tình cảm của một người biết quan tâm, giúp đỡ, đồng cảm, một người mình có thể tin tưởng để chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn. ... Tình bạn có thể trong giai đoạn ngắn hạn hay lâu dài cả đời, có thể: Bạn đời.

- Tại sao chúng ta cần bạn? Chúng ta cần có một người bạn! Nhưng phải là một người bạn thật sự tốt cơ bạn ạh!
Bởi vì, khi có một người bạn, ta có thể gửi gắm tất cả những bí mật, những tâm tư, ta có thể vơi đi nỗi buồn, nhân đôi niềm vui, ta có thể tìm được lối thoát khi bế tắc, có thể nhận được một vòng tay êm ấm mỗi lúc cô đơn, nhận được một bờ vai chia sẻ vững chắc, ta có thể học được sự khoan dung sau mỗi lần tha thứ cho nhau những lỗi lầm nhỏ mọn, ta học được cái gọi là sự cảm thông sâu xa........

- Mỗi con người cần tình bạn?

- Đôi khi tình bạn có thể tạo nên kì tích?

==> Suy nghĩ và rút ra kết luận

Kết bài: Khẳng định lại luận điểm chính