K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 8 2018

Trong cuộc sống của mỗi người, đức tính giản dị là vô cùng quan trọng.Lối sống giản dị là điều mà mỗi một người chúng ta phải biết tự học tập,noi theo.Nhưng chúng ta cần phải phân biệt rõ hơn nữa những hành vi về lối sống giản dị với những hành vi khác.Như việc sống luộm thuộm,cẩu thả hay sơ sài,chúng ta không thể coi nó là giản dị được.Hay việc nói cộc lốc , trống không là những hành vi trái ngược với lối sống giản dị.Mỗi chúng ta phải biết tạo cho mình một lối sống giản dị một cách chân thực.Trong đời sống,giản dị không nằm ở việc tiết kiệm hy xa hoa mà giản dị nằn ở lời ăn tiếng nói , cách ăn mặc và cử chỉ của mọi người.Nhiều người cho rằng sống giản dị chỉ là tiết kiệm mà tiết kiệm cũng chẳng đâu vào đâu thôi thì cứ tiêu thoải mái.Nhưng.....không họ phải hiểu được rằng giản dị là một lối sống tự nhiên,chân thật,không xa hoa,lãng phí,không cầu kì,kiểu cách.Dĩ nhiên rồi,những người giản dị luôn luôn tạo cho mọi người thiện cảm tốt mà.Nếu không tin tôi bạn hãy một lần trog cuộc đời thử sống giản dị mà xem....

P/S:Chúc bn học tốt,có câu ghép rùi nhe...

11 tháng 8 2018

Làm người như thế nào là câu hỏi lớn day dứt bao nhiêu thế hệ xưa nay. Câu hỏi của các cô con gái của Các Mác đối với cha mình chính là như thế. Câu hỏi “Đức tính mà cha quý nhất là gì” cũng tức là hỏi cha thích một con người như thế nào, thích sống như thê nào.Câu trả lời cùa Các Mác đã nêu lên một đức tính quan trọng của con người: giản dị. Giản dị là một đức tính về phong cách sống. Người ta thường nói: con người giản dị, tác phong giản dị, ăn mặc giản dị, lời văn giản dị… Đức tính giản dị đối lập với thói xa hoa, thói phô trương, kiểu cách, làm bộ làm tịch, bày vẽ ra nhiều thú tục rườm rà, rắc rối. Giản dị là sống tự nhiên, tìm một con đường ngắn nhất để đến với mọi người, mọi việc.Nhưng giản dị không phải là đơn giản, thô sơ. Thơ của Bác Hồ chẳng hạn, là giản dị, nhưng không giản đơn chút nào. Ví như bài Đi đường, dễ hiểu, gợi cảm, không dùng điển cổ, nhưng rất sâu sắc. Giản dị là hình thức của cách sống, cách suy nghĩ chân thật, trung thực của con người.Tóm lại, câu trả lời cùa Các Mác đối với các con gái của ông có một ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Đức tính mà Các Mác quý nhất cũng chính là đức tính mà chúng em yêu quý. Giản dị là một đức tính quý báu, đồng thời cùng là một phương hướng tu dưỡng, rèn luyện. Đẹp biết bao khi mọi người sống với nhau giản dị, chân thật, ấm áp và dầy lòng tin cậy, như M. Go-rơ-ki đã nói: “Cái đẹp là ở cái giản dị”.


31 tháng 12 2021

mọi người giúp em vs ạ ;-;
em đang cần gấp

 

4 tháng 2 2023

Gợi ý cho em đoạn văn của chị:

Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ xuất sắc của phong trào thơ mới trong đó bài thơ ''Ông đồ'' đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Khổ 1 và 2 của bài thơ đã làm nổi bật nét đẹp truyền thống ngày Tết và tài năng của ông đồ. Cụm từ ''mỗi năm'', ''hoa đào nở'', ''ông đồ già'' cho thấy vòng lặp của thời gian mỗi năm với những dấu hiệu quen thuộc của người dân là hoa đào và ông đồ. Hình ảnh ''mực tàu'', ''giấy đỏ'' là hình ảnh quen thuộc mỗi khi ông đồ xuất hiện để lưu dấu ấn của những nét họa của người nghệ sĩ tài năng. ''Phố đông người'' cho thấy sự nhộn nhịp của con phố ngày xuân. Và (Phép nối) hơn cả, tác giả sử dụng các cụm từ ''bao nhiêu người'', ''thuê'', ''tấm tắc'', ''ngợi khen'', ''tài'', ''hoa tay'', ''thảo'' cho thây tài năng của ông đồ được rất nhiều người đón nhận. Nhà thơ Vũ Đình Liên còn sử dụng thành ngữ ''phượng múa rồng bay'' để làm nổi bật tài năng của ông đồ và ông đồ là người nghệ sĩ tạo ra những nét bút đẹp như tranh (Câu ghép). Qua khổ thơ cho thấy sự yêu mến tài năng cũng như sự nể trọng của nhà thơ với ông đồ

_mingnguyet.hoc24_

13 tháng 2 2022

bạn ơi thế câu ghép và câu nghi vấn ở đâu vậy

11 tháng 9 2021

Tham khảo:

“Tôi đi học” của Thanh Tịnh như một bản tự vấn tâm trạng, cảm xúc của chính tác giả khi mùa thu về, hồi tưởng lại khoảnh khắc ngày xưa ấy. Là ngày đầu tiên cắp sách tới trường với bao nhiêu dòng cảm xúc bâng khuâng, xa lạ. Trong dòng hoài tưởng, “tôi” đã bị lâng lâng bởi khung cảnh của mùa thu “một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. (câu bị động) Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: "Hôm nay tôi đi học” (câu ghép). Có lẽ ít ai có thể quên đi được giây phút đầu tiên nép sau lưng mẹ đến trường, và nhân vật “tôi” cũng vậy. Cảm xúc tuôn trào một cách tự nhiên và đầy xúc động, gieo vào lòng người đọc những bồi hồi khó quên. Có một sự thay đổi lớn trong chính suy nghĩ và hành động “Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quí và không ra đồng nô hò như thằng Sơn nữa”. Điều này chứng tỏ nhận thức của nhân vật “tôi” đã thực sự trưởng thành và lớn lên nhờ việc: Hôm nay tôi đi học. Thanh Tịnh như một con người chèo lái con thuyền cảm xúc, đưa người đọc trở về với những kí ức của ngày đầu tiên đi học. Lời văn mượt mà, nhẹ nhàng và sâu sắc đã khiến người đọc không thể quên được năm tháng đó.
11 tháng 9 2021

Mk chỉ nói là 12 câu thôi mà sao bạn vt dài thế

7 tháng 2 2022

Em tham khảo:

Nhiều năm tháng đã trôi qua. Đâu còn những mùa xuân rực rỡ nữa? Đâu còn cảnh những ngày tưng bừng, rộn ràng bên đường phố, khi ông đồ "Hoa tay tháo những nét - Như phượng múa rồng bay”. Đâu còn nữa một thời vang bóng: "Bao nhiêu người thuê viết - Tẩm tắc ngợi khen tài”. Tương phản với một quá khứ huy hoàng là một hiện tại cô đơn, trơ trọi. Câu hỏi tu từ được cất lên như một tiếng thở dài ngao ngán (Câu bị động). Chua xót vì sự đổi thay của thế sự, vì sự lạnh nhạt của người đời. Dòng chảy thời gian trôi buồn dài lê thê, càng trở nên trống vắng. "Giấy đỏ" vì nỗi đau của người mà đã nhạt phai, nhạt nhòa "buồn không thắm" nữa. Nghiên mực xưa ngát thơm mực Tàu đen nhánh nay trở thành “ nghiên sầu" đáng thương và mực đã bị khô, bị chết, bị đọng lại một cách buồn đau (Câu ghép). Giấy đỏ, nghiên mực được nhân hóa để cực tả nỗi buồn cô đơn của một lớp người tài hoa sinh bất phùng thời trong cõi bể dâu, cái thời "Thỏi có ra gì cái chữ Nho" - khi Hán tự đã mạt vận!