Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chỉ còn ba ngày nữa là đến Tết. Hôm nay là phiên chợ giáp Tết. Khác với mọi lần, từ tờ mờ sáng người ta lũ lượt kéo nhau đi chợ. Tiếng lợn kêu “eng éc”, gà vịt cũng góp phần cho bản nhạc “chợ Tết”, những tiếng “quạc quạc, két két” nghe ầm ĩ làm tôi thức giấc.
Rửa mặt xong và làm mấy củ khoai lang “điểm tâm” tôi theo mẹ đi chợ. Trời ơi, người đông như hội, hàng hóa bày tràn lên cả mặt đê: lợn, gà, thịt, cá tiếp đến là những thứ để làm bánh Tết, như gạo nếp, đỗ xanh, lá dong, lá chuối. Bên cạnh đó là hàng mứt, hàng đường, chè khô Thái Nguyên, rồi đến các thứ tranh ảnh treo Tết: lịch, câu đối, tranh lợn, gà, đám cưới chuột, mấy cô thiếu nữ thổi sáo, đánh đàn. Nối theo dãy hàng đó là quần áo trẻ con đủ các mẫu, các kiểu đẹp quá. Mẹ cũng mua cho tôi một bộ. Tôi rất tiếc không, đi xem được nhiều vì chợ đông quá, chen lấn đi rất chậm, như nhích dần từng bước nên mới chỉ xem được có một góc chợ mà đã gần mười hai giờ, đành phải về đi học buổi chiều.
Sau buổi học về, tôi thấy gia đình đang tấp nập chuẩn bị đón Tết. Ong và bố tôi thì gói bánh chưng, anh tôi thì đang giã giò, sau đó còn gói giò mỡ, giò thủ. Tôi được cắt cử lấy chanh và tro đánh sáng đồ thờ bằng đồng. Một lúc sau lại là buổi hòa âm nghe rất vui tai. Nồi bánh chưng sôi kêu “ùng ục”, tiếng giã giò “bí ba, bí bốp” nghe thật vui tai - quả là vui như Tết.
Buổi tối hôm ấy mới vui, cả nhà ngồi xung quanh nồi bánh chưng nói chuyện râm ran. Ông kể chuyện sự tích “Ông đầu rau”, bà và mẹ tôi vừa chẻ lạt vừa kể lại cái Tết nào ngày xửa, ngàyxưa.. khi chưa có tôi... cả cái Tết chỉ có một vại dưa, một nồi cá kho và mấy bơ gạo tẻ... Thế mà Tết này nào bánh chưng, chả giò, nào thịt gà, cá nướng, ông tôi cười nói: “Bà hay nói chuyện xưa lắm”. Bà tôi nói như phân trần: “Thì ăn cơm mới nói chuyện cũ mà ông”.
Nhìn lên bàn thờ tôi thấy ông tôi trang hoàng rất đẹp. Hai bên là hai câu đối đỏ viết bằng chữ nho tôi không đọc được, nhưng trên bức tường vôi trắng dán la liệt những bức tranh “Đông Hồ”.
Thấy tôi nhìn mãi lên những bức tranh đó, ông tôi chỉ vào từng bức tranh giải thích cho tôi.
Đây là hai bức tranh “lợn có khoáy âm dương” và “gà mẹ đang nuôi con”. Dán lên để cầu mong sang năm mới nhà chăn nuôi thắng lợi, lợn đẻ sai con, gà không bệnh tật. Đây là bức tranh đám cưới chuột vừa cầu mong làm ăn vui vẻ vừa tố cáo anh mèo ăn hối lộ “một con cá rán” mới cho tổ chức cưới xin.
Còn đây là ông Tài, ông Lộc để cầu mong cho gia đình mình sang năm làm ăn phát đạt bằng mười năm trước.
Về khuya tôi buồn ngủ quá nằm xuống chiếu giữa cạnh nồi bánh chưng. Âm quá tôi ngủ luôn...
Tôi đang mơ cái gì đó như đang lạc vào một vườn hoa đầy màu sắc bỗng bị con ong đốt vào tay, tôi giật mình tỉnh dậy thì trong tay là cái bánh chưng con còn nóng anh tôi dúi cho tôi. Tôi sướng quá reo lên: Ôi Tết đã đến thật rồi... Tôi vội rửa mặt, thay quần áo tới thăm thằng Hoàng, bạn tôi, nhà nó nghèo lắm vì năm nay nhà nó mất mùa riêng, ở ruộng đồng trũng mất hết lúa vì lụt. Mẹ nó lại bị ốm mấy tháng nay không ngồi dậy được. Chắc gì đã có cái Tết vui vẻ như nhà tôi.
Năm nào cũng thế, cứ mỗi dịp Tết đến, mẹ lại cho tôi tới chợ để sắm Tết. Những ngày này, chợ Tết bao giờ cũng rất đông vui , náo nhiệt. Nhưng chợ Tết năm nay để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc nhất
Sáng sớm, hai mẹ con tôi đã đến chợ. Phía đông, mặt trời còn ngái ngủ sau lớp mây hồng phơn phớt. Vậy mà, chợ đã khá đông rồi. Có lẽ ai cũng muốn nhanh chân lựa những món hàng còn mới. Từng tốp, từng tốp người quang gánh kĩu kịt, tíu tít đổ về chợ. Tiếng trò chuyện râm ran khiến cả khu chợ ồn ào, náo nhiệt khác với ngày thường. Ngay lối vào chợ là hàng bán lá dong. Lá dong được xếp thành từng đống lớn gọn ghẽ, xanh mươn mướt. Cạnh đó là những bó ống dang để chẻ lạt, gói bánh chưng. Kế đó là dãy bán măng khô, nấm hương, mộc nhĩ,… và các loại cây thuốc quý như cam thảo, sa nhân, hồi, quế – những đặc sản mang hương vị của núi rừng. Các cô bán hàng, giọng ngọt như đường, đon đả chào mời khách mua hàng. Bên trái chợ là khu bán hoa quả. Những quả chuối vàng ruộm, mập mạp, đều đặn trông như những ngón tay đang khum khum xoè ra. Quả bưởi to, tròn màu nắng ấm, còn nguyen cuống lá xanh. Những rổ cam ngọt lành, quả hồng xiêm màu nâu xám. Còn nữa là chùm nho tím với những quả treo lúc lỉu, mọng nước… Tất cả đều được cô bán hàng sắp xếp nhìn thật vui mắt. Chếch sang một chút là nơi bán rau, đủ các loại cây nhà lá vườn. Củ su hào còn nguyên phấn trắng, cải bẹ mỡ màng. Cà chua đỏ ối, chín căng mọng xếp vào từng giỏ lớn cạnh những bó hành dọc xanh, củ trắng nõn nà. Tất cả đều tươi xanh roi rói. Đi tiến lên chút nữa là quầy bán bánh kẹo. Những hộp mứt, hộp kẹo, bánh được trang trí với nhiều hình dạng và màu sắc sặc sỡ trông thật bắt mắt. Những thỏi kẹo sôcôla hay những gói bánh trứng càng vì thế mà ngon lành hơn. Những lon bia, chai rượu cũng được tô điểm mới lạ, đẹp hơn mọi ngày. Mẹ tôi vào lựa hai chai rượu một gói bánh về chuẩn bị thắp hương. Bước ra khỏi quầy bánh kẹo, tôi và mẹ đến xem quần áo tại một cửa hàng đối diện. Những tấm thổ cẩm, những tấm vải dệt rực rỗ sắc màu làm tôi hoa cả mắtKẻ mua, người bán ồn ào, tấp nập. Mấy cô gái trẻ ướm thử những thứ mình định mua rồi quay ra nhìn nhau cười khúc khích. Mẹ chọn cho tôi và Đạt mỗi đứa một bộ để diện đi chơi Tết. Chen giữa dòng người, hai mẹ con tôi như bị cuốn đi trong nhuẽng tiếng chào mời tíu tít. Luồn lách mãi mới đến được hàng hoa. Vươn lên tán lá dày, xanh mát là hàng chục bông hồng đua nhau toả hương khoe sắc. Chúng khoác lên mmình bộ dạ hội đỏ thắm, cao sang cùng những viên kim cương điểm xuyết cho tà áo rực rỡ. Cạnh đó là những bông cúc gắn liền với mùa thu trong sáng, dịu êm. Những bông hoa vàng tươi, kiêu hãnh chao nghiêng theo làn gió nhẹ khoe những cánh vàng e ấp, mịn màng. Chúng như mời gọi các nàng ong, nàng bướm tụ hội. A, kia rồi! Cây bích đào duyên dáng với hàng ngàn, hàng vạn chồi non, lộc biếc như vô vàn những ánh nến lấp lánh ẩn hiện dưới nắng sớm. Nép sau tà áo xanh mơn mởn, những cánh hoa phơn phớt hồng đầu tiên đã hé nở, chào đón Tết đến. Cạnh đó là nơi bán đèn lồng. Những chiếc đèn lồng đỏ rực rỡ để trang trí nhà cửa, cầu cho mọi nguời năm mới tốt lành.
Chợ Tết năm nay còn bán cả cá cảnh. Những chú cá vàng, cá đen múa lượn, khoe vẻ kiều diễm của mình trong làn nước trong lành. Gần cuối chợ là nơi bán gia súc. Những chú lợn con bị nhốt trong rọ, nghếch mõm ngó người mua. Đàn gà nhép lông mượt như tơ, liếp chiếp trong lồng, nhớn nhác nhìn cảnh lạ. Lũ vịt bị trói chân thành từng cặp, lâu lâu lại đập cánh phành phạch rồi kêu“cạc… cạc” ầm ĩ. Chị mái mơ “cục ta… cục tác” hồi lâu khi bị lạc đàn. Rồi anh chàng lợn tinh vi cũng hùa theo“ụt…ịt”. Tất cả làm khu chợ càng trở nên huyên náo. Ôi, nhanh thật! Vậy là đã đến cửa hàng cuối cùng của chợ. Đó là hàng bán câu đối và tranh Tết. Trên những dải lụa đỏ thắm, mềm mại là những vần thơ bay bướm mà thấu tình người. Những bức tranh gà, tranh lợn, tranh cá chép trông trăng được người dân nơi tôi rất thích thú. Người ta mua chúng về để nhà cửa thêm đẹp và sang trọng, cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng. Quả là một thú vui tao nhã. Giờ đây, chợ đã đông nghìn nghịt và hai mẹ con tôi cũng đã xem xong hết các mặt hàng. Tôi và mẹ nhanh chân rảo bước về nhà với chiếc làn nặng trĩu đồ đạc. Chợ Tết năm nay vui quá!
Niềm vui ở chợ Tết theo bước chân mẹ con tôi đến tận nhà. Tôi mong rằng chợ Tết năm sau mình sẽ được ngắm nhìn nhiều điều mới lạ hơn nữa.
Đêm hôm trước, tiếng ba mẹ nhỏ nhẹ ở dưới căn gác bếp bám đầy bụi bặm về việc sắm sửa đồ Tết trong phiên chợ cuối năm khiến lòng em háo hức đến lạ. Những ngày cuối năm, mọi thứ đều hối hả, tất bật và lòng người cũng vậy. Đối với em phiên chợ Tết thực sự là điều em đợi chờ nhất trong một năm, vì đó là phiên chợ cuối cùng nói lời tạ từ năm cũ. Đối với rất nhiều đứa trẻ xóm em thì phiên chợ Tết là dịp được mua quần áo mới, được ngắm hoa đào nở rộ, được lẽo đẽo theo mẹ vui đùa. Phiên chợ Tết ở quê em rất đặc biệt và ý nghĩa.
Những ngày cuối năm, người người nhà nhà đều tất bật chuẩn bị gói bánh, dọn dẹp và trang trí nhà cửa sạch đẹp nhất để đón một cái Tết tròn vẹn, ấm cúng nhất. Mấy đứa trẻ con cũng hí hửng góp sức, tiếng cười rộn rã xóm nghèo.
Ở quê em, phiên chợ Tết cuối năm diễn ra vào sáng 28 Tết chứ không phải sáng 30; ngày đó em cũng thắc mắc với mẹ, nhưng mẹ bảo 30 Tết người ta đang bận rộn chuẩn bị mâm cỗ đi cúng ông bà tổ tiên. Đứa trẻ lên 10 cũng không thắc mắc gì nhiều, miễn sao em thấy vui khi được đi chợ Tết.
Sáng 28 Tết, em thường dậy sớm theo mẹ đi chợ. Hình như ai cũng dậy sớm thì phải, vì đó là phiên chợ cuối cùng của một năm cũ. Con đường dẫn ra chợ quê ngày Tết hôm đó dường như phảng phất hương vị của đất trời, của sự giao thoa sắp diễn ra. Vì em thấy là lạ, hít căng lồng ngực sương mai rơi nhẹ.
Mỗi năm Tết đến xuân về, như một thông lệ, mẹ và tôi lại cùng nhau đi sắm tết ở phiên chợ đầu xuân. Chợ tết trong tôi luôn là một bức tranh thật sinh động và tươi đẹp.
Sáng hôm nay, tôi cùng mẹ dạy khá sớm, mặt trời còn đang lấp ló sau những rặng tre đầu làng đang rì rào những khúc tình ca, mặt trời tỏa ra sắc cam dịu dàng. Vậy mà giờ đường làng đã khá đông, đoán rằng chợ tết cũng khá tấp nập những người đi sắm sửa cho ngày Tết. Trên đường đi em ngó nghiêng khắp nơi, từng tốp người trở những gánh hoa đủ màu sắc ra chợ để bán, có những người lại tíu tít nói cười không ngớt hàn huyên lại những gì đã qua của năm cũ. Ngoài cổng chợ, bà cụ năm nào cũng ngồi ngoài đây bán những chiếc lá rong xanh mướt được sắp xếp gọn gàng rất bắt mắt. Cụ cười hiền từ khi thấy tôi đi qua, mẹ dừng chân mua vài lá rong xanh để gói bánh trưng. Tiếp tục đi mẹ và tôi định mua thêm vài thứ gia vị để gói những chiếc bánh trưng đi tặng họ hàng và những người thân quen. Lướt qua vài hàng bán thịt và gạo mẹ tôi đã mua đủ, tôi và mẹ đi đến những gánh hoa của vài cô gái phụ giúp mẹ đi bán hàng ngày tết. Nào là hoa hồng, hoa cúc, hoa lan,.. mỗi loài hoa có một vẻ đẹp riêng làm đắm say lòng người. Hoa lan làm tôi mê mẩn bởi sự dịu dàng vốn có, hoa cúc gợi cảm giác tràn đầy sức sống và tươi vui, hoa hồng e thẹn như người thiếu nữ nhẹ nhàng đang e ấp chờ người tình của mình đến thăm. Ngày tết dĩ nhiên không thể thiếu cành đào, cây quất xanh tươi. Mỗi loài cây ấy luôn gắn liền với một câu chuyện thần kì mà người dân tin tưởng và đem những cây đó về để tìm kiếm sự may mắn cho năm mới. Kế tiếp đến nơi bán đồ trái cây, những nải chuối xanh được bày biện giống như một bàn tay khum khum đỡ lấy những tinh hoa của trời đất. Những quả bưởi to tròn nằm trên những chiếc rổ rất bắt mắt, bên cạnh đó là rổ đựng những quả phật thủ, thường dùng để bày biện lên mâm ngũ quả để cúng gia tiên. Và còn rất nhiều những loại quả khác phong phú và đa dạng cho sự lựa chọn của mọi người. Đâu đâu trong chợ cũng tràn ngập sắc màu tươi mới của ngày xuân. Không gian như được nàng tiên ban phát sự ấm áp phủ khắp nơi khiến ai ai trên môi cũng nở nụ cười tươi rói. Tôi và mẹ cuối cùng cũng mua xong mọi thứ để chuẩn bị đón xuân bên gia đình của chúng tôi. Chợ tết vẫn đẹp như vậy, giản dị mộc mạc và vui tươi.
Chợ tết, nơi chan chứa niềm vui của mọi nhà, nơi tích tụ toàn bộ sức sống của thiên nhiên và con người. Một năm mới bình an và hạnh phúc luôn đến bên chúng ta, hãy đón nhận những hạnh phúc ấy thật chân thành nhé.
Mùa xuân là mùa của cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa khoe sắc thắm. Ở quê em như thường lệ, cứ mỗi khi Tết đến xuân về là lại có chợ hoa với biết bao loài hoa tập trung về đây để cùng nhau khoe sắc, làm rộn ràng thêm không khí ngày xuân.
Sau một mùa đông giá lạnh, muôn loài như bừng tỉnh khi mùa xuân đến. Mùa xuân cũng là thời điểm bắt đầu một năm mới, ai cũng tưng bừng chuẩn bị mọi thứ cho ngày Tết sắp tới. Nào dọn dẹp nhà cửa, nào mua sắm bánh kẹo, đồ ăn...nhưng dù bận rộn đến đâu, mọi người ở quê em vẫn dành dù chỉ là một chút thời gian ghé qua chợ hoa để có dịp chiêm ngưỡng sự lộng lẫy, sự rực rỡ của muôn loài các loài hoa.
Bước vào trong chợ, người ta có cảm giác như lạc vào một xứ sở thần tiên chỉ dành cho cái đẹp. Muôn loài hoa cùng tụ họp về đây và làm nên một chợ hoa tuyệt đẹp chỉ có trong những ngày Tết.
Có ai mà đếm được xem có biết bao nhiêu loài hoa. Nào là hoa hồng, nhưng hoa hồng còn có hoa hồng đỏ, hồng vàng, hồng trắng; hoa cúc cũng có hoa cúc vàng và cúc trắng, cúc loại to, cúc loại nhỏ, rồi hoa lưu li tím, hoa cẩm chướng, hoa huệ, hoa layơn...và tất nhiên không thể thiếu một loài hoa đặc trưng của ngày Tết ở miền Bắc, đó chính là hoa đào, có hẳn một chỗ rộng để dành cho các hàng hoa đào, chỗ dành cho loài hoa này cũng đa dạng lắm, có một chậu cây đào to, cũng chỉ có những chậu nhỏ tùy thuộc vào ý thích của mọi người mà sẽ chọn xem mua loại nào. Cành nào, cây nào cũng lắm hoa nhiều nụ rất đẹp. Vì là miền bắc nên chợ không có hoa mai – loài hoa đặc trưng của ngày Tết mà chỉ miền Nam mới phổ biến.
Không chỉ có hoa thật mà đây cũng là thế giới của các loại hoa giả: Hoa nhựa, hoa giấy, hoa lụa...Những cành tầm xuân được làm bằng lụa trông giống y như hoa thật vậy, rồi đến những bát hoa nhựa mà người ta hay mua về để trong tủ kính, và cả những bình hoa bằng giấy lụa màu được làm từ những người thợ khéo tay cũng về đây tề tựu đông đủ.
Gọi là chợ hoa nhưng chợ còn bán cả cây cảnh nữa điển hình là cây quất. Những cây quất sai trĩu trịt với những quả quất căng mọng vỏ màu vàng cam xen lẫn những quả màu xanh len lỏi trong lá trông thật thích mắt, không chỉ có thế còn có cây bồng bồng, cây tài lộc là những cây không thể thiếu trên bàn thờ.
Chợ hoa không chỉ bán hoa và còn bán cả lọ hoa, bình hoa với muôn dáng muôn hình, bình to, bình nhỏ.
Năm nay thay vì mẹ đi chợ mua hoa thì em với bố đi. Em thì đi chọn hoa tươi còn bố thì đi xem đào và quất. Em mua và chọn những bông hoa cúc vàng to nhất, đẹp nhất để mẹ để lên bàn thờ và chọn một bó các loại hoa tươi như hoa hồng, lưu ly, cúc loại nhỏ...để cắm thành một lọ để ở bàn uống nước và tiếp khách. Mua hoa xong em đi tìm bố thì cũng thấy bố đã chọn xong một cây đào và một cây quất nhỏ vì nhà em cũng không được rộng lắm. Bố và em còn mua một bình hoa lụa rất đẹp về để tủ và hai cái lọ hoa nữa. Vì quá nhiều nên em phải đợi bố để cho bố chở hai cây đào và quất về trước rồi mới quay lại đón em. Về nhà mà em vẫn còn tiếc nuối vì không được ngắm các loài hoa thêm chút nữa và phải đợi đến tận Tết năm sau mới có.
Chợ hoa thật đẹp, nó như lưu lại trong lòng người một cái gì đó gọi là dáng vẻ của ngày xuân, tràn ngập ấm áp và yêu thương.
Có lẽ những ngày giáp Tết đối với rất nhiều đứa trẻ xóm chợ là những ngày mà chúng tìm thấy niềm vui và sự thích thú. Nhưng những ngày Tết lại là điều mà chúng mong đợi hơn bao giờ hết. Ngày Tết quê em thực sự ý nghĩa và là điều đáng nhớ để bắt đầu một năm mới.
Mùa xuân đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ con chờ mong ngày Tết còn nhiều hơn là người lớn. Người lớn bảo Tết vui vẻ nhưng có nhiều điều phải lo toan hơn, sắm sửa nhiều thứ hơn và tốn nhiều tiền hơn. Nhưng trẻ con không quan tâm điều đó, vì Tết là dịp để chúng em có thêm nhiều quần áo mới, được nhận lì xì, quà bánh ăn không hết và không phải học bài. Có lẽ đó là điều đứa trẻ nào cũng thích thú.
Em không biết ngày Tết ở những nơi khác như thế nào nhưng ngày Tết ở quê em luôn tràn đầy tiếng cười và lời chúc phúc cho nhau một năm mới an lành, phát tài phát lộc. Trên những con đường nhỏ còn bốc mùi sỏi đá, đám cỏ phủ kín lối đã được người dân ở thôn xóm cắt tỉa rất sạch sẽ. Vì ở xóm em cứ chiều 30 Tết mọi nhà lại rủ nhau đi quét dọn đường làng ngõ xóm để chuẩn bị đón Tết.
Ai cũng háo hức và chăm chỉ, không ai tị nạnh ai, mọi người làm việc hăng say, nhiệt tình. Đám con nít tíu ta tíu tít không ngờ, cứ đòi giành phần ba mẹ để làm, nhưng làm được một lúc là chán, là bỏ đó đi chơi. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi. Có lẽ mùa xuân khiến cho không khí của mọi nhà trở nên ấm áp và an lành.
Mặc dù thời tiết vẫn còn lạnh, sương đầu ngày còn lảng bảng bám kín trên cành cây nhưng nụ cười của mọi người luôn ở trên môi. Ngày Tết, trẻ con háo hức, lựa chọn quần áo đẹp và mới nhất để mặc, để đi chơi, để chúc thọ ông bà. Đứa trẻ nào cũng kiếm cái áo có túi thật to và rộng để đựng bánh kẹo, tiền lì xì. Đó cũng là điều mà em mong đợi trong suốt những ngày Tết.
Những ngày Tết đến, xuân về, có lẽ là những ngày mà nhiều đứa trẻ vùng quê nghèo như em luôn chờ đón. Bởi khi Tết đến, chúng em sẽ được diện quần áo mới đi chơi, được mọi người mừng tuổi lì xì cho nhiều tiền tiêu vặt. Được ăn rất nhiều món ngon mà chỉ dịp Tết mới thường hay có.
Khi Tết đến, mỗi nhà đều trang trí cho gia đình mình thật đẹp, nhà nào cũng sắm sửa, hoa đào, hoa mai, cây quất…Trên bàn thờ xuất hiện mâm ngũ quả với đủ loại xanh, đỏ, vàng… rồi bánh kẹo, mứt Tết, rượu vang, rượu sâm banh…Trước cửa cổng mỗi nhà đều treo lá cờ đỏ sao vàng thể hiện cho việc thái bình, thịnh trị. Trên những con đường xuất hiện những câu đối băng rôn khẩu hiệu vô cùng vui vẻ, đẹp mắt….
Em không biết Tết có từ bao giờ nhưng khi em bắt đầu sinh ra thì đã có Tết. Tết thường được bắt đầu vào ngày cuối cùng của một năm tính theo âm lịch có năm thì ngày 29, có năm là 30 cho tới hết mùng 2 Tết chính vì vậy người xưa thường nói một năm có ba ngày Tết là vì thế.
Nhưng những năm gần đây đất nước ta ngày càng phát triển, nền kinh tế cũng tăng theo, nên Tết thường được kéo dài hơn tầm một tuần lễ (7 ngày) để tiện cho những người công tác, làm ăn ở xa có thể về quê ăn Tết cùng gia đình, xum vầy bên mâm cỗ. Tết luôn là dịp vui vẻ rộn rã tiếng cười đùa. Cầu cho năm mới bình an, phát tài, hạnh phúc ngập tràn.
Tết là dịp để người ta tiễn biệt những cái cũ đi, những điều buồn, điều không may mắn sẽ đi theo cùng năm cũ để đón một năm mới về sẽ mang lại những niềm hy vọng mới. Trong những ngày Tết như 30, mùng 1, nhà nào cũng thắp hương làm mâm cơm cúng ông bà tổ tiên, thể hiện sự thành kính với những lớp người trước của mình.
Năm nào cũng thế, mẹ hay nấu thật nhiều món ngon như bánh chưng, nem, giò, chả, canh măng… để cúng ông bà tổ tiên. Đêm 30 là tối giao thừa luôn tạo cho em rất nhiều xúc động bởi nó là khoảnh khắc thiêng liêng nhất trong năm. Khi tiếng chuông điểm 12 giờ thì những màn pháo hoa sẽ nổ ra những bông pháo hoa bay vút lên cao rồi tỏa sáng trong bóng đêm, tạo ra những màu sắc lung linh tươi đẹp, trong mắt bọn trẻ con tụi em thì màn pháo hoa luôn là thứ thú vị nhất.
Sau khi màn pháo hoa kết thúc sẽ là lúc mà bọn trẻ tụi em gọi nhau í ới để ra cổng chùa hái lộc, mang những cành lộc may mắn về nhà cắm lên bàn thờ. Cầu mong cho năm mới mình sẽ học giỏi hơn, được nhiều điểm 10 hơn, cầu mong cho ông bà, cha mẹ được mạnh khỏe bình an.
Sáng mùng 1 Tết chúng em thường được cha mẹ đưa đi chúc Tết mừng tuổi ông bà, rồi các cô, dì, chú, bác trong gia đình.Tết thật sự là những ngày đặc biệt thiêng liêng nhất trong năm. Nó là cơ hội để cả gia đình có điều kiện sum vầy, vui vẻ bên nhau, là dịp cho mọi người diện những bộ quần áo mới, là khi khép lại mọi buồn phiền không may mắn ở năm cũ, để chào đón một năm mới an lành, tốt đẹp hơn.
Khi những cơn mưa phùn xuất hiện, khi cái khí lạnh buốt căm căm của mùa đông không còn hiện hữu đậm nữa, ấy là khi xuân về. Xuân về, trăm hoa khoe sắc tỏa hương, cây cối đâm chồi nảy lộc, ai ai cũng thích. Nhưng em yêu nhất là ngày Tết quê mình.
Ngày Tết ở quê em vô cùng nhộn nhịp và đông vui. Người người nhà nhà từ trước hôm giao thừa gần 1 tuần đã bắt đầu dọn dẹp nhà cửa. Nhà ai cũng rộn rã tiếng nói, tiếng í ới gọi nhau. Nhà này sang mượn tạm nhà kia cái xẻng, nhà kia sang mượn tạm cái xô, không khí vui vẻ ngập tràn muôn nơi. Sau ngày dọn dẹp đầy vất vả ấy chính là khâu mua sắm chuẩn bị đồ Tết. Khu chợ bỗng tấp nập hẳn lên. Nào là quần áo mới, giày mới, hoa quả… Trẻ con cùng người nhà đi chợ, ríu rít chỉ trỏ những thứ bắt mắt. Ngày Tết chuộng nhất là màu đỏ, bởi vậy cả khu chợ như được sắc đỏ thắm bao bọc, tượng trưng cho may mắn. Những trái quả tươi được dùng để bày biện mâm ngũ quả, những bông hoa rực rỡ đủ màu sắc khác nhau với ý nghĩa mang tới tài lộc và hạnh phúc, mỗi thứ đều có đủ.
Đáng mong chờ nhất chính là những ngày đầu của năm mới. Đêm giao thừa em luôn thức cùng gia đình, cùng mẹ chuẩn bị đồ để lên bàn thờ chờ bố thắp hương. Đúng lúc 12 giờ, khi tiếng pháo hoa rộn rã khắp trời cao, khi ấy là thời khắc một năm cũ đã qua đi, một năm mới đã bắt đầu, mùi hương trầm lan tỏa khắp muôn nơi. Tiếng chúc mừng vui vẻ vang lên khắp ngõ xóm. Người người kéo đến nhà nhau chúc mừng năm mới an khang. Sáng hôm sau – buổi sáng đầu tiên của một năm, các nhà mang theo quà cáp đến thăm hỏi họ hàng gần xa, trẻ em được diện những bộ quần áo mới. Cả không gian tràn ngập sắc màu và niềm vui.
Em rất yêu ngày Tết quê em, vui vẻ, bình dị và gần gũi, tràn ngập yêu thương. Em mong điều này sẽ luôn còn mãi nơi quê nhà thân yêu.
Tham khảo:
Hằng năm, vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc, mọi người trong gia đình em lại có một khoảng thời gian ý nghĩa để quây quần bên nhau.
Từ những ngày giáp Tết, trên đường phố đã đông đúc người qua lại. Những khu chợ rộn nhịp tiếng nói của người mua người bán. Chợ hoa Tết rực rỡ sắc màu của trăm loài hoa khoe sắc. Những cây đào, cây mai, cây quất đã trở thành biểu tượng của dịp Tết cổ truyền dân tộc.
Gia đình em cũng háo hức chuẩn bị đón Tết. Đặc biệt là vào đêm ba mươi Tết, cả nhà em lại sum vầy bên mâm cơm giao thừa. Cả gia đình vừa ăn uống, vừa trò chuyện với nhau về những điều đã xảy ra trong một năm vừa qua. Đêm giao thừa cả nhà ngồi xem chương trình “Táo Quân”. Đến đúng mười hai giờ, em cùng với chị gái lên tầng để xem pháo hoa. Màn pháo hoa rực rỡ khiến cho người xem cảm thấy xao xuyến. Khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới đem đến cho con người những cảm xúc thật đẹp đẽ.
Sau đó, em cùng với chị gái đến chúc Tết ông bà, bố mẹ. Cả hai còn nhận được những phong bao lì xì đỏ thắm. Những lời chúc mừng năm mới mong cho một năm may mắn, an khang và thịnh phượng. Một ngày cuối cùng của năm cũ đã qua đi với niềm hạnh phúc.
Em rất yêu ngày tết. Bởi Tết đã đem đến cho con người thật nhiều khoảng thời gian ý nghĩa bên gia đình thân yêu của mình.
Tham khảo
Chiều thứ sáu hàng tuần, lớp tôi sẽ có một buổi sinh hoạt tổng kết thi đua trong tuần. Buổi sinh hoạt diễn ra vào tiết học cuối cùng, dưới sự giám sát của cô giáo chủ nhiệm.
Cô giáo yêu cầu lớp trưởng tiến hành tổng kết lại kết quả thi đua của các tổ. Bạn Hòa - lớp trưởng đã thay mặt cả lớp đề ra mục tiêu thi đua của tháng tới. Sau khi phát biểu xong, cô chủ nhiệm yêu cầu Hòa lấy ý kiến của các bạn trong lớp. Sau câu hỏi của Hòa - cả lớp chìm vào yên lặng. Một vài phút sau một cánh tay giơ lên. Đó là Lan Anh - tổ trưởng của tổ ba. Lan Anh đã bày tỏ ý kiến của mình về bạn Tùng - một học sinh mới chuyển đến lớp. Bạn ấy cho rằng Tùng là một cậu bạn nghịch ngợm, trong giờ học thường bị thầy cô nhắc nhở gây ảnh hưởng đến thành tích của lớp. Lan Anh cũng đề nghị cần có những biện pháp kiểm điểm đối với Tùng.
Ý kiến của Lan Anh khiến cả lớp xôn xao. Có bạn đồng tình, có bạn phản đối. Lớp trưởng đã đề nghị sẽ được giải quyết vấn đề này. Trong ấn tượng của tôi và Hòa, tuy Tùng là một cậu bạn khá nghịch ngợm nhưng lại rất tốt bụng. Bởi vậy, tôi tin rằng Hòa sẽ có quyết định đúng đắn:
- Thưa các bạn, trước hết tôi xin được tiếp nhận ý kiến của Lan Anh. Tùng là một học sinh mới chuyển đến lớp mình không lâu. Tuy khá là nghịch ngợm, nhưng cậu ấy lại là một người bạn rất tốt. Trong học tập, Tùng có thành tích học tập rất giỏi. Có những câu trả lời khó của thầy cô, Tùng cũng là người đứng ra trả lời. Đối với bạn bè, Tùng cũng luôn nhiệt tình giúp đỡ như giảng bài cho các bạn học kém, giúp một số bạn đến muộn trực nhật…
Cả lớp bắt đầu xôn xao bàn tán. Những ý kiến tán thành dường như ngày càng nhiều hơn. Bản thân Tùng đã tự đứng ra kiểm điểm, nhận lỗi và hứa sẽ sửa đổi.
Cuối cùng, cô giáo chủ nhiệm yêu cầu cả lớp biểu quyết. Các thành viên trong lớp đều đồng ý sẽ cho Tùng một cơ hội sửa chữa. Bản thân Lan Anh cũng đã bị thuyết phục.
Để kết thúc buổi sinh hoạt, Hòa đã nêu ra những mục tiêu của tuần mới. Buổi sinh hoạt đã kết thúc tốt đẹp.
Khi những cơn mưa phùn xuất hiện, khi cái khí lạnh buốt căm căm của mùa đông không còn hiện hữu đậm nữa, ấy là khi xuân về. Xuân về, trăm hoa khoe sắc tỏa hương, cây cối đâm chồi nảy lộc, ai ai cũng thích. Nhưng em yêu nhất là ngày Tết quê mình.
Ngày Tết ở quê em vô cùng nhộn nhịp và đông vui. Người người nhà nhà từ trước hôm giao thừa gần 1 tuần đã bắt đầu dọn dẹp nhà cửa. Nhà ai cũng rộn rã tiếng nói, tiếng í ới gọi nhau. Nhà này sang mượn tạm nhà kia cái xẻng, nhà kia sang mượn tạm cái xô, không khí vui vẻ ngập tràn muôn nơi. Sau ngày dọn dẹp đầy vất vả ấy chính là khâu mua sắm chuẩn bị đồ Tết. Khu chợ bỗng tấp nập hẳn lên. Nào là quần áo mới, giày mới, hoa quả… Trẻ con cùng người nhà đi chợ, ríu rít chỉ trỏ những thứ bắt mắt. Ngày Tết chuộng nhất là màu đỏ, bởi vậy cả khu chợ như được sắc đỏ thắm bao bọc, tượng trưng cho may mắn. Những trái quả tươi được dùng để bày biện mâm ngũ quả, những bông hoa rực rỡ đủ màu sắc khác nhau với ý nghĩa mang tới tài lộc và hạnh phúc, mỗi thứ đều có đủ.
Đáng mong chờ nhất chính là những ngày đầu của năm mới. Đêm giao thừa em luôn thức cùng gia đình, cùng mẹ chuẩn bị đồ để lên bàn thờ chờ bố thắp hương. Đúng lúc 12 giờ, khi tiếng pháo hoa rộn rã khắp trời cao, khi ấy là thời khắc một năm cũ đã qua đi, một năm mới đã bắt đầu, mùi hương trầm lan tỏa khắp muôn nơi. Tiếng chúc mừng vui vẻ vang lên khắp ngõ xóm. Người người kéo đến nhà nhau chúc mừng năm mới an khang. Sáng hôm sau – buổi sáng đầu tiên của một năm, các nhà mang theo quà cáp đến thăm hỏi họ hàng gần xa, trẻ em được diện những bộ quần áo mới. Cả không gian tràn ngập sắc màu và niềm vui.
Em rất yêu ngày Tết quê em, vui vẻ, bình dị và gần gũi, tràn ngập yêu thương. Em mong điều này sẽ luôn còn mãi nơi quê nhà thân yêu.
Tết đến xuân về,mọi vật như được đánh thức sau một giấc ngủ dài mỉm cười chào đón nàng tiên mùa xuân ấm áp.Ngoài vườn,trăm hoa đua nở,chuẩn bị phô sắc,toả hương mừng xuân mới.Hoà trong khí thế vui tưi ấy,cây mai cũng bừng tỉnh đón chào một năm mới với mọi sự tốt lành.Sáng sớm,tôi tỉnh dậy bước ra vườn.Bên cạnh những cây hoa hồng kiêu sa,hoa cúc e lệ trong sương sớm thì cây hoa mai cũng thay áo mới để đón mừng xuân.Tôi còn nhớ,khi tôi học lớp bốn,cậu tôi đã tận cho gia đình tôi một chậu mai.Từ khi nhận được cây mai,gia đình tôi yêu quí,chăm sóc nó cẩn thận lắm .Mỗi lần nhớ tới cậu,tôi lại ra vườn tưới cây tỉa cành.Từng ngày,từng ngày,dưới bàn tay chăm sóc của gia đình tôi,cây lớn hẳn,bây giờ nó đã cao đến hai thước .gốc to bàng bắp chân tôi,những cái rễ đâm xuống như muốn tìm nguồn sống trong lòng đất mẹ. Không xanh tươi mảnh dẻ như hoa hồng,thân mai xù xì màu nâu sậm. Mỗi lần chăm sóc mai,sờ vào lớp vỏ xù xì của nó,tôi thấy thương mai biết bao nhiêu. Phải chăng nàng tiên Xuân không ưu ái cho mai nên mới khoác cho nó tấm áo buồn tẻ đến thế! Thế nhưng thân mai uốn lượn thật đẹp, lên cao chia thành nhiều cành nhỏ,những cành nhỏ đó lại chia thành nhiều nhánh mảnh dẻ nhưng những cánh tay giơ lên nhẹ nhàng xoè bàn tẩy đón lộc xuân .Còn nhớ,mới đây thôi,vào những ngày mùa đông giá lạnh,cây mai kiên cường chống chọi với thời tiết khắc nghiệt .Lúc này, mai phủ lên mìnhnhững chiếc lá màu xanh đạm, thon dài, mép có răng cưa .khi mà tết sắp đến,tôi thường giúp gia đình ngắt lá giúp mai để cởi bỏ những chiếc lá cũ. Và lúc này trông mai thật khẳng khiu, tội nghiệp. Toàn thân nó trơ ra những xương,co ro trong giá lạnh. Thế nhưng, chỉ sau vài ngày,mai đã bắt đầu nhú lên những chiếc nụ xinh xắn, no tròn xanh biếc, đầu nụ cuộn chặt vào nhau.Nhìn những nụ bé xinh, tôi có cảm tưởng như nàng tiên xuân đã nhẹ nhàng êm ái những đặt những hạt ngọc bích lên tô điểm cho mai, chuẩn bị cho một mùa xuân ấm áp, vui tươi.
Thế rôi,ngày tết cũng cận kề .Lúc này những nụ hoa nở xoè những bông hoa năm cánh vàng tươi. Cánh hoa mỏng,mềm mịn như cánh bướm.Những bông hoa kết thành chùm cùng đua nhau khoe sắc trông thật rực rỡ .Lột bỏ tấm áo cũ,mai khoác lên mình tấm áo vàng lộng lẫy.Vào phút giao thừa,mọi người càng yêu mai hơn .Lúc này các loài hoa khác đã nhẹ nhàng lui gót để hoa mai lên ngự trị ở vị trí nữ hoàng của các loài hoa xuân.Cứ thế,mai trở thành người bạn tri âm của loài người vào những dịp tết đến,xuân về.
Những ngày tết ấm áp dần trôi qua .Mai bắt đầu rụng .Những cánh hoa maigiả từ cành rơi vàng cả gốc .Mỗi lần chị gió mỉm cười đi ngang qua,mai lại tươi vui bay lên xoay múa,rồi nhẹ nhàng đáp xuống đất,kết thúc một vòng đời tô điểm cho mùa xuân .Và lác đác trên cành mai,những đột non nhú lên trông thật đẹp! Những chiếc lộc mai có màu xanh phơn phớt hồng,chứa đầy nhựa sống,mềm mại vẫy trong gió như chào tạm biệt mọi người,như hứa hẹn một cái tết sẽ đến với nhiều niềm vui mới.
Mỗi lần mai nở lại báo hiệu sự viếng thăm của nàng tiên của mùa xuân .Mặc dù mai không ngào ngạt hương thơm,không hiễu hãnh phô sắc bốn mùa,nhưng trong lòng mọi người con đất Việt mãi mãi là một loài hoa thiêng liêng,mang đến cho con người nhiều niềm vui và nhiều điều tốt lành.
Có lẽ những ngày giáp Tết đối với rất nhiều đứa trẻ xóm chợ là những ngày mà chúng tìm thấy niềm vui và sự thích thú. Nhưng những ngày Tết lại là điều mà chúng mong đợi hơn bao giờ hết. Ngày Tết quê em, ngày Tết ở một khu chợ thực sự ý nghĩa và là điều đáng nhớ để bắt đầu một năm mới.
Mùa xuân đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ con chờ mong ngày Tết còn nhiều hơn là người lớn. Người lớn bảo Tết vui vẻ nhưng có nhiều điều phải lo toan hơn, sắm sửa nhiều thứ hơn và tốn nhiều tiền hơn. Nhưng trẻ con không quan tâm điều đó, vì Tết là dip để chúng em có thêm nhiều quần áo mới, được nhận lì xì, quà bánh ăn không hết và không phải học bài. Có lẽ đó là điều đứa trẻ nào cũng thích thú.
Em không biết ngày Tết ở những nơi khác như thế nào nhưng ngày Tết ở quê em luôn tràn đầy tiếng cười và lời chúc phúc cho nhau một năm mới an lành, phát tài phát lộc.
Trên những con đường nhỏ còn bốc mùi sỏi đá, đám cỏ phủ kín lối đã được thôn xóm cắt tỉa rất sạch sẽ. Vì ở xóm em cứ chiều 30 Tết mọi nhà lại rủ nhau đi quét dọn đường làng ngõ xóm để chuẩn bị đón Tết. Ai cũng háo hức và chăm chỉ, không ai tị nạnh ai, mọi người làm việc hăng say, nhiệt tình. Đám con nít tíu ta tíu tít không ngớ, cứ đòi giành phần ba mẹ để làm, nhưng làm được một lúc là chán, là bỏ đó đi chơi. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi.
Có lẽ mùa xuân khiến cho không khí của mọi nhà trở nên ấm áp và an lành. Mặc dù thời tiết vẫn còn lạnh, sương đầu ngày còn lảng bảng bám kím trên cành cây nhưng nụ cười của mọi người luôn ở trên môi.
Ngày Tết, trẻ con háo hức, lựa chọn quần áo đẹp và mới nhất để mặc, để đi chơi, để chúc thọ ông bà. Đứa trẻ nào cũng kiếm cái áo có túi thật to và rộng để đựng bánh kẹo và tiền lì xì. Đó cũng là điều mà em mong đợi trong suốt những ngày Tết.
Những ngày 30, mồng 1, nhà nào cũng phảng phất khói hương nghi ngút, mùi bánh chưng thơm lừng. Năm nào cũng vậy, mẹ em cứ đến hai ngày đó lại làm thật nhiều món ăn ngon để cúng ông bà, tổ tiên. Mẹ bảo rằng ngày Tết ông bà sẽ về nhà, sẽ cùng ăn bữa cơm với con cháu và hơn hết để sum họp. Mẹ dặn ngày Tết phải ngoan thì người lớn mới lì xì nên trẻ con ngày Tết không có ai quấy rối, nghịch ngợm hết.
Ngày Tết, những chiếc xe ô tô to đùng chở những cành đào từ miền núi về đây. Bà con xóm làng ai cũng nhanh tay chọn cho mình một cành đào có nhiều nụ, màu hồng tươi thắm đặt giữa sân. Vì đào báo hiệu Tết đến xuân về, có đào mới có hương vị Tết.
Đêm giao thừa có lẽ là đêm mà người người nhà nhà xóm chợ quê em chờ đợi nhất. Tiếng pháo hoa nổ vang trời, tiếng reo hò ầm ĩ và lời chúc nhau bình an. Em còn nhớ đêm giao thừa ý nghĩa nhất vào năm ngoái, mấy chị em tranh nhau đi hái lộc ở cây sung đầu làng. Đám trẻ con vặt trụi lá của cây sung ấy, đến sáng hôm sau mới thấy cây đã tả tơi. Vui ơi là vui!
Sáng mùng 1 Tết, mẹ thường bảo mấy chị em ở nhà, không được đến nhà ai, vì ở quê em có tục lệ như vậy. Hôm đó ai cũng dậy thật sớm, dù không phải làm gì hết. Nhưng vì đây là ngày đầu tiên của một năm mới, ai cũng háo hức và hi vọng những điều tốt đẹp sẽ đến.
Những mâm cơm ngày Tết rất đông vui và ý nghĩa, mọi người vui vẻ và đầm ấm bên nhau, kể cho nhau nghe dự định cho năm mới, còn trẻ con thì chỉ lo người lớn quên lì xì.
Tết ở quê em kéo dài đến tận mùng 10, vì mọi người bảo hết bánh kẹo mới hết Tết. Nhà nào cũng gói bánh chưng rất nhiều nên ăn không hết.
Tết ở quê em thực sự là những ngày ý nghĩa và vui vẻ nhất trong năm. Em mong sao Tết năm nào quê em cũng tràn đầy ấm áp, tiếng cười như thế.
Có lẽ những ngày giáp Tết đối với rất nhiều đứa trẻ xóm chợ là những ngày mà chúng tìm thấy niềm vui và sự thích thú. Nhưng những ngày Tết lại là điều mà chúng mong đợi hơn bao giờ hết. Ngày Tết quê em, ngày Tết ở một khu chợ thực sự ý nghĩa và là điều đáng nhớ để bắt đầu một năm mới.
Mùa xuân đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ con chờ mong ngày Tết còn nhiều hơn là người lớn. Người lớn bảo Tết vui vẻ nhưng có nhiều điều phải lo toan hơn, sắm sửa nhiều thứ hơn và tốn nhiều tiền hơn. Nhưng trẻ con không quan tâm điều đó, vì Tết là dip để chúng em có thêm nhiều quần áo mới, được nhận lì xì, quà bánh ăn không hết và không phải học bài. Có lẽ đó là điều đứa trẻ nào cũng thích thú.
Em không biết ngày Tết ở những nơi khác như thế nào nhưng ngày Tết ở quê em luôn tràn đầy tiếng cười và lời chúc phúc cho nhau một năm mới an lành, phát tài phát lộc.
Trên những con đường nhỏ còn bốc mùi sỏi đá, đám cỏ phủ kín lối đã được thôn xóm cắt tỉa rất sạch sẽ. Vì ở xóm em cứ chiều 30 Tết mọi nhà lại rủ nhau đi quét dọn đường làng ngõ xóm để chuẩn bị đón Tết. Ai cũng háo hức và chăm chỉ, không ai tị nạnh ai, mọi người làm việc hăng say, nhiệt tình. Đám con nít tíu ta tíu tít không ngớ, cứ đòi giành phần ba mẹ để làm, nhưng làm được một lúc là chán, là bỏ đó đi chơi. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi.
Có lẽ mùa xuân khiến cho không khí của mọi nhà trở nên ấm áp và an lành. Mặc dù thời tiết vẫn còn lạnh, sương đầu ngày còn lảng bảng bám kím trên cành cây nhưng nụ cười của mọi người luôn ở trên môi.
Ngày Tết, trẻ con háo hức, lựa chọn quần áo đẹp và mới nhất để mặc, để đi chơi, để chúc thọ ông bà. Đứa trẻ nào cũng kiếm cái áo có túi thật to và rộng để đựng bánh kẹo và tiền lì xì. Đó cũng là điều mà em mong đợi trong suốt nhũng ngày tết
Những ngày 30, mồng 1, nhà nào cũng phảng phất khói hương nghi ngút, mùi bánh chưng thơm lừng. Năm nào cũng vậy, mẹ em cứ đến hai ngày đó lại làm thật nhiều món ăn ngon để cúng ông bà, tổ tiên. Mẹ bảo rằng ngày Tết ông bà sẽ về nhà, sẽ cùng ăn bữa cơm với con cháu và hơn hết để sum họp. Mẹ dặn ngày Tết phải ngoan thì người lớn mới lì xì nên trẻ con ngày Tết không có ai quấy rối, nghịch ngợm hết.
Ngày Tết, những chiếc xe ô tô to đùng chở những cành đào từ miền núi về đây. Bà con xóm làng ai cũng nhanh tay chọn cho mình một cành đào có nhiều nụ, màu hồng tươi thắm đặt giữa sân. Vì đào báo hiệu Tết đến xuân về, có đào mới có hương vị Tết.
Đêm giao thừa có lẽ là đêm mà người người nhà nhà xóm chợ quê em chờ đợi nhất. Tiếng pháo hoa nổ vang trời, tiếng reo hò ầm ĩ và lời chúc nhau bình an. Em còn nhớ đêm giao thừa ý nghĩa nhất vào năm ngoái, mấy chị em tranh nhau đi hái lộc ở cây sung đầu làng. Đám trẻ con vặt trụi lá của cây sung ấy, đến sáng hôm sau mới thấy cây đã tả tơi. Vui ơi là vui!
Sáng mùng 1 Tết, mẹ thường bảo mấy chị em ở nhà, không được đến nhà ai, vì ở quê em có tục lệ như vậy. Hôm đó ai cũng dậy thật sớm, dù không phải làm gì hết. Nhưng vì đây là ngày đầu tiên của một năm mới, ai cũng háo hức và hi vọng những điều tốt đẹp sẽ đến.
Những mâm cơm ngày Tết rất đông vui và ý nghĩa, mọi người vui vẻ và đầm ấm bên nhau, kể cho nhau nghe dự định cho năm mới, còn trẻ con thì chỉ lo người lớn quên lì xì.
Tết ở quê em kéo dài đến tận mùng 10, vì mọi người bảo hết bánh kẹo mới hết Tết. Nhà nào cũng gói bánh chưng rất nhiều nên ăn không hết.
Tết ở quê em thực sự là những ngày ý nghĩa và vui vẻ nhất trong năm. Em mong sao Tết năm nào quê em cũng tràn đầy ấm áp, tiếng cười như thế.
mỏi tay ứa
Ngày tết là ngày hiến máu nhân đạo :P
Có lẽ những ngày giáp Tết đối với rất nhiều đứa trẻ xóm chợ là những ngày mà chúng tìm thấy niềm vui và sự thích thú. Nhưng những ngày Tết lại là điều mà chúng mong đợi hơn bao giờ hết. Ngày Tết quê em, ngày Tết ở một khu chợ thực sự ý nghĩa và là điều đáng nhớ để bắt đầu một năm mới.
Mùa xuân đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ con chờ mong ngày Tết còn nhiều hơn là người lớn. Người lớn bảo Tết vui vẻ nhưng có nhiều điều phải lo toan hơn, sắm sửa nhiều thứ hơn và tốn nhiều tiền hơn. Nhưng trẻ con không quan tâm điều đó, vì Tết là dip để chúng em có thêm nhiều quần áo mới, được nhận lì xì, quà bánh ăn không hết và không phải học bài. Có lẽ đó là điều đứa trẻ nào cũng thích thú.
Em không biết ngày Tết ở những nơi khác như thế nào nhưng ngày Tết ở quê em luôn tràn đầy tiếng cười và lời chúc phúc cho nhau một năm mới an lành, phát tài phát lộc.
Trên những con đường nhỏ còn bốc mùi sỏi đá, đám cỏ phủ kín lối đã được thôn xóm cắt tỉa rất sạch sẽ. Vì ở xóm em cứ chiều 30 Tết mọi nhà lại rủ nhau đi quét dọn đường làng ngõ xóm để chuẩn bị đón Tết. Ai cũng háo hức và chăm chỉ, không ai tị nạnh ai, mọi người làm việc hăng say, nhiệt tình. Đám con nít tíu ta tíu tít không ngớ, cứ đòi giành phần ba mẹ để làm, nhưng làm được một lúc là chán, là bỏ đó đi chơi. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi.
Có lẽ mùa xuân khiến cho không khí của mọi nhà trở nên ấm áp và an lành. Mặc dù thời tiết vẫn còn lạnh, sương đầu ngày còn lảng bảng bám kím trên cành cây nhưng nụ cười của mọi người luôn ở trên môi.
Ngày Tết, trẻ con háo hức, lựa chọn quần áo đẹp và mới nhất để mặc, để đi chơi, để chúc thọ ông bà. Đứa trẻ nào cũng kiếm cái áo có túi thật to và rộng để đựng bánh kẹo và tiền lì xì. Đó cũng là điều mà em mong đợi trong suốt những ngày Tết.
hok tốt nhé